Ngất - Góc nhìn của bác sỹ thần kinh - Bùi Huy Hảo

I. Sơ đồ tiếp cận ngất

II. Ngất liên quan đến bệnh động kinh

III. Ngất liên quan đến bệnh lý mạch

máu não

IV. Ngất liên quan đến Rối loạn thần

kinh thực vật

V. Kết luận

 

pdf21 trang | Chuyên mục: Hệ Tim Mạch | Chia sẻ: yen2110 | Lượt xem: 320 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt nội dung Ngất - Góc nhìn của bác sỹ thần kinh - Bùi Huy Hảo, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút "TẢI VỀ" ở trên
 NGẤT: GÓC NHÌN CỦA 
BÁC SỸ THẦN KINH 
Người trình bày: 
Bs CKII. Bùi Huy Hảo 
Bệnh viện Nhân Dân 115, TP.HCM 
I. Sơ đồ tiếp cận ngất 
II. Ngất liên quan đến bệnh động kinh 
III. Ngất liên quan đến bệnh lý mạch 
máu não 
IV. Ngất liên quan đến Rối loạn thần 
kinh thực vật 
V. Kết luận 
NỘI DUNG 
 KHÁI QUÁT 
• Ngất là cơn mất ý thức thoáng qua, hồi phục tự nhiên 
do sụt giảm toàn bộ cấp tính dòng tưới máu não. Ngất 
là triệu chứng, mục tiêu tiếp cận ngất nhằm nhận rõ 
nguyên nhân có thể ảnh hưởng đến tính mạng và 
những nguyên nhân lành tính gây mất ý thức 
• Ngất chiếm 3-5 % số lượng bệnh nhân và khoa cấp 
cứu. 30 % dân số trưởng thành có ít nhất 1 lần ngất 
trong đời. Tỉ lệ ngất cao nhất ở đàn ông lớn tuổi và phụ 
nữ trẻ. 15% trẻ nhỏ và tuổi thiếu niên bị ngất, dưới 5% 
do nguyên nhân tim mạch. 
NGUYÊN NHÂN GÂY NGẤT 
1. Ngất do thần kinh 
Từ các thụ thể cảm áp tủy sống (phản xạ tạng gây 
giảm lượng máu tĩnh mạch về tim): Trụy mạch do thần 
kinh X, đau thần kinh IX, đau tạng, đi tiêu, tiểu,ho, sau 
ăn, nín thở, nâng vật nặng, đè xoang cảnh 
Từ sự kích ứng tâm thần nội sinh: Rối loạn cảm xúc, 
rối loạn hoảng sợ,histeria, tăng thông khí 
2. Suy hệ thần kinh giao cảm (tụt huyết áp tư thế): 
Thuốc giãn mạch, giảm thể tích tuần hoàn, bệnh thần 
kinh tự động (tiểu đường, bệnh Parkinson, teo đa hệ 
thống, bệnh dạng bột) 
3. Ngất do tim mạch 
Giảm cung lượng tim 
Rối loạn nhịp tim hoặc vô tâm thu 
CHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT NGẤT 
1. Chấn thương 
2. Mất máu cấp 
3. Hạ đường huyết 
4. Thuốc lắc hoặc rượu 
5. Cơn đổ quị 
6. Cơn động kinh 
7. Cơn thiếu máu não thoáng qua 
8. Rối loạn giấc ngủ, như cơn buồn ngủ và 
narcolepsy 
9. Cơn lo âu và hội chứng tăng thông khí, rối 
loạn dạng cơ thế 
Sơ đồ tiếp cận ngất 
SƠ ĐỒ ĐÁNH GIÁ NGẤT 
NGẤT TRONG BỆNH LÝ ĐỘNG KINH 
1. Khái quát 
Từ “động kinh” có nghĩa là những cơn co giật tái diễn 
không có yếu tố kích hoạt; là một rối loạn thoáng qua chức 
năng não bộ do sự phóng lực bất thƣờng kịch phát của một 
nhóm neuron của một ổ tổn thƣơng trên vỏ hay tổ chức dƣới 
vỏ não 
2. Chẩn đoán 
Có phải cơn động kinh? Chẩn đoán phân loại cơn (dựa 
vào bảng phân loại của liên đoàn chống động kinh quốc tế) 
và chẩn đoán nguyên nhân 
NGẤT TRONG BỆNH LÝ ĐỘNG KINH 
• Lâm sàng: Có tiền triệu trước khi ngất, lú lẩn kéo 
dài hơn 1 phút, quên hoặc thờ ơ sau mất ý thức, 
có thể có dấu thần kinh khu trú sau mất ý thức (liệt 
Todd). 
• Các yếu tố nguy cơ động kinh: Sốt cao co giật, 
chấn thương chu sinh, chấn thương đầu có mất ý 
thức > 30 phút, nhiễm trùng thần kinh trung ương, 
khối choán chỗ trong sọ, bất thường thai nghén 
hoặc sinh đẻ, chậm phát triển tâm thần, đột quị và 
tiền sử gia đình. 
• Cận lâm sàng: EEG, CT scan và hoặc MRI sọ 
não có thể giúp ích chẩn đoán. 
NGẤT TRONG BỆNH LÝ ĐỘNG KINH 
NGẤT TRONG BỆNH LÝ ĐỘNG KINH 
• EEG: 
 Điện não thường qui thường không bắt 
được cơn động kinh, cũng không ghi nhận 
được một sự phóng lực dạng động kinh. 
 Không phải bản ghi điện não nào ở bệnh 
nhân động kinh đều bất thường. 
 Nếu nghi ngờ động kinh, nhưng EEG lần 1 
“âm tính”, làm thêm EEG có thể sẽ “dương 
tính”. Nếu vẫn chưa được, bệnh có chỉ 
định theo dõi EEG video kéo dài. 
NGẤT TRONG BỆNH ĐỘNG KINH 
3. Điều trị 
Nguyên tắc điều trị 
Điều trị thuốc 
Mục tiêu 
Lựa chọn thuốc 
Theo dõi và ngưng thuốc 
NGẤT TRONG BỆNH LÝ MẠCH MÁU NÃO 
• Cơn ngất đơn thuần xảy ra khi có cơn thiếu 
máu não thoáng qua động mạch cột sống 
thân nền 
• Xuất huyết não và ngất: Có sự ngưng tuần 
hoàn não tạm thời khi xuất huyết xảy ra vì 
áp lực nội sọ lúc đó và áp lực động mạch 
trung bình bằng nhau 
NGẤT TRONG 
 CƠN THIẾU MÁU NÃO THOÁNG QUA 
1. KHÁI QUÁT 
Cơn thiếu máu não thoáng qua là một tình trạng thiếu sót thần kinh 
khởi phát cấp, tự thoái lui hoàn toàn trong vòng 24 giờ (thường < 1-2 giờ), 
thường xảy ra trên người có yếu tố nguy cơ mạch máu 
2. CHẨN ĐOÁN 
Lâm sàng: 
 Chóng mặt, nhìn đôi hoặc thất điều nhưng không mất ý thức. 
Hình ảnh học: 
CT hoăc MRI não 
MRI động mạch cảnh hoặc CT angiography 
DSA là tiêu chuẩn vàng khảo sát tổng hợp hệ mạch máu cổ và não. 
Xét nghiệm khác 
NGẤT TRONG 
 CƠN THIẾU MÁU NÃO THOÁNG QUA 
 ĐIỀU TRỊ 
• Khái quát: 
 Nhập viện đánh giá nguy cơ tái phát,để thuận lợi cho việc 
can thiệp sớm nguyên nhân gây bệnh và thiết lập nhanh các 
biện pháp phòng ngừa thứ phát. 
 Phẫu thuật bóc tách động mạch cảnh hoặc can thiệp nội 
mạch để làm giảm nguy cơ đột quị. 
• Điều trị cơn thoáng do huyết từ tim: Chỉ định dùng thuốc 
kháng đông trong điều trị rung nhĩ. So sánh dabigatran với 
warfarin. 
• Điều trị cơn thoáng không do huyết khối từ tim : Aspirin, 
aspirin kết hợp dipiridamol. Clopidogrel, clopidogrel kết hợp 
aspirin. Cilostazol.Thuốc chống đông. 
NGẤT TRONG 
 RỐI LOẠN THẦN KINH THỰC VẬT 
Hạ huyết áp tƣ thế 
Hội chứng nhịp nhanh tƣ thế đứng 
Suy hệ thần kinh tự động nguyên 
phát 
HẠ HUYẾT ÁP TƢ THẾ 
1. Hạ huyết áp tƣ thế 
Cơ chế: Ngất do phân bố hệ adrenergic đến các mạch máu bị thiếu sót. 
 - Phản xạ co mao mạch và động mạch thông qua cơ chế tác động alpha và beta-
adrenergic 
 - Phản xạ tăng hoạt động tim bằng các phản xạ động mạch chủ và động mạch cảnh 
 - Hoạt động cơ giúp hỗ trợ hồi lưu tình mạch. 
Chẩn đoán: 
 Dựa vào đo huyết áp tư thế nằm,sau đó đứng. 
Điều trị: 
 - Tránh ngồi dậy đột ngột. Khởi động hai chân trong vài giây, sau đó ngồi dậy và 
đứng dậy từ từ và đi khi chắc chắn không thấy lâng lâng đầu hay choáng váng . Ăn 
mặn. Ngủ đầu cao, bó bụng bằng vải đần hồi. Mang vớ đàn hồi 
 - Tránh các thuốc gây tụt huyết áp tư thế: lợi tiểu, chẹn beta, chống trầm cảm, 
 - Các thuốc được sử dụng: Mineralocorticoide như fludrocortisol acetate (florinef) , 
đồng vận alpha (Midodrine), domperidon. Chẹn beta (propranolon hoặc pindolol) và 
indomethacin và kháng men (pyridostigmin) 
KẾT LUẬN 
KẾT LUẬN 
• Cơn thoáng mất ý thức là một chứng thường gặp và 
là một thử thách trong chẩn đoán. 
• Khai thác bệnh sử lúc khởi phát và thăm khám kỷ 
lưỡng có thể gợi ý chẩn đoán cho từng trường hợp. 
• Mặc dù có nhiều xét nghiệm đã được áp dụng,và 
mỗi một xét nghiệm phải được lý giải cẩn thận cho 
từng bối cảnh lâm sàng. 
• Không có một xét nghiệm nào bản thân nó “làm nên 
chẩn đoán”. 
• Trong hầu hết các trường hợp, để giải quyết vấn đề 
lâm sàng hóc búa này, người thầy thuốc cần phán 
xét dựa trên sự tổng hợp lâm sàng và xét nghiệm. 
Xin trân trọng cảm ơn 

File đính kèm:

  • pdfngat_goc_nhin_cua_bac_sy_than_kinh_bui_huy_hao.pdf