Lựa chọn biện pháp tổ chức hoạt động đào tạo nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy môn học Giáo dục thể chất cho sinh viên trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Tóm tắt:

Thông qua phân tích thực trạng trong giảng dạy về Giáo dục thể chất của Trường Đại học sư

phạm Hà Nội cho thấy còn nhiều hạn chế, kết quả nghiên cứu đã lựa chọn được 5 nhóm biện pháp

có tác dụng đổi mới tổ chức hoạt động đào tạo của Trường, góp phần nâng cao hiệu quả giảng

dạy môn học Giáo dục thể chất cho sinh viên.

pdf5 trang | Chuyên mục: Giáo Dục Thể Chất | Chia sẻ: yen2110 | Lượt xem: 188 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt nội dung Lựa chọn biện pháp tổ chức hoạt động đào tạo nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy môn học Giáo dục thể chất cho sinh viên trường Đại học Sư phạm Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút "TẢI VỀ" ở trên
 môn.
Các GV chuyên môn xây dựng kế hoạch tập
luyện từng môn theo chu kỳ tuần, tháng, năm,
Ban Chủ nhiệm Khoa xem xét chỉnh sửa, sau đó
trình Ban giám hiệu phê duyệt.
Tổ chức cho SV đăng ký tham gia câu lạc bộ
và nghiêm túc thực hiện theo nội quy, quy chế
câu lạc bộ.
Bộ phận làm công tác giáo vụ sắp xếp hợp lí
lịch tập luyện cho các môn nhằm sử dụng tối đa
hiệu quả nhà tập, sân bãi, dụng cụ mà không bị
chồng chéo giữa các môn.
Lập kế hoạch thi và kiểm tra định kỳ hàng
tháng cho các môn thể thao trong câu lạc bộ. Tổ
chức các giải thi đấu câu lạc bộ trong trường cũng
như thi đấu giao hữu với câu lạc bộ của các
trường đại học và cao đẳng khác nhằm đánh giá
kết quả tập luyện của các thành viên trong câu lạc
bộ, tăng tính hưng phấn trong tập luyện cũng như
đánh giá hiệu quả hoạt động của CLB.
Phối hợp với Nhà trường hàng năm tổ chức thi
cấp chứng chỉ theo các môn cho SV tham gia
CLB và chứng chỉ này được xem như một tín chỉ
học tập.
- Nội dung thứ hai:Tăng cường tổ chức giải
thi đấu các môn thể thao cấp Khoa, cấp Trường:
Khoa GDTC phối hợp với BCH Đoàn trường
tổ chức giải thi đấu toàn trường với nhiều môn
thể thao như: Cầu lông, Đá cầu, Thể dục nhịp
điệu, Khiêu vũ thể thao... nhằm tạo ra nhiều cơ
hội cho tất cả các đối tượng SV được tham gia,
có thể tham gia tập luyện và thi đấu.
BCH Đoàn trường chỉ đạo Liên chi đoàn các
khoa tổ chức thi đấu các môn thể thao trong từng
khoa, qua đó lựa chọn các đội, vận động viên ưu
tú nhất để tham gia thi đấu cấp Trường.
- Nội dung thứ ba: Tăng cường hoạt động tự
tập luyện cho SV:
Phòng Công tác chính trị có trách nhiệm nâng
cao nhận thức cho sinh viên trong tuần học chính
trị đầu năm về vai trò, ý nghĩa tác dụng của việc
tự tập luyện ngoại khóa môn học GDTC và cũng
là điều kiện cần và đủ để có thể đáp ứng yêu cầu
môn học.
Giảng viên Khoa GDTC trước và sau mỗi giờ
lên lớp giao nhiệm vụ ngoại khóa cho SV, yêu cầu
SV phải hoàn thành trước mỗi giờ lên lớp tiếp
theo. GV hướng dẫn phương pháp, hình thức tự
tập luyện đơn giản nhất mà họ có thể thực hiện
trong điều kiện không có đủ sân bãi dụng cụ. Như
vậy, đối với các SV ngoại trú thì việc tự tập luyện
ngoại khóa ở nhà sẽ trở lên dễ dàng hơn.
Ban quản lý KTX SV chịu trách nhiệm đôn
đốc SV tập thể dục vào mỗi buổi sáng bằng hình
thức kêu gọi trên loa đài, phân công đội tự quản
SV trực tiếp đến gọi từng phòng ở của SV, tạo
thành thói quen và phong trào tập thể dục buổi
sáng của SV.
2.4. Nhóm biện pháp đổi mới kiểm tra, đánh
giá hoạt động đào tạo
Mục đích
BµI B¸O KHOA HäC
63
Sè 2/2018
Nâng cao tính khoa học, khách quan, chính
xác, từ đó tăng hiệu quả công tác đánh giá, đồng
thời phát hiện những sai lệch trong hoạt động đào
tạo để ra các quyết định điều chỉnh kịp thời, hiệu
quả góp phần nâng cao hiệu quả đào tạo, đạt được
mục tiêu GDTC đã đề ra.
Đa dạng hóa các phương thức đánh giá kết quả
học tập của SV như tổ chức thi và cấp chứng chỉ
cho SV tham gia CLB theo các môn thể thao.
Định kỳ điều tra hiệu quả việc đánh giá kết
quả đào tạo của SV đối với chất lượng đào tạo.
Qua đánh giá, tạo lập kênh thông tin phản hồi
vững chắc, kiểm tra, kiểm soát, phát hiện và
phòng ngừa những sai lệch nhằm xác định thực
chất hiệu qủa hoạt động đào tạo.
Nội dung và cách thực hiện
- Nội dung thứ nhất: Xây dựng kế hoạch, tiêu
chí và tiêu chuẩn đánh giá hoạt động dạy của
giảng viên.
Ban Chủ nhiệm Khoa lập kế hoạch, xây dựng
các tiêu chí đánh giá giờ dạy của giảng viên và
đưa vào kế hoạch tổ chức hoạt động đào tạo của
Khoa, công khai thông báo trước toàn khoa về
nội dung, hình thức, thời gian kiểm tra.
Tổ chức dự giờ và đánh giá chất lượng giờ lên
lớp của giảng viên theo định kỳ, đóng góp ý kiến
và rút kinh nghiệm theo các tiêu chí quy định.
- Nội dung thứ hai: Tăng cường đánh giá kết
quả học tập ngoại khóa của sinh viên.
Ban Chủ nhiệm Khoa xây dựng và ban hành
(quy định) tiêu chí cộng điểm đối với những SV
tham gia thi đấu thể thao, tham gia các câu lạc bộ
thể thao.
Kiểm tra việc thực hiện nề nếp học tập, tinh
thần, thái độ, sự chuyên cần và nỗ lực của SV.
Tổ chức thi và cấp chứng chỉ CLB theo môn
thể thao nghiêm túc, đúng quy chế, đảm bảo đánh
giá chính xác, khách quan kết quả học tập của SV.
- Nội dung thứ ba: Thực hiện tự đánh giá hoạt
động đào tạo.
Tổ chức hội thảo nâng cao nhận thức cho cán
bộ quản lý và giảng viên về mục đích, ý nghĩa,
vai trò của hoạt động đánh giá.
Tự đánh giá là quá trình tự xem xét trên cơ sở
các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục do Bộ
Giáo dục và Đào tạo ban hành để báo cáo về tình
trạng chất lượng, hiệu quả hoạt động đào tạo.
Ban Chủ nhiệm khoa lập kế hoạch xây dựng các
tiêu chí đánh giá chất lượng đào tạo, đặc biệt chú
trọng đến đổi mới hình thức, phương pháp, tổ chức
hoạt động đào tạo. Kế hoạch được toàn Khoa thống
nhất và trình Ban Giám hiệu phê duyệt.
Thành lập Hội đồng tự đánh giá của Khoa do
Hiệu trưởng quyết định, có nhiệm vụ triển khai
các hoạt động tự đánh giá.
Có kế hoạch kiểm tra đánh giá cấp khoa, cấp
bộ môn theo nội dung, tiêu chí đã xây dựng.
2.5. Nhóm biện pháp hỗ trợ
Mục đích 
Giúp cho việc tổ chức, quản lý và sử dụng
CSVC được khoa học, hợp lý, năng động và sáng
tạo, phát huy tối đa hiệu quả sử dụng CSVC đáp
ứng yêu cầu đào tạo.
Hình thành quy trình tổ chức từ khâu mua
sắm, khai thác sử dụng đến việc bảo dưỡng các
dụng cụ học tập đạt hiệu quả cao.
Giúp cho các nhà quản lý, tổ chức đào tạo xử
lý thông tin nhanh chóng, chính xác, linh hoạt và
hiệu quả, làm cho công tác tổng hợp và xử lý
điểm của bộ phận giáo vụ được thuận lợi và đễ
dàng hơn.
Nội dung và cách thực hiện
- Nội dung thứ nhất: tăng cường CSVC phục
vụ đào tạo.
Triển khai kế hoạch thành lập CLB các môn
thể thao để khai thác triệt để và hiệu quả CSVC.
Hàng năm, trên cơ sở sân bãi, dụng cụ hiện có,
đánh giá thực trạng, phân tích khả năng sử dụng
của từng loại như: Bóng chuyền, cột lưới (môn
cầu lông), hố nhảy (môn nhảy xa), từ đó lập kế
hoạch mua sắm mới bổ sung theo yêu cầu đào
tạo, theo nguồn kinh phí của Trường.
Xây dựng nội quy, quy chế cụ thể đối với cán
bộ quản lý và phục vụ CSVC nhằm nâng cao
tinh thần trách nhiệm trong việc phục vụ dụng
cụ học tập chính khóa và ngoại khoá cho SV đạt
hiệu quả cao.
- Nội dung thứ hai: tăng cường triển khai ứng
dụng, trang bị cộng nghệ hiện đại phục vụ đào tạo.
Xây dựng hoặc mua các phần mềm về quản lý
đào tạo như phần mềm về quản lý điểm, đánh giá
kết quả học tập của sinh viên v.v...
Quản lý bài giảng, tạo điều kiện cho cán bộ
GV và SV có thể truy cập tham khảo.
Tạo và quản lý thư viện của Khoa theo các nội
dung: Quản lý danh mục; thống kê báo cáo về số
lượng, thể loại tài liệu hiện có, tài liệu đang
mượn; quản lý danh sách bạn đọc...
64
Ban Chủ nhiệm Khoa đề nghị với Nhà trường
bằng văn bản về việc trang bị cho Khoa những
trang thiết bị hiện đại phục vụ hoạt động tổ chức
đào tạo như: Máy in, máy phô tô...
- Nội dung thứ ba: Tăng cường nguồn kinh phí
cho việc tổ chức các hoạt động ngoại khóa.
Hàng năm, Ban Chủ nhiệm Khoa lập dự trù
kinh phí hỗ trợ cho CLB các môn thể thao dựa
trên kế hoạch (số giờ, số GV tham gia huấn
luyện) và yêu cầu (dụng cụ tập luyện, trang phục)
của từng môn.
Khoa theo dõi và tính giờ cho GV tham gia
huấn luyện CLB với chế độ tương đương với giờ
lên lớp chính khóa hoặc cao hơn.
3. Khảo nghiệm các nhóm biện pháp lựa
chọn
Chúng tôi đã lấy ý kiến của 41 cán bộ quản lý
và GV (5 cán bộ quản lý và giảng dạy tại Khoa
GDTC Trường ĐHSP Hà Nội 2; 4 cán bộ quản
lý và giảng dạy tại Khoa GDTC trường Cao đẳng
sư phạm Hà Nội; 32 cán bộ và giảng viên của
khoa GDTC trường ĐHSP Hà Nội) về tính cấp
thiết, tính khả thi theo 3 cấp độ đối với các biện
pháp và cho kết quả:
Qua bảng 1 cho thấy: Với r > 0.60 cho thấy
giữa hai yếu tố khảo sát là tính cần thiết và tính
khả thi có liên quan chặt chẽ với nhau. Các nhóm
biện pháp do chúng tôi đã lựa chọn đều được các
cán bộ quản lý, GV thống nhất đánh giá ở mức
cao, các nhóm biện pháp đề xuất có tính cấp thiết
thì đều có tính khả thi.
KEÁT LUAÄN
Kết quả nghiên cứu đã lựa chọn được 05
nhóm biện pháp đổi mới tổ chức hoạt động đào
tạo của Khoa GDTC Trường Đại học Sư phạm
Hà Nội với mục tiêu nâng cao hiệu quả giảng dạy
môn học GDTC, góp phần nâng cao chất lượng
đào tạo chung của trường, đó là:
- Nhóm biện pháp cải tiến kế hoạch, chương
trình đào tạo.
- Nhóm biện pháp đổi mới tổ chức đào tạo
theo học chế tín chỉ.
- Nhóm biện pháp tăng thời lượng môn học
GDTC thông qua các hoạt động ngoại khóa cho
sinh viên.
- Nhóm biện pháp đổi mới kiểm tra đánh giá
HĐĐT.
- Nhóm biện pháp hỗ trợ
Các số liệu, kết quả khảo sát của các chuyên
gia đã cho thấy các biện pháp mà đề tài đề xuất
là cấp thiết, hợp lý và khả thi.
TAØI LIEÄU THAM KHAÛO
1. Bộ GD - ĐT (2007), Quy chế đào tạo đại
học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín
chỉ (ban hành kèm theo Quyết định số
43/2006/QĐ – BGD&ĐT ngày 15/8/2007 của Bộ
trưởng Bộ giáo dục và đào tạo).
2. Bộ GD - ĐT (2007), Quy định về tiêu chuẩn
đánh giá chất lượng giáo dục Đại học (Ban hành
kèm theo Quyết định số 65/2007/QĐ-BGDĐT
ngày 01/11/2007 của Bộ trưởng Bộ GD và ĐT.
3. Trường cán bộ quản lý GD và ĐT (2003),
Quản lý nhà nước về GD và ĐT, Hà Nội.
(Bài nộp ngày 31/10/2017, Phản biện ngày
21/11/2017, duyệt in ngày 25/4/2018
Chịu trách nhiệm chính: ThS. Lương Thị Hà.
Email: dtha308@gmail.com)
TT Mức độ
Tính cần
thiết
Tính khả
thi
Hiệu số 
thứ bậc
Hệ số
tương
quan
(r)X X1 Y Y1 (X1-Y1) (X1-Y1)2
1 Nhóm biện pháp cải tiến kế hoạch,chương trình đào tạo 2.88 3 2.83 4 -1 1 0.74
2 Nhóm biện pháp đổi mới tổ chức hoạtđộng đào tạo theo học chế tín chỉ 2.93 1 2.92 1 0 0 0.71
3
Nhóm biện pháp tăng thời lượng môn
học bằng các hoạt động ngoại khóa cho
sinh viên
2.91 2 2.88 2 0 0 0.69
4 Nhóm biện pháp đổi mới kiểm tra đánhgiá hoạt động đào tạo 2.91 2 2.85 3 -1 1 0.65
5 Nhóm biện pháp hỗ trợ 2.85 4 2.85 3 1 1 0.76
Bảng 1. Tổng hợp kết quả khảo sát về tính cấp thiết và khả thi của các nhóm biện pháp (n = 41)
BµI B¸O KHOA HäC

File đính kèm:

  • pdflua_chon_bien_phap_to_chuc_hoat_dong_dao_tao_nham_nang_cao_h.pdf
Tài liệu liên quan