Nghiên cứu thực nghiệm lực cắt khi phay thép SKD11 được hỗ trợ gia nhiệt bằng cảm ứng từ
Tóm tắt
Bài báo nghiên cứu về lực cắt khi phay thép SKD11 có sự hỗ trợ của nhiệt độ cao. Quá trình gia nhiệt được
thực hiện bằng phương pháp nung nhiệt cảm ứng từ.Trong nghiên cứu này, các thí nghiệm ban đầu được
tiến hành tại điều kiện nhiệt độ phòng.Các thực nghiệm tại nhiệt độ cao khác nhau sau đó được thực hiện
để đánh giá ảnh hưởng tác động của việc gia nhiệt bằng cảm ứng từ với phương pháp gia công truyền
thống.Thuật toán mảng trực giao Taguchi và phân tích phương sai ANOVA được thực hiện để thiết kế thực
nghiệm và đánh giá thứ tự ảnh hưởng của các tham số chế độ cắt và nhiệt độ đến lực cắt khi phay thép
SKD11. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, lực cắt giảm mạnh khi phay thép SKD11 có hỗ trợ gia nhiệt bằng
cảm ứng từ. Bộ tham số tối ưu thu được khi phay thép SKD11 có gia nhiệt là: Vận tốc cắt (Vc) = 280
(m/phút), lượng tiến dao (f) = 230 (mm/phút), chiều sâu cắt (t) = 0.5 (mm) và nhiệt độ (T) = 400oC. Mô hình lực cắt khi phay thép SKD11 có gia nhiệt cuối cùng được xây dựng và so sánh với thực nghiệm cho kết quả tương đồng.
hơn được chọn. Tỷ số S/N với mục tiêu thấp hơn tốt hơn được biểu diễn theo hàm toán học như sau [8]: 𝑆𝑆 𝑁𝑁 = −10 log10 �1𝑛𝑛 ��𝑦𝑦𝑖𝑖2𝑛𝑛 𝑖𝑖=1 �� (1) Trong đó: ∑ yi2ni=1 là tổng bình phương tất cả kết quả của mỗi thí nghiệm. n là số lần đo của mỗi thí nghiệm. Để nghiên cứu ảnh hưởng của phương pháp gia công gia nhiệt bằng cảm ứng từ được đề xuất trong nghiên cứu này so với phương pháp gia công thông thường, các thực nghiệm tại nhiệt độ phòng với các tham số chế độ cắt (Vc, f, t) được thực hiện trước. Sau đó, biến nhiệt độ T được bổ sung vào các thí nghiệm tại nhiệt độ cao khác nhau theo bảng trực giao Taguchi để đánh giá ảnh hưởng của nhiệt độ đến lực cắt. Bảng 3 là bộ tham số chế độ cắt và nhiệt độ gia nhiệt cho phôi với vùng nghiên cứu của tốc độ cắt, tốc độ chạy dao, chiều sâu cắt và nhiệt độ tương ứng theo thứ tự là (Vc: 190 – 280 m/ph), (f: 230 – 380 mm/ph), (t: 0,5 – 1,5 mm), (T: 200 – 400oC). Thực nghiệm được thiết kế theo phương pháp mảng trực giao Taguchi L9 (Bảng 4) với kết quả lực cắt tương ứng tại nhiệt độ phòng (FR), tại nhiệt độ cao (FT). Độ giảm lực cắt ΔF được tính theo công thức (2): ∆𝐹𝐹(%) = 𝐹𝐹𝑅𝑅 − 𝐹𝐹𝑇𝑇 𝐹𝐹𝑅𝑅 ∙ 100% (2) Bảng 3. Tham số điều khiển và cấp độ thí nghiệm STT Tham số điều khiển Đơn vị Mức độ 1 Mức độ 2 Mức độ 3 1 Vc (A) m/ph 190 235 280 2 f (B) mm/ph 230 305 380 3 t (C) mm 0,5 1,0 1,5 4 T (D) oC 200 300 400 Bảng 4. Thí nghiệm sử dụng mảng trực giao L9 tại nhiệt độ phòng, khi có sự hỗ trợ của nhiệt độ cao và kết quả lực cắt tương ứng FR, FT STT Vc f t T FR (N) FT (N) ΔF (%) Thí nghiệm tại nhiệt độ phòng Thí nghiệm tại nhiệt độ cao 1 1 1 1 1 135,98 62,205 54,3 2 1 2 2 2 298,69 129,917 56,5 3 1 3 3 3 434,06 155,140 64,3 4 2 1 2 3 213,65 90,248 57,8 5 2 2 3 1 360,17 224,962 37,5 6 2 3 1 2 160,46 74,014 53,9 7 3 1 3 2 262,67 112,068 57,3 8 3 2 1 3 118,77 39,256 66,9 9 3 3 2 1 239,34 134,258 43,9 4. Kết quả và thảo luận 4.1. Ảnh hưởng của quá trình gia nhiệt đến lực cắt khi phay thép SKD11 Giá trị lực cắt khi thực nghiệm gia công tại nhiệt độ phòng và điều kiện có gia nhiệt được thực hiện 3 lần ứng với mỗi chế độ gia công. Kết quả lực cắt trung bình tương ứng được cho trong Bảng 4. Kết quả cho thấy, lực cắt giảm mạnh khi gia công có sự hỗ trợ của nhiệt độ. Độ giảm lực cắt cao nhất là 66.9% tại thí nghiệm số Tạp chí Khoa học và Công nghệ 129 (2018) 032-037 35 8 với nhiệt độ hỗ trợ quá trình gia công là 400oC. Độ giảm lực cắt thấp nhất là 37.5% tại thí nghiệm số 5 với nhiệt độ hỗ trợ quá trình gia công là 200oC. Nguyên nhân là do dưới tác dụng của nhiệt độ cao thì cơ tính của vật liệu giảm, vật liệu dễ biến dạng hơn dẫn đến lực tác dụng cần thiết để tách phoi ra khỏi bề mặt gia công cũng giảm đáng kể. Hình 3 là đồ thị lực cắt khi gia công tại nhiệt độ phòng và nhiệt độ cao T = 200oC với cùng chế độ cắt Vc = 280 m/p, f = 380 mm/p, t = 1 mm. Hình 3. Đồ thị lực cắt với chế độ cắt Vc = 280 m/ph, f = 380 mm/ph, t = 1 mm khi thí nghiệm tại nhiệt độ phòng và tại nhiệt độ cao 200oC. 4.2. Tối ưu hóa lực cắt khi phay thép SKD11 có sự hỗ trợ của nhiệt độ cao Để đánh giá mức độ ảnh hưởng của các tham số điều khiển đến lực cắt khi gia công thép SKD11 có sự hỗ trợ của nhiệt độ cao và xác định bộ tham số tối ưu, tỷ số S/N được tính toán theo công thức (1). Bảng 5 trình bày tỷ số S/N từng thí nghiệm. Tổng hợp phân tích ảnh hưởng của các tham số điều khiển đến lực cắt khi phay có hỗ trợ nhiệt độ cao như Bảng 6. ΔS/NX được tính theo công thức: ΔS/NX = max(S/N)X – min(S/N)X (3) Trong đó: max(S/N)X và min(S/N)X theo thứ tự là giá trị lớn nhất và nhỏ nhất của tỷ lệ S/N các mức độ của tham số điều khiển X. Bảng 5. Bảng kết quả tỷ lệ S/N tại nhiệt độ cao TN số 1 2 3 4 5 S/N -35,88 -42,27 -43,81 -39,11 -47,04 TN số 6 7 8 9 S/N -37,39 -40,99 -31,89 -42,56 Bảng 6. Tổng hợp phân tích mức độ ảnh hưởng của các thông số đến lực cắt khi gia công gia nhiệt Ý nghĩa tỷ số S/N từng mức độ Δ S/N Thứ tự ảnh hưởng 1 2 3 A -40,65 -41,18 -38,48* 2,70 3 B -38,66* -40,40 -41,25 2,59 4 C -35,05* -41,31 -43,95 8,90 1 D -41,83 -40,22 -38,27* 3,56 2 * Giá trị tối ưu Kết quả phân tích trên Bảng 6 cho thấy thứ tự ảnh hưởng như sau: chiều sâu cắt có ảnh hưởng lớn nhất đến lực cắt, tiếp theo là nhiệt độ phôi, tốc độ cắt và tốc độ chạy dao ít ảnh hưởng nhất đến lực cắt. Từ kết quả phân tích ý nghĩa tỷ số S/N cho từng tham số điều khiển với 3 mức, ta chọn bộ tham điều khiển tối ưu đạt mục tiêu lực cắt nhỏ nhất là A3B1C1D3 (Hình 4). Bộ tham số điều khiển tối ưu là: Vc = 280 (m/ph), f = 230 (mm/ph), t = 0,5 (mm), T = 400oC. Hình 4. Tỷ lệ S/N lực cắt khi gia công gia nhiệt Hình 4 cho thấy quan hệ giữa nhiệt độ và tỉ sổ nhiễu (S/N) là đồng biến, cụ thể: lực cắt giảm khi nhiệt độ tăng và đạt giá trị nhỏ nhất tại nhiệt độ 400oC trong giới hạn của miền khảo sát. 4.3 Xây dựng mô hình toán học lực cắt phụ thuộc chế độ cắt và nhiệt độ khi gia công gia nhiệt Mô hình lực cắt phụ thuộc bộ tham số công nghệ (Vc, f, t) và nhiệt độ phôi tại thời điểm gia công T được miêu tả theo công thức: FT = a ∙ Vcb ∙ f c ∙ td ∙ Te (4) Trong đó: a, b, c, d, e là các hệ số được xác định từ thực nghiệm; Ft là lựccắt tổng hợp được phân tích thành ba lực cắt thành phần Fxt, Fyt, Fzt theo công thức: FT = �Fxt2 + Fyt2 + Fzt2 (5) Hình 5. So sánh lực cắt xác định từ mô hình và thực nghiệm Tạp chí Khoa học và Công nghệ 129 (2018) 032-037 36 200oC 400oC 300oC t (mm) f (mm/phút) v (m/phút) F (N ) t (mm) F (N ) 200oC F (N ) v (m/phút) f (mm/phút) 200oC 300oC 400oC a) Cố định Vc b) Cố định f c) Cố định t Hình 6. Mối quan hệ giữa F với Vc, f và t tại các nhiệt độ khác nhau a) Cố định Vc, b) Cố định f, c) Cố định t Để xây dựng mô hình lực cắt tại nhiệt độ cao, nghiên cứu sử dụng phương pháp tìm hàm hồi quy phi tuyến Gauss – Newton.Phương pháp này được ứng dụng trong công cụ Nonlinear Regression của phần mềm Minitab 17. Mảng trực giao L9 và kết quả lực cắt được trình bày như Bảng 4 được sử dụng là dữ liệu đầu vào của phương pháp. Với dữ liệu 9 điểm thí nghiệm tại nhiệt độ cao, hàm hồi quy phi tuyến lực cắt khi phay thép SKD11 có gia nhiệt được xác định như phương trình (6). FT = 36235,7 ∙ Vc−0,737867 ∙ f 0,453832 ∙ t0,964106 ∙ T−0,770712 (6) Hình 5 là đồ thị đánh giá độ chính xác của mô hình lực cắt phụ thuộc vào nhiệt độ gia nhiệt (phương trình (6)) khi so sánh với dữ liệu thực nghiệm thu được. Trong đó, chấm hình vuông đỏ là kết quả lực cắt xác định từ mô hình; dữ liệu thu được từ thực nghiệm được mô tả bằng chấm hình thoi xanh. Kết quả cho thấy dữ liệu lực cắt xác định từ mô hình và thực nghiệm có độ tương đồng cao. Từ phương trình (6), bằng công cụ của phần mềm Maple, đồ thị biểu diễn mối quan hệ giữa lực cắt với các tham số chế độ cắt tại các nhiệt độ khác nhau được thể hiện như Hình 6. Hình 6 cho thấy, nhiệt độ phôi càng tăng thì lực cắt càng giảm. Tuy nhiên, độ giảm lực cắt giảm dần khi nhiệt độ phôi tăng lên theo thứ tự tương ứng từ nhiệt độ phòng đến 200oC, 300oC và 400oC. Hình 6.a và 6.b theo thứ tự là đồ thị lực cắt khi cố định vận tốc cắt (Vc) và lượng tiến dao (f) cho thấy, độ dốc của đồ thị lực cắt lớn nhất khi thay đổi chiều sâu cắt hay nói cách khác chiều sâu cắt có ảnh hưởng lớn nhất đến lực cắt. Hình 6.c là đồ thị lực cắt khi cố định chiều sâu căt (t) cho thấy độ dốc của đồ thị lực cắt khi thay đổi vận tốc cắt (Vc) lớn hơn khi thay đổi lượng tiến dao (f). Điều đó có nghĩa là mức độ ảnh của vận tốc cắt (Vc) đến lực cắt (F) lớn hơn ảnh hưởng của lượng tiến dao (f) đến lực cắt (F). 5. Kết luận Mô hình lực cắt khi phay thép SKD11 có sự hỗ trợ gia nhiệt bằng cảm ứng từ đã được xây dựng trong nghiên cứu này. Kết quả mô hình đã được kiểm chứng thông qua việc so sánh với dữ liệu thực nghiệm. Nghiên cứu thực nghiệm được thực hiện tại nhiệt độ phòng và nhiệt độ cao với cùng bộ tham số công nghệ chế độ cắt cho thấy lực cắt giảm mạnh khi gia công tại nhiệt độ cao. Bộ thông số hợp lý nhất với mục tiêu lực cắt nhỏ nhất được xác định tương ứng là: vận tốc cắt (Vc) = 280 (m/phút), lượng tiến dao (f) = 230 (mm/phút), chiều sâu căt (t) = 0,5 (mm) và nhiệt độ nung (T) = 400oC. Lời cám ơn Nghiên cứu này được tài trợ bởi Quỹ phát triển khoa học và công nghệ quốc gia (NAFOSTED) trong đề tài mã số “107.02-2016.01”. Tài liệu tham khảo [1] Bành Tiến Long (chủ biên), Nguyên lý gia công vật liệu, Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật, 2013. [2] C. Brecher, M. Emonts, C. Rosen, and J. Hermani, “Laser-assisted Milling of Advanced Materials,” vol. 12, pp. 599–606, 2011. [3] A. K. M. Nurul Amin and T. L. Ginta, Heat-Assisted Machining, vol. 11. Elsevier, 2014. [4] K. Sadeghipour, J. A. Dopkin, and K. Li, “A computer aided finite element/experimental analysis Tạp chí Khoa học và Công nghệ 129 (2018) 032-037 37 of induction heating process of steel,” Comput. Ind., vol. 28, no. 3, pp. 195–205, 1996. [5] T. L. Ginta and A. K. M. N. Amin, “Thermally- assisted end milling of titanium alloy Ti-6Al-4V using induction heating,” Int. J. Mach. Mach. Mater., vol. 14, no. 2, pp. 194–212, 2013. [6] M. Baili, V. Wagner, G. Dessein, J. Sallaberry, and D. Lallement, “An experimental investigation of hot machining with induction to improve Ti-5553 machinability,” vol. 62, pp. 67–76, 2011. [7] [C. Wang, Y. Xie, L. Zheng, Z. Qin, D. Tang, Y. Song, "Research on the Chip Formation Mechanism during the high-speed milling of hardened steel,” Int. J. Mach. Tools Manuf., vol. 79, pp. 31–48, 2014. [8] S. Du, M. Chen, L. Xie, Z. Zhu, X. Wang, “Optimization of process parameters in the high- speed milling of titanium alloy TB17 for surface integrity by the Taguchi-Grey relational analysis method,” vol. 8, no. 10, pp. 1–12, 2016.
File đính kèm:
- nghien_cuu_thuc_nghiem_luc_cat_khi_phay_thep_skd11_duoc_ho_t.pdf