Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới việc áp dụng kế toán quản trị

Mô hình các nhân tố ảnh hưởng tới việc áp dụng kế toán quản trị

được xây dựng dựa trên các lý thuyết về ý định hành vi và lý thuyết

về sự đổi mới trong các tổ chức. Vận dụng các lý thuyết về hành vi

sẽ lý giải được nguyên nhân dẫn tới việc quyết định áp dụng hay

không áp dụng kế toán quản trị của các nhà quản trị.

Ngoài ra, việc quyết định thay đổi hoặc đổi mới trong một tổ chức

còn chịu sự ảnh hưởng bởi các điều kiện bên trong và bên ngoài của

tổ chức. Do vậy, ngoài nhân tố mang tính cá nhân của nhà quản trị,

mô hình còn vận dụng lý thuyết về sự đổi mới trong tổ chức để xác

định các nhân tố bên trong và bên ngoài tổ chức. Kết quả của việc

vận dụng các lý thuyết trên đã xác định được ba nhân tố chính có

ảnh hưởng tới việc áp dụng kế toán quản trị, đó là: 1- Nhân tố thuộc

về nhà quản trị; 2- Nhân tố bên trong tổ chức và 3 - Nhân tố bên

ngoài tổ chức.

pdf7 trang | Chuyên mục: Kế Toán Quản Trị | Chia sẻ: yen2110 | Lượt xem: 285 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt nội dung Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới việc áp dụng kế toán quản trị, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút "TẢI VỀ" ở trên
hông xét tới cá nhân đó thuộc
tổ chức cụ thể nào thì nhân tố
“chuẩn mực chủ quan” được coi là
nhân tố liên quan đến các tác động
từ bên ngoài. Nhân tố này đã không
Hình 6. Mô hình UTAUT
Hình 7. Mô hình áp dụng công nghệ của Pindaro (2007)
Nguồn: Venkatesh và các cộng sự (2003)
Nguồn: Pindaro (2007)
Tạp chí Kế toán & Kiểm toán số tháng 11/201946
Nghiên cứu trao đổi
được các mô hình nghiên cứu
(TAM, R-TAM, UTAUT và mô
hình áp dụng công nghệ của Pin-
daro) xem xét ảnh hưởng tới thái độ
của cá nhân nhà quản trị về việc đổi
mới trong DN. Điều này rất dễ hiểu
bởi thái độ của cá nhân về việc sử
dụng sản phẩm mới hay dịch vụ
mới khác với thái độ cá nhân nhà
quản trị về việc đổi mới trong DN.
Nói cách khác, đổi mới cá nhân
khác với đổi mới tổ chức. Chính vì
vậy, nhân tố “chuẩn mực chủ quan”
trong các mô hình TRA, TPB đã
biến tướng thành những nhân tố
thuộc về tổ chức hoặc bên ngoài tổ
chức khi nghiên cứu sự thay đổi
trong tổ chức. 
Đối với nhân tố thuộc bên ngoài
tổ chức có ảnh hưởng tới sự đổi
mới của tổ chức, tác giả Roger
(1995) chỉ đề cập tới “tính mở của
tổ chức” theo Hình 5. Đây là một
khái niệm trừu tượng và cần phải
được làm rõ các thang đo để đánh
giá được tính mở của tổ chức.
Trong mục này, tác giả không đề
cập sâu vào thang đo đánh giá tính
mở của tổ chức do Roger đề xướng.
Kế thừa Lý thuyết phổ biến cái
mới DOI của Roger, khi xây dựng
mô hình UTAUT, Venkatesh và các
cộng sự cũng đã xem xét tới yếu tố
bên ngoài của tổ chức có ảnh
hưởng tới ý định áp dụng công
nghệ mới. Nhân tố này đã được thể
hiện qua nhân tố “ảnh hưởng xã
hội” được trình bày trong mô hình
UTAUT đã đề cập trong Hình 6. 
Cũng liên quan đến sự đổi mới
nhưng trong lĩnh vực áp dụng công
nghệ thông tin, Pindaro đã không
dựa theo các mô hình TRA, TPB,
TAM hay UTAUT để đi tìm
nguyên nhân dẫn đến việc áp dụng
cơ sở dữ liệu mã nguồn mở trong
DN theo góc độ hành vi cá nhân.
Do vậy, mô hình nghiên cứu của
Pindaro chỉ đề cập tới những nhân
tố thuộc về bên trong và bên ngoài
tổ chức. Những yếu tố đó được Pin-
daro xem xét đó là: (1) công nghệ;
(2) môi trường; (3) tương thích
công nghệ và (4) đặc thù kinh
doanh. Các yếu tố này đã được
trình bày ở Hình 7.
Mô hình nghiên cứu đề xuất
Qua việc nghiên cứu, phân tích
và so sánh các mô hình lý thuyết
của các học giả trước đây, tác giả
cho rằng, mô hình TRA, TPB có
thế mạnh trong việc nghiên cứu ý
định hành vi, đặc biệt là hành vi
người tiêu dùng. Tuy nhiên, khi
nghiên cứu thái độ hành vi nhà
quản trị thì nên loại bỏ nhân tố
“chuẩn mực chủ quan” trong các
mô hình trên và cần phải dựa trên
mô hình TAM, R-TAM để áp dụng
cho phù hợp với đối tượng nghiên
cứu là tổ chức hoặc DN. Mặc dù
vậy, mô hình TAM lại chưa đề cập
tới những nhân tố thuộc về DN
cũng như môi trường kinh doanh,
tuy R-TAM đã có sự bù đắp khiếm
khuyết này do Mathieson (2001) đề
xuất nhưng cũng chưa hoàn chỉnh.
Do vậy, tác giả nghiên cứu đã vận
dụng thêm Lý thuyết về phổ biến
cái mới (DOI) để hoàn thiện cho
mô hình. Tuy nhiên, mô hình DOI
lại không nghiên cứu sâu về các
nhân tố ảnh hưởng tới thái độ hành
vi của nhà quản trị đối với việc đổi
mới tổ chức, do vậy, vẫn cần phải
sử dụng các mô hình TRA, TPB,
TAM và R-TAM để hỗ trợ. 
Ngoài ra, nhân tố thuộc về bên
ngoài tổ chức trong mô hình DOI
có phần trừu tượng và cần bổ sung
thêm các yếu tố mới. Về vấn đề
này, tác giả đề xuất bổ sung thêm
những yếu tố mang tính thể chế và
sẽ được cụ thể hoá bằng những
thang đo được giới thiệu trong một
nghiên cứu khác. Kế thừa các điểm
mạnh của các mô hình trên, tác giả
đề xuất mô hình nghiên cứu các
nhân tố ảnh hưởng tới việc áp dụng
KTQT trong các DN để gợi ý cho
các nghiên cứu chuyên sâu sau này
như hình 8.
Khái niệm về các nhân tố trong
mô hình nghiên cứu:
1 - Cảm nhận tính hữu ích: được
định nghĩa là mức độ mà một cá
nhân đánh giá việc áp dụng công
nghệ mới sẽ dẫn đến sự tăng hiệu
quả công việc. Davis (1989) nhấn
mạnh vào từ “hữu ích” với hàm ý
nhiều hơn về khả năng được sử
dụng một cách thuận lợi. Ngoài ra,
tính hữu ích còn thể hiện ở việc cá
nhân có thể lựa chọn công nghệ mà
họ không đặc biệt thích nhưng họ
nhận thấy rằng công nghệ mới này
sẽ làm tăng hiệu quả hoạt động
(Davis và các cộng sự, 1992),
(Davis, 1989). Nhân tố “Cảm nhận
tính hữu ích” trong mô hình này
được Venkatesh thay đổi thành “kỳ
vọng kết quả thực hiện” và được
định nghĩa là “mức độ mà một cá
nhân tin rằng việc sử dụng một hệ
thống sẽ giúp họ đạt được hiệu quả
công việc” (Venkatesh và các cộng
sự, 2003, tr. 447). Áp dụng công
nghệ mới trong DN cũng có nét
tương đồng với việc áp dụng
KTQT trong công tác quản lý. Nhà
quản trị có thái độ tích cực nếu họ
cảm thấy việc áp dụng KTQT giúp
họ có được các quyết định tốt hơn.
2 - Cảm nhận dễ sử dụng: được
định nghĩa là nhận thức của một cá
nhân cho rằng việc sử dụng công
nghệ mới sẽ không cần nhiều nỗ
lực của cá nhân đó. Người sử dụng
công nghệ mới có thể sử dụng công
nghệ một cách dễ dàng về mặt nỗ
lực và mối quan hệ giữa nỗ lực và
nhận thức về lợi ích là một mối
quan hệ tích cực đối với công nghệ
được sử dụng (Davis, 1989). Nhân
tố “cảm nhận dễ sử dụng” được tác
giả kế thừa từ mô hình TAM nhưng
đối chiếu với mô hình UTAUT thì
nhân tố này chính là “kỳ vọng về
nỗ lực” được định nghĩa là “độ dễ
liên quan đến việc sử dụng hệ
thống” (Venkatesh và cộng sự,
2003, tr. 450).
3 - Thái độ của nhà quản trị:
Thái độ của một cá nhân đối với
việc tiếp nhận một hành vi sẽ được
Tạp chí Kế toán & Kiểm toán số tháng 11/2019 47
Nghiên cứu trao đổi
xác định bởi nhận thức của cá nhân
đó về hậu quả của hành vi dù tích
cực hay tiêu cực (Davis và các
cộng sự 1982). Trước khi có ý định
áp dụng công nghệ mới hay áp
dụng KTQT, nhà quản trị phải có
thái độ cụ thể về vấn đề này. Nếu
nhà quản trị có thái độ tích cực thì
sẽ có ý định áp dụng,ngược lại, nếu
không có thái độ tốt sẽ cản trở ý
định áp dụng. Dựa theo mối quan
hệ giữa “thái độ” tích cực hay tiêu
cực tới “ý định áp dụng kế toán
quản trị” thì “thái độ” là một biến
độc lập. Tuy nhiên, để có “thái độ”
cụ thể (tích cực hay tiêu cực) thì
còn phụ thuộc vào nhận thức về
“tính hữu ích” và “khả năng áp
dụng” của nhà quản trị. Trong mối
quan hệ này, “thái độ” là một biến
phụ thuộc.
4 - Các yếu tố thuộc về DN:
Đây là một nhân tố có nội hàm
rộng hơn so với nhân tố “điều kiện
thuận tiện” trong mô hình UTAUT
cũng như nhân tố “nhận thức nguồn
lực” trong mô hình R-TAM và
nhân tố thuộc về tổ chức trong mô
hình áp dụng công nghệ của Pin-
daro (2007). Các yếu tố thuộc về
DN có thể là những “điều kiện
thuận tiện” và cũng có thể là những
“cản trở” đối với việc áp dụng một
công nghệ trong tổ chức. Các yếu
tố thuộc về tổ chức là một tập hợp
các thuộc tính, đặc điểm và năng
lực (cả về nhân lực và tài chính)...
mà tổ chức đó hiện có. Những yếu
tố này là một trong những điều kiện
để nhà quản trị cấp cao, hay những
người đứng đầu tổ chức có ý định
thực hiện đổi mới tổ chức đó.
5 - Các yếu tố bên ngoài DN: đó
là những yếu tố thuộc môi trường
kinh doanh của DN, bao gồm cả
các quy định pháp lý (nếu có).
Nhân tố này cũng có nội hàm giống
như nhân tố “ảnh hưởng xã hội”
trong mô hình UTAUT. Tuy nhiên,
khái niệm về nhân tố “ảnh hưởng
xã hội” có phần phù hợp hơn đối
với các nghiên cứu hành vi người
tiêu dùng. Dù sử dụng khái niệm
như thế nào nhưng bản chất của nó
sẽ được mô tả bởi những thang đo
để đánh giá. Trong mô hình này, tác
giả sẽ kế thừa một số thang đo của
Roger (1995) và Venkatesh (2003)
để xác định các nhân tố bên ngoài
và có bổ sung một số thang đo phù
hợp với điều kiện ở Việt Nam. 
6 - Ý định áp dụng: trước khi đi
đến quyết định áp dụng KTQT hay
thực hiện một sự đổi mới trong DN
thì những người lãnh đạo cấp cao
nhất của tổ chức phải có ý định
thay đổi. Ý định thực hiện đổi mới
xuất phát từ thái độ tích cực của
nhà quản trị và những yếu tố thuận
lợi cho việc thực hiện thay đổi. Do
vậy “ý định thực hiện hành vi” là
một biến phụ thuộc. 
7 - Thực hiện áp dụng: là khâu
cuối cùng của quá trình nhận thức
nhằm cụ thể hoá ý định thành
hành động cụ thể. Chỉ khi nào DN
có ý định thay đổi thì khi đó mới
có thể thực hiện thay đổi đó. Trên
thực tế, ý định là điều kiện cần
cho việc thực hiện thay đổi, tuy
nhiên, giữa ý định và thực hiện có
thể vẫn còn khoảng cách vì lý do
nào đó. Việc nghiên cứu các nhân
tố ảnh hưởng đến khoảng cách
này cũng có thể được coi là một
chủ đề thú vị mà các nghiên cứu
sau cần khai thác.
Tài liệu tham khảo
1. Ajzen, I. and Fishbein, M. (1975),
Belief, Attitude, Intention and Behavior: An
Introduction to Theory and Research, Ad-
dition-Wesley, Reading, MA. 
2. Ajzen, Icek. “The Theory of Planned
Behavior” Organizational Behavior &
Human Decision Processes, Dec 1991, Vol.
50 Issue 2, p 179-211, 33p
3. Davis, Fred D., Bagozzi, Richard P.,
Warshaw, Paul R. “User Acceptance Of
Computer Technology. A Comparison Of
Two Theoretical Models.” Management
Science, Aug89, Vol. 35 Issue 8, p982, 22p.
4. Mathieson, Kieren and Chin W.
Wynne “Extending the Technology Accept-
ance Model: The Influence of Perceived
User Resources.” (2001) The DATA BASE
for Advances in Information Systems, Vol
32 Issue 3 p.86, 26p.
5. Pindaro Epaminonda, Demertzoglou
(2007), “An Exploration of the Factors Af-
fecting Consideration of Usage of Open
Source Databases in Organizations”, Pro-
quest Dissertations Publishing.
6. Rogers E.M (1995), Diffusion of in-
novations, The Free Press New York.
7. Taylor, Shirley, Todd, Peter A.
(1995), “Understanding Information Tech-
nology Usage: A Test of Competing Mod-
els”, Information Systems Research, Vol. 6
Issue n2, pl44, 33p
8. Venkatesh, V . (2000), ‘Determinants
of Perceived Ease of Use: Integrating Con-
trol, Intrinsic Motivation, and Emotion into
the Technology Acceptance Model’, Infor-
mation Systems Research, pp. 342-365.
Hình 8. Mô hình nghiên cứu đề xuất của tác giả
Tạp chí Kế toán & Kiểm toán số tháng 11/201948
Nghiên cứu trao đổi

File đính kèm:

  • pdfnghien_cuu_cac_nhan_to_anh_huong_toi_viec_ap_dung_ke_toan_qu.pdf