Nghiên cứu kinh nghiệm phát triển thị trường dịch vụ hỗ trợ kinh doanh - Định hướng phát triển thị trường dịch vụ hỗ trợ kinh doanh đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Thừa Thiên Huế
TÓM TẮT
Nhiều nghiên cứu đã cho thấy sự cần thiết của việc phát triển thị trường dịch vụ hỗ trợ
kinh doanh (HTKD) đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV). Thực tế chứng minh rằng, dịch
vụ HTKD có vai trò quan trọng đối với sự phát triển doanh nghiệp và nền kinh tế như góp phần
giảm nghèo, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo công ăn việc làm và đóng góp vào các mục tiêu
chung của xã hội. Hiện nay, số lượng DNNVV ở tỉnh Thừa Thiên Huế chiếm khoảng 96% nên
việc phát triển thị trường dịch vụ HTKD sẽ có ý nghĩa to lớn trong việc phát triển kinh tế. Vì vậy,
việc nghiên cứu kinh nghiệm phát triển thị trường dịch vụ HTKD ở các nước phát triển, các
nước đang phát triển và các tỉnh thành khác ở Việt Nam, từ đó đề xuất định hướng phát triển thị
trường dịch vụ HTKD ở Thừa Thiên Huế là việc làm cần thiết và cấp bách, nhằm góp phần
nâng cao năng lực cạnh tranh của DNNVV trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.
là, phát triển dịch vụ HTKD phải thông qua xúc tiến thị trường dịch vụ HTKD một cách đồng bộ ở ba khía cạnh: khách hàng, nhà cung cấp và cơ chế hoạt động. 148 Ở các nước có dịch vụ HTKD phát triển như Mỹ, Ý, Đài Loan [5, 20] thì thị trường dịch vụ HTKD hoạt động dựa trên nguyên tắc thương mại hóa kết hợp nguồn tài chính công. Thật vậy, ở Việt Nam, quan điểm phát triển dịch vụ HTKD truyền thống trước đây cho rằng, nhà nước phải hỗ trợ mạnh mẽ và lâu dài về tài chính cho các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ HTKD (hỗ trợ nhà cung cấp) hoặc nỗ lực thành lập các trung tâm và đơn vị cung cấp dịch vụ miễn phí hoặc giá rẻ cho thị trường (hỗ trợ doanh nghiệp sử dụng). Điều này chỉ hợp lí trong ngắn hạn, lúc đó, chi phí dịch vụ sẽ thấp và phù hợp khả năng thanh toán của khách hàng. Tuy nhiên, về lâu dài thì rất khó duy trì sự trợ cấp này, nhất là khi chúng ta đã mở cửa thị trường dịch vụ theo cam kết WTO. Hơn nữa, nếu cơ quan nhà nước và nhà tài trợ thay thế thị trường để cung cấp dịch vụ HTKD trực tiếp đến DNNVV sẽ làm mất đi tính cạnh tranh và sự năng động cần thiết của nền kinh tế. Vì vậy, định hướng đề xuất là phải phát triển thị trường dịch vụ HTKD một cách đồng bộ và bền vững. Trong thời gian đầu, tỉnh Thừa Thiên Huế đóng vai trò là điều tiết thị trường, hỗ trợ cung cầu. Những hỗ trợ này tập trung vào các nhóm dịch vụ cần thiết và cấp bách. Sau đó, hỗ trợ phải giảm dần cùng với sự phát triển của thị trường. Trên quan điểm này, chúng ta cần tách bạch vai trò của nhà cung cấp và người xúc tiến trên thị trường dịch vụ HTKD. Kinh nghiệm của nhiều quốc gia trong phát triển thị trường các dịch vụ này là không được đánh đồng vai trò của tổ chức xúc tiến với nhà cung cấp vì điều này thường gây ra mâu thuẫn quyền lợi cho các nhà cung cấp cạnh tranh. Tổ chức xúc tiến thường có chương trình phát triển trong khi nhà cung cấp có chương trình kinh doanh. Nhập hai vai trò này làm một thường dẫn đến những chương trình kém hiệu quả và gây lãng phí trong việc sử dụng nguồn lực. Hai là, phát triển thị trường dịch vụ HTKD phải dựa trên cơ sở phát huy vai trò của thành phần kinh tế tư nhân và tăng cường năng lực cạnh tranh cho DNTN. Thực tế cho thấy, DNNVV ngoài quốc doanh ở Thừa Thiên Huế chiếm tỉ trọng rất cao, chiếm 54%, tương ứng 1.898 trong tổng số 3.524 doanh nghiệp. Hơn nữa, thị trường này đang phát triển ban đầu và vẫn còn manh mún và gặp nhiều hạn chế trong việc cung ứng và sử dụng dịch vụ. Vì vậy, tập trung vào hỗ trợ các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh sẽ góp phần tạo ra một thị trường năng động hơn. Kinh nghiệm quốc tế cũng chỉ ra rằng các chương trình hỗ trợ truyền thống thường làm việc với các đơn vị nhà nước hoặc các cơ quan phi lợi nhuận, nhưng hiệu quả mang lại không cao khi chương trình kết thúc. Bên cạnh đó, môi trường cạnh tranh không bình đẳng giữa DNTN và DNNN đã tạo ra những cản trở lớn đối với sự phát triển của khu vực tư nhân, yếu tố cần thiết cho việc hình thành một lĩnh vực dịch vụ dịch vụ mang tính cạnh tranh ở Thừa Thiên Huế. Tuy nhiên, ngay cả khi thực hiện các biện pháp trên quy mô rộng để tạo ra môi trường bình đẳng, khu vực tư nhân non trẻ vốn chỉ dựa vào DNNVV vẫn chưa thể cạnh tranh trong nhiều ngành sử dụng kĩ năng cao và vẫn bị chi phối bởi DNNN và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Do đó, để tận dụng tối đa tiềm năng tăng trưởng của khu vực tư nhân, cần phải củng cố khả năng cạnh tranh của các DNTN. 149 Ba là, nên tập trung hỗ trợ kĩ thuật và khích lệ các nhà cung cấp tham gia vào thị trường mới và mở rộng các dịch vụ cung ứng thay vì tập trung hỗ trợ tài chính và trợ giá. Trợ cấp có thể làm giảm giá thành dịch vụ nhưng lại đi ngược lại cơ chế thị trường và làm thị trường dịch vụ HTKD phát triển méo mó. Các hỗ trợ kĩ thuật nên tập trung vào giai đoạn trước khi mua và sau khi mua, gồm các đầu việc cụ thể như: hỗ trợ để phát triển sản phẩm dịch vụ, sử dụng thử, xây dựng năng lực, nâng cao nhận thức, thu nhận những phản hồi của người sử dụng, Bốn là, khẩn trương tiến hành khảo sát thị trường dịch vụ HTKD ở Thừa Thiên Huế nhằm nắm bắt thông tin kịp thời để từ đó tiến hành hoạch định chiến lược phát triển dịch vụ HTKD dài hạn đến năm 2020. Hiện nay, ở Thừa Thiên Huế chưa có chiến lược phát triển thị trường dịch vụ HTKD mang tính dài hạn lẫn ngắn hạn. Qua đó cho thấy, thị trường trọng yếu này chưa nhận được sự quan tâm thích đáng từ chính quyền địa phương tỉnh Thừa Thiên Huế. Do đó, việc thay đổi nhận thức của xã hội nói chung và các cơ quan ban ngành nói riêng là thật sự cần thiết để có những bước đi đúng đắn trong sự phát triển chung của thị trường dịch vụ HTKD đối với DNNVV. Theo đó, bước đầu cần thành lập Trung tâm Xúc tiến Thị trường nhằm thực hiện những chức năng cơ bản như khảo sát thị trường (cung, cầu, cơ chế hoạt động), hoạch định chiến lược phát triển, tư vấn chính sách cho các cơ quan chức năng có thẩm quyền của tỉnh Thừa Thiên Huế. Đó cũng chính là sự định hướng của cơ chế trong việc phát triển thị trường này. 5. Kết luận Dịch vụ HTKD có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế và phát triển DNNVV [2, 3, 5, 9]. Vì vậy, nghiên cứu kinh nghiệm phát triển thị trường dịch vụ HTKD ở các nước trên thế giới có ý nghĩa sâu sắc đối với Việt Nam nói chung và Thừa Thiên Huế nói riêng trong việc phát triển thị trường này. Do đó, việc tập trung nguồn lực nhằm thay đổi nhận thức của xã hội nói chung và DNNVV nói riêng về vai trò của dịch vụ HTKD là việc làm cần thiết và cấp bách trong giai đoạn hiện nay ở Thừa Thiên Huế. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Trang Anh. Thị trường dịch vụ pháp lí: nhỏ nhưng trọng yếu. Tinmoi.vn, [internet], ngày 22/01/2010, có tại: nhung-trong-yeu-01111075.html, [Truy cập ngày 07/6/2010], 2010. [2]. Bộ Kế hoạch Đầu tư & Chương trình phát triển Liên hiệp quốc UNDP. Phát triển khu vực dịch vụ ở Việt Nam - chìa khóa cho tăng trưởng bền vững, Hà Nội, Việt Nam, 2005. [3]. Chính phủ. Nghị định 56/2009/NĐ-CP về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, Hà Nội, Việt Nam, 2009. [4]. Chính phủ. Nghị quyết 22/2010/NĐ-CP về việc triển khai Nghị định 56/2009/NĐ-CP về 150 trợ giúp phát triển DNNVV, Hà Nội, Việt Nam, 2010. [5]. Chương trình Phát triển các Doanh nghiệp Nhỏ của ILO. Tài liệu hội thảo quốc tế về Phát triển các thị trường thương mại cho BDS, Turin, Italia, 2003. [6]. Chương trình Phát triển dự án Mekong và Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương. Tài liệu hội thảo quốc tế về các dịch vụ phát triển kinh doanh tại Việt Nam, Hà Nội, Việt Nam, 2000. [7]. Dorothy I. Riddle và Trần Vũ Hoài. Chúng ta biết gì về thị trường Dịch vụ HTKD?, Tài liệu hội thảo quốc tế về các dịch vụ phát triển kinh doanh tại Việt Nam, Hà Nội, Việt Nam, 2000. [8]. Dự án hỗ trợ thương mại đa biên. Chiến lược tổng thể phát triển ngành dịch vụ tới năm 2020 và tầm nhìn tới năm 2025, Hà Nội, Việt Nam, 2009. [9]. Hoàng Văn Hải. Phát triển các dịch vụ hỗ trợ kinh doanh trên địa bàn Hà Nội trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, Hà Nội, Việt Nam, 2007. [10]. Trần Kim Hào. Thị trường dịch vụ phát triển kinh doanh cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam, Hà Nội, Việt Nam, 2005. [11]. Hiệp hội Kế toán công chứng Anh quốc, CLB Doanh nhân Sài Gòn và Báo Doanh nhân Sài Gòn. Tài liệu hội thảo về chiến lược cho các DNVVN Việt Nam vượt qua khủng hoảng, TP.HCM, Việt Nam, 2010. [12]. Mark Saunders, Philip Lewis và Adrian Thornhill. Phương pháp nghiên cứu trong kinh doanh, dịch giả: Nguyễn Văn Dung, NXB Tài Chính, TP.HCM, Việt Nam, 2010. [13]. Nguyễn Văn Phát. Phát triển dịch vụ hỗ trợ kinh doanh ở Thừa Thiên Huế, Báo cáo tổng kết đề tài cấp bộ B2006-ĐHH.06-08, Huế, Việt Nam, 2008. [14]. Philip Kotler. Quản trị marketing, dịch giả: Phan Thăng và Phan Đình Quyền, NXB Thống Kê, Hà Nội, Việt Nam, 2002. [15]. Phòng Thương mại & Công nghiệp Việt Nam - chi nhánh Đà Nẵng. Chuyên đề về thị trường BĐS tại Đà Nẵng, Đà Nẵng, Việt Nam, 2009. [16]. Phòng Thương mại & Công nghiệp Việt Nam, Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương và Tổ chức Hợp tác Kỹ thuật Đức. Môi trường pháp lý cho dịch vụ phát triển kinh doanh tại Việt Nam, Hà Nội, Việt Nam, 2003. [17]. Phòng Thương mại & Công nghiệp Việt Nam. Cam kết WTO về các dịch vụ kinh doanh, Hà Nội, Việt Nam, 2007. [18]. Nguyễn Đông Phong và Bùi Thanh Tráng. Dịch vụ phát triển kinh doanh ở TP. HCM- thực trạng và giải pháp. Tạp chí Phát triển kinh tế, 173, (2005), 9 - 12. [19]. Nguyễn Đông Phong và Bùi Thanh Tráng. Hoạt động quảng cáo tại thành phố HCM- 151 thực trạng và giải pháp. Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, 199, (2007), 29 - 33. [20]. Vũ Việt Quảng. Phát triển thị trường dịch vụ hỗ trợ kinh doanh. Tạp chí Phát triển kinh tế. 173, (2005), 5 - 8. A STUDY ON BUSINESS SUPPORT SERVICES MARKET DEVELOPMENT EXPERIENCE- APPLY TO PROPOSE DEVELOPMENT ORIENTION OF BUSINESS SUPPORT SERVICES MARKET FOR SMALL AND MEDIUM SIZED ENTERPRISES IN THUA THIEN HUE Le Quang Truc, Tran Van Hoa, Nguyen Viet Anh Hue College of Economics, Hue University SUMMARY Many studies have shown the necessity of business support service market development for small and medium enterprises (SMEs). The fact proved that business support services plays an important role in the development businesses and the economy as poverty reduction, economic growth, creating jobs and contributing to the overall social objectives. Currently, the number of SMEs in Thua Thien Hue province accounts for about 96% so the business support market development will have great significance in economic development. Hence, the study on business support services market development experience in developed countries, developing countries and other provinces in Vietnam, from which recommendations for business support services market development in Thua Thien Hue is necessary and urgent in order to contribute to the improving of the competitiveness of SMEs in Thua Thien Hue province.
File đính kèm:
- nghien_cuu_kinh_nghiem_phat_trien_thi_truong_dich_vu_ho_tro.pdf