Nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc cầu cổ vùng châu thổ sông Hồng

Tóm tắt: Vùng châu thổ Bắc Bộ, hệ thống cầu cổ theo kiến trúc “Thượng gia hạ kiều” có

những nét tương đồng và những điểm riêng biệt. Về nét tương đồng chúng đều được cấu tạo bởi

hai phần: phần cầu và phần nhà. Thêm nữa, hệ thống cầu ngói ở châu thổ Bắc Bộ là những công

trình mang chức năng là phương tiện thuận lợi cho giao thông, được sử dụng để đi lại chứ không

có chức năng thờ cúng trên cầu như Chùa Cầu ở Hội An. Song bên cạnh đó có nhiều điểm khác

biệt, một số cây cầu ngói có giá trị nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc đặc trưng riêng biệt được nhân

dân ngợi ca và trở thành niềm tự hào của người dân Bắc Bộ như: cầu Nhật Tiên và Nguyệt Tiên

trong di tích Chùa Thầy, (huyện Quốc Oai), cầu Ngói Bình Vọng (xã Văn Bình huyện Thường Tín,

Hà Nội) cầu Ngói chùa Lương ở xã Hải Anh (huyện Hải Hậu, Nam Định) cầu ngói thị trấn Phát

Diệm (huyện Kim Sơn, Ninh Bình). Sau đây xin giới thiệu nét đặc sắc và giá trị nghệ thuật của

những cây cầu này.

pdf6 trang | Chuyên mục: Kiến Trúc Dân Dụng | Chia sẻ: yen2110 | Lượt xem: 366 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt nội dung Nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc cầu cổ vùng châu thổ sông Hồng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút "TẢI VỀ" ở trên
n rồng mềm 
mại. 
Cầu Ngói, nằm trên trục đường liên xã, 
là cây cầu nối vào di tích chùa Lương. Cùng 
với quần thể 9 chiếc cầu đá của các ngõ xóm 
trong xã Hải Anh, cầu Ngói chùa Lương đã 
góp phần tạo nên một tuyến cầu có giá trị 
nghệ thuật kiến trúc độc đáo ít thấy ở làng quê 
Việt Nam còn tồn tại đến ngày nay. 
4. Cầu ngói Phát Diệm 
Huyện Kim Sơn xưa kia vùng đất sình 
lầy ven biển, ông Nguyễn Công Trứ (1778 – 
1858) là người đã có công lớn trong việc khai 
hoang, mở rộng và ghi danh vùng đất này trên 
bản đồ Việt Nam. Trong thời gian lấn biển 
mở rộng diện tích đất nơi đây, cùng với việc 
lấn đất bãi bồi ven biển mở làng. Sông Ân 
chảy qua thị trấn Phát Diệm là một công trình 
thủy lợi được ông cho xây dựng trong nhiều 
năm, lấy nước ngọt từ đầu nguồn về đây rửa 
mặn để người dân sản xuất được thuận lợi. 
Khi có con sông này, việc đi lại của người 
dân hướng về phía biển mở rộng diện tích đất 
gặp nhiều khó khăn, Nguyễn Công Trứ đã 
cho xây dựng một cây cầu nối đôi bờ sông 
Ân. Ban đầu cầu được xây dựng bằng thân 
những cây gỗ to, những tấm gỗ lớn, cầu rộng 
để cho người dân đi lại được thuận tiện. Do 
thời gian bị hư hại, đến năm 1902 cây cầu này 
được thay thế bằng một cây cầu ngói. Cây cầu 
ngói có kiến trúc cổ xưa được làm hoàn toàn 
bằng gỗ, bên trên lợp ngói 
Trải qua hơn 100 năm, Cầu ngói Phát 
Diệm ngày nay vẫn còn giữ được nguyên 
dáng vẻ cong cầu vồng, bên trên lợp ngói. 
Cầu ngói gồm 3 nhịp, mỗi nhịp có 4 gian, với 
tổng chiều dài 36 m, chiều rộng 3 m. Hai bên 
thân cầu có hai dãy lan can và cột đều bằng 
gỗ lim chắc chắn, hai bên đầu cầu có bậc tam 
cấp nối xuống đường và bước xuống sông. 
Không chỉ có chức năng giao thông qua lại 
mà còn như một mái đình làng cổ kính, điểm 
hẹn văn hóa thân thuộc, nơi giao lưu hẹn hò 
của thanh niên nam nữ, là niềm tự hào của 
người dân nơi đây với du khách mỗi khi đến 
tham quan. 
5. Cầu ngói Bình Vọng 
Cầu ngói Bình Vọng xã Văn Bình 
huyện Thường Tín, Hà Nội cũng được xây 
dựng theo mô thức “thượng gia hạ kiều” còn 
mới nước sơn. Cây cầu được thiết kế trên cơ 
sở kế thừa và phát triển từ phong cách những 
cây cầu cổ với cấu trúc 7 gian: 5 gian thông 
thủy, 2 gian ở 2 đầu. Cầu làm bằng gỗ, có 
chiều rộng hơn 3m, chiều dài gần 20m, phần 
thân gỗ đặt trên mặt cầu bằng bê tông đổ 
thành 3 vòm, thay vòm trụ gạch kiểu cũ. Mặt 
cầu lát ván ngang, trải suốt chiều dài. Hai bên 
đều có 2 hàng ghế, tựa vào lan can con tiện 
để người qua đường, người làng có thể ngồi 
nghỉ chân. Tại đây, trên 4 đôi trụ vuông ở 
giữa cầu, khắc 4 đôi câu đối, do các cụ trong 
làng Bình Vọng viết nên, nhiều vế hay, ấm áp 
tình quê: 
Môn ngoại phong nghênh xuân hiến tú 
Kiều trung đối khách tửu nồng hương. 
(Ngoài cửa, gió đón xuân về dâng cảnh 
đẹp 
Giữa cầu, tiếp khách rượu nồng thơm). 
Môn ngoại sơn minh thủy tú 
Đình tiền trụ phục lan hương. 
(Ngoài cửa núi hừng, nước ngọc 
Mặt trước, hàng cột náu giữa hương 
thôn). 
Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion 47 
Nhân dân Bình Vọng dựa vào địa thế 
trước đình và chùa làng hiện hữu 3 hồ lớn liền 
nhau, họ bắc cầu trên Hồ Cầu và tạo 2 hồ ở 
hai bên thành hai hồ sen ngát hương. Từ ngày 
có công trình “Thượng gia hạ kiều”, dân làng 
và khách thập phương đều qua đây đến lễ 
chùa Báo Quốc và dự lễ hội đình làng. Hai di 
tích lịch sử lâu đời này, có niên đại từ thời 
Mạc. Thần tích đình ghi: làng Bình Vọng thờ 
3 vị thượng đẳng thần là tôn thần họ Đỗ, 
thánh nữ họ Trần và Đại vương Chiêu Văn 
Hầu Trần Nhật Duật. Với thiết kế mẫu mới 
dựng lên một cây cầu 5 gian thông thủy, có 
xà ngang đỡ, hai đầu xà chạm hình rồng soi 
bóng, có hệ vì kèo chắc chắn, nối nhau đỡ mái 
cong, lợp ngói mũi hài, cây cầu nổi bật giữa 
cây xanh, nước biếc thật nên thơ. 
6. Cầu Nôm 
Không chỉ mang giá trị lịch sử, văn 
hóa, kiến trúc độc đáo, chiếc cầu đá cổ hơn 
200 năm tuổi của làng Nôm, xã Đại Đồng, 
huyện Văn Lâm, được các nhà nghiên cứu di 
sản đánh giá là một công trình độc đáo còn 
nguyên vẹn chưa từng thấy ở bất cứ làng cổ 
nào của Đồng bằng sông Hồng. 
Ai về cầu đá làng Nôm 
Mà xem phong cảnh nước non hữu tình 
Cầu Nôm là điểm nhấn độc đáo mang 
lại sức hút đặc biệt cho không gian văn hóa 
thuần Việt của làng. Cầu được làm hoàn toàn 
bằng đá. Mặt cầu rộng gần 2m, làm bằng đá 
xanh nguyên khối, gắn khít nhau. Những 
phiến đá lớn được các nghệ nhân dân gian 
đục đẽo rất công phu. Cầu xây 9 nhịp, theo 
quan niệm của người xưa số 9 tượng trưng 
cho sự may mắn... 
Dầm cầu hình chữ nhật. Mặc dù bị rêu 
mốc và cây leo bám, nhưng những nét văn 
hoa cổ tinh tế của cầu vẫn rất dễ quan sát. Hai 
bên thành cầu còn hầu như nguyên vẹn các 
mỏm đá dầm cầu được chạm trổ vân mây 
cách điệu, một họa tiết thường sử dụng trang 
trí trong kiến trúc cổ, được tạo tác công phu, 
nghệ thuật, rất điêu luyện và cầu kỳ, trông 
như những cái đầu rồng của những thuyền 
rồng mà vua chúa ngày xưa hay dùng để đi 
du ngoạn vậy. 
Chân cầu là những cột đá hình trụ, 
không đều nhau được đẽo thô để gác dầm 
cầu, đã bị xói mòn bởi thời gian, trở nên rêu 
phong, cổ kính. 
Điểm đặc biệt của cây cầu còn là tính 
bền vững về kết cấu. Mặc dù mặt cầu, mố cầu 
và chân cầu chỉ gác lên nhau chứ không có 
vật liệu liên kết, nhưng trải qua thời gian hơn 
200 năm mặt cầu vẫn phẳng, chắc chắn và 
vững chãi. Điều đó cho thấy trình độ thiết kế, 
gia công vật liệu và thi công cầu của những 
người thợ ngày xưa rất đáng nể phục. 
Các cụ cao niên của làng kể rằng, khi 
xưa cầu được làm bằng gỗ lim nhưng để 
thuận tiện cho giao thương vào chợ Nôm, sau 
cầu được xây dựng lại bằng đá. 
 Cây cầu đá cổ là sự khác biệt trong kiến 
trúc của làng Nôm và cũng là một biểu tượng 
của ngôi làng cổ khi tên làng, tên cầu hòa làm 
một, đi vào câu ca dân gian. 
7. Cầu Hồng 
Ở thôn Tống Xá, xã Tống Phan, 
huyện Phù Cừ - Hưng Yên cũng có cây cầu 
đá cổ “Hồng kiều” giống như cầu Nôm nhưng 
có niên đại sớm hơn. Trong khi cầu Nôm vẫn 
được giữ gìn hầu như nguyên vẹn thì cầu 
Hồng rất cần sự quan tâm bảo tồn của các 
ngành chức năng. 
Cây cầu đá cổ này nằm ẩn mình giữa 
khu cỏ dại um tùm cách khu dân cư thôn 
Tống Xá khoảng 500m, phải phát quang khu 
vực xung quanh và bới một lớp đất mỏng, cây 
cầu đá cổ đó mới hiện ra. 
Theo các cụ cao niên địa phương kể 
lại, trước đây cây cầu là nhịp cầu nối con 
đường chính dẫn vào làng, nhưng nay con 
đường và con sông mà cây cầu đó bắc qua 
không còn tồn tại. 
48 Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion 
Gần cây cầu có hai tấm bia cổ, viết 
bằng chữ Hán, do sự bào mòn của thời gian 
nên những dòng chữ cổ trên hai tấm bia 
không được rõ nét. Tuy nhiên những phần 
chữ lớn trên bia thì vẫn còn khá rõ; một tấm 
bia có ghi tiêu đề là "Hưng công hồng kiều 
tạo bi ký" có nghĩa là bia ghi công đức của 
nhân dân trong việc xây dựng cầu Hồng. 
Niên đại của "Hồng kiều" vào khoảng 
thế kỷ XV, XVI. Chiếc cầu này được ghép từ 
nhiều phiến đá, những phiến đá được các 
nghệ nhân dân gian đục đẽo rất công phu. 
Chân cầu cũng là những cột đá hình trụ, 
những phiến đá ở mép cầu được chạm trổ hoa 
văn hình mây. Cây cầu hiện tại còn 5 nhịp, 
các đầu nhịp được chạm khắc hình rồng độc 
đáo 
Hiện tại “Hồng kiều” và các tấm bia 
cổ nằm tại khu vực hẻo lánh ngoài cánh đồng 
của thôn Tống Xá. Do không có người đi lại 
và bảo vệ nên cây cầu nay đã bị thất lạc hai 
đầu đường dẫn và những phiến đá mặt cầu đã 
bị xê dịch không theo thứ tự. Đặc biệt một số 
đoạn đã bị vỡ, đang cần phương án bảo tồn 
để lưu giữ lại những nét đẹp tự nhiên và giá 
trị kiến trúc điêu khắc đặc trưng riêng của cầu 
đá cổ. 
Theo bản thống kê cầu cổ Việt Nam 
của Viện Mỹ thuật thì loại cầu theo kiến trúc 
“Thượng gia hạ kiều” phát triển khá mạnh 
vào thế kỉ XVI (thời Mạc). Đó là các cầu như 
cầu Đôn Thư (Gia Lộc, Hải Dương) được 
dựng năm 1500, cầu Khê Cốc (Thanh Hà, Hải 
Dương) được dựng năm 1570, cầu ngói chùa 
Lương (Nam Định) . Muộn hơn về sau ở 
phía Nam đất nước cũng có hai cầu mái ngói 
tiếng là cầu ngói Thanh Toàn (Huế), Chùa 
Cầu ở phố cổ Hội An (Quảng Nam) 
Như vậy, trong vùng châu thổ Bắc 
Bộ, hệ thống cầu ngói theo kiến trúc “Thượng 
gia hạ kiều” có những nét tương đồng và 
những đặc điểm riêng biệt. Về nét tương đồng 
chúng đều được cấu tạo bởi hai phần: phần 
cầu và phần nhà. Thêm nữa, hệ thống cầu 
ngói ở châu thổ Bắc Bộ là những công trình 
mang chức năng là phương tiện thuận lợi cho 
giao thông, được sử dụng để đi lại chứ không 
có chức năng thờ cúng trên cầu như Chùa Cầu 
ở Hội An. Song bên cạnh đó có nhiều điểm 
khác biệt: 
Hệ thống cầu ngói ở châu thổ Bắc Bộ 
có thể chia làm hai loại. Loại cầu nằm tách 
biệt với công trình tín ngưỡng tôn giáo như: 
cầu ngói Phát Diệm và cầu ngói chợ 
Thượng... Loại cầu gắn với công trình tín 
ngưỡng tôn giáo như: Cầu Ngói gắn với chùa 
Lương ở xã Hải Anh (Nam Định), Cầu Nhật 
Tiên, Cầu Nguyệt Tiên, cả hai đều nằm trong 
khuôn viên của Chùa Thầy (Hà Nội). 
Cầu Nhật Tiên, Nguyệt Tiên có phần 
khác biệt khi sàn cầu được lát gạch. Kết cấu 
chịu lực của cầu (dưới sàn cầu) được xây theo 
kiểu vòm cuốn, gồm ba vòm cuốn và cho 
dòng nước chảy giữa ba vòm cuốn đó. Cầu 
ngói chợ Thượng lại được xây hai mố cầu lớn 
hình thang cân chỉ để lại một khoảng trống 
nhỏ cho thuyền qua lại 
Nằm trong tổng thể cụm di tích Cầu 
cổ từ thế kỷ XVI đến nay, di tích Cầu ngói 
vùng châu thổ Bắc Bộ đã thực sự có những 
giá trị đặc sắc về nghệ thuật kiến trúc và điêu 
khắc. Giá trị đặc sắc của cụm di tích thể hiện 
ở nhiều thành tố trong chất liệu xây dựng bền 
vững đá, gỗ; thể hiện ở sự công phu khéo léo 
của bàn tay nghệ nhân nghề mộc, nghề nề, 
ngõa; thể hiện ở cách bố cục sắp xếp không 
gian cầu kết hợp với cảnh quan, với dấu ấn 
thời gian còn lưu trong văn bia nói lên lịch sử 
Cầu ngói vùng Châu thổ Bắc Bộ xứng đáng 
là những công trình kiến trúc, điêu khắc dân 
gian có giá trị nghệ thuật cao, là nơi thắng 
cảnh, danh lam tiêu biểu và niềm tự hào của 
quê hương./. 

File đính kèm:

  • pdfnghe_thuat_kien_truc_dieu_khac_cau_co_vung_chau_tho_song_hon.pdf
Tài liệu liên quan