Mô hình dự đoán nhám bề mặt và mòn dụng cụ trong tiện cứng chính xác bằng dụng cụ cắt PCBN
TÓM TẮT
Bài báo này trình bày về mô hình dự đoán nhám bề mặt và mòn dụng cụ trong tiện cứng chính xác
bằng dụng cụ cắt PCBN (Nitrit Bo lập phương đa tinh thể). Mô hình được xây dụng bằng phương
pháp phân tích hồi qui sử dụng dữ liệu đo đạc từ các thí nghiệm tiện cứng chính xác thép 9XC tôi
cứng bằng dụng cụ cắt PCBN. Kết quả cho thấy giảm vận tốc cắt và lượng chạy dao sẽ cho chất
lượng bề mặt tốt hơn và làm giảm mòn dụng cụ. Việc tăng chiều sâu cắt sẽ làm tăng mòn dao song
hầu như không làm nhám bề mặt thay đổi.
tự nhiên của vận tốc cắt, chiều sâu cắt và lượng chạy dao: z1=lnv; z2=lnt; z3=lns; x0 là biến ảo tương ứng với hệ số hồi qui b0: x0=+1; bj là các hệ số hồi qui. Xây dựng kế hoạch thực nghiệm và tiến hành thực nghiệm Ma trận kế hoạch thực nghiệm dạng 2k được lập như bảng 1, trong đó ngoài 8 thí nghiệm cơ bản còn có 3 thí nghiệm được thực hiện song song tại tâm kế hoạch. Tiến hành các thí nghiệm theo kế hoạch. Tại mỗi điểm thí nghiệm, đo đạc và ghi lại kết quả đầu ra của các hàm mục tiêu là độ nhám Ra (μm) và tuổi thọ của dao được xác định diện tích gia công Sc (cm2) khi vẫn đạt chỉ tiêu về độ nhám cần thiết. Xây dựng mô hình hồi qui mô tả nhám bề mặt Kết quả đo nhám bề mặt sau chiều dài cắt xác định Lc=750mm tại các điểm thí nghiệm theo kế hoạch như trong bảng 2. Bảng 2. Kết quả đo nhám bề mặt chi tiết gia công Số TT 1 2 3 4 5 6 Ra (μm) 0,45 0.39 0,39 0.46 0,51 0.50 lnRa - 0,798 - 0,941 - 0,941 - 0,776 - 0,673 - 0,693 Số TT 7 8 9 10 11 Ra (μm) 0,39 0.60 0,38 0.42 0,39 lnRa - 0,941 - 0,510 - 0,967 - 0,867 - 0,942 Dựa trên các số liệu đo được từ các thí nghiệm theo kế hoạch, lần lượt tiến hành theo các bước[6,8]: - Tính các hệ số của mô hình hồi qui bj, bju. - Tính phương sai lặp 2 11S . - Tính sai lệch trung bình của phân bố Sb Bảng 1. Ma trận kế hoạch thực nghiệm S TT Biến thực Biến mã Hàm mục tiêu Loga hàm mục tiêu Z1 Z2 Z3 x0 x1 x2 x3 x1x2 x1x3 x2x3 x1x2x3 y lny 1 100 0,09 0,07 + - - - + + + - y1 lny1 2 170 0,09 0,07 + + - - - - + + y2 lny2 3 100 0,15 0,07 + - + - - + - + y3 lny3 4 170 0,15 0,07 + + + - + - - - y4 lny4 5 100 0,09 0,15 + - - + + - - + y5 lny5 6 170 0,09 0,15 + + - + - + - - y6 lny6 7 100 0,15 0,15 + - + + - - + - y7 lny7 8 170 0,15 0,15 + + + + + + + + y8 lny8 9 135 0,12 0,11 + 0 0 0 0 0 0 0 0 1y 0 1ln y 10 135 0,12 0,11 + 0 0 0 0 0 0 0 0 2y 0 2ln y 11 135 0,12 0,11 + 0 0 0 0 0 0 0 0 3y 0 3ln y Nguyễn Thị Quốc Dung và cs Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 63(1): 40 - 45 43 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên - Kiểm tra tính có nghĩa của các hệ số hồi qui. - Xác định mô hình toán học. - Tính phương sai dư Sd. - Kiểm tra sự tương hợp của mô hình với hệ thống. Phương trình hồi qui có dạng: 3 1 20,784 0,080 0,095y x x x $ ln 2,967 3,021ln 6,837 ln 0,238ln 1,404ln lnaR v t s v t Chuyển phương trình hồi qui với các biến mã hóa xj về phương trình với các biến thực lnzj: 3,021 0,238 1,404ln 6,837 0,0514 v a v s t R t (4) Đồ thị quan hệ của độ nhám với các thông số chế độ cắt được vẽ bằng Matlab như hình 2. Xây dựng mô hình hồi qui mô mòn dụng cụ Tiêu chuẩn để đánh giá tuổi thọ dụng cụ cắt rất đa dạng. Dụng cụ cần phải mài lại hoặc thay thế khi bị hỏng và không còn khả năng cắt gọt, khi nhiệt cắt tăng cao và tạo thành hoa lửa, khi quá trình cắt gây ồn lớn hoặc rung động mạnh, khi kích thước hay độ hoàn thiện của bề mặt gia công thay đổi hoặc khi hình dạng dụng cụ thay đổi một lượng nhất định[9]. Thông thường, có thể khảo sát tuổi thọ dụng cụ thông qua thời gian gia công ứng với một chế độ cắt xác định. Tuy nhiên, nếu chế độ cắt thay đổi, đánh giá bằng chỉ tiêu thời gian gia công trở nên thiếu chính xác vì không phản ánh đúng thực chất hiệu quả làm việc của dao. Trong trường hợp này, tuổi thọ dụng cụ cần được đánh giá qua các chỉ tiêu khác như khối lượng vật liệu cắt được hoặc độ mòn dụng cụ tương ứng với yêu cầu đảm bảo chất lượng bề mặt gia công. Với quá trình gia công tinh như tiện cứng chính xác bằng dụng cụ PCBN, thường thực hiện với lượng dư nhỏ nên khối lượng vật liệu cắt đi không ý nghĩa bằng diện tích bề mặt được gia công. Vì vậy tuổi thọ dụng cụ được khảo sát thông qua chỉ tiêu diện tích bề mặt gia công đảm bảo đạt nhám bề mặt theo yêu cầu . Kết quả đo diện tích bề mặt được gia công Sc (cm2) đến khi nhám bề mặt chi tiết đạt Ra=60μm tương ứng với các chế độ cắt tại các điểm thí nghiệm theo kế hoạch như bảng 3. Bảng 3. Kết quả đo diện tích bề mặt gia công Sc Số TT 1 2 3 4 5 6 SC (cm2) 8792 6044,5 7143,5 2747,5 13188 2198 lnSc 9.08 8,71 8,87 7,92 9,48 7,69 Số TT 7 8 9 10 11 SC (cm2) 5495 1648,5 3297 2747,5 3077,2 lnSc 8,61 7,41 8,10 7,92 8,03 Dựa trên các số liệu đo được từ các thí nghiệm theo kế hoạch, lần lượt thực hiện các bước tương tự như trên, nhận được phương trình hồi qui có dạng: 1 2 3 1 28,471 0,539 0,269 0,174 0,209y x x x x x $ Chuyển phương trình hồi qui với các biến mã hóa xj về phương trình với các biến thực lnzj: 10,896 7,27 1,04 2,344ln 1854720782 c v s S v t s (5) Đồ thị quan hệ giữa mòn dụng cụ thông qua diện tích gia công Sc với các thông số của chế độ cắt được vẽ bằng Matlab như trên hình 3. PHÂN TÍCH KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN Từ phương trình hồi qui và đồ thị cho thấy: - Vận tốc cắt v có ảnh hưởng lớn nhất tới cả độ nhám bề mặt chi tiết và tuổi thọ dụng cụ. Điều này cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của một số mô hình dự đoán nghiên cứu Hình 3 Mặt hồi qui mô tả tuổi thọ dụng cụ thông qua diện tích gia công Sc theo vận tốc cắt và lượng chạy dao (a) và đồ thị đường mức (b). a) b ) Hình 2 Mặt hồi qui của độ nhám Ra theo vận tốc cắt và chiều sâu cắt (a) và đồ thị đường mức mặt hồi qui (b). a ) b ) Nguyễn Thị Quốc Dung và cs Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 63(1): 40 - 45 44 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên về tiện cứng chính xác thép AISI 52110 [12,13]. - Độ nhám bề mặt tăng khi tăng vận tốc cắt và lượng chạy dao. - Việc tăng chiều sâu cắt t hầu như không có ảnh hưởng tới nhám bề mặt. Do đó trong vùng khảo sát có thể chọn chiều sâu cắt lớn mà vẫn đảm bảo độ nhám cần thiết. ln 21,341 7,27 ln 1,04ln 10,896ln 2,34ln lncS v t s v s - Tuổi thọ dụng cụ giảm khi tăng vận tốc cắt v, chiều sâu cắt t và lượng chạy dao s. Tuy nhiên việc tăng lượng chạy dao ít ảnh hưởng tới tuổi thọ dụng cụ. Thậm chí ứng với chiều sâu cắt t không thay đổi (t=0,12), việc tăng lượng chạy dao làm tăng tuổi thọ dụng cụ. Vì vậy trong phạm vi lượng chạy dao s=0,07- 0,15, có thể chọn lượng chạy dao lớn để tăng hiệu quả quá trình gia công. KẾT LUẬN - Việc xây dựng các mô hình của quá trình tiện cứng giúp dự đoán và đánh giá được sự thay đổi và các quan hệ phụ thuộc của các thông số trong quá trình gia công nhằm nâng cao hiệu quả quá trình. - Mô hình dự đoán nhám bề mặt và mòn dụng cụ đảm bảo độ tin cậy trong dải số liệu khảo sát, kết quả dự đoán phù hợp với các thông số thực nghiệm. - Mô hình cho thấy trong phạm vi khảo sát, vận tốc cắt có ảnh hưởng quyết định đến nhám bề mặt chi tiết và mòn dụng cụ. Chiều sâu cắt và lượng chạy dao có ảnh hưởng không đáng kể nên có thể tăng năng suất và hiệu quả quá trình bằng cách chọn chiều sâu cắt và lượng chạy dao lớn. Tuy nhiên để đánh giá hiệu quả quá trình gia công một cách toàn diện cần phải tiếp tục nghiên cứu xem xét đồng thời các nhân tố để vừa đạt được độ nhám cần thiết, vừa đảm bảo tuổi thọ dụng cụ lớn nhất cũng như năng suất gia công cao. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Đào Cán (1959), Nguyên lý cắt kim loại. Nxb Giáo dục, Hà Nội. [2] Nguyễn Cảnh (2004), Qui hoạch thực nghiệm. Nxb Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh. [3] Nguyễn Duy, Trần Sỹ Túy, Trịnh Văn Tự (1997), Nguyên lý cắt kim loại. Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội. [4] Trần Tuấn Điệp, Lý Hoàng Tú (1999), Lý thuyết xác xuất và thống kê toán học. Nxb Giáo dục. [5] Bành Tiến Long, Trần Thế Lục, Trần Sỹ Túy (2001), Nguyên lý gia công vật liệu. Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội. [6] Bùi Minh Trí (2005), Xác xuất thống kê và Qui hoạch thực nghiệm. Nxb KH&KT, Hà Nội. [7] Nguyễn Minh Tuyển (2005). Qui hoạch thực nghiệm. Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội. [8] Nguyễn Doãn Ý (2006), Qui hoạch và xử lý số liệu thực nghiệm. Nxb Xây dựng, Hà Nội. [9] E.M Trend, P.K Wright. Metal cutting. Published by Elsevier, India Private Limited, New Delhi (2000), India. [10] EHWA Diamond industrial Co.,LTD, Korea. Innovator in technology PCB/PCBN cutting tools. [11] M. V. Kowstubhan and P. K, PhiIip. On the tool-life equation tools of TiN-coated high speed steel. Wear, 143 (1991) 267-275. [12] Tugrul Ozel, Yigit Karpat. Predictive modeling of surface roughness and tool wear in hard turning using regression and neural networks. International Journal of Machine Tools & Manufacture 45 (2005) 467–479. [13] Tugru Ozel, Yigit Karpat, Luıs Figueira, J. Paulo Davim. Modelling of surface finish and tool flank wear in turning. Journal of Materials Processing Technology, Volume 189, Issues 1-3, 6 July 2007, Pages 192-198. [14] Yahya Dogu, Ersan Aslan, Necip Camuscu. A numerical model to determine temperature distribution in orthogonal metal cutting. Journal of Materials Processing Technology 171 (2006) 1–9. Nguyễn Thị Quốc Dung và cs Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 63(1): 40 - 45 45 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên SUMMARY PREDICTIVE MODELING OF SURFACE ROUGHNESS AND TOOL WEAR IN HARD TURING USING PCBN CUTTING TOOL Nguyen Thi Quoc Dung 2 , Phan Quang The College of Technology - Thai Nguyen University This paper presents the models to predict surface roughness and tool wear in finish hard turning with PCBN (Polycrystal Cubic Boron Nitride) using regression analysis. A set of data obtained from performed experiments in fininsh turning of hardened 9XC steel has been utilized. The models show that decrease cutting speed and feed rate resulted in better surface roughness and lower tool wear. Increase the depth of cut resulted in faster tool wear but unremarkable effect on surface roughness. Keyword: Hard turnig, tool wear, polycrystal cubic boron nitride, regression analysis. 2 Tel: 0915308818, Email:quocdung@yahoo.com.vn
File đính kèm:
- mo_hinh_du_doan_nham_be_mat_va_mon_dung_cu_trong_tien_cung_c.pdf