Mấy đặc sắc thi pháp lời văn nghệ thuật trong sáng tác của Vũ Trọng Phụng

Tóm tắt

Bài viết nghiên cứu việc tổ chức lời văn nghệ thuật trong các sáng tác của Vũ Trọng Phụng, từ góc độ

phong cách học cá nhân và đặc trưng của thể loại tiểu thuyết. Hiện thực - trào phúng là nguyên tắc chủ

đạo của việc tổ chức lời văn trong các sáng tác của Vũ Trọng Phụng, đặc biệt là trong các tiểu thuyết và

truyện ngắn của ông. Nguyên tắc này được thể hiện trên nhiều cấp độ, từ cấp độ nhãn quan ngôn từ tiểu

thuyết, đến cấp độ ngôn ngữ và cấp độ hình thức nghệ thuật của lời văn. Đóng góp của Vũ Trọng Phụng

cho nghệ thuật trần thuật trong văn xuôi Việt Nam hồi đầu thế kỷ XX là rất to lớn, thể hiện năng lực tìm

tòi và sáng tạo có tính chất đột phá của một tài năng viết truyện xuất sắc.

pdf13 trang | Chuyên mục: Sư Phạm Ngữ Văn | Chia sẻ: yen2110 | Lượt xem: 544 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt nội dung Mấy đặc sắc thi pháp lời văn nghệ thuật trong sáng tác của Vũ Trọng Phụng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút "TẢI VỀ" ở trên
iếp là lời trần thuật mô tả 
lại suy nghĩ, tâm trạng của nhân vật nhằm 
bộc lộ nội tâm. Hình thức lời này trong rất 
nhiều trường hợp rất khó phân định với lời 
độc thoại nội tâm, tạo ra một sự mơ hồ trong 
lời kể. Chúng tôi khảo sát lời văn này vì hai 
lí do. Thứ nhất, nó xuất hiện khá nhiều trong 
tiểu thuyết của Vũ Trọng Phụng, tạo nên 
những nét ổn định trong thi pháp lời văn 
NGUYỄN MẠNH QUỲNH TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GÒN 
31 
nghệ thuật của ông. Thứ hai, giá trị của lời 
này là rút ngắn khoảng cách giữa người kể 
chuyện và nhân vật, tạo một sự thân mật, 
suồng sã, gần gũi vốn là một đặc trưng của 
tư duy tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng. 
Lời nửa trực tiếp trong sáng tác của Vũ 
Trọng Phụng có chức năng tái hiện ý thức 
của nhân vật đồng thời với việc mô tả nhân 
vật cùng với những phân tích, bình luận của 
tác giả. Bên cạnh đó, nó còn thực hiện chức 
năng miêu tả thế giới nội tâm của nhân vật 
trong sự đối thoại với các ý thức khác, kể cả 
tác giả. Nét độc đáo của nó là được tổ chức 
lại dưới cái nhìn "vô nghĩa lí" và bởi nguyên 
tắc trào phúng. Có nghĩa là nhà văn vừa tái 
hiện thế giới nội tâm của nhân vật vừa chen 
vào đó chất giọng hài hước, châm biếm của 
mình với mục đích cợt nhạo, chỉ trích, hoặc 
tố cáo, phản kháng. 
Lời nửa trực tiếp trước hết nhằm tái 
hiện ý thức nhân vật đồng thời với miêu tả, 
bình luận về nhân vật của người kể chuyện. 
Ở dạng loại lời này, nhà văn vừa miêu tả 
nhân vật vừa tái hiện ý thức của nó đối với 
bản thân bằng ngôn ngữ giao hoà giữa lời 
nhân vật và lời của người kể chuyện. Xin 
trích một đoạn văn tái hiện ý thức của bà 
phó Đoan trong Số đỏ về việc cậu Phước 
trở chứng: 
 “(...) Ông thầy số đã kêu số cậu Phước 
thọ lắm, hay là thầy số đoán nhảm? 
Ấy đó là những câu hỏi làm rối loạn cả 
khối óc bà mẹ, khiến bà đau khổ khó nghĩ. 
Có nuôi con mới biết lòng cha mẹ. Nhất là 
lại có nuôi con cầu tự nữa mới biết lòng cha 
mẹ. Như bà phó Đoan nuôi con kể đã là 
cùng. Bà đã kiêng khem đủ thứ, và tránh 
những tiếng “quở quang” rất kĩ lưỡng cho 
cậu Phước, nào bán khoán, nào đội bát 
nhang, nào cúng, nào sớ tấu: thôi thì chẳng 
thiếu thứ gì nữa. Vậy mà bây giờ thốt nhiên 
cậu lại “thế” thì là bởi đâu? Hay đi cầu cứu 
sư cụ Tăng Phú chăng? Hay là mời ông đốc 
Trực Ngôn? Bà lo lắng nhìn cậu Phước ngồi 
tần ngần trên một cái bàn ở giữa nhà, rồi bà 
ra cửa sổ...” 
Những kết cấu “Có nuôi con mới biết 
lòng cha mẹ. Nhất là lại có nuôi con cầu tự 
nữa mới biết lòng cha mẹ", "thốt nhiên cậu 
lại "thế" thì là bởi đâu?” là tái hiện ý thức, 
ngữ điệu của bà phó Đoan trong lời của 
người kể chuyện giấu mình. Người kể ẩn 
mình đi trong những kết cấu ấy, trao quyền 
chủ thể lời nói cho nhân vật rồi lại giành 
quyền “đồng sở hữu” trong những kết cấu: 
“như bà phó Đoan nuôi con kể đã là cùng. 
Bà đã kiêng khem đủ thứ... Bà lo lắng 
nhìn...” để miêu tả nhân vật. Người đọc rất 
khó có thể quy lời nói ấy về cho đích xác 
cho một ai, chỉ biết rằng, trong một lời có 
âm vang hai giọng: giọng bà phó băn khoăn, 
lo lắng, pha chút khoe mẽ và giọng người kể 
chuyện tinh nghịch, cợt nhạo, ngầm phơi 
bày tính hay ngụy biện, giả tạo, dối trá ở con 
người này. 
Một kiểu lời trực tiếp nữa là miêu tả thế 
giới nội tâm của nhân vật trong sự đối thoại 
với các ý thức khác. M.Bakhtin gọi đây là 
những vi đối thoại hay lời tranh luận ngầm. 
Dạng tiêu biểu là những đoạn độc thoại nội 
tâm mà “Chất đối thoại thẩm thấu vào từng 
từ ngữ, gây ra bên trong nó một sự giằng co, 
ngắt lời nhau giữa các tiếng nói” (Bakhtin, 
1992, tr. 290). Theo chúng tôi, Ngô Tất Tố 
và Nguyễn Công Hoan chưa có ý thức sử 
dụng loại lời này như là một thủ pháp nghệ 
thuật. Người đi đầu có lẽ là Vũ Trọng 
Phụng, và sau đó, Nam Cao là người sử 
dụng kiểu lời này rất thành công trong nghệ 
thuật xây dựng hình tượng con người tâm lí. 
Những vi đối thoại - xin được gọi kiểu 
lời này như thế - thường được sử dụng để 
miêu tả quá trình khủng hoảng, bi đát, vật vã 
của con người trước một tình huống tâm lí 
SCIENTIFIC JOURNAL OF SAIGON UNIVERSITY No. 63 (3/2019) 
32 
căng thẳng. Bakhtin đã phân tích rất hay 
những cơn khủng hoảng tâm lí của nhân vật 
Dotxtoievxki thông qua những vi đối thoại; 
chẳng hạn đoạn độc thoại nội tâm của 
Raxkolnikov trong phần đầu tiểu thuyết Tội 
ác và trừng phạt: bao gồm cả mỉa mai, cay 
đắng, phẫn nộ, đau buồn, yêu thương, căm 
giận.v.v. Trong các tiểu thuyết của Vũ 
Trọng Phụng, có thể nhận thấy ông cũng 
thường sử dụng vi đối thoại - mặc dù còn ở 
mức độ - để khắc hoạ những giây phút nhân 
vật bị kích thích cao độ. Chẳng hạn, bản độc 
thoại nội tâm của bà đồ Uẩn trong Giông tố 
khi đang từ địa vị “nào là điêu đứng không 
còn kiếm nổi hột gạo mà ăn, nào là sự mỉa 
mai chèn chế của người làng, nào là sự thờ 
ơ lãnh đạm của họ mạc, nào là những trận 
cãi nhau, chửi nhau om sòm...” bỗng nhiên 
thành nhạc phụ của một nhà tư bản giàu có: 
“Bà sung sướng vì tưởng Mịch đã bị hại 
một đời, mà hoá ra sung sướng một đời. Cái 
con người quyền thế và giàu có nhất tỉnh, 
mà ai cũng phải sợ, mà ai cũng không kiện 
nổi, nay mai sẽ đem vài chục cái xe tu bin 
về dạm hỏi con bà hẳn hoi. Rồi thì cả làng 
sẽ ngậm miệng như hến. Rồi thì sẽ vô phúc 
cho những đứa nào đã bảo bà là vô phúc, 
đến nỗi con gái bà bị hiếp dâm. Rồi thì khổ 
cho những đứa chê bai, khinh bỉ, cho những 
đứa đã làm nhục bà. Tuy bà không biết biên 
sổ nhưng bà cũng biên sổ ngay vào bụng: 
nào là con mẹ đám Nhen nói kháy bà ra sao, 
nào là con mẹ đĩ Tốp nói xấu bà ra sao, vân 
vân... Con gái bà lấy chồng giàu! Những 
đứa ấy rồi thì nhục với bà, rồi thì điêu đứng 
với bà.” 
Ở đoạn văn trên, ý thức của bà đồ đã đối 
thoại, giằng co, tranh luận với ý thức của 
một số nhân vật được nêu tên. (“Chẹp! 
Chẹp!!!... Rõ chém cha cái đời! Cho thế mới 
mát ruột con mẹ đồ Uẩn. Không thế thì 
không được hợm hĩnh những là giấy rách 
giữ lấy lề, những là dòng dõi thế gia!” - lời 
trực tiếp của một trong số các nhân vật nói 
kháy, nói mát bà đồ). 
Trong Trúng số độc đắc, việc Phúc 
trúng số mười vạn đồng đã làm kinh động 
cả xã hội, mà trước tiên là những người 
trong gia đình anh ta. Một cuộc đảo lộn ngôi 
thứ diễn ra một cách chóng vánh khiến 
người ta không thể không cân nhắc, đắn đo 
cách cư xử. Đây là những suy tính như thế 
của mẹ và vợ Phúc : “(...) Sau khi thấy cụ 
Phán ông bị mắng, người mẹ, người vợ càng 
hiểu rõ rằng từ nay ắt phải rất thận trọng 
trong sự thay đổi thái độ, phải làm thế nào 
cho cái khinh bỉ ngày trước với cái quý 
trọng bây giờ có được một cái cầu nó nối 
liền một cách kín đáo, cũng như mầu xám là 
cần cho sự dịu dàng của việc dung hợp trắng 
và đen, ấy thế mới khó, vì nhỡ ra thì có thể 
chỉ sai một li mà đi một dặm. Quý trọng, ừ 
thì quý trọng, nhưng phải ra sao cho khỏi 
mang tiếng nịnh thần? Vừa phải thôi ư, thì 
làm thế nào cho khỏi bị buộc là khinh nhờn 
như trước? Đó là sự gánh vác đàn bà khó 
lắm thay!” 
Trong đoạn lời này có sự tranh luận 
ngầm giữa ý thức của hai người đàn bà với 
ý thức của người đời (Quý trọng, ừ thì quý 
trọng, nhưng phải ra sao cho khỏi mang 
tiếng nịnh thần?), với ý thức của Phúc (Vừa 
phải thôi ư, thì làm thế nào cho khỏi bị buộc 
là khinh nhờn như trước?). Ở đây, lời là của 
người kể, nhưng ý thức và chủ thể lời nói 
vừa thuộc về mẹ Phúc, vừa thuộc về vợ 
Phúc và một người khác hàm ẩn. Cho nên, 
lời văn vừa mang âm sắc của tiếng cười mỉm 
báng bổ, vừa ẩn chứa nhiều “nỗi niềm” của 
nhân vật. 
Có thể tìm thấy khá nhiều đoạn có tính 
chất tranh luận như thế trong Lấy nhau vì 
tình (đoạn Liêm tự tranh luận với mình với 
ý thức của Quỳnh), trong Giông tố (tiêu biểu 
NGUYỄN MẠNH QUỲNH TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GÒN 
33 
là các đoạn Mịch, Long tự vấn trong sự 
khủng hoảng tột độ sau vụ “dâm biến” của 
nghị Hách), trong Làm đĩ (đoạn độc thoại 
nội tâm của Huyền sau khi thất tiết với Lưu, 
khi bị chồng phát giác ngoại tình). Chính 
những “vi đối thoại” như thế đã góp phần 
không nhỏ giúp nhà văn len lỏi, mổ xẻ 
những nỗi niềm sâu kín, những uẩn khúc, 
giằng co, cắn xé trong tâm lí con người. 
Chiều sâu trong tâm hồn nhân vật được nâng 
cao thêm một bước. 
3. Kết luận 
Tóm tại, những đóng góp của Vũ Trọng 
Phụng cho nghệ thuật trần thuật trong tiểu 
thuyết hồi đầu thế kỷ XX, đặc biệt là ở 
phương diện thi pháp lời văn nghệ thuật, là 
rất to lớn, thể hiện năng lực tìm tòi và sáng 
tạo có tính chất đột phá của một tài năng 
tiểu thuyết xuất sắc. Hiện thực - trào phúng 
là nguyên tắc chủ đạo trong việc tổ chức lời 
văn trong các sáng tác của Vũ Trọng Phụng, 
đặc biệt là trong các tiểu thuyết và truyện 
ngắn của ông. Nguyên tắc này, như đã phân 
tích, được thể hiện trên tất cả các cấp độ, từ 
cấp độ nhãn quan ngôn từ tiểu thuyết, đến 
cấp độ ngôn ngữ và cấp độ hình thức nghệ 
thuật của lời văn, tạo ra một giọng văn, một 
phong cách nghệ thuật độc đáo trên văn 
đàn. Khó có thể hình dung diện mạo của 
văn xuôi hiện đại Việt Nam đầu thế kỉ trước 
mà khuyết vắng khuôn mặt của Thiên Hư 
Vũ Trọng Phụng. Nhà văn chỉ sống có 27 
tuổi đời ấy, bằng những nỗ lực sáng tạo của 
mình đã làm không ít bạn văn phải khâm 
phục, ngưỡng mộ, cả trước kia, hôm nay và 
mai sau. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
Bakhtin, M. (1992). Lý luận và thi pháp tiểu thuyết. Người dịch: Phạm Vĩnh Cư. Hà Nội: 
Trường viết văn Nguyễn Du xuất bản. 
Diệp Quang Ban (chủ biên). (2000). Ngữ pháp tiếng Việt. Hà Nội: NXB Giáo dục. 
Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (chủ biên). (1992). Từ điển thuật ngữ văn học. 
Hà Nội: NXB Văn học. 
Phương Lựu (chủ biên) Trần Đình Sử, Nguyễn Xuân Nam. (1997). Lý luận văn học (tái bản). 
Hà Nội: NXB Giáo dục. 
Vũ Trọng Phụng. (1998). Toàn tập. Hà Nội: NXB Hội nhà văn. 
Trần Đình Sử. (1998). Giáo trình dẫn luận thi pháp học. Hà Nội: NXB Giáo dục. 
Nguyễn Ngọc Thiện, Hà Công Tài. (2000). Vũ Trọng Phụng về tác gia và tác phẩm. Hà Nội: 
NXB Giáo dục. 
Ngày nhận bài: 20/02/2019 Biên tập xong: 15/3/2019 Duyệt đăng: 20/3/2019 

File đính kèm:

  • pdfmay_dac_sac_thi_phap_loi_van_nghe_thuat_trong_sang_tac_cua_v.pdf
Tài liệu liên quan