Nghiên cứu khoa học trong y tế công cộng và y học cộng đồng đại cương

1- Khái niệm và vai trò của NCKH.

2- Các lãnh vực NCKH trong Y học, YTCC, y học cộng đồng.

3- Vai trò của NCKH trong những can thiệp giải quyết vấn đề sức khỏe.

4- Hình thức báo cáo NCKH.

 

doc9 trang | Chuyên mục: Hệ Thống Thông Tin Y Tế | Chia sẻ: tuando | Lượt xem: 308 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt nội dung Nghiên cứu khoa học trong y tế công cộng và y học cộng đồng đại cương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút "TẢI VỀ" ở trên
t kết quả điều trị trong một khoa lâm sàng hay tổng kết kết quả hoạt động của một trung tâm không phải là NCKH, nhưng có thể là tiền đề cho NCKH. 
NCKH phải cho ra những kết quả mới đóng góp cho sự hiểu biết mà trước đó chưa ai tìm ra. 
1.4. Tại sao phải nghiên cứu khoa học?
Trong quá khứ, dịch bệnh là nguyên nhân gây tử vong cao cho nhân loại như dịch tả, dịch hạch, lao, các bệnh tim mạch...
Những tiến bộ y học ngày nay đã khống chế được nhiều loại dịch bệnh. VD:
Về lâm sàng: điều trị nhồi máu cơ tim, đột quỵ...
Về YTCC: tiêm chủng, các chương trình phòng chống lao, sốt rét, cải thiện môi trường...
Những kết quả trên có được là nhờ những công trình NCKH trong y sinh học, trong YTCC.
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TRONG Y HỌC, Y TẾ CÔNG CỘNG VÀ Y HỌC CỘNG ĐỒNG
Các lĩnh vực NCKH trong y học bao gồm:
Nghiên cứu y học cơ sở: sinh lý, giải phẫu, vi sinh 
Nghiên cứu y học lâm sàng: đối tượng là cá thể BN. VD: kết quả của một phương pháp điều trị, giá trị chẩn đoán của một phương pháp xét nghiệm.
Các lĩnh vực NCKH trong YTCC, Y học cộng đồng:
Nghiên cứu Y tế công cộng, Y học cộng đồng: đối tượng là những quần thể (population), đó có thể là: 
Tỷ lệ mắc bệnh. VD: tỷ lệ nhiễm giun móc trong quần thể; 
Các hành vi của quần thể có liên quan đến bệnh tật. VD: thói quen ăn uống, thói quen vận động;
Những yếu tố nguy cơ liên quan đến bệnh. VD: hút thuốc lá là nguy cơ đối với bệnh phổi, bệnh tim mạch.
Nghiên cứu hệ thống y tế (Health systems research) là lãnh vực nghiên cứu về những vấn đề liên quan đến việc quản lý, hoạt động đặt ra trong một hệ thống y tế, một đơn vị y tế. VD:
Tại sao tỉ lệ nhiễm khuẩn tại BV X cao? 
Tại sao tỉ lệ BN đến khám tại Phòng khám Y thấp?..., 
Kết quả nghiên cứu là những thông tin cần thiết giúp cho nhà quản lý đơn vị hay nhà hoạch định chính sách đưa ra những hoạt động nhằm cải thiện hiệu quả của đơn vị hay của hệ thống. 
VD: hiệu quả hoạt động của một CTSK, một cơ quan y tế. Những kết quả này sẽ là cơ sở đề ra những chính sách y tế hay cải tiến các hoạt động của một BV, một trung tâm y tế
Trong khuôn khổ bài này, chúng ta chỉ đề cập tới NCKH trong y tế công cộng và y học cộng đồng. 
2.1. Nghiên cứu khoa học trong Y tế công cộng và Y học cộng đồng
2.1.1. Vai trò của nghiên cứu đối với những can thiệp giải quyết vấn đề sức khỏe
Nhiệm vụ của YTCC và YHCĐ là bảo vệ và nâng cao SK cho những quần thể thông qua những chương trình can thiệp. Những chương trình can thiệp được xây dựng nhằm giải quyết những vấn đề SK đặt ra tại cộng đồng. VD: tỷ lệ mắc bệnh cao, tỷ lệ tử vong cao
Một vấn đề SK trong một quần thể luôn luôn là một vấn đề phức tạp vì nó chịu tác dụng của nhiều yếu tố ảnh hưởng:
Yếu tố y sinh học,
Yếu tố môi trường (môi trường tự nhiên và môi trường xã hội),
Yếu tố lối sống,
Yếu tố thuộc về tổ chức y tế.
Do đó, muốn giải quyết hiệu quả một vấn đề SK, ta cần tìm ra và giải quyết đầy đủ những yếu tố đó. Muốn thế, ta phải có đầy đủ thông tin làm cơ sở cho các quyết định can thiệp. Trong tiến trình can thiệp, có thể có những yếu tố đã có sẵn thông tin, nhưng cũng có những yếu tố chưa có đủ thông tin. Trong trường hợp này, cần phải thực hiện những nghiên cứu nhằm soi sáng cho những quyết định của can thiệp.
VD: Tại một địa phương, vấn đề SK cần phải giải quyết là tỷ suất tử vong của bệnh AIDS cao. Để hạ thấp tử vong, các nhà quản lý y tế cần phải thực hiện những chương trình nhằm mục tiêu chung là giảm tỷ suất mắc bệnh, bằng cách nào? Có nhiều câu hỏi đặt ra cần phải giải đáp như:
Đối tượng nguy cơ là ai?
Hành vi nào có nguy cơ nhiễm bệnh?
Kiến thức hiện nay về phòng bệnh của đối tượng là ở mức độ nào?
Tỷ lệ áp dụng các biện pháp phòng bệnh ở các đối tượng ở mức độ nào. Tạisao họ không áp dụng?
.....................:
Trong ví dụ trên, nếu ta có đầy đủ thông tin cần thiết, ta có thể xây dựng ngay chương trình can thiệp. 
Nhưng trên thực tế thường không phải như vậy, có thể còn thiếu nhiều thông tin. VD: từ những công trình nghiên cứu trước ta đã biết đối tượng nguy cơ là người nghiện chích ma túy và hành vi nguy cơ là trao đổi kim tiêm, nhưng ta còn thiếu thông tin về kiến thức phòng bệnh của đối tượng và tỷ lệ áp dụng các biện pháp phòng bệnh. Vì vậy, muốn can thiệp hiệu quả ta phải thực hiện những nghiên cứu về kiến thức và thực hành phòng bệnh của đối tượng.
Trong quy trình can thiệp giải quyết một vấn đề SK, những hoạt động nghiên cứu cần thiết ở những công đoạn khác nhau:
Trong quy trình này, hoạt động điều tra nghiên cứu giúp ta thu thập những thông tin cần thiết (nếu thiếu) về: 
Tỷ suất bệnh, tỷ suất tử vong,
Đối tượng nguy cơ,
Yếu tố nguy cơ,
Kiến thưc thái độ hành vi của đối tượng mục tiêu,
Lượng giá kết quả một đề án đã được thực hiện,
...........................
2.1.2. Tầm quan trọng của nghiên cứu khoa học trong Y tế công cộng và Y học cộng đồng
NCKH trong YTCC và YHCĐ là thiết yếu vì trong mọi xã hội, chúng có tầm ảnh hưởng rộng lớn tác động lên vừa cá thể vừa những quần thể người dân: mô tả phân tích các vấn đề sức khoẻ về bệnh tật tử vong và về thực trạng và hiệu quả của hệ thống y tế. nhằm làm cơ sở không thể thiếu để xây dựng những kế hoạch can thiệp giải quyết và nâng cao sức khỏe.
Ứng dụng kết quả nghiên cứu y sinh vào YTCC và YHCĐ: từ những vấn đề tìm thấy trong các quần thể, người ta đưa những kết quả NC trong y sinh học vào ứng dụng trong quần thể. VD: 
Những kết quả NC về tế bào học ung thư áp dụng trong phát hiện sớm ung thư cổ tử cung trong chương trình bảo vệ SK phụ nữ; 
Áp dụng thuốc ngừa thai trong chương trình Kế hoạch hoá gia đình; 
Kết quả nghiên cứu về sự hấp thu nước và chất dinh dưỡng ở ruột áp dụng trong điều trị tiêu chảy trẻ em bằng Oresol v.v
Nghiên cứu về hệ thống y tế: cần thiết để làm cơ sở thiết lập chính sách y tế hay cải tiến hoạt động của một đơn vị y tế: việc đưa ra những quyết định về chính sách y tế phải dựa trên những thông tin có được từ nghiên cứu, VD: từ nghiên cứu cho thấy nguyên nhân tử vong trẻ em ở một huyện cao, nhà hoạch định chính sách đề ra chương trình phù hợp nhằm bảo vệ SK trẻ em. 
è nâng cao hiệu quả công tác y tế, đáp ứng công bằng trong chăm sóc y tế, giảm chi phí công tác y tế. 
2.2. Kiến thức kỹ năng cần có trong NCKH
Một đề tài NCKH hội tụ hai loại kiến thức:
Kiến thức chuyên ngành: là lãnh vực chuyên môn YTCC, YHCĐ như các loại dịch bệnh, các hoạt động của hệ thống y tế, các lý thuyết về thay đổi hành vi, v.v
Kiến thức về phương pháp nghiên cứu: thống kê, dịch tễ học.
Nếu chỉ có một trong hai thì không đủ.
BÁO CÁO CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU
Trên bình diện quốc tế, dàn bài của báo cáo khoa học đã được qui định chung theo các mục IMRAD, là chữ tắt của các phần:
Introduction:	Đặt vấn đề: tại sao tôi NC vấn đề này 
Material-Methods: 	Phương tiện-Phương pháp: tôi đã NC
như thế nào 
Results:	Kết quả: tôi đã tìm thấy gì 
Discussion: 	Bàn luận: NC của tôi đã đem lại kết quả gì. 
*Hình thức báo cáo của NCKH
Một báo cáo NCKH không phải chỉ cần chú trọng về nội dung, mà phải được trình bày rõ ràng theo những qui tắc. Có thể ví công trình NCKH giống như bồn cá mà nội dung là cá trong bồn và hình thức là bồn chứa cá. Bồn chứa phải trong suốt để nhìn thấy cá bên trong. 
Muốn thế: 
Câu văn: ngắn, rõ, dùng ngôn ngữ khoa học, không phải ngôn ngữ văn học;
Từ ngữ: thống nhất, không nên. VD: lúc thì dùng từ “E. coli”, lúc thì “trực khuẩn coli”;
Ký hiệu đơn vị thống nhất;
Bảng biểu đúng qui tắc;
Tài liệu tham khảo viết đúng qui tắc.
Điều kiện thực hiện NCKH
Để có khả năng thực hiện những công trình NCKH, cần hội đủ những điều kiện sau:
Có phương pháp (được đào tạo về phương pháp NCKH);
Có nguồn lực: tài chính, trang thiết bị, con người;
Có chủ trương của các cấp thẩm quyền khuyến khích và tạo điều kiện NCKH. 
TÓM TẮT BÀI GIẢNG
Ý nghĩa chủ đạo của NCKH là tính chính xác và tính khách quan, nhằm tìm ra cái mới đóng góp cho sự bảo vệ và nâng cao sức khỏe. Kết quả phải bảo đảm phản ánh đúng hiện thực, không phải do ngẫu nhiên.
NCKH rất cần thiết để có cơ sở hành động đúng. Y học và YTCC đều phải dựa trên chứng cứ để có hành động đúng:
Y học chứng cứ (Evidence-based medicine): các nhận định phải dựa trên kết quả NCKH để đưa ra hành động phòng bệnh, điều trị đúng. 
Chính sách y tế dựa trên chứng cứ (Evidence-based Health policy) nhằm đưa ra chính sách y tế đúng. 
NCKH phải tuân thủ những nguyên tắc về phương pháp, về nội dung. Mặt khác hình thức của báo cáo NCKH cũng phải được trình bày theo những nguyên tắc của y văn quốc tế.
CÂU HỎI TỰ LƯỢNG GIÁ
Ý nghĩa chủ đạo của nghiên cứu khoa học là sự đảm bảo:
Tính phổ cập, tính khách quan
Tính khách quan, tính chính xác, 
Tinh chính xác, tính tổng quan
Tính khách quan, tính cập nhật
Nghiên cứu hệ thống y tế là loại hình nghiên cứu nhằm cung cấp những thông tin liên quan đến:
Quản lý cơ quan y tế
Đặc điểm lâm sàng của một bệnh
Đặc điểm sinh lý học một cơ quan
Kết quả một phác đồ điều trị
Yêu cầu của nghiên cứu khoa học là:
Tổng kết được kết quả hoạt động chẩn đoán điều trị
Tổng kết được kết quả hoạt động phòng chống dịch
Dựa trên kinh nghiệm nhiều năm thực hành
Cho ra những kết quả mới đóng góp cho sự hiểu biết mà trước đó chưa ai tìm ra. 
Kiến thức kỹ năng cần có trong nghiên cứu khoa học:
Kiến thức chuyên ngành
Kiến thức về phương pháp thống kê, dịch tễ
Hoặc A hoặc B
Cả A và B
Một báo cáo nghiên cứu gồm các phần:
(1)Đặt vấn đề-(2)Phương pháp và phương tiện-(3)Kết quả-(4)Kiến nghị
(1)Đặt vấn đề-(2)Phương pháp và phương tiện-(3)Kết quả-(4)Bàn luận
(1)Đặt vấn đề-(2)Phương pháp và phương tiện-(3)Kết quả-(4)Kết luận
(1)Đặt vấn đề-(2)Phương pháp và phương tiện-(3)Kết quả-(4)Tài liệu tham khảo
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Đào Duy Anh. Từ điển hán-việt. NXB Trường Thi. Saigon. 1957.
Melanie&Mike. Take our word for it. Archive of your etymology questions. [Tham khảo ngày 19-4-2014] tại  
OHIO University. Research Handbook. [Tham khảo ngày 24-11-2014] tại .  
Briancon S. Agrinier N. La place de l'investigation et de l'intervention en santé publique. MASTER Santé Publique et Environnement. Université Lorraine. 2011.

File đính kèm:

  • docnghien_cuu_khoa_hoc_trong_y_te_cong_cong_va_y_hoc_cong_dong.doc