Nghiên cứu khả năng chống oxy hóa của thiamine (Vitamin B1) bằng phương pháp phiếm hàm mật độ (DFT)
Tóm tắt
Hoạt tính chống oxy hóa của thiamine (vitamin B1) đã được nghiên cứu thông qua ba cơ chế chống oxy hóa chính: cơ chế chuyển nguyên tử hydro (HAT), chuyển đơn điện tử (SET) và chuyển proton (PT) bằng phương pháp lý thuyết phiếm hàm mật độ (DFT). Các thông số nhiệt động học đặc trưng như năng lượng phân ly liên kết (BDE), năng lượng ion hóa (IE), ái lực điện tử (EA) và ái lực proton (PA) đã được tính toán trong pha khí, nước và pentyl ethanoate (PEA) ở mức lý thuyết M05-2X/6-311++G(d, p)//M05-2X/6-31+G(d). Kết quả cho thấy các giá trị BDE thấp nhất tại vị trí C10-H lần lượt là 86,3; 88,9 và 87,3 kcal/mol trong pha khí, nước và PEA. Dung môi ít ảnh hưởng tới BDE, trong khi đó các giá trị PA, IE và EA giảm đáng kể khi tính trong dung môi. Như vậy khả năng chống oxy hóa của thiamine theo cơ chế HAT được ưu tiên trong pha khí. Dung môi tạo điều kiện thuận lợi cho thiamine thể hiện khả năng chống oxy hóa theo cơ chế PT và SET
d) trong pha khí Góc liên kết Góc (o) ∠C12−N3−C8 123,8 ∠C15−N4−C17 118,0 ∠C17−N5−C16 116,0 ∠C15−N6−H31 114,2 ∠C14−O2−H32 110,8 ∠C9−S1−C12 90,8 3.2. Khả năng chống oxy hóa của thiamine 3.2.1. Cơ chế chuyển nguyên tử H (hydrogen atom transfer - HAT) Trong nghiên cứu này, năng lượng phân ly liên kết X−H (X: C, N, O) trong pha khí, nước và PEA được tính toán ở mức lý thuyết M05-2X/6- 311++G(d,p)//M05-2X/6-31+G(d), kết quả tính toán được trình bày ở Bảng 3. 54 Bảng 3. Năng lượng phân ly liên kết (BDE) và ái lực proton (PA) của thiamine, axit ascorbic và trolox tính trong pha khí, nước và PEA ở mức lý thuyết M05-2X/6-311++ G(d,p)// M05-2X/6-31+ G(d) Liên kết BDE (kcal/mol) PA (kcal/mol) Khí Nước PEA Khí Nước PEA C8−H 87,9 88,9 90,1 270,8 60,8 62,4 C10−H 86,3 88,9 87,3 272,0 61,1 63,7 C12−H 119,7 123,8 122,0 255,1 44,4 46,7 C13−H 90,9 92,7 91,6 274,3 64,1 66,2 C14−H 94,1 96,0 94,8 302,9 90,0 92,7 C16−H 105,7 110,6 107,5 281,7 68,4 71,3 C18−H 92,2 94,1 93,2 294,4 63,7 71,9 N6−H 101,0 106,6 104,4 270,0 46,7 52,7 O2−H 106,4 107,0 104,9 277,5 57,4 65,4 Axit ascorbic 73,4 76,9 73,4 419,8 19,8 39,6 Trolox 77,3 79,0 77,3 333,8 24,2 56,5 Bảng 3 cho thấy trong pha khí, giá trị BDE giảm dần theo thứ tự ứng với các vị trí C12−H > O2−H > C16−H > N6-H > C14-H > C18- H>C13-H > C8-H > C10-H và theo thứ tự C12−H > C16−H > O2−H > N6-H > C14-H > C18-H > C13-H > C8-H > C10-H trong nước và PEA. Kết quả cũng cho thấy vị trí mà nguyên tử hydro dễ bị tách nhất trong cả ba pha là C10−H, với giá trị BDE nhỏ nhất trong pha khí, nước và PEA lần lượt là 86,3; 88,9 và 87,3 kcal/mol. Như vậy dung môi có ảnh hưởng tương đối nhỏ lên giá trị BDE, rõ ràng BDE tính trong dung môi nước và PEA cao hơn không đáng kể so với trong pha khí. So sánh với năng lượng phân ly liên kết của axit ascorbic (BDE pha khí: 73,4) và trolox (BDE pha khí: 77,3) ở cùng mức lý thuyết, ta nhận thấy giá trị BDE của thiamine lớn hơn BDE của các hợp chất chống oxy hóa thông dụng này. 3.2.2. Cơ chế chuyển proton (proton transfer - PT) Theo cơ chế PT, thiamine nhường một proton cho gốc tự do và giai đoạn này được đặc trưng bởi ái lực proton (PA). Khi giá trị PA càng nhỏ thì việc nhường proton diễn ra càng dễ và khả năng chống oxy hóa theo cơ chế PT càng cao. Giá trị PA đã được tính toán trong cả ba pha: khí, nước và PEA và được trình bày ở Bảng 3. Kết quả cho thấy, giá trị PA thấp nhất được tìm thấy tại vị trí C12−H. Ta cũng nhận thấy dung môi làm giảm đáng kể giá trị PA từ 255,1 kcal/ mol trong pha khí xuống lần lượt 44,4 và 46,7 kcal/mol trong nước và PEA. Kết quả này phù hợp với một vài nghiên cứu gần đây và được giải thích là do năng lượng solvat hóa của proton trong dung môi nhỏ hơn trong pha khí [8,9,13]. Như vậy khả năng nhường proton trong dung môi tốt hơn trong pha khí. So sánh với giá trị PA của axit ascorbic và trolox, PA trong pha khí PA(thiamine) < PA(axit ascorbic) < PA(trolox). Trong nước, PA(thiamine) > PA(trolox) > PA(axit ascorbic). Trong dung môi PEA, PA(axit ascorbic) < PA(thiamine) < PA(trolox). 3.2.3. Cơ chế chuyển đơn điện tử (single electron transfer - SET) Cơ chế chuyển một điện tử giữa chất chống oxy hóa tiềm năng và gốc tự do được đặc trưng bởi hai thông số hóa lý nội tại gồm: năng lượng ion hóa (IE) và ái lực điện tử (EA). Giá trị IE thể hiện khả năng nhường điện tử của chất chống oxy hóa cho gốc tự do, ngược lại giá trị EA thể hiện khả năng nhận điện tử từ gốc tự do. Giá trị IE càng thấp thì chất chống oxy hóa tiềm năng càng dễ dàng cho điện tử, trong khi đó giá trị 55 EA càng cao thì càng dễ nhận điện tử [6]. Giá trị IE và EA của thiamine được tính trong ba pha khí, nước và dung môi PEA được trình bày ở Bảng 4. Bảng 4. Năng lượng ion hóa (IE) và ái lực điện tử (EA) trong pha khí, nước và PEA tính ở mức lý thuyết M05-2X/6-311++G(d,p)//M05-2X/6-31+G(d) IE (kcal/mol) EA (kcal/mol) Pha khí Nước PEA Pha khí Nước PEA Thiamine 265,2 137,3 162,5 103,8 48,8 59,8 Axit ascorbic 188,1 129,1 141,1 11,2 36,6 27,7 Trolox 161,4 112,1 120,5 -15,6 5,1 -2,0 Kết quả chỉ ra, giá trị IE giảm dần trong ba pha khí, PEA và nước lần lượt là 265,2; 162,5 và 137,3 kcal/mol. Điều này cho thấy thiamine dễ dàng nhường điện tử cho gốc tự do trong dung môi. Tương tự, giá trị EA cũng giảm mạnh khi tính trong dung môi, giá trị tính được trong pha khí, PEA và nước lần lượt 103,8; 59,8 và 48,8 kcal/mol. Qua các kết quả trên ta thấy dung môi ảnh hưởng rất lớn đến năng lượng ion hóa IE và ái lực điện tử EA. Khi so sánh với một số hợp chất chống oxy hóa thông dụng như axit ascorbic và trolox tính toán ở cùng mức lý thuyết, ta thấy IE của thiamine trong cả ba pha khí, nước và PEA lớn hơn IE của các hợp chất chống oxy hóa này, ví dụ: IE của thiamine, axit ascorbic và trolox trong nước lần lượt là 137,3; 129,1 và 112,1 kcal/mol (Bảng 4). Như vậy khả năng nhường điện tử cho gốc tự do của thiamine kém hơn các hợp chất này. Ngược lại, khả năng nhận điện tử từ gốc tự do của thiamine mạnh hơn các hợp chất trên do giá trị EA của thiamine lớn hơn EA của trolox và axit ascorbic trong cả ba pha khí, nước và PEA, ví dụ: EA của thiamine, axit ascorbic và trolox trong nước lần lượt là 48,8; 36,6 và 5,1 kcal/mol (Bảng 4). Khi so sánh các giá trị BDE, PA và IE, EA; ta nhận thấy trong pha khí giá trị BDE nhỏ hơn các giá trị khác rất nhiều; ví dụ: BDE nhỏ nhất là 86,3 kcal/mol, trong khi đó PA, IE và EA lần lượt là 255,1; 265,2 và 103,8 kcal/mol. Ngược lại, trong nước và PEA thì BDE lại lớn hơn PA và EA rất nhiều, ví dụ BDE trong nước nhỏ nhất là 88,9 kcal/mol còn PA and EA lần lượt là 44,4 và 48,8 kcal/mol. Như vậy khả năng chống oxy hóa của thiamine theo cơ chế HAT được ưu tiên trong pha khí. Dung môi tạo điều kiện thuận lợi cho thiamine thể hiện khả năng oxy hóa theo cơ chế PT và SET. 4. Kết luận Trong nghiên cứu này, khả năng chống oxy hóa của thiamine đã được nghiên cứu thông qua ba cơ chế HAT, SET và PT bằng phương pháp phiếm hàm mật độ (DFT). Các thông số nhiệt động BDE, IE, EA và PA đã được tính toán ở mức lý thuyết M05-2X/6-311++G(d,p)//M05- 2X/6-31+G(d) trong ba pha khí, nước và PEA. Kết quả cho thấy theo cơ chế HAT, vị trí C10−H dễ cắt H nhất với giá trị BDE thấp nhất là 86,3; 88,9 và 87,3 kcal/mol lần lượt trong pha khí, nước và PEA. Thiamine dễ dàng nhường proton nhất tại vị trí C12−H với giá trị PA trong pha khí, nước và PEA lần lượt là 255,1; 44,4 và 46,7 kcal/mol. Dung môi ít ảnh hưởng tới giá trị BDE nhưng lại ảnh hưởng lớn tới giá trị PA, IE và EA. Như vậy thiamine có tiềm năng chống oxy hóa theo cơ chế PT và SET trong nước và PEA thông qua việc dễ dàng nhường proton cho gốc tự do và nhận điện tử từ gốc tự do (EA lần lượt là 48,8 và 59,8 kcal/mol trong nước và PEA). Khả năng nhận điện tử của thiamine tốt hơn trolox có thể giải thích cơ chế quét gốc tự do ABTS•+ mạnh từ kết quả thực nghiệm của Gliszczyńska- Świgło và cộng sự [6]. 56 Tài liệu tham khảo [1] Lobo, V.; Patil, A.; Phatak, A.; Chandra, N. Free radicals, antioxidants and functional foods: Impact on human health. Pharmacognosy reviews, 2010, 4 (8), 118-126. [2] Lee, H. S.; Lee, S. A.; Shin, H. S.; Choi, H. M.; Kim, S. J.; Kim, H. K.; Park, Y. B. A case of cardiac beriberi: a forgotten but memorable disease. Korean Circulation Journal, 2013, 43 (8), 569–572. [3] Polegato, B. F.; Pereira, A. G.; Azevedo, P. S.; Costa, N. A.; Zornoff, L. A.; Paiva, S. A.; Minicucci, M. F. Role of Thiamin in Health and Disease. Nutrition in Clinical Practice, 2019, 34(4), 558-564. [4] Liu, X.; Montissol, S.; Uber, A.; Ganley, S.; Grossestreuer, V. A.; Berg, K.; Heydrick, S.; Donnino, W. M. The effects of thiamine on breast cancer cells. Molecules, 2018, 23(6), 1464. [5] Lukienko, P.I.; Mel’nichenco, N.G.; Zverinskii I.V.; Zabrodskaya, S.V. Antioxidant properties of thiamine. Bulletin of Experimental Biology Medecine, 2000, 130 (9), 874-876. [6] Gliszczyńska-Świgło, A. Antioxidant activity of water soluble vitamins in the TEAC (trolox equivalent antioxidant capacity) and the FRAP (ferric reducing antioxidant power) assays. Food Chememistry, 2016, 96 (1), 131-136. [7] Frisch, M. J.; Trucks, G. W.; Schlegel, H. B.; Scuseria, G. E.; Robb, M. A.; Cheeseman, J. R.; Scalmani, G.; Barone, V.; Mennucci, B. and Petersson, G. A. Gaussian 09, Revision E.01, Gaussian, Inc., Wallingford CT, 2013. [8] Dao, D.Q.; Ngo, T.C.; Thong N. M.; Nam P. C. Is Vitamin A an Antioxidant or a Pro-oxidant?. The Journal of Physical Chemistry B, 2017, 121, 9348- 9357. [9] Ngo, T.C.; Dao, D.Q.; Thong N. M.; Nam P. C. A DFT analysis on the radical scavenging activity of oxygenated terpenoids present in the extract of the buds of Cleistocalyx operculatus. RSC Advances, 2017, 7, 39686-39698. [10] Thong N. M.; Duong T.; Pham L. T.; Nam P. C. Theoretical Investigation on the Bond Dissociation Enthalpies of Phenolic Compounds Extracted from Artocarpus Altilis Using ONIOM(ROB3LYP/6- 311++G(2df,2p):PM6) Method. Chemical Physics Letters, 2014, 613, 139-145. [11] Thong N. M.; Quang D. T.; Bui N. H. T.; Dao D. Q.; Nam P. C. Antioxidant Properties of Xanthones Extracted from the Pericarp of Garcinia Mangostana (Mangosteen): A Theoretical Study. Chemical Physics Letters, 2015, 625, 30-35. [12] Marenich, A.V.; Cramer, C. J.; Truhlar, D. G. Universal Solvation Model Based on Solute Electron Density and on a Continuum Model of the Solvent Defined by the Bulk Dielectric Constant and Atomic Surface Tensions. The Journal of Physical Chemistry B, 2009, 113, 6378-6396. [13] Ngo, T.C.; Nguyen, T. H.; Dao D.Q. Radical Scavenging Activity of Natural-based Cassaine Diterpenoid Amides and Amines. Journal of Chemical Information and Modelling, 2019, 59 (2), 766-776.
File đính kèm:
- nghien_cuu_kha_nang_chong_oxy_hoa_cua_thiamine_vitamin_b1_ba.pdf