Ngân hàng câu hỏi Kỹ thuật lập trình

Câu 1. Nhập một số nguyên <= 9999, in ra màn hình cách đọc số nguyên đó (VD: số 1523 đọc là: 1 ngàn 5 trăn 2 chục 3 đơn vị). Nhận xét về cách làm vừa áp dụng nếu số nguyên nhập vào không được giới hạn? Thử đưa ra phương án đọc số hoàn toàn? (Ví dụ: với số 1304 đọc là: một nghìn ba trăm linh tư?)

 

Câu 2. Viết chương trình tính giá trị biểu thức:

F(x) = (x2+e|x|+sin2(x))/

Viết chương trình nhập vào một số nguyên n. Kiểm tra xem n chẵn hay lẻ.

 

 

doc17 trang | Chuyên mục: C/C++ | Chia sẻ: dkS00TYs | Lượt xem: 3838 | Lượt tải: 2download
Tóm tắt nội dung Ngân hàng câu hỏi Kỹ thuật lập trình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút "TẢI VỀ" ở trên
c gọi là hợp lệ nếu nó không giảm (tức phần tử đứng sau luôn lớn hơn hoặc bằng phần tử đứng trước. Hãy cho biết mảng vừa nhập có hợp lệ không? 
- Sắp xếp mảng a theo chiều tăng dần; in mảng vừa sắp ra màn hình. Xóa mọi phần tử chẵn trong mảng và xuất mảng kết quả ra màn hình.
Viết chương trình:
- Nhập vào một ma trận kích thước n x m các phần tử thực. Đổi dấu mọi phần tử trong mảng và xuất kết quả ra màn hình. Chuyển vị mảng vừa đổi dấu và xuất kết quả ra màn hình.
- Tính tổng các giá trị trên từng dòng của ma trận và in kết quả ra màn hình
Viết hàm tính giá trị biểu thức:
Viết hàm main nhập vào một số thực x và một số nguyên dương n. Sử dụng hàm trên để tính và in ra màn hình giá trị của F(x, n).
Viết chương trình để:
- Nhập vào một mảng a gồm n phần tử nguyên. Mảng a được gọi là hợp lệ nếu chứa ít nhất một phần tử âm. Hãy kiểm tra xem a có hợp lệ không? Hãy nhập vào một số K nguyên bất kỳ từ bàn phím, hãy chèn K vào sau phần tử chẵn đầu tiên của a (nếu a có ít nhất 1 phần tử chẵn). Sắp mảng a tăng dần và xuất mảng kết quả ra màn hình.
Viết chương trình cho phép nhập vào một xâu ký tự bất kỳ. Hãy cho biết xâu vừa nhập có bao nhiêu chữ cái thường? Xóa mọi ký tự ‘a’ ra khỏi xâu vừa nhập và in kết quả ra màn hình.
Viết chương trình nhập vào 1 dang sách các đội bóng gồm: tên đội, địa chỉ, số cầu thủ, ngày thành lập. Quá trình nhập kết thúc khi ta nhập một tên đội là “***”. 
- Cho biết có bao nhiêu đội bóng mà số cầu thủ của đội từ 12 tới 25 người? In ra thông tin của đội “SLNA”.
Cho x Î R và n ÎZ+. Viết chương trình tính giá trị biểu thức sau:
F(x, n) = 
Áp dụng: Nhập vào một số thực x và một số nguyên dương n, tính và in ra màn hình giá trị F(x,n).
Cho một dãy số nguyên gồm n phần tử (1<=n<=100)
- Nhập n và các phần tử của dãy số. In dãy vừa nhập ra màn hình. 
- Sắp xếp lại mảng theo thứ tự giá trị các phần tử tăng dần. In dãy sắp xếp ra màn hình.
- Nhập vào một số nguyên k, chèn k vào dãy đã sắp xếp đó sao cho sau khi chèn dãy vần đảm bảo tính tăng dần. In kết quả ra màn hình
Cho x Î R và n ÎZ+. Viết chương trình tính giá trị biểu thức sau:
F(x, n) = 
Áp dụng: Nhập vào một số thực x và một số nguyên dương n, tính và in ra màn hình giá trị F(x,n).
Cho một dãy số nguyên gồm n phần tử (1<=n<=100)
- Nhập n và các phần tử của dãy số. In dãy vừa nhập ra màn hình. 
- Nhập vào một số nguyên k (1<=k<=n) và một số nguyên x, chèn x vào vị trí k của dãy. In kết quả ra màn hình.
- Nhập vào một số nguyên x. Xoá đi tất cả các phần tử có giá trị sai khác x không quá 5. In dãy còn lại ra màn hình.
Cho x Î R và n ÎZ+. Viết chương trình tính giá trị biểu thức sau:
F(x, n) = 
Áp dụng: Nhập vào một số thực x và một số nguyên dương n, tính và in ra màn hình giá trị F(x,n).
Cho một dãy số nguyên gồm n phần tử (1<=n<=100)
- Nhập n và các phần tử của dãy số. In dãy vừa nhập ra màn hình. 
- Sắp xếp lại mảng theo thứ tự giá trị các phần tử giảm dần. In dãy sắp xếp ra màn hình.
- Nhập vào một số nguyên k, chèn k vào dãy đã sắp xếp đó sao cho sau khi chèn dãy vần đảm bảo tính giảm dần. In kết quả ra màn hình.
Cho x Î R và n ÎZ+. Viết chương trình tính giá trị biểu thức sau:
F(x, n) = 
Áp dụng: Nhập vào một số thực x và một số nguyên dương n, tính và in ra màn hình giá trị F(x,n).
Viết chương trình nhập vào một giá trị nguyên n (n Î[20, 30] và một giá trị thực x. Tính và in ra màn hình giá trị biểu thức sau:
F(x, n) = 
Viết chương trình: 
- Nhập từ bàn phím một mảng gồm n số nguyên, dương (n Î [10, 20]). Sắp xếp mảng vừa nhập theo chiều tăng dần và in mảng đã được sắp ra màn hình. 
- Hãy tìm số nguyên dương nhỏ nhất mà không có trong mảng vừa nhập, in kết quả ra màn hình. Chèn số nguyên dương vừa tìm được ở trên vào vị trí nào đó trong mảng sao cho không phá vỡ tính được sắp của mảng, in mảng kết quả ra màn hình.
Viết chương trình:
- Nhập một xâu ký tự có độ dài không quá 50 ký tự từ bàn phím. Một xâu ký tự được gọi là hợp lệ nếu nó không chứa hai dấu cách liền nhau và có không quá 20 từ (một từ được định nghĩa là cụm ký tự liên tiếp, dài nhất không chứa dấu cách). Hãy kiểm tra xem xâu vừa nhập có hợp lệ không. 
- In xâu vừa nhập lên màn hình sau khi đã xoá hết các chữ cái ‘a’ và ‘A’ ra khỏi xâu
Viết chương trình nhập vào một giá trị nguyên n (n Î[20, 30] và một giá trị thực x. Tính giá trị biểu thức sau:
F(x, n) = 
Viết chương trình:
- Nhập từ bàn phím một mảng gồm n số nguyên, dương (n Î [10, 20] – thí sinh không cần kiểm tra giá trị của mảng khi nhập). Sắp xếp mảng vừa nhập theo chiều giảm dần và in mảng đã được sắp ra màn hình. 
- Tính trung bình cộng các phần tử vừa có giá trị chẵn, vừa có chỉ số lẻ trong mảng và in kết quả ra màn hình.
- Hãy tìm và in ra màn hình giá trị lớn thứ nhì trong mảng (nếu có). Nếu tìm được, xoá tất cả các phần tử như vậy ra khỏi mảng, in mảng kết quả lên màn hình.
Viết chương trình:
- Nhập một xâu ký tự có độ dài không quá 80 ký tự từ bàn phím. Một xâu ký tự được gọi là không hợp lệ nếu nó chứa hai dấu cách liền nhau hoặc có quá 20 từ (một từ được định nghĩa là cụm ký tự liên tiếp, dài nhất không chứa dấu cách). Hãy kiểm tra xem xâu vừa nhập có hợp lệ không. 
- Nhập từ bàn phím một ký tự vào biến C và một số nguyên k (k Î [1..n+1]). Hãy chèn ký tự C vào vị trí k trong xâu và in xâu kết quả ra màn hình.
Viết chương trình nhập vào một giá trị nguyên n (n Î[20, 30] và một giá trị thực x. Tính giá trị biểu thức sau:
F(x, n) = 
Viết chương trình:
- Nhập từ bàn phím một mảng a gồm n số nguyên (n Î [10, 20]). Nhập từ bàn phím một số nguyên k (0 < k < n) và tính giá trị của biểu thức P = , in kết quả ra màn hình. 
- Hãy kiểm tra xem mảng a đã được sắp xếp (tăng dần hay giảm dần) chưa? nếu chưa sắp hãy sắp mảng a theo chiều tăng dần và in các kết quả ra màn hình. Hãy sao chép các phần tử lẻ của mảng a (nếu có) đặt vào mảng b và in b ra màn hình.
Viết chương trình:
Nhập vào một ma trận A gồm các số thực có kích thước n ´ m (n,m > 2). Gọi L là phần tử có giá trị lớn nhất trong ma trận vừa nhập, hãy tính ma trận B biết B[i, j] = L – A[i, j] " i Î [1..n] và j Î [1..m]. Xuất ma trận B ra màn hình. 
Ma trận được gọi là hợp lệ nếu các phần tử xung quanh (các phần tử thuộc dòng 1, dòng n, cột 1 và cột m) đều bằng 1 và các phần tử còn lại đều bằng 0. Hãy kiểm tra xem ma trận A có hợp lệ không và in kết luận ra màn hình.
Cho x là một biến thực, n là một biến nguyên. Viết chương trình tính và in ra màn hình giá trị của biểu thức:
F(x, n) = 
Viết chương trình nhập từ bàn phím một mảng a gồm n phần tử nguyên.
Sắp mảng a theo chiều giảm dần. Tính tổng các phần tử vừa lẻ, vừa chia hết cho 5 có trong mảng. Xuất mảng a đã được sắp lên màn hình
- Mảng a được gọi là “hợp lệ” nếu tất cả các phần tử có chỉ số chẵn đều là các số nguyên tố. Hãy kiểm tra xem mảng a vừa nhập có “hợp lệ” không và in kết luận lên màn hình.
Viết chương trình nhập vào một mảng a gồm n phần tử nguyên. Hãy đảo ngược mảng a và in mảng đã đảo ngược ra màn hình. Hãy tìm một dãy liên tiếp các phần tử giống nhau có độ dài dài nhất trong mảng a và in kết quả ra màn hình.
Có n đội bóng, mỗi đội đều đã thi đấu trong m trận. Điểm của mỗi đội trong mỗi trận được lưu trữ (thắng: 3 điểm; hòa: 1 điểm; thua: 1 điểm). Hãy:
Cho biết đội bóng nào đã thi đấu m trận bất bại.
Cho biết những đội bóng nào đang có điểm cao nhất.
Có n đội bóng, mỗi đội đều đã thi đấu trong m (m>5) trận. Điểm của mỗi đội trong mỗi trận được lưu trữ (thắng: 3 điểm; hòa: 1 điểm; thua: 1 điểm). Một đội bóng sẽ phải ngừng thi đấu nếu thua liên tiếp trong 3 trận. Hãy cho biết đội bóng nào sẽ phải ngừng thi đấu.
Có n cửa hàng đều kinh doanh trong m tháng (m>3). Doanh thu của từng cửa hàng trong từng tháng được lưu trữ. Hãy:
Cho biết cửa hàng nào có tổng doanh thu trong m tháng cao nhất.
Cho biết cửa hàng nào chưa từng có doanh thu giảm.
Có n cửa hàng đều kinh doanh trong m tháng (m>5). Doanh thu của từng cửa hàng trong từng tháng được lưu trữ. Một cửa hàng sẽ bị đóng cửa nếu nó có doanh thu giảm liên tiếp trong 3 tháng. Hãy cho biết cửa hàng nào sẽ bị đóng cửa.
Dãy số Catalan được phát biểu đệ quy như sau:
	C1 = 1;
	Cn = với mọi n > 1
Hãy xây dựng hàm đệ quy tìm số CataLan thứ n. Viết hàm main minh họa cách sử dụng hàm trên.
Nhập vào một ma trận vuông a (n x n) các phần tử thực. Ma trận a được gọi là “hợp lệ” nếu tất cả các phần tử trên đường chéo chính đều bằng 0; các phần tử phía trên đường chéo chính đều dương và các phần tử còn lại đều âm. Hãy kiểm tra xem ma trận vừa nhập có hợp lệ không?
Nhập vào một xâu ký tự bất kỳ từ bàn phím. Hãy cho biết các ký tự khác nhau trong xâu vừa nhập kèm theo số lần xuất hiện của chúng trong xâu.
Nhập một xâu ký tự bất kỳ từ bàn phím và một ký tự c bấy kỳ. Hãy cho biết số lần xuất hiện của c trong xâu. Nếu c có xuất hiện trong xâu, hãy loại bỏ c ra khỏi xâu.
Bài 1: Viết hàm trả lại diện tích của hình tròn khi biết bán kính.
Bài 2: Viết hàm trả lại diện tích của tam giác khi biết trước 3 cạnh.
Bài 3: Viết hàm kiểm tra xem một số nguyên dương cho trước có là số nguyên tố hay không?
Bài 4: Viết hàm kiểm tra một năm cho trước có là năm nhuận hay không?
Bài 5: Viết hàm trả lại số ngày của một tháng bất kì trong một năm bất kì cho trước.
Bài 6: Viết hàm trả lại số tháng ít nhất mà người gửi tiền cần phải gửi theo đầu bài của bài 8 phần vòng lặp khi biết trước R, M0, M.
Bài 7: Viết hàm in ra màn hình dạng ngược của một số nguyên cho trước, ví dụ: 1760 có dạng ngược là 0671.
Bài 8: Viết hàm trả lại số dạng thập phân của một số nhị phân cho trước.
Bài 9: Viết hàm trả lại ước chung lớn nhất của hai số nguyên dương cho trước.
Bài 10: Viết chương trình yêu cầu người dùng nhập vào một dãy số nguyên dương, sau đó in ra màn hình ước chung lớn nhất của dãy số đó.
Bài 11: Viết hàm tính giá trị của hàm f(n) khi biết trước n. Với hàm f(n) có dạng như sau:
Moi ban lua chon :1. Nhap 3 so nguyen.2. Tim so lon nhat va so be nhat trong 3 so.3. Tim tat ca uoc so chung cua 3 so do.4. Hieu binh phuong cua so lon nhat va so be nhat.5. Thoat khoi chuong trinh.

File đính kèm:

  • docNgân hàng câu hỏi Kỹ thuật lập trình.doc