Nghiên cứu, đánh giá các dạng tổ chức cây xanh trong bố cục tổng thể kiến trúc nhà vườn Huế (Khu vực Kim Long - Thành phố Huế)

TÓM TẮT

Huế nổi tiếng là trung tâm văn hoá của cả nước. Bên cạnh lăng tẩm, chùa chiền, cung

điện. nhà vườn Huế cũng là một phần của di sản văn hoá Huế với hơn 2000 công trình lớn

nhỏ khác nhau. Nhà vườn Huế là nơi kết hợp hài hoà giữa văn hoá kiến trúc con người nơi

đây với tự nhiên là nơi biểu đạt được giá trị văn hoá của con người Huế nói riêng và người

Việt Nam nói chung. Tuy nhiên, hiện nay số lượng nhà vườn Huế đang dần bị giảm đi bởi

vấn đề về thời gian, quá trình gia tăng dân số, sự phát triển kinh tế. Vì vậy, việc nghiên

cứu, phân tích đánh giá hiện trạng tổ chức cây xanh trong bố cục tổng thể kiến trúc nhà

vườn Huế nhằm nêu lên những thay đổi (biến dạng hoặc phá huỷ) đồng thời phân tích các

yếu tố ảnh hưởng đến những thay đổi đó trong việc tổ chức cây xanh trong bố cục tổng thể

kiến trúc nhà vườn Huế hiện nay. Qua đó làm cơ sở để đưa ra các giải pháp tổng thể nhằm

bảo tồn phát huy giá trị của nhà vườn Huế.

pdf13 trang | Chuyên mục: Kiến Trúc Dân Dụng | Chia sẻ: yen2110 | Lượt xem: 448 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt nội dung Nghiên cứu, đánh giá các dạng tổ chức cây xanh trong bố cục tổng thể kiến trúc nhà vườn Huế (Khu vực Kim Long - Thành phố Huế), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút "TẢI VỀ" ở trên
 đất đai, cây trái và kiến trúc (chính, phụ) thông thường 
là ngôi nhà rường truyền thống. Ở đó ngôi nhà đóng vai trò là trung tâm và thường nằm ở vị trí 
bất kỳ, nhưng bao giờ chúng ta cũng thấy có vườn trước, vườn sau. Các khoảng xanh ấy vây 
quanh ngôi nhà, làm nên một dạng đặc trưng về cảnh quan quen thuộc trong mắt chủ lẫn khách. 
Và cũng chính vì thế, chúng ta mới bàn đến sự nguyên vẹn của hệ thống cây trồng, và những lối 
thiết trí trong trồng trọt theo nguyên tắc chủng loại, căn cứ từ điểm chuẩn ngôi nhà, hay cụ thể 
hơn là từ không gian cư trú của chủ nhà, do đó việc phân chia diện tích dù ước lệ hay chia cắt 
riêng biệt thì rõ ràng nó không chỉ làm ảnh hưởng đến đặc điểm về mặt quy mô của những ngôi 
nhà vườn mà với những công trình hiện đại được xây thêm bên trong ngôi nhà vườn của con 
cháu, người mua hay các công trình phục vụ phát triển kinh tế ít nhiều đã làm thay đổi cấu trúc 
vườn truyền thống ở nơi đây, ngôi nhà rường truyền thống ở đây không còn đóng vai trò là 
trung tâm nữa mà nó đã bị các ngôi nhà hiện đại lấn át dẫn đến hệ thực vật bố trí xung quanh nó 
nó cũng bị thay đổi. 
Hình 5. Ngôi nhà số 18-20 Phú Mộng-Kim Long xưa kia đây là phủ của võ tướng Lê Văn Duyệt tuy 
nhiên hiện nay nó đã bị phân chia đất cho con cái hoặc bán. 
3.2. Sự thay đổi về mặt chức năng sử dụng 
 - Trước đây khi tổ chức bố cục vườn chủ nhân những ngôi nhà vườn chỉ muốn vườn để 
làm cảnh và không quan tâm đến đời sống kinh tế mà các chủng loại cây mang lại. Tuy nhiên 
hiện nay sự phát triển đời sống xã hội kéo theo các nhu cầu về kinh tế của con người chính điều 
này đã tác động đến cách thức bố trí cây trồng trong vườn truyền thống Huế. Theo đó người ta 
bắt đầu tính đến chuyện chuyên canh, chặt phá những giống cây không mang lại hiệu quả kinh 
Nghiên cứu, đánh giá các dạng tổ chức cây xanh trong bố cục tổng thể kiến trúc nhà vườn Huế  
176 
tế, nhiều loại cây dại được triệt hạ để làm củi; các giống cây cảnh hay cây tạo nét đẹp cho cảnh 
quan cũng co lại diện tích. Khu vườn được gọi là dạng "vườn rừng", "vườn tạp" của Huế dần 
dần mang tính chất quy hoạch qua sự can thiệp sâu hơn của chủ vườn vì lý do kinh tế. Cúng ta 
nhìn thấy rằng ở những khu vườn Huế trong thời gian này nhiều mảng trống từ việc triệt phá 
cây cối không hiệu quả, để biến chúng thành những vườn rau, vườn cây rải rác đây đó trong 
những góc nhỏ của "khu vườn xưa". Chính vì những tác động như vậy, diện tích vườn ở một số 
nơi vốn hẹp lại do những nguyên nhân vừa nêu, lại còn có sự điều chỉnh để phù hợp với hoàn 
cảnh sống đương thời, đã khiến nhiều ngôi vườn xứ Huế chịu sự thay đổi về mặt cảnh quan và 
chức năng. 
Hình 6. Ngôi nhà vườn số 67 Vạn Xuân-Kim Long khu vườn đã bị chuyển đổi sang trồng chuyên canh 
mà ở đây chủ yếu là chuối và cam. 
3.3. Sự du nhập các cách thức tổ chức, bố trí cảnh quan trong vườn theo chiều hướng hiện 
đại hoá đã làm mất đi nét đặc trưng riêng vốn có của những khu vườn truyền thống ở Huế 
 - Trong điều kiện đất nước mở cửa, nguồn thông tin cũng như mối giao lưu với khu 
vực và thế giới ngày càng mở rộng; kinh tế và đời sống con người ngày một nâng cao hơn, ngôi 
vườn xứ Huế lại có điều kiện vừa trở lại dần với cảnh quan xưa, lại vừa được chủ vườn bổ sung 
và uốn nắn theo những gì mình cảm nhận và tiếp thu từ những nguồn thông tin phong phú hiện 
đại có được. Khu vườn Huế bây giờ phát triển trên mặt cấu trúc, bố cục cũng như tính chất, 
phần nào đã hình thành nên nét đa dạng, phong phú hơn những khu vườn cổ truyền. 
 - Từ cây tạo bóng mát, cây cảnh, cây ăn trái, hoa... hiện nay đã được bổ sung nhiều loại 
từ miền Bắc, miền Nam cũng như từ khu vực và thế giới. Sự thay đổi này dễ nhìn thấy nhất ở 
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học – Đại học Huế Tập 5, Số 1 (2016) 
177 
lĩnh vực cây cảnh và hoa cảnh. Nhiều loại cây như cần thăng, mái chiếu thuỷ, sứ thái, trúc... đã 
được bổ sung cho khu vườn Huế nhiều tác phẩm tuyệt đẹp; các giống lan như venda, 
denrobium, cattleya, đại hồ điệp... ngày càng phong phú về chủng loại trên giàn lan của chủ 
vườn xứ Huế; bên hệ cây bản địa hay được thuần dưỡng từ lâu đời thiên về màu lạnh như địa 
lan, phong lan vốn có trong vườn Huế. 
3.4. Sự điều chỉnh về mặt cấu trúc và bố cục toàn khu vườn 
 - Sự chuyển dịch hay thay đổi hệ cây trồng chính là nguyên nhân dẫn đến sự điều chỉnh 
về mặt cấu trúc khu vườn. Các tầng cây xanh theo trục dọc cũng như sự phân bố các giống loài 
trên mặt bằng, ngày càng xa dần với mẫu hình truyền thống cũng bởi lý do trên. Một số cấu trúc 
được điều chỉnh để phù hợp và tạo nên giá trị sử dụng mới, phục vụ khách tham quan hoặc một 
số dịch vụ ẩm thực trong khung cảnh nhà vườn Huế. 
 - Tính chuyên canh ở một số loại cây trồng để đem lại giá trị kinh tế thực tiễn cho chủ 
cũng đã làm vườn Huế thay đổi về mặt bố cục, chất vườn rừng và vườn tạp của Huế cũng từ đó 
không còn đậm như trước nữa. 
 - Một số nhà vườn do điều kiện hoàn cảnh, đã trở thành ngôi từ đường của họ tộc, chi, 
nhánh và chúng không còn được chăm chút như khi có nhiều thành viên cư trú. Từ đó, một số 
kiến trúc bị đổ nát, nội thất bị hư hỏng mất mát, vườn bị hoang hoá, chúng vẫn tiếp tục tồn tại 
với chức năng thiên liêng, liên quan đến nhiều người, nhưng lại không thuộc quyền sở hữu của 
một người nào cả. 
Hình 7. Ngôi nhà vườn số 62 Nguyễn Hoàng-Kim Long khu vườn đã bị bỏ hoang diện tích vườn đã bị 
mất đi chỉ còn những mảnh sân trống cùng với hệ thực vật nghèo nàn. 
Nghiên cứu, đánh giá các dạng tổ chức cây xanh trong bố cục tổng thể kiến trúc nhà vườn Huế  
178 
4. KẾT LUẬN 
 - Ngôi nhà vườn truyền thống Huế bao gồm ngôi nhà và khuôn viên vườn được thiết kế 
bố cục theo một quy phạm thể hiện triết lý, văn hoá phong cách sống của con người ở vùng đất 
này. Trong mỗi một loại hình nhà vườn đều ẩn chứa các giá trị nghệ thuật mà những con người 
như chúng ta hôm nay cần phải tìm hiểu và lý giải cho bằng được. Bên cạnh hệ thống kiến trúc 
cung điện, lăng tẩm, chùa chiền ở Huế thì hình ảnh những ngôi nhà vườn nổi lên như một nét 
đẹp thể hiện đời sống tinh thần và vật chất của con người nơi đây và thật là thiếu xót nếu không 
nhắc đến nhà vườn khi nói về Huế. Tuy nhiên cùng với quá trình vận động phát triển của xã hội 
làm những nhu cầu của xã hội cùng với những quan niệm sống hiện đại của người dân đã ít 
nhiều tác động làm thay đổi, phá vỡ cấu trúc đặc trưng vốn có của các ngôi nhà vườn, làm mất 
đi những nét đặc trưng riêng của nó tiến dần đến tình trạng tương đồng, hoà hợp với những nơi 
khác. 
 - Chúng ta có thể nhận thấy rằng hiện nay xuất hiện trong những ngôi nhà vườn Huế 
hiện đại ít nhiều mang yếu tố ngoại lai, các giống cây trồng không còn mang đặc trưng của địa 
phương mà đã có sự du nhập từ các vùng miền khác trong nước và nước ngoài điển hình là sự 
xuất hiện nhiều loại hoa hồng, hoa lan, các loại bonsai, cây cỏ... Một số cây ăn trái được lai 
giống nhằm tăng năng suất phát triển kinh tế nhưng lại làm mất đi nét đặc trưng vốn có của nó ở 
nơi đây. Đó là chưa nói đến sự "nhập khẩu" của trường phái, phong cách, kiểu dáng, bố cục, 
thậm chí cả triết lý của ngôi nhà - khu vườn đã làm phai nhạt dần các giá trị đặc trưng vốn có 
của những ngôi nhà vườn Huế hiện nay. Vì vậy vấn đề bảo tồn thành phố vườn, nhà vườn Huế 
cần phải được nhìn nhận dưới nhiều góc độ khác nhau phải làm sao vừa bảo tồn các giá trị đặc 
trưng vốn có của nó đồng thời đáp ứng nhu cầu ngày càng phát triển về đời sống của chủ nhân 
trong những ngôi nhà vườn này. Muốn làm được như vậy thiết nghĩ phải có lộ trình, phân chia 
theo giai đoạn đi sâu vào tâm tư nguyện vọng của người dân. 
 - Tuy nhiên nội dung nghiên cứu ở đây mang tính điển hình chỉ dừng lại những khuôn 
viên vườn cổ chứa đựng nhiều dấu tích của lịch sử có giá trị cao, phần lớn những phân tích đánh 
giá dự trên tài liệu của các nhà nghiên cứu và hiện trạng thực tế qua quá trình khảo sát ở các khu 
nhà vườn của Huế hiện nay. Vì vậy tôi rất mong muốn đề tài này được mở rộng tiếp tục phát 
triển hơn nữa về số lượng nhà khảo sát trong tương lai để có thể đưa ra những con số sát nhất về 
thực trạng nhà vườn Huế hiện nay qua đó đề ra những giải pháp thực tiễn trong quá trình gìn giữ 
và bảo vệ nhà vườn truyền thống Huế. 
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học – Đại học Huế Tập 5, Số 1 (2016) 
179 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1]. Nguyễn Hữu Thông (2008). Nhà vườn xứ Huế, x.b 1, Nhà xuất bản văn nghệ, tr. 62–82. 
[2]. Nguyễn Hữu Thông, Phan Thuận An, Nguyễn Đắc Xuân, Trần Đình Hằng, Huỳnh Đình Kết, ... 
(2002). Di sản nhà vườn xứ Huế và vấn đề bảo tồn - Huế. Phân viện Nghiên cứu Văn hóa Nghệ 
thuật tại thành phố Huế xuất bản, tr 120. 
RESEARCH AND ESTIMATION OF THE ORGANIZATIONAL FORMS 
OF THE TREES IN THE OVERALL ARRANGEMENT OF HUE GARDEN HOUSE 
(KIM LONG AREA - HUE CITY) 
Le Van Thanh Hung
Department of Architecture, Hue University College of Sciences 
*Email:levanthanhhung@gmail.com 
ABSTRACT 
Hue is famous as a cultural centre of Viet Nam. Apart from tombs, pagodas, temples... Hue 
garden houses are also a part of Hue' cultural heritage with number around 2000 in total. 
Hue garden houses, which are harmoniously blended between the culture of human 
architecture with the randomness of nature, are a unique expression of the cultural values 
of Hue people in particular and Vienamese people in general. However, the quantity of Hue 
garden house has been gradually decreasing because of the damage of the time, increase in 
population, economic development... Therefore, research and estimate of the 
organizational forms of the trees in the overall arrangment of Hue garden house raise these 
changes (deform or destroy ) and analyze the factors affecting the changes in the 
organizational forms of the trees in the overall layout of the Hue garden houses today. 
Thereby, it establishes a basis for making the overall solutions to conserve and promote the 
values of the Hue garden houses. 
Keywords: trees, garden house, Hue. 

File đính kèm:

  • pdfnghien_cuu_danh_gia_cac_dang_to_chuc_cay_xanh_trong_bo_cuc_t.pdf