Mối quan hệ giữa công cụ kế toán quản trị chiến lược và vốn trí tuệ

Giá trị thích hợp của tài sản vô hình đang ngày càng tăng trong

doanh nghiệp, được phản ánh khi mà khoảng cách giữa giá trị thị

trường và giá trị sổ sách của doanh nghiệp ngày càng nhiều, là biểu

hiện của việc kế toán tài chính không phản ánh một cách đầy đủ giá

trị và nguồn lực của doanh nghiệp. Nhiều nhà nghiên cứu tìm thấy

rằng, sự chênh lệch giữa giá trị thị trường và giá trị sổ sách của

doanh nghiệp là vốn trí tuệ của doanh nghiệp. Do đó, ngày càng

nhiều doanh nghiệp quan tâm đến vốn trí tuệ và tìm cách làm sao để

nhận diện, đo lường và quản trị vốn trí tuệ. Mục tiêu của nghiên cứu

này gợi ý các nhà quản trị nhóm công cụ nào của kế toán quản trị

chiến lược sẽ phù hợp để quản lý cho bộ phận nào của vốn trí tuệ.

Cụ thể, nghiên cứu đã chứng minh nhóm công cụ kế toán chiến lược

được sử dụng để quản lý vốn con người. Các nhóm công cụ quản trị

chi phí chiến lược, kế toán chiến lược, kế toán đối thủ cạnh tranh, kế

toán khách hàng đều có ý nghĩa để quản lý vốn cấu trúc. Về quản lý

vốn quan hệ, ngoại trừ nhóm công cụ kế toán chiến lược, các nhóm

công cụ còn lại của kế toán quản trị chiến lược đều có ý nghĩa quản

lý vốn quan hệ.

pdf6 trang | Chuyên mục: Kế Toán Quản Trị | Chia sẻ: yen2110 | Lượt xem: 144 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt nội dung Mối quan hệ giữa công cụ kế toán quản trị chiến lược và vốn trí tuệ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút "TẢI VỀ" ở trên
o này
được đánh giá thuộc tính giá trị
như sau:
Giá trị hội tụ: Biến có thang đo
nguyên nhân được ký hiệu SCE_F.
Lập một biến tổng quát liên quan
vốn cấu trúc, chỉ có 1 thang đo,
được ký hiệu là SCE_G. Hình 2 chỉ
ra rằng mối tương quan giữa hai
biến này là 0.885 trên ngưỡng
0.70, cho thấy bằng chứng biến vốn
cấu trúc đạt được giá trị hội tụ
(Hình 2).
Vấn đề đa cộng tuyến: Kết quả
cho thấy không có vấn đề đa cộng
tuyến giữa hai thang đo và các biến
khác trong phương trình hồi quy, vì
giá trị VIF của mỗi thang đo là
1.203 nhỏ hơn ngưỡng 5.0 (Hair Jr
& Hult, 2016).
Ý nghĩa thống kê và tính thích
hợp của các thang đo nguyên nhân:
Kết quả cho thấy trọng số của các
thang đo đủ lớn và đạt được ý
nghĩa thống kê, để đảm bảo dùng
các trọng số cho những phân tích
tiếp theo.
Hình 1. Mô hình VAICTM
Hình 2. Đánh giá giá trị hội tụ của biến vốn cấu trúc
Bảng 2. Kết quả kiểm định mô hình nghiên cứu
(Nguồn: Tóm tắt bởi tác giả)
(Nguồn: Tính toán của tác giả bằng SmartPLS 3.1)
Tạp chí Kế toán & Kiểm toán số tháng 1+2/2020 35
Nghiên cứu trao đổi
4.3. Kết quả nghiên cứu
Kết quả kiểm định mô hình
nghiên cứu cho thấy, giá trị SRMR
là 0.048 nhỏ hơn ngưỡng 0.08,
chứng tỏ kết quả nghiên cứu với dữ
liệu nghiên cứu. Mối quan hệ giữa
các nhóm công cụ KTQTCL và các
bộ phận của vốn trí tuệ được thể
hiện qua Bảng 2, trang 35.
Kết quả nghiên cứu cho thấy
nhóm công cụ kế toán chiến lược
được sử dụng để quản lý vốn con
người, thể hiện qua mối quan hệ
giữa kế toán chiến lược và vốn con
người có hệ số β là 0.193 và đạt
được ý nghĩa thống kê ở mức 10%. 
Các nhóm công cụ của
KTQTCL đều có ý nghĩa để quản
lý vốn cấu trúc. Cụ thể, nhóm công
cụ quản trị chi phí chiến lược và kế
toán khách hàng đều có mối quan
hệ với vốn cấu trúc, đạt giá trị β lần
lượt là 0.605 và 0.808, đều có ý
nghĩa thống kê 1%. Mối quan hệ
giữa kế toán chiến lược và vốn cấu
trúc, đạt được ý nghĩa thống kê 5%.
Mối quan hệ giữa kế toán đối thủ
cạnh tranh và vốn cấu trúc có ý
nghĩa thống kê 10%.
Ngoại trừ nhóm công cụ kế toán
chiến lược, các nhóm công cụ còn
lại của KTQTCL (quản trị chi phí
chiến lược, kế toán đối thủ cạnh
tranh, kế toán khách hàng) đều có
ý nghĩa quản lý vốn quan hệ. Các
kỹ thuật của nhóm công cụ kế toán
chiến lược (bao gồm: chi phí chiến
lược, định giá chiến lược, định giá
thương hiệu, dự toán, đo lường
thành quả tích hợp) là những công
cụ phục vụ quản trị nguồn lực bên
trong DN nên kết quả kiểm định
cho thấy công cụ kế toán chiến
lược không có ý nghĩa quản lý vốn
quan hệ.
5. Hàm ý cho nhà quản lý 
Theo lý thuyết dựa vào nguồn
lực thì vốn trí tuệ là tài sản chiến
lược, có thuộc tính đặc trưng là tính
duy nhất của đơn vị và là cơ sở tạo
ra lợi thế cạnh tranh, giúp DN đạt
được kết quả tài chính tốt hơn
(Amit & Schoemaker, 1993). Thấy
được tầm quan trọng của vốn trí tuệ
đối với kết quả hoạt động của DN,
nhà quản lý cần phải có công cụ
quản lý vốn trí tuệ hiệu quả. Vì vậy,
nghiên cứu này chứng minh các
nhóm công cụ KTQTCL có thể
được sử dụng để quản lý vốn trí
tuệ, cụ thể chỉ ra nhóm công cụ nào
của KTQTCL dùng để quản lý loại
vốn trị tương ứng. Theo kết quả
nghiên cứu, chỉ có công cụ kế toán
chiến lược được sử dụng để quản lý
vốn con người. Các nhóm công cụ
của KTQTCL đều có ý nghĩa để
quản lý vốn cấu trúc. Ngoại trừ
nhóm công cụ kế toán chiến lược,
các nhóm công cụ còn lại của
KTQTCL có ý nghĩa quản lý vốn
quan hệ.
Khi đề cập đến nhóm công cụ
quản trị chi phí chiến lược, các kỹ
thuật phân bổ chi phí, tính chi phí
theo vòng đời sản phẩm, phân tích
chuỗi giá trị và phân tích theo hoạt
động được khuyến nghị áp dụng để
phân tích và lập ma trận giá trị (thể
hiện mối quan hệ nhân - quả giữa
nguồn gốc tạo ra giá trị và giá trị
đạt được), giúp nhà quản lý vẽ ra
những mối quan hệ chính giữa vốn
trí tuệ và các hoạt động cốt lõi của
một tổ chức.
Kết quả nghiên cứu chứng minh
tồn tại mối quan hệ giữa kế toán đối
thủ cạnh tranh và vốn cấu trúc, vốn
quan hệ. Mối quan hệ này hình
thành do công cụ kế toán đối thủ
cạnh tranh giúp dự báo rủi ro, sự
thay đổi của đối thủ cạnh tranh để
đơn vị có sự hiểu biết cũng như
quan hệ tốt hơn với nhà đầu tư và
đối thủ cạnh tranh, nhờ đó hiểu và
lý giải được những thay đổi từ phía
nhà đầu tư, đối thủ cạnh tranh, là cơ
sở thông tin giúp nhà quản lý hoạch
định chiến lược (một yếu tố của
vốn cấu trúc) và quản lý các mối
quan hệ.
Nghiên cứu này phát hiện các
công ty với vốn con người và cấu
trúc cao hơn thì kế toán chiến lược
càng có tầm quan trọng lớn hơn. Ví
dụ, Tayles, Pike, and Saudah
(2007) cho rằng các công ty có ít tài
sản hữu hình và nhiều tài sản vô
hình thường gặp khó khăn trong
việc lập dự toán để ra quyết định
đầu tư, cần sử dụng các công cụ kế
toán chiến lược như lập dự toán
vốn theo tình huống thay vì sử
dụng các kỹ thuật lập dự toán
truyền thống (Irani, Ezingeard, &
Grieve, 1998).
Ngày nay, DN lấy khách hàng
làm định hướng trung tâm để thiết
kế chiến lược thay vì lấy sản phẩm
có sẵn làm định hướng lập chiến
lược. Do đó, việc triển khai ba kỹ
thuật về kế toán khách hàng (phân
tích khả năng sinh lợi của khách
hàng, phân tích chu kỳ mua hàng
của khách hàng, định giá danh mục
khách hàng) giúp DN nhận biết, đo
lường được mức đóng góp của từng
khách hàng, sự hài lòng của khách
hàng, đây được xem là vốn về
khách hàng, một trong những thành
phần chính của vốn quan hệ.
6. Kết luận
Mặc dù tài sản vật chất và tài
sản tài chính là rất quan trọng, các
yếu tố vốn trí tuệ như kiến thức,
một thương hiệu mạnh mẽ, kỹ năng
nhân viên, danh tiếng DN tốt hoặc
mối quan hệ chặt chẽ với các bên
liên kết công ty, sở hữu dữ liệu thị
trường, đều đóng góp rất quan
trọng thúc đẩy sự thành công và lợi
thế cạnh tranh bền vững. Sự thành
công của các công ty hàng đầu như
Amazon, Wal-Mart, Microsoft,
Google cũng dựa trên vốn trí tuệ
của họ (Marr, 2008). Tài sản vật
chất như các tòa nhà văn phòng,
cửa hàng, nhà kho đóng góp quan
trọng, nhưng không nhiều như các
ví dụ về công nghệ, thị trường hoặc
Nghiên cứu trao đổi
Tạp chí Kế toán & Kiểm toán số tháng 1+2/202036
kiến thức của khách hàng ở các tổ
chức này. Ví dụ, các tổ chức như
Wal-Mart, với cơ sở hạ tầng cửa
hàng lớn, không thể thực hiện cũng
như không có: (a) Thông minh để
xây dựng các cửa hàng ở những nơi
phải có; (b) Kiến thức của người
tiêu dùng để lựa chọn danh mục
hàng hoá phù hợp và (c) Chuyên
môn trong việc quản lý hàng tồn
kho. Nếu không có vốn trí tuệ thích
hợp, tài sản vật chất không thể
được sử dụng hợp lý và chỉ là hàng
hóa bình thường tạo ra năng suất ở
mức bình quân"(Marr, 2008). Nhận
diện và quản lý vốn trí tuệ sẽ tạo ra
sự khác biệt quan trọng giữa các
DN thành công, bình thường và
thất bại. Do đó, các tổ chức muốn
duy trì năng lực cạnh tranh cần các
công cụ và kỹ thuật để quản lý vốn
trí tuệ.
Các nghiên cứu trên thế giới đã
xác định vốn trí tuệ có tác động tích
cực đến hoạt động của các loại hình
DN. Các loại hình tổ chức khác
nhau có thể sử dụng phương pháp
nghiên cứu này như là một hướng
dẫn, để đánh giá liệu vốn trí tuệ có
gia tăng kết quả hoạt động nhờ vào
công cụ KTQTCL không. Một khi
nhà quản lý nhận thức sự tác động
của vốn trí tuệ đến kết quả hoạt
động của DN, nhà quản lý sẽ vận
dụng KTQTCL để quản lý vốn trí
tuệ theo 5 bước cơ bản được đề
nghị bởi Marr (2008) như Hình 3.
Hạn chế của nghiên cứu: Đầu
tiên là mẫu nghiên cứu chỉ giới hạn
trong các công ty niêm yết; Thứ
hai, kích cỡ mẫu không cho phép
các phân tích sâu hơn về sự bất
biến của các giả thuyết nghiên cứu
trong nhiều ngành khác nhau; Thứ
ba, mô hình VAIC có tồn tại do
nhiều thông số không thể có được
trong một số hoàn cảnh và tính chất
kinh tế nhất định. Cuối cùng, do
hạn chế về thời gian và phạm vi của
nghiên cứu, mối quan hệ giữa mỗi
công cụ KTQTCL cụ thể và các bộ
phận vốn trí tuệ chưa được kiểm
chứng bởi các mô hình định lượng
và định tính khác.
Tài liệu tham khảo
Amit, R., & Schoemaker, P. J. (1993).
Strategic assets and organizational rent.
Strategic management journal, 14(1), 33-46. 
Barrett, P. (2007). Structural equation
modelling: Adjudging model fit. Personality
and Individual differences, 42(5), 815-824. 
Bontis, N., Bart, C. K., & Kong, E.
(2007). The strategic importance of intellec-
tual capital in the non-profit sector. Journal
of Intellectual Capital, 8(4), 721-731. 
Bontis, N., & Fitz-enz, J. (2002). Intellec-
tual capital ROI: A causal map of human cap-
ital antecedents and consequents. Journal of
Intellectual Capital, 3(3), 223-247. 
Dumay, J., & Garanina, T. (2013). Intel-
lectual capital research: a critical examina-
tion of the third stage. Journal of Intellectual
Capital, 14(1), 10-25. 
Edivinsson, L., & Malone, M. S. (1997).
Intellectual Capital: The Proven Way to Es-
tablish Your Company’s Real Value by Meas-
uring Its Hidden Values. Piatkus, London.
Gold, A. H., & Arvind Malhotra, A. H. S.
(2001). Knowledge management: An organi-
zational capabilities perspective. Journal of
management information systems, 18(1), 185-
214. 
Hair Jr, J. F., & Hult, G. T. M. (2016). A
primer on partial least squares structural
equation modeling (PLS-SEM): Sage Publi-
cations.
Itami, H., & Roehl, T. (1987). Mobilizing
intangible assets. Cambridge (Mass.). 
Levy, F. (2009). A simulated approach to
valuing knowledge capital. (Doctor of Sci-
ence), The George Washington University,
United States. Available from ProQuest LLC
(3344633)
María Viedma Marti, J. (2001). ICBS-in-
tellectual capital benchmarking system. Jour-
nal of Intellectual Capital, 2(2), 148-165. 
Marr, B. (2008). Impacting future value:
how to manage your intellectual capital:
CMA Canada Mississauga, ON.
McGregor, J., Tweed, D., & Pech, R.
(2004). Human capital in the new economy:
devil's bargain? Journal of Intellectual Cap-
ital, 5(1), 153-164. 
Hình 3. Mô hình quản lý vốn trí tuệ 5 bước
(Nguồn: Marr (2008)
Tạp chí Kế toán & Kiểm toán số tháng 1+2/2020 37
Nghiên cứu trao đổi

File đính kèm:

  • pdfmoi_quan_he_giua_cong_cu_ke_toan_quan_tri_chien_luoc_va_von.pdf
Tài liệu liên quan