Kiến trúc nhiệt đới Sài Gòn

TÓM TẮT: Nếu như “kiến trúc Đông Dương” xuất hiện ở nhiều đô thị trên cả nước thì

kiến trúc nhiệt đới giai đoạn 1954 – 1975 chủ yếu xuất hiện ở Sài Gòn. Là đô thị có điều

kiện tiếp cận với kinh tế, khoa học kỹ thuật nước ngoài, kiến trúc ở đây đã có điều kiện

phát triển và để lại những giá trị cần khẳng định. Qua phân tích tác giả làm nổi bật sự kết

hợp nhuần nhuyễn giữa các yếu tố kỹ thuật phương Tây và văn hóa phương Đông, khai

thác nét đặc trưng kiến trúc truyền thống, làm cho công trình đạt đến đỉnh cao của nghệ

thuật kiến trúc đương thời. Qua đó tác giả đề xuất cần có những công trình nghiên cứu

toàn diện và chuyên sâu hơn nhằm rút ra những bài học hữu ích cho sáng tác kiến trúc

trong bối cảnh hội nhập ngày nay.

pdf7 trang | Chuyên mục: Kiến Trúc Dân Dụng | Chia sẻ: yen2110 | Lượt xem: 283 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt nội dung Kiến trúc nhiệt đới Sài Gòn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút "TẢI VỀ" ở trên
ằm đưa cây xanh, mặt 
nước lồng vào công trình một cách tối đa. 
Hình ảnh nổi bật trên mặt đứng là bức “rèm 
hoa đá” độc đáo, tên gọi của tác giả dành 
cho tác phẩm của mình. Vì mặt đứng công 
trình quay hướng Đông – Bắc, nên để có 
nhiều ánh sáng tự nhiên mà vẫn hạn chế 
được tia bức xạ mặt trời, tác giả đã khéo 
léo kết hợp vật liệu kỹ thuật của phương 
Tây với quan niệm thẩm mỹ truyền thống 
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC VĂN LANG Số 01 / 2017 
58 
sáng tạo nên hình ảnh bức rèm khiến người 
ta liên tưởng đến những hình tượng con 
tiện hay các dóng trúc vốn là biểu tượng 
của người quân tử trong quan niệm của 
người phương Đông. Chúng đem lại cảm 
giác rất đỗi thân quen đối với người Việt 
Nam. Phía trong bức rèm hoa là hiên rộng 
thoáng chạy dài, tràn ngập ánh sáng như 
gợi nhớ tới cái hiên trong kiến trúc nhà ở 
dân gian. 
Các không gian trong nhà được tác giả 
tạo dựng theo nguyên tắc không gian mở 
thông thoáng tự nhiên nhằm khai thác cảnh 
quan xung quanh và cũng để phù hợp với 
khí hậu nơi đây. Ngay cả giải pháp cách 
nhiệt cho mái cũng được quan tâm. Mái có 
cấu tạo sàn hai lớp, bên dưới là lớp bê tông 
chịu lực, bên trên là các tấm đan chống 
nóng đặt trên gối gạch cách sàn 40cm, 
chính nhờ lớp đệm không khí đối lưu ở 
giữa nên giữ cho nhiệt độ trong nhà lúc nào 
cũng mát mẻ. Đồng thời trong công trình sử 
dụng một số vật liệu đặc thù như đá rửa, đá 
mài để tô tường, chẳng thế mà có người đặt 
Dinh Độc Lập vào loại “kiến trúc nhiệt đới 
tạo nên sắc thái Sài Gòn trong tổng thể 
chung của kiến trúc đương đại Việt Nam”. 
Vào năm 1972, công trình Thư viện 
Quốc gia (Thư viện Khoa học tổng hợp 
hiện nay) do Nguyễn Hữu Thiện và Bùi 
Quang Hạnh thiết kế được xây dựng xong. 
Công trình nằm ở vị trí khá đắc địa tại 
trung tâm thành phố, đối diện với Dinh Gia 
Long cũ – nay là Bảo tàng Cách mạng 
thành phố – ở góc đường Nam Kỳ Khởi 
Nghĩa và Lý Tự Trọng ngày nay. 
Các tác giả đã tổ hợp hình khối công 
trình theo chủ nghĩa công năng bằng cách 
tạo ra hai khối có dáng hình học dứt khoát 
rõ ràng nhưng đã khéo léo sắp xếp chúng 
tương phản nhau. Khối nằm ngang là các 
phòng đọc và khối đứng là kho sách, cùng 
với giải pháp mặt đứng một khối đặc và 
một khối rỗng đem lại hiệu ứng thị giác bất 
ngờ và ấn tượng. Mặc dù đây là thủ pháp 
mà chúng ta thường bắt gặp trong một số 
công trình hiện đại phương Tây, tuy nhiên 
ở đây các tác giả đã thể hiện sự nhất quán 
từ nội dung đến hình thức một giải pháp 
kiến trúc thích nghi với điều kiện khí hậu 
nhiệt đới ẩm lắm nắng nhiều mưa. Đồng 
thời các tác giả cũng đã biết kết hợp nhuần 
nhuyễn giữa các yếu tố thẩm mỹ phương 
Tây và yếu tố truyền thống của Việt Nam 
tạo dựng nên một công trình mang sắc thái 
độc đáo. 
Đó là cách xử lý kiến trúc mặt đứng 
kho sách bằng các mảng tường đặc chạy 
dài theo phương vị ngang, tượng trưng cho 
những quyển sách xếp chồng lên nhau và 
chỉ chừa lại những khe cửa sổ nhỏ vừa đủ 
để lấy ánh sáng, nhằm tránh các tia nắng 
chiếu trực tiếp làm vàng ố các tư liệu bên 
trong. Hay như hình ảnh ngôi nhà sàn được 
cách điệu đứng trên hồ nước trong bố cục Rèm hoa đá Dinh Độc Lập 
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC VĂN LANG Nguyễn Khởi 
59 
hình khối mặt đứng công trình, sàn tầng trệt 
được nâng cao khỏi mặt đất đem lại cảm 
giác gần gũi thích thú nhưng không làm 
mất đi sự bề thế của ngôi nhà. Do công 
trình quay hướng Tây Bắc – Đông Nam 
nên việc sử dụng bức tường hoa trên mặt 
đứng khối phòng đọc là khá hợp lý, vừa 
chống được bức xạ mặt trời vừa tạo được 
sự thông thoáng cho hành lang và các 
phòng ốc bên trong. Đặc biệt ở đây các tác 
giả đã hiện đại hóa các yếu tố kiến trúc 
truyền thống để tạo ra các họa tiết mang 
tính trang trí vô cùng biểu cảm, đem lại sự 
thành công mỹ mãn. Công trình gây được 
ấn tượng mạnh mẽ, khó quên chính là nhờ 
bức tường hoa này. 
Công trình không còn là một khối hình 
hộp đồng nhất mà đã sử dụng nhiều yếu tố 
của kiến trúc gỗ truyền thống như cột, dầm, 
công xôn, mái đưa vươn ra khỏi tường nhà, 
thậm chí những bề mặt trơ trụi quen thuộc 
của những mảng tường lớn theo phong 
cách kiến trúc hiện đại cũng được xử lý 
bằng vật liệu đá rửa kẻ gioăng khít và được 
trang trí phù điêu rồng phượng. Hình khối 
và các chi tiết cho thấy tính chất Việt hóa 
cũng như nhiệt đới hóa kiến trúc hiện đại ở 
Thư viện Khoa học tổng hợp đã đạt tới đỉnh 
cao. 
Bệnh viện Chợ Rẫy được khởi công 
vào tháng 8-1971 và hoàn thành vào tháng 
6-1974 do chính phủ Nhật tài trợ dưới dạng 
bồi thường chiến tranh và đã trở thành một 
bệnh viện có quy mô lớn nhất Đông Nam Á 
thời bấy giờ. 
Đây là một công trình thể hiện rõ nhất 
phong cách kiến trúc hiện đại đã được nhiệt 
đới hóa một cách khá thành công với những 
nét đặc trưng cơ bản như: mặt bằng tầng 
trệt thoáng mát do việc dùng hệ khung chịu 
lực nên tạo được nhiều khoảng trống kết 
hợp với các sân trong phủ đầy cây xanh 
hoặc hồ nước tạo nên sự liên kết chặt chẽ 
giữa các không gian trong và ngoài nhà. 
Với giải pháp bố cục tổng mặt bằng theo 
kiểu phi tập trung đã tạo nên các hành lang 
thông gió tốt giữa các khối nhà đứng gần 
nhau, trong đó khối nội trú cao 11 tầng 
sáng sủa thoáng mát có thể phục vụ đến 
600-700 giường bệnh. 
Nhờ có hệ kết cấu khung chịu lực 
ngoài bọc bê tông nên công trình có khả 
năng chống cháy cao, cùng với việc sử 
dụng vách ngăn nhẹ cho phép có thể thay 
đổi không gian tùy theo yêu cầu công năng 
của từng thời kỳ. 
Kiến trúc mặt đứng công trình được 
phân vị theo phương ngang bởi các dãy 
hành lang hoặc lôgia kết hợp với những 
lam chống nắng bằng nhôm thanh mảnh tạo 
nên các bóng đổ sâu trên tường làm cho 
kiến trúc các khối nhà có cảm giác nhẹ 
nhàng, thoáng đãng hơn. 
Cho đến nay công trình vẫn phù hợp 
với nhu cầu sử dụng mới trong đô thị, vẫn 
giữ được sự vận hành tốt và khả năng thích 
ứng với khí hậu nhiệt đới của Sài Gòn. 
Bệnh viện Chợ Rẫy Thành phố Hồ Chí Minh 
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC VĂN LANG Số 01 / 2017 
60 
Trường Đại học Y dược: Các khối nhà 
được kết nối nhờ các dãy hành lang có mái 
che cả ba tầng nhà, nên sự lưu thông giữa 
các khối chức năng khá thuận lợi và gắn 
kết một cách hữu cơ với những khu vườn, 
cây xanh, mặt nước. Đây là công trình 
thành công về giải pháp chống các tia bức 
xạ mặt trời. 
Có thể điểm thêm một công trình khác 
nữa, đó là Trường Đại học Y dược. Nằm 
trong một khuôn viên rộng lớn, với kiểu bố 
cục phân tán nhưng các khối nhà lại được 
gắn kết với nhau nhờ các dãy hành lang có 
mái che cả ba tầng nhà, nên sự lưu thông 
giữa các khối chức năng khá thuận lợi. 
Cũng chính nhờ kiểu bố cục này mà công 
trình gắn kết một cách hữu cơ với những 
khu vườn, cây xanh, mặt nước, len lỏi trong 
khuôn viên tạo nên một không khí tươi mát, 
làm dịu bớt cái nắng gay gắt của khí hậu 
nhiệt đới phương Nam, đồng thời cũng thể 
hiện sự vận dụng các nguyên lý của trường 
phái kiến trúc hữu cơ mà các bậc thầy như 
Frank Lloyd Wright, Alvar Aalto, Richards 
Neutra đã đề xướng. Mặc dù có sự hạn chế 
của những hình khối vuông vức, nhưng do 
cách tạo ra mặt bằng phóng khoáng, do 
cách giải quyết không gian một cách linh 
hoạt nên đã kết hợp được khá chặt chẽ giữa 
các không gian trong và ngoài nhà, giữa 
các công trình kiến trúc với thiên nhiên một 
cách hài hòa, sinh động. Công trình Trường 
Đại học Y dược là một ví dụ rất thành công 
về giải pháp chống các tia bức xạ mặt trời. 
Đối với các mặt nhà quay hướng Đông và 
Tây, hệ thống lam đứng và dày kết hợp với 
hành lang đã được sử dụng. Còn đối với 
các mặt nhà hướng Nam và Bắc thì sử dụng 
giải pháp hành lang kết hợp hệ thống lam 
hỗn hợp trên cao. 
Nhìn chung kiến trúc công trình 
Trường Đại học Y dược có sự thống nhất 
cao nhờ sử dụng giải pháp hệ thống hành 
lang rộng thoáng kết hợp với các dạng lam, 
cầu thang xương cá, tường trắng đá rửa nổi 
bật trên nền xanh của cây cối miền nhiệt 
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC VĂN LANG Nguyễn Khởi 
61 
đới, tất cả tạo nên một phong cách “kiến 
trúc nhiệt đới Sài Gòn” rất đặc trưng. 
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 
Mặc dù chỉ đơn cử một số ví dụ tiêu 
biểu trong bức tranh tổng thể của kiến trúc 
đô thị Sài Gòn giai đoạn 1954 – 1975, 
nhưng cũng cho chúng ta hình dung ra nền 
kiến trúc Sài Gòn giai đoạn này đã có một 
bước tiến vượt bậc, vừa thích ứng với khí 
hậu nhiệt đới vừa đáp ứng được nhu cầu lối 
sống đô thị mới của người dân nơi đây. 
Mỗi khi nhắc đến giai đoạn này, ai cũng 
đều tự hào về một nền kiến trúc có tên gọi 
chung là phong cách kiến trúc “hiện đại 
nhiệt đới hóa”, một danh xưng được nhiều 
nhà nghiên cứu quốc tế ưu ái dành tặng. 
Với sự kết hợp khá nhuần nhuyễn giữa tính 
hiện đại và tính dân tộc trong kiến trúc, 
giữa các yếu tố kiến trúc, khí hậu và con 
người, các công trình trong giai đoạn này 
thật sự đã đặt được nền móng vững chắc 
cho các bước tiếp theo của nền kiến trúc 
đương đại Việt Nam. 
Để có thể rút ra những bài học hữu ích 
cho các kiến trúc sư ngày nay tham khảo, 
cần thiết phải có những công trình nghiên 
cứu sâu hơn, toàn diện hơn nhằm làm rõ 
hơn những giá trị về các mặt xã hội cũng 
như nghệ thuật kiến trúc và làm khơi dậy 
những nhận thức đúng đắn đối với những 
thành quả đã một thời được làm nên bởi 
những bàn tay Việt và trí tuệ Việt. Để rồi 
trong bối cảnh hội nhập hôm nay, các kiến 
trúc sư sẽ tìm được hướng đi đúng đắn 
trong các sáng tác của mình nhằm đạt đến 
mục tiêu tạo dựng một nền kiến trúc hiện 
đại mà vẫn có bản sắc riêng. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Trần Thị Thu Hằng (2002), Tích hợp văn hóa Đông Tây trong kiến trúc của Ngô Viết 
Thụ, Luận văn Thạc sĩ Đại học Kiến trúc Thành phố Hồ Chí Minh. 
2. Nguyễn Thị Việt Anh (2009), Dinh Độc Lập từ góc nhìn văn hóa, Luận văn thạc sĩ văn hóa 
học - Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. 
3. Nguyễn Văn Tất (12/2012), Một góc quý của Sài Gòn, Tạp chí Kiến trúc và Đời sống 
số 1-2. 
Ngày nhận bài: 08-11-2016. Ngày biên tập xong: 22-11-2016. Duyệt đăng: 15/12/2016 

File đính kèm:

  • pdfkien_truc_nhiet_doi_sai_gon.pdf