Người lữ hành dũng cảm

TÓM TẮT

Bài viết bước đầu giới thiệu chân dung và sự nghiệp của A.N.Radisev (1749 – 1802),

nhà tư tưởng, nhà văn, người tiền trạm của phong trào Tháng Chạp và Cách mạng dân

chủ Nga những năm cuối thế kỉ XVIII, đầu thế kỉ XIX, người dũng cảm tuyên truyền cách

mạng, ca ngợi tự do dân chủ, công khai kêu gọi nhân dân vùng lên đấu tranh lật đổ ách áp

bức chuyên chế, thủ tiêu chế độ nông nô.

Radisev cũng là người mở ra một con đường hoàn toàn mới cho sự phát triển của thơ

ca cách mạng Nga. Cống hiến của Radisev có ảnh hưởng mạnh mẽ đến sáng tác của A.X.

Puskin và nhiều nhà thơ Tháng Chạp khác.

pdf9 trang | Chuyên mục: Sư Phạm Ngữ Văn | Chia sẻ: yen2110 | Lượt xem: 384 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt nội dung Người lữ hành dũng cảm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút "TẢI VỀ" ở trên
ả tuần lễ, và để họ không chết 
đói ngay, hắn hào phóng ban cho họ ăn 
mỗi ngày một bữa”. Tên địa chủ ở 
Mednoe nhẫn tâm bán cả người lão bộc 
trung thành trước đây từng cứu hắn khỏi 
chết đuối, cả bà vú nuôi từng chăm bẵm 
hắn suốt thời ấu thơ, bán luôn cả cô gái 
nông dân mà hắn đã cướp đoạt trinh 
tiết Còn tên địa chủ ở Liuban, tác giả 
đã phải căm uất thốt lên khi chứng kiến 
sự lộng hành, tàn bạo của hắn: “Thật 
khủng khiếp, hỡi kẻ mất nhân tính, trên 
thân thể mỗi nông nô của mi, ta đều thấy 
dấu roi trừng phạt” v.v. 
Không chỉ có vậy, ở mức độ khái 
quát hơn, Radisev còn nhận rõ: chế độ 
nông nô chính là kẻ thù của tinh thần 
sáng tạo dân tộc, là nguyên nhân dẫn đến 
sự tổn thương đạo đức xã hội hết sức 
nặng nề. Bằng thực tiễn sinh động, ông 
chứng minh rằng, người nông dân trên 
thửa ruộng của mình sẽ làm lụng với tất 
cả “sự cần mẫn và siêng năng, tích cực và 
sáng tạo”, khác hẳn với người nông nô 
khốn khổ, bị hành hạ tối tăm mặt mũi, 
phải vắt kiệt mồ hôi của mình cho ruộng đất 
chủ nô. Đồng thời, một khi quan hệ chủ nô – 
nô lệ ngày càng đè nặng lên xã hội, đạo đức 
xã hội tất yếu sẽ bị phân hoá theo hai hướng: 
giai cấp quý tộc địa chủ ngày càng trở nên 
đồi bại, tàn nhẫn; còn giai cấp nông dân, 
nông nô ngày càng trở nên khiếp nhược, đớn 
hèn. Hậu quả là cả quốc gia và dân tộc cùng 
suy yếu. 
Cùng với chế độ nông nô, nền chuyên 
chế Nga hoàng và hết thảy bộ máy quan liêu, 
độc đoán của nó cũng trở thành đối tượng 
phê phán quyết liệt của Radisev. 
Trong Hành trình, vầng hào quang giả 
tạo từng bao trùm lên ngai vàng chuyên chế 
từ hàng chục thế kỉ nay đã bị xé toạc. Giấc 
mơ của người lữ hành về một Nga hoàng 
“hồi tâm phục thiện, ăn năn khiếp sợ vì tội 
lỗi của mình” (chương Spaskaia polest) thực 
sự là tiếng cười châm biếm cay độc, cảnh 
tỉnh mọi người. Sau giấc mơ, người lữ hành 
thấy rằng: “trên ngai vàng, tất cả những sa 
hoàng, giáo chủ, lãnh chúa, xuntan hay một 
danh vị gì đó đều chẳng là gì hết”. 
Dưới ngòi bút phê phán sắc sảo của 
Radisev, nền chuyên chế trở thành thể chế 
nguy hiểm cho xã hội không chỉ vì tất cả đều 
phụ thuộc vào quyền tối thượng của hoàng 
đế trên ngai mà còn vì đó là một bộ máy nhà 
nước độc đoán, bóp nghẹt mọi tư tưởng tự 
do dân chủ, vì các đại diện lớn nhỏ của nó 
đều là những hoàng đế không ngai, quan 
liêu, say sưa quyền lực và mặc sức hành hạ 
dân lành. Đó là viên quan thản nhiên nhìn 
những người dân sắp chết đuối mà không 
thèm động tay cứu giúp vì “điều đó không 
ghi trong chức danh của mình”, là viên chủ 
sự bưu điện phung phí tiền nhà nước trả 
lương cho vô số nhân viên để gửi đi khắp nơi 
những công văn lỗi thời, là viên tổng đốc cao 
hứng thưởng huân chương cho một gã lái 
buôn chỉ vì gã này hối lộ hắn một rổ sò 
 102 
huyết, là viên quan toà đã bênh vực cho 
tên địa chủ một cách vô liêm sỉ vì chúng 
cùng hội cùng thuyền, là lũ hoàng thân xu 
nịnh, sẵn sàng vì một nụ cười vô thưởng 
vô phạt của Nga hoàng mà tâng bốc ông 
ta thành một quân vương vĩ đại v.v. Với 
những đại biểu như thế, hệ thống quan 
liêu của chính quyền chuyên chế rõ ràng 
là “chốn hùm beo” đối với nhân dân. Tất 
cả những người thấp cổ bé miệng, một 
khi đã rơi vào ma trận quái gở của hệ 
thống này, đều bị “ăn thịt”, “bị hành hạ 
đến sống dở, chết dở” Chính vì vậy, 
“hiện nay – Radisev kết luận – chúng ta 
phải quyết tâm xoá bỏ hoàn toàn những 
thể chế man rợ đó”. 
Khác hẳn với những bộ dạng quái dị, 
ghê tởm của lũ quý tộc địa chủ, hình ảnh 
người nông dân trong Hành trình được 
Radisev trìu mến miêu tả như hiện thân 
vẻ đẹp và ngọn nguồn sức mạnh của Tổ 
quốc Nga. Họ là những tráng đinh kéo 
thuyền trên sông, là những người “cày 
ruộng với lòng nhiệt tình vĩ đại”, thương 
yêu ngựa kéo hơn cả bản thân mình, là cô 
gái Anhiuta hồn nhiên, trong trắng, là 
những phụ nữ thôn quê chất phác, dầm 
chân trong nước lạnh giặt giũ cho gia 
đình. Họ cũng là những Lomonosov 
thông minh, hiếu học, những Khlopusa, 
Beloborodov và muôn ngàn chiến sĩ vô 
danh khác đã dũng cảm đi tiên phong 
trong cuộc khởi nghĩa Pugaso v.v. 
Bằng cái nhìn tỉnh táo, khách quan, 
Radisev không lí tưởng hoá nhân vật 
nông dân của mình mà chủ yếu tập trung 
xác lập dứt khoát một quy luật phát triển: 
những nông dân chân đất, tự phát hôm 
nay chắc chắn sẽ trở thành những chiến sĩ 
kiên trung, tự giác trong cuộc đấu tranh vì 
sự nghiệp giải phóng ngày mai. Lần đầu 
tiên trong lịch sử văn học Nga, sứ mệnh 
chính trị của người nông dân đã được tiên 
đoán một cách vẻ vang và quyết liệt như thế. 
Tuy nhiên, trong Hành trình, ý tưởng về 
một cuộc cách mạng giải phóng nông dân 
như biện pháp đấu tranh duy nhất để cải tạo 
xã hội không phải xuất hiện và được định 
hình ngay lập tức. Để đi tới kết luận này, 
Radisev muốn bản thân người đọc cũng phải 
trải qua một hành trình gian nan trong nhận 
thức, tự mình đánh giá, lựa chọn đúng – sai. 
Từ “Khochilov” – nơi tác giả đưa ra phương 
án cải tạo xã hội một cách hoà bình, “từ trên 
xuống” đến “Tver” – nơi tư tưởng đấu tranh 
cách mạng “từ dưới lên” của Radisev được 
thể hiện triệt để với bài thơ Tự do ở dạng rút 
gọn, và cuối cùng là “Grodno” – nơi người lữ 
hành công khai kêu gọi nông dân khởi nghĩa, 
đó là một quá trình nhận thức mà theo đó, 
bằng những lập luận logic và dẫn chứng tiêu 
biểu, Radisev đã thuyết phục mọi người dứt 
khoát từ bỏ mọi ảo tưởng cải lương, chuẩn bị 
tinh thần dấn thân vào bão táp cách mạng. 
Mặc dù chỉ được in vỏn vẹn 650 bản 
nhưng ngay sau khi ra mắt, Hành trình của 
Radisev đã làm chấn động cả đời sống xã hội 
Nga. Đích thân Nữ hoàng Ekaterina II đã 
đọc cuốn sách này và không ngần ngại kết 
tội tác giả là “kẻ phản loạn nguy hiểm hơn cả 
Pugasov”. Lệnh trừng phạt đưa xuống! Ngày 
30/6/1790, Radisev bị chính quyền bắt giam 
vào nhà ngục pháo đài Petropavlovsk và bị 
kết án tử hình. Hơn 5 tuần trong xà lim cấm 
cố, Radisev đã chuẩn bị tinh thần sẵn sàng 
lên đoạn đầu đài, lấy cái chết của mình làm 
trận chiến đấu cuối cùng với chính quyền 
chuyên chế. Tuy nhiên, sau đó, để lừa phỉnh 
và xoa dịu phần nào dư luận, Ekaterina II đã 
hạ lệnh “ân xá”, thay án tử hình Radisev 
bằng án lưu đày 10 năm ở đảo Ilimsk thuộc 
Sibir xa xôi. 
Trên con đường đến nơi đày ải, Radisev 
vẫn không chút ngã lòng: 
 103 
Anh muốn biết tôi là ai, cần gì và đi 
đâu 
Tôi không phải muông thú, cỏ cây 
hay nô lệ 
Trước đó, bây giờ và sau này vẫn thế 
Tôi là tôi, chân chính một con người. 
Trong cảnh lưu đày khắc nghiệt, 
Radisev không sống an phận, thu mình. 
Ông bắt tay tìm hiểu nguồn tài nguyên 
giàu có của Sibir, nghiên cứu y học, chữa 
bệnh và mở lớp dạy học cho trẻ em địa 
phương Chính nơi đây, trên quan điểm 
một nhà triết học duy vật, Radisev đã viết 
bản luận văn xuất sắc Về con người, về 
cái chết và sự bất tử của con người để 
đấu tranh chống lại những biểu hiện của 
chủ nghĩa duy tâm thần bí xung quanh 
hai vấn đề thể xác và linh hồn. 
Năm 1797, sau cái chết của Ekaterina 
II, Radisev được Tân vương Paven I giảm 
nhẹ hình phạt, chuyển về làng Nemsov 
tỉnh Kalutsk (gần Moskva) tiếp tục thụ án 
dưới sự quản thúc chặt chẽ của chính 
quyền địa phương. Năm 1801, Paven I 
chết, Alechsandr I lên nối ngôi, cũng là 
lúc hạn lưu đày của Radisev kết thúc. 
Ông trở về Peterburg và vào làm việc tại 
Uỷ ban cải cách pháp luật quốc gia. Tại 
đây, với hi vọng “bóng tối ảm đạm đã lùi 
về phía sau, trước mắt chúng ta là mặt 
trời rạng rỡ”, Radisev tích cực đấu tranh 
bảo vệ những quan điểm tiến bộ, hăng hái 
ủng hộ những dự án cải cách nhằm thay 
đổi luật lệ hà khắc của chế độ hiện hành. 
Thế nhưng, như tất cả những gì ông đã 
khẳng định trong các tác phẩm, nền 
chuyên chế bạo tàn không thể bị đánh đổ 
chỉ vì những dự án cải cách rời rạc, phiến 
diện, cải lương. Giữa kinh đô hoa lệ, 
Radisev vẫn là một người tù bị giam 
lỏng, luôn phải sống trong bầu không khí 
căng thẳng và thù địch. Các thế lực phản 
động trong triều đã tìm đủ mọi cách cô lập, 
đe doạ, chèn ép, đẩy ông đến chỗ suy sụp 
tinh thần. Không thể chịu đựng hơn nữa, 
ngày 12/9/1802, Radisev đã uống thuốc độc 
tự sát, để lại cho mai sau lời trăng trối căm 
hờn: “Rồi hậu thế sẽ trả thù cho tôi!”. 
Và hậu thế đã không quên ông, người lữ 
hành gan góc một mình đi trước mở đường 
cho phong trào đấu tranh cách mạng. A.X. 
Puskin từng viết trong bản thảo bài thơ Đài kỉ 
niệm nổi tiếng: “Theo Radisev tôi ca ngợi tự 
do”. Những tác phẩm của Radisev từng bị 
cấm đoán ở Nga đã được A.I.Ghertsen in lại 
đầy đủ ở Luân Đôn năm 1858. Trong bài báo 
Về lòng tự hào dân tộc của người Đại Nga, 
V.I.Lenin cũng dành cho Radisev những lời 
ngợi ca trang trọng: “Điều đau lòng nhất đối 
với chúng ta là nhìn thấy và cảm thấy Tổ quốc 
tươi đẹp của chúng ta phải chịu biết bao bạo 
lực áp bức, lăng nhục của bọn đao phủ của 
Nga hoàng, của bọn quý tộc và bọn tư bản. 
Chúng ta tự hào rằng những hành động bạo 
lực đó đã gây ra sự phản kháng trong nhân 
dân chúng ta, trong nhân dân Đại Nga, rằng 
nhân dân đó đã sản sinh ra Rađisep, những 
người phái Tháng Chạp, những người cách 
mạng – trí thức bình dân những năm 1870-
1880”. 
Dù chính quyền Nga hoàng đã hèn hạ 
san phẳng mộ Radisev nhưng vào một ngày 
thu nắng đẹp năm 1918, chỉ mấy tháng sau 
thành công của Cách mạng Tháng Mười, 
chính quyền Xô viết non trẻ thành phố 
Petrograt (tức Sant Peterburg ngày nay) đã 
long trọng khánh thành tượng đài kỉ niệm 
ông trên quảng trường Dvorsovoi lịch sử. 
Tinh thần Radisev bất tử trong sự nghiệp đấu 
tranh cách mạng của giai cấp vô sản Nga. 
 104 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. A.N.Sokolov, Lịch sử văn học Nga nửa đầu thế kỉ XIX, M., 1976 (tiếng Nga). 
2. P.A.Orlov, Lịch sử văn học Nga thế kỉ XVIII, M., 1991 (tiếng Nga). 
3. L.D.Gromova (chủ biên), Lịch sử văn học Nga thế kỉ XI – XIX, t.1, M., 2000 (tiếng 
Nga). 
4. M.G.Kachurin, Văn học Nga thế kỉ XIX lớp 10, t.1, M., 2002 (tiếng Nga). 
5. Nhiều tác giả, Từ điển văn học (bộ mới), H., 2004. 

File đính kèm:

  • pdfnguoi_lu_hanh_dung_cam.pdf