Bài thực hành Kỹ thuật lập trình C++ - Tuần 1

Mục tiêu kiến thức

Ôn tập lại các kiến thức đã được bao quát trong môn Tin học cơ sở 2:

1. Các yếu tố cơ bản của một chương trình C++: cấu trúc, chú thích, các câu lệnh, nhập/xuất

 

2. Hằng, biến, mảng

a. Các kiểu dữ liệu: số thập phân, các kiểu khác (hằng, các kí tự đặc biệt)

b. Phép gán

 

3. Biểu thức toán học: các toán tử số học, thứ tự ưu tiên (sự cần thiết phải sử dụng ngoặc), toán tử một ngôi, phép gán

 

 

doc3 trang | Chuyên mục: C/C++ | Chia sẻ: dkS00TYs | Lượt xem: 2627 | Lượt tải: 2download
Tóm tắt nội dung Bài thực hành Kỹ thuật lập trình C++ - Tuần 1, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút "TẢI VỀ" ở trên
Bài thực hành số 1
THÔNG TIN MÔN HỌC
• Nội dung: Kỹ năng lập trình bằng C++ và kiến thức về ngôn ngữ C++
• Thời lượng: 15 tuần
• Tài liệu tham khảo chính: C++ How to Program (5th Edition) by Harvey & Paul Deitel
& Associates (Author), Prentice Hall, 2005.
• Giảng viên phụ trách
+ Lý thuyết: Bùi Ngọc Thăng (Email: thangbn@coltech.vnu.vn )
+ Thực hành: Lê Minh Khôi (Email: kumuda1991982@yahoo.com )
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Mục tiêu kỹ năng
1. Viết mã chương trình C++ sử dụng môi trường Dev-C++
+ Chạy đúng yêu cầu đề bài
+ Chỉ yêu cầu viết mã nguồn trên 1 file
+ Tuân thủ phong cách lập trình (dùng tab, đặt tên biến, cách comment, 1 lệnh/dòng …)
2. Tìm hiểu một số thao tác với môi trường: Execute? Debug? Tools/Editor Options?
Tools/Compiler Options?
Chú ý:
+ Tìm hiểu kĩ phiên bản C++ mà bạn đang sử dụng (so với C++ chuẩn).
+ Tham khảo các trình biên dịch C++ khác ngoài Dev C++.
Mục tiêu kiến thức
Ôn tập lại các kiến thức đã được bao quát trong môn Tin học cơ sở 2:
1. Các yếu tố cơ bản của một chương trình C++: cấu trúc, chú thích, các câu lệnh, nhập/xuất
2. Hằng, biến, mảng
a. Các kiểu dữ liệu: số thập phân, các kiểu khác (hằng, các kí tự đặc biệt)
b. Phép gán
3. Biểu thức toán học: các toán tử số học, thứ tự ưu tiên (sự cần thiết phải sử dụng ngoặc), toán tử một ngôi, phép gán
4. Biểu thức logic: các toán tử quan hệ, số nhị phân, các phép toán trên bit
5. Các lệnh điều khiển:
a. Lệnh rẽ nhánh (if … else …; switch … case…)
b. Lệnh lặp (for …; do … while …; while …)
c. Dùng các lệnh điều khiển lồng nhau
B. BÀI TẬP LẬP TRÌNH
Bài tập trên lớp
1. Viết chương trình yêu cầu người dùng nhập vào một chữ cái in hoa, sau đó in ra màn hình tam giác cân như sau:
A
ABA
ABCBA
 ABCDCBA
 ABCDEDCBA
(Ví dụ trên ứng với ký tự nhập vào là ‘E’.)
2. Viết chương trình yêu cầu người dùng nhập vào một ngày bất kỳ (sau công nguyên), tính toán số ngày kể từ 1/1/1 đến ngày đó (có tính đến năm nhuận) và in kết quả ra màn hình.
Giải thích: Năm nhuận là năm có thêm một ngày bổ sung vào tháng 2, khiến cho tháng ấy có 29 ngày theo quy tắc sau:
1. Những năm chia hết cho 4 là năm nhuận
2. Loại trừ những năm chia hết cho 100 mà lại không chia hết cho 400 
3. Viết chương trình thực hiện các công việc sau:
a) Nhập vào số nguyên dương N và dãy số nguyên a1, a2, a3, … aN.
b) Tìm và in ra màn hình số số dương, số số âm trong dãy trên.
c) Tìm và in ra màn hình số lớn nhất, số nhỏ nhất và vị trí của chúng trong dãy trên.
d) Tìm vị trí i (1 ≤ i < N) sao cho ai+ai+1 lớn nhất, in ra màn hình vị trí i và tổng ai+ai+1 đó.
e) Nhập vào số nguyên dương k(1 ≤ k < N), tìm vị trí i(1 ≤ i < N-k+1) sao cho lớn nhất.
f) Tìm hai số i và k(1 ≤ i,k< N) sao cho lớn nhất, in ra màn hình số i,k và tổng 
Lưu ý: Hai câu e,f bài 3 là bài tập về nhà. 
4. Nhập vào từ bàn phím một xâu.
a) In ra màn hình xâu đó có phải là xâu đối xứng không
b) Nhập vào từ bàn phím xâu thứ hai. In ra màn hình xâu đó có nằm trong xâu ban đầu hay không? Nếu có thì xuất hiện mấy lần và xuất hiện lần đầu ở vị trí nào trong xâu ban đầu?
5. Nhập vào từ bàn phím hai ma trận A và B.
a) Tính tổng, hiệu của hai ma trận
b) Tính tích hai ma trận.
c) Xây dựng hàm tính nghịch đảo của một ma trận. Áp dụng: Tìm ma trận: AB-1
Bài tập về nhà:
6. Viết chương trình giải hệ phương trình N ẩn số.
a) Nhập vào từ bàn phím số N nguyên dương. Nhập vào từ bàn phím các giá trị của mảng hai chiều A(kích thước N*N) và mảng một chiều b(kích thước N).
b) Đưa ra màn hình bộ nghiệm x duy nhất của hệ phương trình Ax=b.
C. CÂU HỎI
1. Kiểu int trong C++ có những giới hạn gì?
Gợi ý: xét miền giá trị; xét việc làm tròn trong các phép toán;…
2. Kiểu float trong C++ có những giới hạn gì?
Gợi ý: xét tốc độ tính toán; xét độ chính xác; xét miền giá trị;…
3. So sánh 3 kiểu dữ liệu trong C++: float, double và long double.
Gợi ý: xét miền giá trị; xét độ chính xác
4. Các tham số argc và argv (trong định nghĩa hàm main như ở chương trình dưới đây) có thể được sử dụng như thế nào?
// Minh hoa cho cau hoi 4
#include 
using namespace std;
int main(int argc, char * argv[])
{
cout << "TH Ngon ngu lap trinh C++ (Tuan 1)" << endl;
//...
cin.get();
return 0;
}

File đính kèm:

  • docBài thực hành Kỹ thuật lập trình C++ - Tuần 1 .doc
  • rarCode.rar