Nguyên nhân phát triển đạo Tin Lành trong cộng đồng các dân tộc thiểu số ở tỉnh Gia Lai từ năm 1986 đến năm 2016

Tóm tắt: Chính thức có mặt ở Gia Lai từ năm 1938, đạo Tin Lành đã có sự

phát triển mạnh mẽ, trở thành một trong những tôn giáo lớn tại địa phương

này. Có thể thấy, sự phát triển đạo Tin Lành trong cộng đồng các dân tộc

thiểu số ở Gia Lai là kết quả tổng hợp của nhiều nguyên nhân. Có những

nguyên nhân xuất phát từ sự khó khăn về kinh tế, trình độ dân trí thấp, sự

nghèo nàn về đời sống văn hóa,. Song, cũng có nguyên nhân xuất phát từ

âm mưu lợi dụng tôn giáo trong chiến lược “Diễn biến hòa bình” của các

thế lực thù địch, từ sự chỉ đạo và giúp đỡ về mặt vật chất và tinh thần của

các tổ chức tôn giáo quốc tế, của Hội thánh Tin Lành Việt Nam. Bài viết sẽ

phân tích những nguyên nhân dẫn đến sự phát triển đạo Tin Lành trong

cộng đồng các dân tộc thiểu số ở tỉnh Gia Lai trong thời gian qua.

pdf11 trang | Chuyên mục: Xã Hội Học | Chia sẻ: yen2110 | Lượt xem: 376 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt nội dung Nguyên nhân phát triển đạo Tin Lành trong cộng đồng các dân tộc thiểu số ở tỉnh Gia Lai từ năm 1986 đến năm 2016, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút "TẢI VỀ" ở trên
ang, Kông Chro ở Gia 
Lai là những ví dụ. Ở huyện K’Bang, cho đến cuối năm 2016, toàn huyện chỉ có 16 tín 
đồ, ở huyện Kong Chro cũng chỉ có 39 tín đồ theo đạo Tin Lành mà thôi. Bởi ở các địa 
phương này, công tác tuyên truyền được tổ chức thường xuyên với nhiều hình thức 
phong phú, bên cạnh đó các đoàn thể như đoàn thanh niên, hội phụ nữ...hoạt động 
mạnh, tổ chức nhiều hoạt động thiết thực lôi cuốn đồng bào tham gia sinh hoạt. Do đó, 
đồng bào cảm thấy gắn bó với cán bộ, chính quyền nên ít cơ hội cho các nhà truyền đạo 
hoạt động. 
2.5. Âm mưu lợi dụng tôn giáo và dân tộc trong chiến lược “Diễn biến hòa bình” 
của các thế lực thù địch cùng các tác nhân khác từ bên ngoài 
Hiện nay, vấn đề tôn giáo và vấn đề dân tộc là nội dung quan trọng mà chiến lược “diễn 
biến hòa bình’’ của các thế lực thù địch luôn nhắm đến. Theo Giáo sư Đỗ Quang Hưng, 
‘‘các thế lực thù địch còn lợi dụng bối cảnh phức tạp của vấn đề tôn giáo đương đại, 
biến vấn đề tôn giáo - nhân quyền thành một vũ khí lợi hại chống lại những nước không 
chịu chấp nhận “hệ giá trị Mỹ”. Sau khi Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông 
Âu sụp đổ, với thế “thượng phong”, âm mưu này của Mỹ ngày càng có tính chất công 
nhiên và áp đặt” [14]. 
Đối với Việt Nam, với mục tiêu cơ bản là tìm mọi cách để xóa bỏ chế độ Xã hội chủ 
nghĩa, Mỹ và các thế lực phản động quốc tế ráo riết tăng cường lợi dụng vấn đề dân tộc 
và tôn giáo để thực hiện chiến lược “Diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ chính quyền 
cách mạng. Chiêu bài “dân chủ”, “nhân quyền”, “tự do tôn giáo” được coi là nền tảng 
trong chính sách đối ngoại của Mỹ. Mỹ tự cho mình có quyền phân loại, phán xét về 
tình hình tôn giáo các nước khác, từ đó để lấy cớ can thiệp. Chính phủ Mỹ đã lập ra 
‘‘Ủy ban cố vấn về tự do tôn giáo ở nước ngoài và ủy ban đối thoại và hiểu biết về Phật 
giáo’’ thuộc Hạ nghị viện. Đặc biệt, tháng 10-1998, Quốc hội Mỹ thông qua luật ‘‘Tự 
do tín ngưỡng quốc tế’’ (HR2431) về vấn đề chống khủng bố tôn giáo, nhằm theo dõi 
“vấn đề đàn áp tôn giáo”, đe dọa và sẵn sàng can thiệp, trừng phạt đối với những nước 
mà Mỹ cho là vi phạm ‘‘tự do tín ngưỡng’’ theo quan điểm của Mỹ, trong đó có Việt 
Nam. Luật HR2431 cho phép Tổng thống Mỹ áp dụng 7 biện pháp chế tài và 8 biện 
pháp ngoại giao cụ thể đối với từng nước bị coi là vi phạm tự do tín ngưỡng và giao cho 
Bộ Ngoại giao có trách nhiệm theo dõi. Trong nhiều năm, Mỹ đã đưa Việt Nam vào 
danh sách những nước vi phạm quyền tự do tín ngưỡng của người dân. 
Từ đầu năm 1998 đến nay, nhiều đoàn quan chức chính phủ Mỹ sang thăm Việt Nam đã 
đặt vấn đề về tự do tôn giáo ở Việt Nam, đặc biệt quan tâm tới việc phát triển đạo Tin 
Lành ở Tây Nguyên và các tỉnh miền núi phía Bắc. Đặc biệt, sau năm 1975, hoạt động 
của FULRO phát triển mạnh ở Tây Nguyên nói chung, Gia Lai nói riêng, tổ chức này dựa 
vào Tin Lành để xây dựng lòng tin trong lực lượng của chúng,đồng thời lợi dụng hoạt 
58 TRẦN THỊ HẰNG 
động của Tin Lành để tập hợp thanh niên, động viên kích động số này chạy ra rừng hoạt 
động hoặc làm cơ sở liên lạc tiếp tế lương thực thuốc men cho số FULRO ngoài rừng. 
Hiện nay, có nhiều tổ chức, nhóm phản động ngừơi dân tộc thiểu số hoạt động ở nước 
ngoài luôn tìm cách cấu kết với các thành phần phản động ở trong nước, hoạt động 
chống phá, như: "Quỹ người Thượng" (MFI) do Ksor Kơk - một người dân tộc Gia-rai 
cầm đầu; Hội người Thượng Đêga (MDA) do Y Siu H’Long cầm đầu, Hội nhân quyền 
người Thượng (MHRO) do Nay Rông cầm đầu...đang hoạt động tại Mỹ. Đồng thời, lợi 
dụng diễn biến phức tạp của tình hình chính trị ở Campuchia hiện nay, các tổ chức phản 
động đưa lực lượng về hoạt động tại Campuchia nhằm cấu kết với các đảng phái đối lập 
tại Campuchia chống phá Việt Nam; Tăng cường lợi dụng các phương tiện hiện đại liên 
lạc về Việt Nam nhằm tuyên truyền củng cố niềm tin về “Nhà nước Đề Ga” nhằm lôi 
kéo đồng bào dân tộc thiểu số. 
Đặc biệt, tổ chức “Quỹ người Thượng” Ksor Kơk - một tổ chức phản động chống phá 
Nhà nước Việt Nam, chia rẽ đoàn kết dân tộc, lấy cái gọi là thành lập “Nhà nước Đề Ga” 
gây nên các cuộc bạo loạn vào tháng 2-2001 và tháng 4-2004 tại Tây Nguyên. Ksor Kơk 
và Tổ chức “Quỹ người Thượng” luôn tìm những thủ đoạn nhằm lôi kéo, tập hợp những 
người dân tộc tại chỗ Tây Nguyên theo đạo Tin Lành thành một tôn giáo riêng của người 
dân tộc thiểu số để làm ‘‘quốc giáo” cho cái gọi là ‘‘Nhà nước cộng hòa Đê Ga” tự lập ở 
Mỹ, nhằm tách bộ phận tín đồ là người dân tộc tại chỗ Tây Nguyên ra khỏi Hội thánh Tin 
Lành Việt Nam. Trong 2 cuộc biểu tình bạo loạn năm 2001 và 2004, Ksor Kơk đã kích 
động, lôi kéo trên 20.000 người dân tộc thiểu số tham gia, trong đó phần lớn là người theo 
đạo Tin Lành. Điều này cũng được khẳng định trong Báo cáo Sơ kết 4 năm thực hiện 
pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo của UBND tỉnh Gia Lai: “Các thế lực thù địch lợi dụng 
đạo Tin Lành với cái gọi là “Tin Lành Đê Ga”, chúng xúi giục đồng bào các dân tộc 
thiểu số và tín đồ đạo Tin Lành gây ra các vụ bạo loạn, biểu tình’ (như tháng 02-2001 và 
tháng 4-2004); kích động đồng bào vượt biên sang Campuchia, gây mất ổn định về an 
ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh” [12, tr.1]. 
Ngoài ra, việc truyền đạo Tin Lành trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Gia Lai 
còn được sự hỗ trợ giúp đỡ của các tổ chức Tin Lành trong và ngoài nước, như Hội 
thánh Tin Lành Việt Nam (miền Nam), Hội thánh Tin Lành ở Hàn Quốc, các tổ chức 
từ thiện, xã hội của Tin Lành quốc tế,. Một số tổ chức như Hội thánh Tin Lành Roch 
Holly Wood ở Mỹ, quỹ hỗ trợ học bổng sinh viên nghèo của mục sư Lê Tự Cam, Hội 
Cứu trợ Tin Lành Mỹ (FLF) của bà Kay Reibuôl...cũng có mặt ở Tây Nguyên. Đặc biệt, 
có tới 35 NGO của Tin Lành dưới danh nghĩa các tổ chức từ thiện, nhân đạo quốc tế đã 
cung cấp tài chính khoảng 8 triệu USD cho các hoạt động bạo loạn tháng 2-2001. 
3. KẾT LUẬN 
Mặc dù vào Việt Nam nói chung và tỉnh Gia Lai nói riêng muộn hơn nhiều so với các 
tôn giáo khác, như Phật giáo, Công giáo,... Tuy nhiên, đến nay đạo Tin Lành đã trở 
thành một tôn giáo lớn, có ảnh hưởng mạnh mẽ đến cộng đồng các DTTS tỉnh Gia Lai. 
Rõ ràng, sự phát triển đạo Tin Lành ở Gia Lai là kết quả tổng hợp của nhiều nguyên 
NGUYÊN NHÂN PHÁT TRIỂN ĐẠO TIN LÀNH TRONG CỘNG ĐỒNG CÁC DÂN TỘC... 59 
nhân, cả khách quan và chủ quan, cả bên trong lẫn bên ngoài, như sự khó khăn về kinh 
tế, từ trình độ dân trí thấp, sự nghèo nàn về đời sống văn hóa, từ những thiếu sót trong 
việc thực hiện chính sách dân tộc và tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta, sự bất cập của 
hệ thống chính trị cơ sở, âm mưu lợi dụng tôn giáo trong chiến lược “Diễn biến hòa 
bình” của các thế lực thù địch, từ sự chỉ đạo và giúp đỡ về mặt vật chất và tinh thần 
của các tổ chức tôn giáo quốc tế, của Hội thánh Tin Lành Việt Nam (miền Nam). 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] Uông Thái Biểu (2019). Xây dựng đội ngũ cán bộ người DTTS tại các tỉnh Tây 
Nguyên, Nhân dân điện tử, truy cập ngày 21-7-2019. 
[2] Phan Văn Hùng (2015). “Nhận diện và góp phần giải quyết một số vấn đề mới trong 
mối quan hệ giữa các dân tộc ở nước ta hiện nay, Tạp chí Dân tộc, số 173, 5-2015. 
[3] Ban Chỉ đạo Tây Nguyên (2011). Báo cáo 5 năm thực hiện Chỉ thị số 01/2005/CT-TTg, 
ngày 4/2/2005 của Thủ tướng Chính phủ về một số công tác đối với đạo Tin Lành trên 
địa bàn Tây Nguyên, tài liệu lưu tại Ban Dân vận tỉnh Gia Lai.. 
[4] Công an tỉnh Gia Lai (12/1995). Báo cáo tình hình đạo Tin Lành ở Gia Lai và đề xuất 
giải pháp, tài liệu lưu tại Công an tỉnh Gia Lai. 
[5] Công an tỉnh Gia Lai (2016). Thống kê số liệu đạo Tin Lành, tài liệu lưu tại Công an 
tỉnh Gia Lai. 
[6] Đoàn Triệu Long (2004). Hoạt động truyền đạo Tin Lành trái phép ở Gia Lai hiện nay 
– Thực trạng và giải pháp, Luận văn Thạc sĩ khoa học Tôn giáo, Học viện Chính trị 
Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 
[7] Đoàn Triệu Long (2013). Đạo Tin Lành ở miền Trung - Tây Nguyên, NXB Chính trị 
Quốc gia – Sự thật, Hà Nội. 
[8] Ngô Văn Minh (2014). Hoạt động của đạo Tin Lành sau đăng kí điểm nhóm ở tỉnh Gia 
Lai – Thực trạng và giải pháp từ góc độ quản lí nhà nước, Báo cáo tổng hợp kết quả 
nghiên cứu đề tài khoa học cấp cơ sở. 
[9] Hồ Tấn Sáng (2008). Đạo Tin Lành và ảnh hưởng của nó đối với một số lĩnh vực xã hội 
ở Tây Nguyên, Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo, số 4-2008, Hà Nội. 
[10] Tổng cục Thống kê (2011). Tình hình kinh tế xã hội Việt Nam mười năm 2001-2010, 
NXB Thống kê, Hà Nội, 2011. 
[11] Tỉnh ủy Gia Lai (2010). Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh Gia Lai lần thứ XIV, nhiệm kỳ 
2011-2015. 
[12] Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai (2011). Báo cáo kết quả 5 năm triển khai thực hiện Chỉ 
thị số 01/2005/CT-TTg ngày 04/02/2005 của Thủ tướng Chính phủ. 
[13] Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai - Unicef (2015). Phân tích tình hình trẻ em tỉnh Gia Lai, 
tài liệu lưu trữ tại UBND tỉnh Gia Lai. 
[14] Đỗ Quang Hưng (2019). Về yêu sách tự do tôn giáo nhân quyền ở Việt Nam của Mỹ 
ton-giao-nhan-quyen-o-Viet-Nam-cua-My, ngày truy cập 28.3.2019. 
60 TRẦN THỊ HẰNG 
Title: THE CAUSES LEADING TO THE RAPID DEVELOPMENT OF PROTESTANTISM 
IN ETHNIC MINORITY COMMUNITIES IN GIA LAI PROVINCE FROM 1986 TO 2016 
Abstract: Officially present in Gia Lai in 1938, Protestantism has developed strongly, 
becoming one of the major religions in this locality. It can be seen, the development of 
Protestantism in the community of ethnic minorities in Gia Lai is the result of a combination of 
reasons. There are reasons that of economic difficulties, low level of education, poor cultural 
life,... However, there are also causes stem from the conspiracy to abuse religion in the 
"peaceful evolution" of hostile forces, from the material and spiritual direction and help of 
religious organizations, of the Vietnamese Protestant Church. This article will analyze the 
causes leading to the rapid development of Protestantism in ethnic minority communities in Gia 
Lai province in recent years. 
Keywords: Protestantism, development, Gia Lai, ethnic minorities, reasons. 

File đính kèm:

  • pdfnguyen_nhan_phat_trien_dao_tin_lanh_trong_cong_dong_cac_dan.pdf
Tài liệu liên quan