Nhận diện giá trị sống của thanh niên thành phố Hồ Chí Minh từ quan niệm về hạnh phúc

Giá trị sống có thể được hiểu là những gì mà mỗi người cho là quý giá, quan

trọng, có ý nghĩa đối với cuộc sống của mình. Trong bối cảnh xã hội biến đổi

nhanh chóng, giá trị sống của người trẻ ở một thành phố lớn như TPHCM hiện

nay là gì. Nghiên cứu này dựa trên sự phân tích quan niệm về hạnh phúc của

thanh niên đã cho thấy giá trị sống của thanh niên TPHCM hiện nay thiên về

những giá trị mang tính chất cá nhân, tuy nhiên vẫn còn đó sự hướng tới những

giá trị mang tính chất cộng đồng, xã hội.

pdf10 trang | Chuyên mục: Xã Hội Học | Chia sẻ: yen2110 | Lượt xem: 438 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt nội dung Nhận diện giá trị sống của thanh niên thành phố Hồ Chí Minh từ quan niệm về hạnh phúc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút "TẢI VỀ" ở trên
tỷ lệ chọn lựa giữa nhóm 
đang đi học (học sinh/sinh viên/học 
nghề) với nhóm không đi học (đang 
đi làm/không đang đi làm). Uống cà 
Nguồn: Số liệu khảo sát đề tài năm 2018, 
Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ. 
Biểu đồ 6. Mức độ hạnh phúc – khẳng định 
bản thân 
 HOÀNG THỊ THU HUYỀN VÀ CÁC TÁC GIẢ – NHẬN DIỆN GIÁ TRỊ SỐNG 
12 
phê với bạn bè, đi ăn uống bên ngoài, 
thăm bạn bè, bà con cũng được nhắc 
đến nhưng với tỷ lệ khá thấp. Ngoài 
các hoạt động vui chơi giải trí, nhóm 
hoạt động mang tính rèn luyện học tập 
và sinh hoạt cộng đồng có tỷ lệ không 
cao: việc đọc sách ở thanh niên cho 
thấy tỷ lệ khá thấp, chỉ có nhóm sinh 
viên với tỷ lệ 37,8% là cao hơn hẳn so 
với các nhóm khác. Việc học kỹ năng 
hay sinh hoạt với cộng đồng, làm 
công tác xã hội chưa được các nhóm 
thanh niên quan tâm. 
Nhìn chung, thanh niên chọn hoạt 
động vui chơi giải trí đơn thuần, còn 
các hoạt động tự rèn luyện nâng cao 
kỹ năng cá nhân chưa được 
thanh niên quan tâm và dành 
thời gian ưu tiên. 
“Người ta nói đơn giản trẻ em 
bây giờ không chơi những trò 
chơi tập thể hay chơi những trò 
chơi vui nữa mà cứ lên 
Facebook thôi, lấy iPad ra chơi 
những cái game. Đó là lối sống 
nó thể hiện sự gắn kết của xã 
hội, những em đó sau này cũng 
sẽ trở thành thanh niên. Thanh niên 
bây giờ cũng có nhiều sự chi phối. Thí 
dụ như em bây giờ đâu cần phải ra 
ngoài chơi với bạn bè đâu. Bản thân 
em bây giờ em cũng cảm thấy em như 
vậy. Em về nhà, em xem phim hay lên 
mạng đọc tin tức, hay là em làm lại 
việc này việc kia. Sự gắn kết hầu như 
không có” (PVS nam thanh niên, phó 
Bí thư Đoàn trường đại học). 
(4) Mức sống sung túc 
Cuộc sống sung túc là một yếu tố 
quan trọng để xác định được mức độ 
cảm thấy hạnh phúc của thanh niên 
thành phố. Việc chọn lựa an toàn và 
ưu tiên hơn cả vẫn là có công việc và 
Nguồn: Số liệu khảo sát đề tài năm 2018, Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ. 
Biểu đồ 7. Nghề nghiệp của thanh niên và sử dụng thời gian nhàn rỗi (theo tỷ lệ %) 
Nguồn: Số liệu khảo sát đề tài năm 2018, Viện 
Khoa học xã hội vùng Nam Bộ. 
Biểu đồ 8. Mức độ hạnh phúc – mức sống sung 
túc 
TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI số 9 (253) 2019 
13 
việc làm ổn định, chiếm 93,5% đánh 
giá là quan trọng, trong khi có tài sản 
và tiền để dành thấp hơn chiếm 
80,3% (Biểu đồ 8). Cách lựa chọn này 
thể hiện được 2 mặt của định hướng 
nghề nghiệp nhưng yếu tố an toàn và 
chắc chắn gần như là tiêu chí quyết 
định. 
Sự tương quan giữa trình độ học vấn 
và lý do lựa chọn công việc thể hiện ở 
Bảng 1 dưới đây còn cho thấy thanh 
niên thành phố (nhóm đã đi làm) chú 
trọng đến một số tiêu chí nhất định về 
công việc như công việc ổn định và 
phù hợp năng lực ở hầu hết các nhóm 
có trình độ học vấn. Nhóm tiêu chí về 
môi trường làm việc: được tự chủ 
trong công việc và thời gian làm việc 
linh hoạt có tỷ lệ không quá chênh 
lệch giữa các nhóm học vấn, riêng 
tiêu chí chọn lựa công việc thú vị thì 
nhóm có trình độ tốt nghiệp cao đẳng, 
đại học có tỷ lệ cao nhất là 34,7%. 
Như vậy, với nhóm thanh niên đã qua 
đào tạo, công việc là thú vị có lẽ đã 
mang lại sự hào hứng cũng như kích 
thích sáng tạo của họ. 
(5) Nhu cầu cơ bản được đáp ứng 
tốt 
Trong thang nhu cầu của Maslow 
(1970) (dẫn theo Bùi Thế Cường, 
2019: 546), nhu cầu tối thiểu và nhu 
cầu có tài sản đảm bảo được xếp vào 
nhóm nhu cầu đầu tiên và nhu cầu thứ 
hai cần được đáp ứng. Người Việt 
Nam thường nói đến những nhu cầu 
 Bảng 1. Trình độ học vấn của thanh niên (đã đi làm) và lý do lựa chọn công việc (%) 
 Tốt 
nghiệp 
cấp I 
Tốt 
nghiệp 
cấp II 
Tốt 
nghiệp 
cấp III 
Tốt nghiệp trung 
cấp - cao đẳng -
đại học 
Chọn việc có thu nhập và phúc lợi cao 24,3 15,2 21,0 27,0 
Chọn công việc thú vị 10,8 14,1 14,5 34,7 
Công việc nhàn 16,2 19,6 14,5 7,2 
Công việc ổn định 56,8 54,3 54,8 57,2 
Môi trường làm việc ít cạnh tranh 8,1 8,7 13,7 5,9 
Thời gian làm việc linh hoạt 29,7 15,2 19,4 17,6 
Được tự chủ trong công việc 24,3 27,2 17,7 22,5 
Phù hợp với năng lực 40,5 51,1 49,2 55,0 
Lãnh đạo có năng lực và tầm nhìn 2,7 1,1 1,6 6,8 
Các mối quan hệ đồng nghiệp thân thiện 0,0 2,2 6,5 5,9 
Uy tín xã hội 0,0 1,1 2,4 4,1 
Đáp ứng nguyện vọng của người khác 10,8 2,2 4,8 6,8 
Không xin được việc nơi nào khác 13,5 9,8 3,2 1,4 
Nguồn: Số liệu khảo sát đề tài năm 2018, Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ. 
 HOÀNG THỊ THU HUYỀN VÀ CÁC TÁC GIẢ – NHẬN DIỆN GIÁ TRỊ SỐNG 
14 
cơ bản như: “ăn no, mặc ấm” hoặc 
“ăn ngon, mặc đẹp”, tuy nhiên, số liệu 
ở Biểu đồ 9 cho thấy thanh niên thành 
phố không quá đề cao mức độ quan 
trọng của việc ăn mặc, với sự đánh 
giá quan trọng chỉ đạt 34,9% và ít 
quan trọng đạt 49,8%. Đối với tiêu chí 
có nhà riêng thì 57,3% đánh giá có 
quan trọng. Có lẽ nhiều người Việt Nam 
vẫn đề cao việc “an cư, lạc nghiệp”, 
phần nào cho rằng ngôi nhà chính là 
tài sản đảm bảo cho cuộc sống. 
Điều này còn được thể hiện thêm 
trong những khát vọng của thanh niên 
(Biểu đồ 10). Ở hầu hết các nhóm học 
sinh, sinh viên/học nghề, có việc làm 
thì những khát vọng liên quan đến nhu 
cầu cá nhân, gia đình, khát vọng về 
vật chất, sự giàu có vẫn được nhiều 
thanh niên lựa chọn hơn. Xu hướng 
này đang được xem là sự dịch chuyển 
giữa những quan niệm giá trị sống từ 
nghĩa vụ cộng đồng sang trách nhiệm 
cá nhân (Nguyễn Đức Lộc, 2018), quá 
trình hiện thực hóa cuộc 
đời cá nhân chiếm ưu thế 
hơn so với vun đắp cho 
xã hội. 
“Do các em còn là học 
sinh phổ thông nên giá trị 
vật chất được các em đề 
cao hơn, các em chỉ biết 
đến nhà cửa, xe cộ và 
các vật dụng khác trước 
mắt các em thôi. Còn vấn 
Nguồn: Số liệu khảo sát đề tài năm 2018, Viện Khoa 
học xã hội vùng Nam Bộ. 
Biểu đồ 9. Mức độ hạnh phúc – nhu cầu cơ bản được 
đáp ứng 
Nguồn: Số liệu khảo sát đề tài năm 2018, Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ. 
Biểu đồ 10. Nghề nghiệp của thanh niên và những điều thanh niên khát vọng 
thực xã 
hội 
Đang có việc làm 
Sinh viên, học nghề 
Học sinh 
TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI số 9 (253) 2019 
15 
đề nhận thức thì các em chưa hiểu 
lắm đâu. Các em cũng chưa nhận 
thức sâu về vấn đề học làm sao để 
mình trở thành người có ích cho xã 
hội cho cộng đồng, các em cũng 
chưa có ý thức để phấn đấu trong 
học tập cũng như trong các hoạt 
động xã hội” (PVS nam thanh niên, 
trợ lý thanh niên trường phổ thông 
trung học). 
Như vậy trong 5 nhóm yếu tố được 
thanh niên đánh giá mức độ quan 
trọng để có hạnh phúc thì có tới 4 
nhóm yếu tố (từ nhóm 2 đến nhóm 5) 
thuộc về nhu cầu của cá nhân, mang 
tính chất cá nhân (nhu cầu cơ bản 
được đáp ứng tốt, có mức sống sung 
túc, có quan hệ xã hội tốt và khẳng 
định bản thân), nhóm 1 cũng có 2/6 
yếu tố thuộc về cá nhân (học vấn cao 
và thành công cá nhân). Mặc dù, các 
yếu tố mang tính chất cộng đồng, xã 
hội (môi trường tự nhiên trong lành, 
môi trường xã hội an toàn, tự do dân 
chủ, làm được những việc có ý nghĩa) 
chiếm một số lượng nhỏ, nhưng tỷ lệ 
thanh niên cho rằng đó là những yếu 
tố quan trọng để có hạnh phúc là khá 
cao, đều xấp xỉ 70% đến trên 80%. 
Ngoài ra, khát vọng sống, mục đích 
sống của thanh niên phản ánh điều 
này khi mà vẫn còn không ít thanh 
niên có mục đích sống đóng góp cho 
xã hội (21,5%), có khát vọng về môi 
trường sống công bằng và văn minh 
(21,2%) và khát vọng về một đất nước 
giàu mạnh (14,1%). 
4. TẠM KẾT 
Bức tranh về giá trị sống của thanh 
niên thành phố đang dần dịch chuyển 
trong bối cảnh xã hội hiện đại. Các 
yếu tố về sự thành công của bản thân 
và trách nhiệm của cá nhân đối với xã 
hội, những vấn đề của thời cuộc hay 
của cộng đồng đang ngày càng thu 
hút người trẻ vào nhịp sống hiện đại 
và nhiều lựa chọn. Áp dụng thang nhu 
cầu Maslow để soi chiếu cho thấy 
nhóm nhu cầu ưu tiên của thanh niên 
chiếm đa số là nhu cầu cá nhân như 
có thu nhập ổn định, có tiền/tài sản để 
dành, được ăn ngon mặc đẹp, có nhà 
ở, có trình độ học vấn, thành công, có 
thời gian giải trí, có quan hệ xã hội tốt, 
thể hiện được mình; bên cạnh đó 
vẫn có những nhu cầu cao hơn 
hướng đến cộng đồng như nhu cầu 
sống trong môi trường tự nhiên trong 
lành, môi trường xã hội an toàn, công 
bằng, tự do dân chủ, nhu cầu làm 
được việc có ý nghĩa, đóng góp cho 
xã hội, góp phần làm thay đổi hiện 
thực xã hội. Qua đó cho thấy những 
giá trị sống của thanh niên thành phố 
hiện nay tuy ưu thế đang thuộc về 
những giá trị mang tính chất cá nhân 
nhưng vẫn có sự hướng tới những giá 
trị mang tính chất cộng đồng, xã hội. 
Kết quả nghiên cứu trên là một trong 
những cơ sở giúp xây dựng giá trị 
hình mẫu thanh niên TPHCM. Giá trị 
hình mẫu đó cần thể hiện những giá 
trị sống thực tế, gần gũi, chính đáng 
của thanh niên gắn với bối cảnh xã 
hội hiện nay.  
 HOÀNG THỊ THU HUYỀN VÀ CÁC TÁC GIẢ – NHẬN DIỆN GIÁ TRỊ SỐNG 
16 
PHỤ LỤC 
Câu 55. Vui lòng đánh giá mức độ quan trọng để có hạnh phúc đối với bạn ở những khía 
cạnh sau đây? (Khoanh tròn vào ô thích hợp) – (trích). 
CHÚ THÍCH 
(1) 
Chủ nhiệm: TS. Hoàng Thị Thu Huyền, cơ quan chủ trì: Sở Khoa học và Công nghệ 
TPHCM, thời gian thực hiện 2018 - 2019. 
TÀI LIỆU TRÍCH DẪN 
1. Bùi Thế Cường và cộng sự. 2010. Từ điển xã hội học Oxford. Hà Nội: Nxb. Đại học 
Quốc gia gia Hà Nội. 
2. Jacobs, Jane. 1961. “The Dead and Life of Great American Cities”. Architectural 
Forum, The Columbia University, Haper’s Magazine, The Reporter. 
3. Nguyễn Đức Lộc (chủ biên). 2017. Đời sống xã hội Việt Nam đương đại (tập 3) – 
Người trẻ trong xã hội hiện đại. Nghề nghiệp và mục tiêu cuộc đời, một phân tích về xu 
hướng lựa chọn giá trị sống của người trẻ tại TPHCM. TPHCM: Nxb. Văn nghệ. 
4. Nguyễn Đức Lộc (chủ biên). 2018. Phúc lợi xã hội - vai trò của các tổ chức xã hội 
trong việc hỗ trợ thanh niên công nhân ở TPHCM. TPHCM: Nxb. Đại học Quốc gia 
TPHCM. 
5. Trần Hữu Quang. 2019. Xã hội học nhập môn. Hà Nội: Nxb. Khoa học Xã hội. 
6. Trịnh Duy Luân. 2009. Giáo trình xã hội học đô thị. Hà Nội: Nxb. Đại học Quốc gia Hà 
Nội. 

File đính kèm:

  • pdfnhan_dien_gia_tri_song_cua_thanh_nien_thanh_pho_ho_chi_minh.pdf
Tài liệu liên quan