Một số đặc điểm cơ bản về môi trường nước biển đảo côn đảo

Tóm tắt

Nội dung bài báo giới thiệu về đặc điểm cơ bản môi trường nước biển đảo Côn Đảo. Nhìn

chung, môi trường nước biển khu vực nghiên cứu có chất lượng khá tốt. Hầu hết nồng độ

các yếu tố thủy hóa đều nằm trong giới hạn cho phép của Quy chuẩn Việt Nam. Tuy

nhiên, một số vị trí như cảng biển, âu tàu đã bị ô nhiễm dầu; các bãi biển, cảng biển bị ô

nhiễm rác thải rắn; nhiều vị trí có sự tập trung cao của các yếu tố thủy hóa như COD,

BOD, các anion và kim loại nặng tạo nên các nguy cơ ô nhiễm. Đây là cảnh báo bước

đầu cần phải ngăn chặn. Tài liệu, tư liệu trong bài báo này có xuất xứ từ kết quả đề tài

khoa học công nghệ cấp Nhà nước BĐKH.50/11-15: “Nghiên cứu đánh giá tác động của

biến đổi khí hậu đối với một số đảo, nhóm đảo điển hình của Việt Nam và đề xuất giải

pháp ứng phó” do PGS.TS. Nguyễn Đại An (Trường Đại học Hàng Hải Việt Nam ) làm

chủ nhiệm.

pdf5 trang | Chuyên mục: Quản Lý Tài Nguyên Nước | Chia sẻ: yen2110 | Lượt xem: 236 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt nội dung Một số đặc điểm cơ bản về môi trường nước biển đảo côn đảo, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút "TẢI VỀ" ở trên
tích biển, sông - biển, trầm tích gió, trầm tích biển- đầm lầy tuổi 
Holocen giữa - muộn và tuổi Holocen muộn. 
+ Các thành tạo của hệ tầng Phan Thiết ở khu vực Côn Đảo chủ yếu là của hệ tầng là cát thạch 
anh hạt nhỏ đến vừa xen cát pha bột và dưới các dạng chỏm nhỏ. Các trầm tích này có màu từ xám, 
trắng đến vàng, vàng đỏ và đỏ. Trầm tích có thành phần độ hạt khá ổn định trong khi màu của trầm tích 
lại có xu hướng đậm dần từ dưới lên trên và có cấu tạo phân lớp ngang, sóng xiên. 
CHÀO MỪNG NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20/11/2015 
Tạp chí Khoa học Công nghệ Hàng hải Số 44 – 11/2015 104 
+ Các trầm tích biển tướng vũng vịnh và ven bờ phân bố khá rộng dưới dạng các đồng bằng 
cao 35 ÷ 60m là trầm tích tuổi Pleistocen giữa - muộn và Pleistocen muộn. Thành phần của các thành 
tạo này bao gồm chủ yếu là cát, sạn, cát - bột, ít sét bở rời với bề dày khoảng 9 ÷ 20m. Quy luật chuyển 
tướng gần bờ và ở phần cao thì trầm tích chủ yếu là hạt thô (cát, sạn), xa bờ và phần trũng thì trầm tích 
chủ yếu là hạt mịn (cát- bột lẫn sét) là quy luật của các thành tạo này. 
3.1.2. Thành tạo địa chất dưới biển 
Trong vùng biển Côn Đảo có măṭ 8 trường trầm tích tương ứng: Trầm tích saṇ cát, cát saṇ, 
cát hình thành trong 2 môi trường điển hình là môi trường bãi triều cổ và môi trường bãi triều hiêṇ 
đaị; trầm tích cát bùn saṇ, cát bôṭ, bôṭ cát hình thành trong môi trường biển nông hiêṇ đaị. Ở đô ̣
sâu 0-20m nước với thành phần chủ yếu gồm cát, cát bột, cuội sỏi, tảng; trầm tích thường có màu 
xám sáng, xám trắng, đa màu (cuội sỏi bãi triều).Trầm tích taị đây được đăc̣ trưng bởi môi trường 
kiềm yếu - oxy hóa yếu đến oxy hóa maṇh và là các trường trầm tích cát, cát sạn, sạn sỏi, vụn vỏ 
sinh vậtchiếm phần lớn và tập trung quanh đảo và có khả năng tàng trữ độc tố trung bình: Là 
các trầm tích cát bùn, cát bùn sạn có hàm lượng cấp hạt mịn từ 20-60 %....phân bố tập trung tại 
phía bắc của Hòn Bảy, phía tây Hòn Cau. Nhóm trầm tích có khả năng tàng trữ độc tố cao: Là các 
trầm tích bùn cát, bùn cát sạn, sét, sét bột có hàm lượng cấp hạt mịn trên 60%...nhóm này rất ít và 
không tìm thấy 
3.2. Đặc điểm hóa lý môi trường nước 
Môi trường nước mặt và nước biển Côn Đảo nhìn chung còn trong sạch. Tuy nhiên, đã có 
một số biểu hiện ô nhiễm môi trường bởi dầu và rác thải gắn liền với vật chất hữu cơ, có nguy cơ 
ô nhiễm môi trường nước bởi các kim loại nặng. 
3.2.1. Các thông số hóa lý của nước 
Các thông số hóa lý cơ bản của nước biển tầng mặt của Côn Đảo trình bày trong bảng 3.1. 
Bảng 3.1. Tham số môi trường hóa lý nước biển tầng mặt vùng biển Côn Đảo (n = 200) 
TT Thông số Đơn vị Khoảng Trung bình 
QCVN 08:2008/ 
BTNMT 
1 Nhiệt độ oC 24,3-32,0 28,4 - 
2 Độ muối ‰ 30,2-31,4 30,8 50 
3 pH 1-14 7,5-8,5 8,24 6 - 8,5 
4 Eh mV 121-123 121,9 - 
5 Độ đục mg/l 2-6mg/l 4,4 20 - 30 
6 DO mg/l > 5 > 6 
7 COD mg/l 3,12 - 3,35 3,25 10 - 15 
8 BOD5 mg/l 1,76 - 1,92 1,85 4 - 6 
Từ các giá trị nêu ở bảng 3.1 cho thấy các thông số hóa lý nằm trong giới hạn cho phép 
theo Quy chuẩn Việt NamQCVN 08:2008/BTNMT. Để làm rõ điều đó chúng ta so sánh độ muối 
của biển đảo Côn Đảo với biển nông ven bờ Sóc Trăng và của Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương 
(hình 3.1). 
Hình 3.1. Biểu đồ thể hiện độ muối trong nước biển ở Côn Đảo so với các khu vực khác 
CHÀO MỪNG NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20/11/2015 
Tạp chí Khoa học Công nghệ Hàng hải Số 44 – 11/2015 105 
3.2.2. Đặc điểm phân bố nồng độ các anion và nguyên tố kim loại nặng trong nước biển 
a) Đặc điểm phân bố nồng độ các anion 
Xem xét 2 anion là NO3-, SO42- trong nước mặt trên đảo và 3 anion NO3-, SO42-, CO32- trong 
nước biển Côn Đảo và nhận thấy nồng độ các anion nêu trên ở mức bình thường. Các giá trị dị 
thường vẫn nằm trong giới hạn cho phép theo Quy chuẩn QCVN 08:2008/BTNMT (bảng 3.2 và 
3.3). 
Bảng 3.2. Đặc điểm phân bố các anion trong nước mặt ở Côn Đảo (n=200) 
 Đặc điểm 
Anion 
Khoảng dao 
động(mg/l) 
Nồng độ 
trung bình 
(mg/l) 
 Độ lệch 
S 
(mg/l) 
Nồng độ dị 
thường Ca 
(%) 
QCVN 
08:2008/ 
BTNMT 
Số điểm và nơi phân bố dị 
thường 
NO3- 0,09 - 0,39 0,14 0,04 0,36 15 Khu vực gần sân bay - Nam 
bãi Đầm Trâu, Nam bãi 
Vông, Nam dốc Trâu Té, Tây 
mũi Lò Vôi, Bắc An Hội. 
SO42- 5 - 60 18,64 1,34 22,53 - 
Bảng 3.3. Đặc điểm phân bố các anion trong nước biển Côn Đảo(n=200) 
Đặc điểm 
Anion 
Khoảng dao 
động(mg/l) 
Nồng 
độtrung 
bình (mg/l) 
Độ lệch 
S(mg/l) 
Nồng độ dị 
thường 
(%) 
Số điểm và nơi phân bố dị thường 
NO3- 0,59-1.12 0,64 0,12 0,96 
Nam hòn Bảy Cạnh Bắc hòn Bảy Cạnh, 
vịnh Côn Sơn, Bắc Côn Đảo 
SO42- 2405-2465 2426,99 9,65 2452,25 
Bắc hòn Tre nhỏ, Bắc Côn Đảo, Bắc và 
Nam hòn Bảy Cạnh, vịnh Côn Sơn 
CO32- 8,2-12,58 9,06 0,55 10,51 
Nam hòn Bảy Cạnh, Bắc hòn Bảy Cạnh, 
vịnh Côn Sơn, Bắc hòn Tre nhỏ, Bắc 
Côn Đảo 
b) Đặc điểm phân bố của các nguyên tố kim loại nặng trong nước [2.3] 
* Nước mặt trên đảo Côn Đảo: Đối với nước mặt trên đảo, qua sự phân bố của 11 nguyên tố 
(bảng 3.4) chúng tôi thấy nồng độ các nguyên tố đều nằm trong giới hạn cho phép theo Quy chuẩn 
Việt Nam, chỉ có một số điểm có sự tập trung nồng độ dị thường. 
Bảng 3.4. Đặc điểm các nguyên tố trong nước mặt Côn Đảo (n=200) 
Đặc điểm 
Nguyên tố 
Khoảng dao động 
(mg/l) 
Nồng độ 
trung bình 
(mg/l) 
Nồng độ dị 
thường 
QCVN 
08:2010/BN
TMT Nơi phân bố dị thường 
Kẽm (Zn) 0,004-0,019 0,009 0,013 2,0 
Phân bố chủ yếu ở: 
gần sân bay - Nam bãi 
Đầm Trâu, Nam bãi 
Vông, Nam dốc Trâu 
Té, Tây mũi Lò Vôi, 
Bắc An Hội. 
Asen (As) 0,0012-0,0021 0,0016 0,0018 0,1 
Cacdimi (Cd) 0,00005-0,00006 0,00005 0,000051 0,01 
Antimoan (Sb) 0,00018-0,00037 0,00028 0,00031 - 
Đồng (Cu) 0,016-0,03 0,021 0,025 1,0 
Mangan (Mn) 0,0015-0,0027 0,0018 0,0022 
Chì (Pb) 0,0015-0,0032 0,0021 0,0026 0,05 
Magie (Mg) 2-33 10,11 14,25 - 
Bo (B) 4,14-4,25 4,18 4,20 - 
Brom (Br) 0,1-1,4 0,5 1,0 - 
Thủy 
ngân (Hg) 
0,00001-0,00002 0,00001 0,000014 
0,002 
* Nước biển Côn Đảo: Nhìn chung, nồng độ các kim loại nặng trong nước biển Côn Đảo so 
với nước biển thế giới cũng tương đồng, với hệ số Talasofin (Ta) <1, chỉ có Pb (Ta = 5,67) (bảng 
3.5.) nhưng vẫn nằm trong giới hạn cho phép. 
CHÀO MỪNG NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20/11/2015 
Tạp chí Khoa học Công nghệ Hàng hải Số 44 – 11/2015 106 
Bảng 3.5. Đặc điểm các nguyên tố trong nước biển Côn Đảo (n=200) 
Đặc điểm 
Nguyên tố 
Hàm lượng 
trung bình 
(mg/l) 
Nồng độ của 
thế giới 
(mg/l) 
Hệ số 
Ta 
QCVN 
10:2008/
BTNMT 
Số điểm, nơi phân bố điểm dị 
thường 
Kẽm (Zn) 0,009 0,01 0,9 2,0 Bắc hòn Tre nhỏ (độ sâu 25-30m 
nước), Tây Bắc hòn Cau (độ sâu 
20-25m nước). Ngoài ra còn có các 
điểm dị thường phân bố rải rác 
trong vùng: Đông Nam hòn Trác lớn 
(độ sâu 25m nước), Nam và Tây 
hòn Vung (độ sâu 24-28m nước). 
Antimoan (Sb) 0,00042 0,0005 0,84 - 
Đồng (Cu) 0,0025 0,003 0,83 1,0 
Mangan (Mn) 0,0018 0,002 0,9 0,1 
Chì (Pb) 0,00017 0,00003 5,67 
Asen (As) 0,0023 0,003 0,77 0,05 
Magie (Mg) 1235,12 1350 0,91 - 
Nam hòn Bảy Cạnh, Bắc hòn Tre 
nhỏ, Bắc Côn Đảo, Nam hòn Bảy 
Cạnh, vịnh Côn Sơn, Đông Nam 
mũi Chim 
Bo (B) 4,18 4,6 0,91 - Bắc hòn Tre nhỏ (độ sâu 26-28m 
nước), Nam hòn Bảy Cạnh (độ sâu 
25-30m nước) 
Brom (Br) 59,1 65 0,91 - 
Cacdimi (Cd) 0,00009 0,0001 0,9 0,005 Không có dị thường, phân bố đều 
Thủy 
ngân(Hg) 
0,000025 0,00003 0,8 0,005 Không có điểm dị thường 
3.3. Nguy cơ ô nhiễm, ô nhiễm môi trường nước 
3.3.1.Ô nhiễm nước dầu 
Với số lượng phân tích không nhiều (n = 10) tuy chưa đại diện cho nước biển Côn Đảo 
nhưng đã cho phép chúng ta rút ra nhận xét: Hàm lượng dầu mỡ quanh đảo Côn Đảo khá cao và 
khoảng biến động lớn, các giá trị dao động từ 0,09-0,51 mg/l, trung bình 0,24 mg/l. Như vậy, hàm 
lượng dầu quan trắc đã vượt giới hạn cho phép theo QCVN 09:2010/BTNMT đối với mục đích nuôi 
trồng thủy sản và bảo tồn thủy sinh còn so với ngưỡng ASEAN đề xuất là 0,14mg/l. Các điểm có 
hàm lượng cao hầu hết là ở khu vực cảng, âu cảng, âu tàu, như điểm quan trắc đạt giá trị cao nhất 
(0,51 mg/l) là ở cảng Bến Đầm. Nguồn gốc các ô nhiễm dầu là do xả thải từ tàu xuống biển. 
3.3.2. Ô nhiễm rác thải 
Rác thải sinh hoạt là nguồn tác động đến môi trường nước đảo Côn Đảo rất lớn. Vứt rác và 
cho chất thải xuống nước mặt và nước biển vẫn là thói quen của nhiều hộ dân sống ven bờ. Đồng 
thời, các hoạt động du lịch, đánh bắt và vận chuyển cá vào trong cảng, công-nông nghiệp, neo đậu 
tàu thuyền,... cũng góp phần xả ra một lượng lớn nước thải, rác thải có hàm lượng chất hữu cơ 
cao. Điều đó đã làm cho môi trường trong khu vực này ngoài ô nhiễm rác thải còn có khả năng bị ô 
nhiễm bởi các chất hữu cơ. 
3.3.3. Nguy cơ ô nhiễm nước bởi anion và kim loại nặng 
Các anion và các nguyên tố kim loại nêu trên có nông độ trong nước mặt trên đảo và nước 
biển quanh đảo đều nằm trong giới hạn cho phép so với QCVN 08:2008/BTNMT và QCVN 
10:2008/BTNMT. Tuy nhiên, hầu hết các anion và kim loại nặng có biểu hiện tập trung tại một số vị 
trí với nồng độ cao một cách dị thường tạo nên nguy cơ ô nhiễm. Đáng quan tâm nhất là nguyên 
tố Pb trong nước biển quanh đảo Côn Đảo có hệ số Ta = 5,67 là đáng quan tâm. Hàm lượng Pb 
dao động trong khoảng 0,00016 - 0,00019mg/l, hàm lượng trung bình là 0,00017mg/l, cao hơn 
6,67 lần hàm lượng trung bình của nó trong nước biển thế giới (0,00003mg/l) (bảng 3.6). Như vậy, 
Pb có sự tập trung cao và gây nguy cơ ô nhiễm môi trường nước biển. Dị thường của Pb phân bố 
ở các khu vực cao gấp 6 lần hàm lượng trung bình trong nước biển thế giới. Do vậy Pb có nguy 
cơ gây ô nhiễm môi trường nước biển trong vùng. 
Bảng 3.6. Nguy cơ ô nhiễm nước biển bởi chì [4,5] 
TT Khu vực Hàm lượng (mg/l) 
1 Bắc hòn Tre Nhỏ (25-30m nước) 0,00017 - 0,00018 
2 Mũi Đông Bắc Côn Đảo (25-27m nước) 0,00017 - 0,00019 
3 Vịnh Đông Bắc-Nam bãi Đá Hinh (16-20m nước) 0,00017 - 0,00018 
4 Tây Bắc hòn Cau (20-25m nước) 0,00017 - 0,00018 
5 Nam hòn Vung (27-30m nước) 0,00018 

File đính kèm:

  • pdfmot_so_dac_diem_co_ban_ve_moi_truong_nuoc_bien_dao_con_dao.pdf
Tài liệu liên quan