Bài giảng Thiết kế kiến trúc 2 - Chương 2: Mặt bằng tổng thể và tổ chức không gian xí nghiệp công nghiệp - Trương Thị Anh Thư

2.1 Nội dung chính của việc thiết kế mặt bằng tổng thể xí nghiệp công

nghiệp

2.1.1 Mục đích

Quy hoạch tổng mặt bằng xí nghiệp công nghiệp (XNCN) về cơ bản là đồ án

QHCT xây dựng XNCN tỷ lệ 1/500.

QH tổng mặt bằng XNCN là một trong những giai đoạn quan trọng trong quá

trình đầu tư xây dựng công nghiệp. Đây là giai đoạn chuyển các đề xuất, các phương án

về cơ cấu tổ chức các khu chức năng sang các giải pháp kiến trúc - xây dựng thực tế,

theo điều kiện địa hình cụ thể của lô đất và đặt cơ sở cho việc triển khai xây dựng các

tòa nhà và công trình trong các bước thiết kế tiếp theo.

Khi thiết kế mặt bằng tổng thể của một XNCN cùng một lúc chúng ta cần phải

giải quyết các vấn đề sau:

[1] Mối quan hệ giữa XNCN với KCN, CCN mà chúng được bố trí trong đó;

– Với thành phố và các khu dân cư kế cận;

– Các tuyến giao thông, bến cảng, ga đường sắt gần đó;

– Việc đi lại của công nhân từ khu ở đến xí nghiệp, v.v trong điều kiện

hiện tại và trong tương lai.

pdf28 trang | Chuyên mục: Kiến Trúc Dân Dụng | Chia sẻ: yen2110 | Lượt xem: 359 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt nội dung Bài giảng Thiết kế kiến trúc 2 - Chương 2: Mặt bằng tổng thể và tổ chức không gian xí nghiệp công nghiệp - Trương Thị Anh Thư, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút "TẢI VỀ" ở trên
 một số XNCN, hiện đã tổ chức bộ phận đảm bảo an ninh cho toàn XNCN 
trên cơ sở các trang thiết bị bảo vệ hiện đại. Sự xuất hiện của hệ thống đảm bảo an ninh 
này cũng làm thay đổi cách thức tổ chức các cổng bảo vệ, thường trực thường thấy trong 
các XNCN có quy mô vừa và nhỏ hiện nay ở Việt Nam. 
b) Bố trí bãi đỗ xe 
Trong XNCN người ta phân biệt 3 loại bãi đỗ xe: 
Các bãi đỗ xe khách tham quan, giao dịch và cho người lao động được bố trí tại 
khu vực cổng, thuận tiện cho việc đi lại và quan sát bảo quản. Xe ô tô con thường được 
Bãi đỗ xe cho khách 
đến tham quan, giao 
dịch
Bãi đỗ xe cho người lao 
động
Bãi đỗ xe vận chuyển 
hàng hoá
 Thiết kế Kiến trúc 2 -- 48 -- 
bố trí ngoài trời, chỉ tiêu bãi đỗ xe con có thể lấy 25m2/xe. Xe máy và xe đạp thường 
được bố trí trong nhà để xe, chỉ tiêu có thể lấy 5m2/xe. 
Bãi đỗ xe vận tải hàng hóa thường bố trí phía sau khu đất XNCN, có thể có mái 
che. Tiêu chuẩn diện tích bãi đỗ xe vận tải phụ thuộc vào loại xe và cách bố trí hàng đỗ 
xe, tối thiểu 85m2/xe. 
Để hạn chế các bức xạ nhiệt do mặt trời chiếu vào diện tích lớn của các bãi đỗ xe 
thường được làm bằng bê tông, cần dành diện tích để trồng cây lấy bóng mát. Nền của 
các bãi đỗ nên ghép bằng các miếng bê tông nhỏ để cỏ có thể mọc xen kẽ và tăng khả 
năng thoát nước mặt. 
c) Bốc dỡ hàng hóa 
Địa điểm bốc dỡ hàng trong XNCN có thể là các bãi ngoài trời, bãi có mái che 
hoặc là một phần của nhà kho. Mặt bằng bốc dỡ có thể là trên mặt nền hoặc trên các bệ 
bốc dỡ hàng. Phương tiện bốc dỡ có thể là xe nâng hoặc cần cẩu. Việc lựa chọn hình 
thức bốc dỡ, không gian và phương tiện bốc dỡ phụ thuộc chủ yếu vào khối lượng và 
đặc điểm của hàng hóa bốc dỡ. 
Khi thiết kế bệ bốc dỡ hàng cần chú ý đến: 
– Vị trí của bệ bốc dỡ. Chúng có thể nằm ở một phía hoặc có thể bên trong của 
công trình tùy theo nhu cầu về mức độ bốc dỡ. 
– Hình dạng của bệ bốc dỡ được lựa chọn phù hợp với việc bốc dỡ hàng từ phía 
đuôi xe hoặc phía bên của xe. Đối với bệ bốc dỡ nằm ngoài nhà để tránh mưa 
nắng người ta thường sử dụng mái che. Trong một số trường hợp bệ dỡ hàng 
có thể xây dựng thành các âu lùi sâu vào trong nhà, có cửa che chắn, để tránh 
ảnh hưởng bất lợi của không khí ngoài nhà khi trong nhà kho có hệ thống 
điều hòa hoặc là các kho mát. 
– Chiều cao của bệ bốc dỡ hàng phụ thuộc phần lớn vào phương tiện vận 
chuyển (ví dụ: đối với xe vận tải loại nhỏ bệ có chiều cao 0,6-1,2m; xe vận 
tải có tải trọng đến 13 tấn, bệ cao 1,1-2,4m..) 
2.5.2 Quy hoạch hệ thống thoát nước mưa và san nền 
Hệ thống thoát nước mưa trong XNCN hay trong KCN, CCN đều được thiết kế 
theo nguyên tắc tự chảy. Hướng tiêu nước và các điểm đấu nối với hệ thống thu gom 
nước mưa (vị trí, kích thước, cao độ đáy cống...) được xác định trong quy hoạch tổng 
thể thoát nước mưa của KCN, CCN hoặc của đô thị. 
Hệ thống thoát nước mưa trong XNCN chủ yếu thu gom nước mưa tại chính diện 
tích XNCN vào các tuyến cống tròn, hay cống hộp chạy dọc theo các trục đường quy 
hoạch đổ ra tuyến cống của đô thị hoặc KCN, CCN. Trong một số XNCN có quy mô rất 
lớn, tuyến cống thoát nước mưa có thể là các tuyến mương hở. 
Đối với các XNCN trong các KCN, CCN, khi bàn giao mặt bằng cho các doanh 
nghiệp thuê đất, lô đất XNCN đã được san nền sơ bộ. Trong quá trình xây dựng, lô đất 
sẽ được san nền hoàn thiện phù hợp với việc bố trí cụ thể các hạng mục công trình và 
 Thiết kế Kiến trúc 2 -- 49 -- 
hệ thống giao thông nội bộ của XNCN. Cơ sở cơ bản cho việc san nền hoàn thiện là cao 
độ san nền khống chế của các tuyến đường và các lô đất xây dựng kề liền. San nền hoàn 
thiện được kết hợp với việc trồng cây xanh, hồ nước cảnh quan, bậc lên xuống... 
Trong thiết kế quy hoạch chi tiết hệ thống thoát nước mưa và san nền tỷ lệ 1/500, 
các bản vẽ quy hoạch thể hiện các tuyến cống với các thông số về kích thước, cao độ 
đáy cống, độ dốc dọc và chiều dài của các tuyến cống; hệ thống các giếng thu, giếng 
thăm; miệng xả; hệ thống các đường đồng mức thiết kế với khối lượng san lấp...và chi 
phí xây dựng hệ thống thoát nước mưa và san nền. 
2.5.3 Quy hoạch hệ thống thoát cấp nước 
Nước trong XNCN bao gồm nước sinh hoạt, nước sản xuất và nước tưới cây rửa 
đường. Tiêu chuẩn tính toán nhu cầu nước sản xuất phụ thuộc vào loại hình công nghiệp 
của từng XNCN. 
Nước cấp cho XNCN được lấy từ đường ống cấp nước của KCN, CCN hoặc từ 
đô thị. Trong một số trường hợp XNCN tự khai thác từ nguồn nước ngầm/ nước mặt. 
Nước cấp từ đường ống cấp nước của KCN, CCN tiếp tục được xử lý tại XNCN. 
Từ trạm nước cấp của XNCN, sau khi xử lý theo yêu cầu phù hợp với chất lượng nước 
sinh hoạt và nước sản xuất, nước sạch được dẫn tới các hạng mục công trình thông qua 
hệ thống các đường ống bố trí chạy dọc theo các trục đường quy hoạch. 
Trong thiết kế quy hoạch chi tiết hệ thống cấp nước tỷ lệ 1/500, các bản vẽ quy 
hoạch tính toán nhu cầu dùng nước và thể hiện vị trí và sơ đồ bố trí trạm lọc nước, hệ 
thống mạng lưới đường ống phân phối với các thông số về đường kính, vị trí bố trí dọc 
theo hè đường; vị trí các họng cứu hoả...và chi phí xây dựng hệ thống cấp nước. 
2.5.4 Quy hoạch hệ thống cấp điện 
Điện trong XNCN gồm điện sản xuất, điện sinh hoạt và chiếu sáng ngoài nhà. 
Tiêu chuẩn tính toán nhu cầu cấp điện sản xuất phụ thuộc vào loại hình công nghiệp của 
từng XNCN. 
Hệ thống cấp điện ngoài nhà trong XNCN gồm: 
– Tuyến dây trung thế 22KV từ điểm đấu nối với tuyến dây trung thế 22KV 
của KCN, CCN bên ngoài hàng rào lô đất đến trạm hạ thế 22/0,4KV. 
– Trạm hạ thế 22/0,4KV cấp điện cho các hộ phụ tải. Các trạm hạ thế trong 
XNCN thường là các trạm xây, bán kính cung cấp cho các phụ tải 300-400m. 
Tuỳ quy mô của XNCN có thể có một hoặc vài trạm (mỗi trạm có công suất 
250;400;560 hoặc 1000KVA) 
– Tuyến dây hạ thế 0,4KV đi từ trạm hạ thế vào từng công trình và tới các cột 
đèn chiếu sáng. 
Toàn bộ các tuyến dây trung thế 22KV và hạ thế 0,4KV đều được đi ngầm trong 
các hào cáp chạy dọc theo các trục đường. 
Để đảm bảo cho việc cấp điện liên tục, trong các XNCN người ta thường hay bố 
trí một trạm phát điện dự phòng cho trường hợp xảy ra sự cố trên mạng chung. Hệ thống 
 Thiết kế Kiến trúc 2 -- 50 -- 
cấp điện dự phòng này cấp điện cho các công trình có yêu cầu hoạt động liên tục theo 
thời gian, các bộ phận quản lý, điều khiển, an ninh... 
Trong thiết kế quy hoạch chi tiết hệ thống cấp điện tỷ lệ 1/500, các bản vẽ quy 
hoạch tính toán nhu cầu dùng điện và thể hiện vị trí bố trí các trạm hạ thế; vị trí và sơ 
đồ bố trí trạm phát điện dự phòng; hệ thống các tuyến điện hạ thế cấp điện cho từng 
hạng mục công trình; hệ thống cấp điện chiếu sáng đến vị trí từng cột đèn chiếu sáng 
đường....và chi phí xây dựng hệ thống cấp điện. 
2.5.5 Quy hoạch hệ thống thoát nước thải và vệ sinh môi trường: 
Nước thải trong XNCN bao gồm nước thải công nghiệp và nước thải sinh hoạt. 
Khối lượng nước thải phải thu xử lý được tính tối thiểu 80% khối lượng nước cấp. 
Hệ thống thoát nước thải trong XNCN gồm: 
– Hệ thống cống, rãnh thu gom nước thải của từng công trình dẫn về trạm xử 
lý nước thải của XNCN. 
– Tại trạm xử lý nước thải, nước thải sau khi được xử lý đáp ứng các yêu cầu 
về chất lượng xử lý nước thải mới được đổ vào hệ thống thoát nước thải của 
KCN, CCN. Tại điểm đấu nối vào hệ thống thoát nước thải KCN, CCN người 
ta lắp đặt các thiết bị quan trắc môi trường để kiểm tra chất lượng nước. 
Rác thải trong XNCN từ các công trình sau khi được phân loại thành rác thải độc 
hại và không độc hại được tập trung vào điểm tập kết rác thải của XNCN. Rác thải không 
độc hại sẽ được chuyển đến nơi xử lý rác thải của KCN, CCN hoặc của đô thị. 
Rác thải độc hại của XNCN sẽ do doanh nghiệp tự tổ chức xử lý theo yêu cầu quy 
định của Nhà nước về môi trường. 
Trong thiết kế quy hoạch chi tiết hệ thống thoát nước thải và vệ sinh môi trường 
tỷ lệ 1/500, các bản vẽ quy hoạch tính toán nhu cầu nước thải và rác thải phải thu gom 
xử lý, thể hiện vị trí và sơ đồ bố trí trạm xử lý nước thải và bãi tập trung rác thải; thể 
hiện mạng lưới tuyến cống thoát nước thải với các thông số về kích thước, cao độ đáy 
cống, độ dốc dọc và chiều dài của các tuyến cống; hệ thống các giếng thu, giếng thăm; 
điểm đấu nối với hệ thống ngoài hàng rào....và chi phí xây dựng hệ thống thoát nước 
thải và thu gom rác thải. 
2.5.6 Quy hoạch hệ thống cấp hơi, cấp nhiệt 
Tuỳ theo từng loại XNCN có yêu cầu về hệ thống này mà bố trí. Hệ thống cấp 
hơi, cấp nhiệt có thể cung cấp theo kiểu tập trung hoặc phân tán tại từng công trình. 
Hệ thống cấp hơi, cấp nhiệt tập trung thông thường gồm có: Trạm cấp hơi, cấp 
nhiệt và các tuyến đường ống dẫn từ trạm này đến các công trình có nhu cầu. 
2.5.7 Bố trí tổng hợp đường dây, đường ống kỹ thuật: 
Các tuyến hạ tầng kỹ thuật như cấp nước; thoát nước mưa, nước thải; cấp điện; 
cấp hơi, cấp nhiệt...có thể bố trí theo các dạng: 
 Thiết kế Kiến trúc 2 -- 51 -- 
– Bố trí dưới đất, theo hình thức đặt riêng từng hệ thống hay có thể bố trí chung 
trong các hộp kỹ thuật, thậm chí trong các tuynen ngầm. Các tuyến kỹ thuật 
bố trí chung trong hộp kỹ thuật/ tuy nen thường là: tuyến cấp nước; cấp điện 
và thông tin. 
– Bố trí trên mặt đất theo dạng đặt trực tiếp trên bề mặt đất; đặt trên các trụ hay 
giá đỡ (ô tô có thể đi qua phía dưới) hoặc bám dọc vào công trình. Việc bố 
trí trên mặt đất thuận tiện cho việc nhanh chóng phát hiện các sự cố để sửa 
chữ 
 Thiết kế Kiến trúc 2 -- 52 -- 
Hình 29: Sơ đồ 
bố trí cổng ra 
vào nhà máy. 
 Thiết kế Kiến trúc 2 -- 53 -- 
Hình 30: Ví dụ về hệ thống đường ống kỹ thuật bố trí trên mặt đất, trên các giá đỡ 
CÂU HỎI CUỐI CHƯƠNG 2 
– Mặt bằng tổng thể của xí nghiệp công nghiệp: mục đích, nguyên tắc thiết kế mặt 
bằng tổng thể XNCN, phân khu chức năng trong khu XNCN. 
– Các giải pháp quy hoạch tổng mặt bằng XNCN, vẽ sơ đồ minh họa, nêu các đặc 
điểm của từng giải pháp. 
– Vẽ sơ đồ quy hoạch tổng mặt bằng 1 khu XNCN, ghi chú các công trình, phân 
tích luồng người/ luồng hàng. 

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_thiet_ke_kien_truc_2_chuong_2_mat_bang_tong_the_va.pdf
Tài liệu liên quan