Nghiên cứu khả năng xử lý độ màu nước thải dệt nhuộm bằng hệ quang xúc tác TiO2
TÓM TẮT
Nghiên cứu khả năng xử lý độ màu nước thải dệt nhuộm bằng hệ quang xúc tác TiO2
dạng bột trong quy mô phòng thí nghiệm đã được thực hiện. Trước tiên, chúng tôi tiến
hành khảo sát các thông số ảnh hưởng đến quá trình xử lý độ màu bằng hệ quang xúc tác
dạng bột, từ đó đưa ra điều kiện tối ưu hóa nhằm ứng dụng vào xử lý nước thải dệt nhuộm
thực tế bằng việc thêm các tác nhân bổ trợ như O2 và H2O2. Kết quả thu được cho thấy
việc thêm O2, H2O2 có thể tăng hiệu suất xử lý nước thải và hệ xúc tác TiO2 cho thấy có độ
bền rất cao, hoạt tính xử lý methylen xanh gần như không giảm sau 4 lần sử dụng liên tiếp.
Khi kết hợp hệ xúc tác TiO2 với O2/H2O2 để xử lý một số nguồn nước thải thật với đầu vào
có độ màu tương ứng với đầu ra của chuẩn cột B thì kết quả cho thấy trong thời gian 90
phút, độ màu của nước thải sau khi qua hệ xúc tác đều đạt tiêu chuẩn loại A của QCVN
13: 2008/BTNMT, dưới 50 Pt-Co. Kết quả này cho thấy khả năng ứng dụng hệ TiO2 kết
hợp O2/H2O2 vào thực tế là rất cao.
H2O. Do đó, gốc OH giảm dẫn đến hiệu suất phản ứng giảm. Với 1ml H2O2 thêm vào thì hiệu suất 46 xử lý độ màu tăng cao nhất, do đó 1 ml H2O2 là thể tích tối ưu. Vì vậy, trong các nghiên cứu sau, thể tích H2O2 là 1 ml được chọn để tiến hành thí nghiệm. 3.2.3. Nâng cao hiệu suất xử lý khi thêm O2 và H2O2 vào hệ Để nâng cao hiệu suất, O2 và H2O2 được thêm vào hệ tạo thành một hệ xúc tác mới. Hệ xúc tác O2, H2O2 và TiO2 khảo sát với methylene xanh 3x10-5M, khối lượng xúc tác 0,125g TiO2/250ml, nồng độ 1x10 - 5 M và 1 ml H2O2 trong khoảng thời gian là 30 phút ở cả hai hệ Vis và UV, sau đó lấy mẫu phân tích. Thực nghiệm cho ta có thể so sánh hiệu suất theo hình 7. Dựa vào biểu đồ trên ta có thể nhận xét H2O2 nâng hiệu suất phản ứng của hệ quang xúc tác cao hơn nhiều so với O2, hiệu suất từ 48% lên 81%. Hệ xúc tác H2O2, O2 và 0,125g TiO2/250ml nước thải ở nồng độ 3x10 -5 M với thời gian 30 phút có hiệu suất đạt 87%, cao hơn tất cả các điều kiện ở cùng thời gian khối lượng xúc tác và lượng khí O2 cung cấp vào hệ. Do đó điều kiện tối ưu để xử lý độ màu nước thải là 1 ml H2O2, O2 và 0,125g TiO2/250ml. Hình 7. So sánh hiệu xử lý ở các hệ xúc tác khác nhau 3.3. Mở rộng khảo sát Ứng dụng vào thực tế là một điều khá khó khăn đối với các nghiên cứu khoa học, nhằm đưa nghiên cứu thực tế hơn chúng tôi chọn một những điểm tối ưu của đề tài để chạy ứng dụng với một vài loại nước thải tổng hợp và trên nước thải thật. 3.3.1. Tiến hành thí nghiệm trên nước thải tổng hợp khác Như trình bày ở phần trên, đối với nước tổng hợp từ thuốc nhuộm acid orange và congo đỏ thực hiện thí nghiệm ở nồng độ 1x10 -5M với điều kiện tối ưu như khi thí nghiệm trên mẫu nước thải tự tổng hợp bởi thuốc nhuộm methylen xanh là 1ml H2O2, O2 và 0,125g TiO2/250ml. Để có thể kiểm chứng độ chính xác lại quá trình chạy mẫu thì chúng tôi tiến hành chạy thêm ba điều kiện là 0,125g TiO2/250ml; 0,125g TiO2/250ml kết hợp thêm O2 vào hệ và 47 0,125g TiO2/250ml kết hợp 1ml H2O2 thời gian tiến hành thí nghiệm là 30 phút. Hình 8 và 9 thể hiện hiệu suất xử lý ở 4 điều kiện. Hình 8. Khả năng xử lý thuốc nhuộm congo đỏ Hình 9. Khả năng xử lý thuốc nhuộm acid orange Dựa vào kết quả có thể thấy các nguồn nước thải khác nhau dù ở cùng nồng độ sẽ có ảnh hưởng khác nhau lên hiệu suất phản ứng do phụ thuộc vào cấu tạo hóa học, khối lượng phân tử của hợp chất màu. Xét về cấu tạo hóa học thì acid orange là thuốc nhuộm monoazo còn congo đỏ là diazo, congo đỏ có cấu tạo phức tạp và khối lượng phân tử lớn hơn so với acid orange, dẫn đến xúc tác oxy hóa thuốc nhuộm congo đỏ sẽ khó hơn so với acid orange. Do đó hiệu suất xử lý của acid orange cao 48 hơn so với congo đỏ, hiệu suất xử lý ở điều kiện tối ưu thì thuốc nhuộm congo đỏ là 67,22% còn acid orange với hiệu suất là 70,92% . Trong 30 phút với hiệu suất của hai mẫu nước thải tự tổng hợp đều xấp xỉ 70%, để có thể xử lý độ màu đạt tiêu chuẩn loại A của QCVN 13: 2008/BTNMT ta tiến hành khảo sát ở điều kiện tối ưu và tăng thời gian xử lý. 3.3.2. Tiến hành thí nghiệm với nước thải thực tế Tiến hành khảo sát bốn hệ quang xúc tác với cả hai loại đèn UV và Vis, trong quá trình chạy mô hình thì cứ 30 phút lấy mẫu đem ly tâm tách TiO2 sau đó trắc quang theo đường chuẩn đo độ màu đơn vị Pt-Co. Sau 90 phút, ở hệ đèn UV ở tất cả bốn điều kiện thì độ màu của nước thải đều đạt tiêu chuẩn loại A. Kết quả xử lý nước thải thật sau 90 phút được thể hiện trong hình 10. Hình 10. Khả năng xử lý độ màu nước thải thật của TiO2 trong 90 phút Dựa vào kết quả cho thấy, khả năng xử lý độ màu là rất cao đã đạt tiêu chuẩn loại A QCVN13:2008/BTNMT dưới 50Pt-Co. Và ở hệ quang xúc tác có sục khí oxy và thêm 1ml H2O2 với đèn UV là thấp nhất với 21Pt- Co và đèn Vis 65 Pt-Co đã gần đạt tiêu chuẩn loại A cần chạy với thời gian dài hơn để trong hệ đèn Vis đạt tiêu chuẩn. Ngoài ra, chúng tôi còn tiến hành khảo sát ở hệ quang xúc tác có sục khí oxy và thêm 1ml H2O2 với đèn UV với độ màu cao hơn là 1198 Pt-Co thì sau 90 phút độ màu giảm còn 151 Pt-Co gần đạt tiêu chuẩn loại B. 3.3.3. So sánh hiệu suất xử lý hệ UV/TiO2 và UV/CeO2 Trong quá trình thí nghiệm chúng tôi có chạy với xúc tác CeO2, là một chất mới được phát hiện và đang được các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu. Cerium (IV) oxit, còn được gọi là oxit ceric, ceria, xeri oxit hoặc xeri dioxide, là một oxit xeri kim loại đất hiếm, là bột có màu trắng vàng nhạt và công thức hóa học CeO 2. Cerium (IV) oxit kết hợp với kim loại như Ni, Cu, Pdvà oxit kim loại như ZnO, Al2O3, CuO , xử lý khí NOx, metan, các hợp chất hữu cơ khó phân 49 hủy như các hợp chất trong thuốc nhuộm, thuốc diệt cỏ[13] Để có thể so sánh một cách tương quan nhất vì hai chất xúc tác có khối lượng phân tử khác nhau do đó ở cùng một khối lượng thì số lượng hạt của CeO2 sẽ ít hơn so vơi TiO2. Do đó ta qui về số mol để có thể so sánh, lấy khối lượng của TiO2 làm chuẩn từ đó suy ra số mol và khối lượng thực tế của CeO2 cần dùng. Sau khi tính toán với 0,125g TiO2 và 0,2693g CeO2 là cùng số mol. Thí nghiệm tiến hành với hai hệ xúc tác UV/TiO2 và UV/ CeO2 với 250ml nước thải tự tổng hợp từ thuốc nhuộm methylen xanh có nồng độ M3 chạy liên tục trong 90 phút sau đó lấy mẫu trắc quang kiểm tra nồng độ. Kết quả thể hiện ở bảng 2 cho thấy hiệu suất xử lý độ màu của TiO2 cao hơn 65.8% so với CeO2. Bảng 2. So sánh hiệu suất xử lý của hệ xúc tác UV/TiO2 và UV/CeO2 Hệ xúc tác Độ hấp thu quang A Nồng độ Hiệu suất UV/TiO2 0.2495 3.87E-06 87.1% UV/CeO2 0.3822 2.36E-05 21.3% 4. KẾT LUẬN Dựa vào kết quả của quá trình khảo sát khả năng xử lý độ màu của nước thải dệt nhuộm với hệ quang xúc tác TiO2, một số kết luận được rút ra như sau: Bức xạ UV có khả năng phân hủy thuốc nhuộm MB, nồng độ dung dịch nước thải ảnh hưởng đến hiệu suất xử lý nhưng không nhiều, khối lượng xúc tác trong khoảng nghiên cứu (từ 0,125g đến 0,5g trong 250 ml dung dịch) ít ảnh hưởng đến hiệu suất xử lý, khi giảm khối lượng xúc từ 0,5g xuống còn 0,125g (thời gian xử lý trong 90 phút) thì hiệu suất chỉ giảm khoảng 5%. TiO2 có khả năng tái sử dụng cao, hiệu suất xử lý gần như không giảm sau bốn lần tái sử dụng. Oxy ảnh hưởng không lớn đến quá trình quang xúc tác TiO2 để oxy hóa các chất hữu cơ, trong khi đó, hydrogen peroxide ảnh hưởng nhiều đến khả năng xử lý của quá trình quang xúc tác. Thể tích hydrogen peroxide/250ml nước thải tối ưu là 1ml. Hệ quang xúc tác TiO2 khi sục thêm oxy và hydrogen peroxide nâng cao hiệu suất hơn nhiều so với hệ xúc tác UV/TiO2. Hệ xúc tác thêm H2O2, O2 với bức xạ UV có hiệu suất đạt 87% còn hệ xúc tác TiO2/UV đạt hiệu suất 48% trong 30 phút. Hiệu quả xử lý đối với nhưng loại thuốc nhuộm có cấu tạo hóa học đơn giản và khối lượng phân tử nhỏ hiệu quả hơn so với thuốc nhuộm khác có khối lượng phân tử lớn. Khảo sát trên nước thải tự nhiên với khoảng thời gian 90 phút ở tất cả các hệ khảo sát với đèn UV độ màu đều đạt tiêu chuẩn loại A dưới 50Pt-Co. 50 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Kamaljit Singh, Sucharita Arora (2011), Removal of Synthetic Textile Dyes From Wastewaters: A Critical Review on Present Treatment Technologies, environmental science and technology, 41, 807-878. 2. Lei Zhang, Jacqueline Manina Cole (2014), TiO2-assisted photoisomerization of azo dyes using self-assembled monolayers: case study on para-methyl red towards solar- cell applications, Applied Material and Interfaces, 6, 3742-3749. 3. Nguyễn Thị Hường (2011), Hiệu quả xử lý nước thải dệt nhuộm của hai phương pháp đông tụ điện hóa và oxi hóa bằng hợp chất fenton, Tạp chí khoa học và công nghệ, Đại học Đà Nẵng, số 6(35), 102-106. 4. Nguyễn Ngọc Lân, Nguyễn Thanh Thuyết, Lê Minh Đức (2001), Đánh giá hiệu quả xử lý nước thải dệt nhuộm bằng phương pháp đông tụ điện, Tuyển tập báo cáo toàn văn Hội nghị chuyên ngành điện hóa và ứng dụng, Đại học Quốc gia Hà Nội, 5. Nguyễn Đắc Vinh, Nguyễn Văn Nội, Lưu Văn Bôi, Nguyễn Hồng Hạnh (2006), Nghiên cứu tiền xử lý nước thải dệt nhuộm làng nghề Vạn Phúc bằng phương pháp keo tụ, Tạp chí Khoa học và Công nghệ, số 3, 62-67. 6. Phan Đình Tuấn, Nguyễn Trần Huyền Anh (2008), Nghiên cứu ứng dụng than tràm hoạt tính trong xử lý nước thải dệt nhuộm, Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ, T. 11, S. 8, 13-18. 7. Nguyễn Thị Xuân Nhân (2010), Nghiên cứu thực nghiệm xử lý màu hoạt tính trong nước thải dệt nhuộm bằng mô hình công nghệ sinh học kỵ khí hai giai đoạn, Khóa luận tốt nghiệp Đại học Kỹ thuật Công nghệ TP. HCM. 8. Bùi Thị Vụ (2011), Nghiên cứu xử lý nước thải dệt nhuộm bằng phương pháp keo tụ kết hợp oxy hóa H2O2 sử dụng hoạt hóa tia UV thử nghiệm trên mô hình pilot phòng thí nghiệm, Đề tài nghiên cứu khoa học của giảng viên trường Đại học dân lập Hải Phòng. 9. Andreozzi R., Caprio V., Insola A., Marotta R.(1999), Advanced Oxidation Processes (AOPs) for water furication and recovery, Catalysis Today, 53, 51-59. 10. Rein M. (2001), Advanced Oxidation Processes – Current Status And Prospects, Proc. Estonian Acad. Sci. Chem., 50 (2), 59–80. 11. Yunbing Hea Zumin Qiu, Xiaocheng Liu, Shuxian Yu (2005). Catalytic oxidation of the dye wastewater with hydrogen peroxide. Chemical Engineering and Processin, 44,1013–1017 12. Oyama T., Zhang T., Aoshima A., Hidaka H., Zhao J., Serpone N. (2001), Photooxidative N-demethylation of methylene blue in aqueous TiO2 dispersions under UV irradiation, Journal of Photochemistry and Photobiology A: Chemistry, 140, 163–172. 13. Mas Rosemal, H. Mas Haris, Kathiresan Sathasivam (2009), The removal of methyl red from aqueous solutions using banana Pseudostem Fibers, American Journal of applied sciences 6(9), 1690-1700. * Ngày nhận bài: 19/9/2014. Biên tập xong: 24/4/2015. Duyệt đăng: 04/5/2015.
File đính kèm:
- nghien_cuu_kha_nang_xu_ly_do_mau_nuoc_thai_det_nhuom_bang_he.pdf