Khảo sát chất lượng một số loại vải từ áo sơ mi nam được sản xuất và bán tại Việt Nam
Tóm tắt
Bài báo trình bày kết quả khảo sát chất lượng 3 loại vải đã được sử dụng để may áo sơ mi nam cho thị
trường Việt Nam. 3 mẫu vải này được lấy từ 3 loại áo sơ mi nam được bán trong chuỗi cửa hàng May 10. 3
loại áo sơ mi nam này được sản xuất bởi Tổng công ty May 10, chúng đại diện cho 3 dòng sản phẩm sơ mi
nam chủ yếu trên thị trường Việt Nam: cao cấp, trung cấp và bình dân. Chất lượng của 3 loại vải này đã
được đánh giá và so sánh theo phương pháp vi phân và phương pháp sử dụng chỉ số chất lượng tổng hợp.
Danh mục các chỉ tiêu chất lượng vải áo sơ mi nam và trọng số của từng chỉ tiêu riêng lẻ trong chỉ tiêu chất
lượng tổng hợp được xác định theo phương pháp chuyên gia. Kết quả khảo sát đã chỉ ra rằng vải của áo sơ
mi nam cao cấp có chất lượng tốt nhất so với 2 loại kia
quan 3. Kết quả nghiên cứu 3.1. Kết quả kiểm tra các chỉ tiêu chất lượng của 3 loại vải Bảng 4. Kết quả kiểm tra các chỉ tiêu chất lượng của 3 loại vải, so sánh với chỉ tiêu chất lượng (CTCL) của vải áo sơ mi nam theo ASTM D7020 Chỉ tiêu chất lượng Đơn vị Kết quả thí nghiệm CTCL theo ASTM D7020 Mẫu 1 Mẫu 2 Mẫu 3 Độ thoáng khí của vải l/m².s 116.0 468.0 297.0 Độ thông hơi của vải mg/m². h 67.00 70.00 64.00 Độ mao dẫn với nước theo phương ngang mm²/s 90.00 16.00 13.00 Độ mao dẫn với dầu theo phương ngang mm²/s 8.67 3.75 5.29 Độ rủ mặt phải % 71.00 62.00 63.00 Độ rủ mặt trái % 73.00 62.00 67.00 Tạp chí Khoa học và Công nghệ 124 (2018) 039-044 42 Chỉ tiêu chất lượng Đơn vị Kết quả thí nghiệm CTCL theo ASTM D7020 Mẫu 1 Mẫu 2 Mẫu 3 Độ co dọc % 2.50 1.50 3.70 3 Độ co ngang % 1.80 1.20 3.70 3 Độ bền đứt dọc N 437.0 540.0 742.0 111 Độ bền đứt ngang N 531.0 241.0 329.0 155 Độ giãn đứt dọc % 12.00 10.00 18.00 Độ giãn đứt ngang của vải % 13.00 18.00 16.00 Độ dây màu giặt cấp 5.00 4.50 4.50 3 Độ phai màu cấp 5.00 4.50 4.50 4 Góc hồi nhàu dọc 10' Độ 51.00 60.00 52.00 Góc hồi nhàu ngang 10' Độ 41.00 60.00 52.00 Chế độ giặt oC 40 40 30 Chi số sợi dọc Nm 89.00 66.00 92.00 Chi số sợi ngang Nm 92.00 63.00 70.00 Mật độ sợi dọc sợi/100mm 580.0 460.0 500.0 Mật độ ngang sợi/100mm 360.0 275.0 310.0 Khối lượng vải g/m² 107.0 110.0 114.0 Độ dày mm 0.19 0.21 0.22 Chất liệu vải % 100% bông Bông +3% span dex 3.2. Kết quả đánh giá chất lượng 3 loại vải 3.2.1. So sánh chất lượng 3 loại vải theo phương pháp vi phân Từ kết quả bảng 4, ba loại vải được xếp hạng cho từng chỉ tiêu chất lượng theo thứ tự giảm dần về chất lượng với mục đích sử dụng làm vải áo sơ mi nam. Đối với các chỉ tiêu đã có CTCL theo ASTM 7020 thì nếu giá trị kiểm tra từng chỉ tiêu của loại vải nào nằm ngoài giới hạn quy định trong ASTM sẽ không được xếp hạng (có nghĩa loại vải này sẽ bị loại). Kết quả xếp hạng được thể hiện trong bảng 5. Bảng 5: Thứ tự xếp hạng 3 loại vải theo từng chỉ tiêu chất lượng Tính chất của vải Chất lượng giảm dần từ 1 đến 3 Mẫu 1 Mẫu 2 Mẫu 3 Độ thoáng khí xét theo khả năng cách nhiệt 1 3 2 Độ thoáng khí xét theo khả năng thông hơi 3 1 2 Độ thông hơi của vải 2 1 3 Độ mao dẫn với nước theo phương ngang 1 2 3 Độ mao dẫn với dầu theo phương ngang 1 2 3 Hệ số độ rủ của vải 1 3 2 Độ co sau giặt của vải 2 1 Khô ng xếp hạng Độ bền đứt dọc của vải 1 1 1 Độ bền đứt ngang của vải 1 3 2 Độ giãn đứt dọc của vải 2 3 1 Độ giãn đứt ngang của vải 3 1 2 Độ bền màu giặt máy của vải 1 2 2 Góc hồi nhàu của vải 3 1 2 Chế độ giặt của vải 1 1 3 Chi số sợi dọc, chi số sợi ngang 1 3 2 Mật độ sợi dọc và mật độ sợi ngang 1 3 2 Khối lượng vải (g/m²) 1 2 3 Độ dày (mm) 1 2 3 Chất liệu vải 1 1 1 Ta thấy trong bảng trên không có mẫu nào chiếm ưu thế tuyệt đối. 3 mẫu đều có các tính chất mà giá trị kiểm tra đạt mức cao nhất. Vậy, theo phương pháp vi phân, khó có thể kết luận mẫu vải nào tốt nhất. Vì vậy, nghiên cứu lựa chọn phương pháp xác định chỉ số chất lượng tổng hợp Qj của 3 loại vải để so sánh mức chất lượng tổng hợp của chúng. 3.2.2. So sánh chất lượng 3 loại vải bằng chỉ số chất lượng tổng hợp Qj Chỉ số chất lượng tổng hợp của vải được tính theo công thức sau: Tạp chí Khoa học và Công nghệ 124 (2018) 039-044 43 Bảng 6: Giá trị chỉ tiêu chất lượng tổng hợp Qj, hệ số quan trọng ai, và giá trị Cij của 3 mẫu Chỉ tiêu chất lượng cần đánh giá Điểm mức độ quan trọng vi Hệ số quan trọng ai % Điểm tính chất thứ i của mẫu thứ j Ci,j Mẫu 1 (j=1) Mẫu 2 (j=2) Mẫu 3 (j=3) Độ thoáng khí theo khả năng cách nhiệt 24.5 4.31 1.00 0.25 0.39 Độ thoáng khí theo khả năng thông hơi 24.5 4.31 0.25 1.00 0.63 Độ thông hơi của vải 24.5 4.31 0.96 1.00 0.91 Độ mao dẫn nước theo hướng ngang 24.5 4.31 1.00 0.18 0.14 Độ mao dẫn dầu theo phương ngang 24.5 4.31 1.00 0.43 0.61 Độ rủ phải 21.0 3.69 1.00 0.87 0.89 Độ rủ trái 21.0 3.69 1.00 0.85 0.92 Độ co dọc 21.0 3.69 0.20 0.50 0.00 Độ co ngang 21.0 3.69 0.40 0.60 0.00 Độ bền đứt dọc 20.5 3.61 1.00 1.00 1.00 Độ bền đứt ngang 20.5 3.61 1.00 0.45 0.62 Độ giãn đứt dọc 20.5 3.61 0.83 1.00 0.56 Độ giãn đứt ngang 20.5 3.61 1.00 0.72 0.81 Độ dây màu 22.5 3.96 1.00 0.90 0.90 Độ phai màu 22.5 3.96 1.00 0.90 0.90 Góc hồi nhàu dọc 10' 21.0 3.69 0.85 1.00 0.87 Góc hồi nhàu ngang 21.0 3.69 0.68 1.00 0.87 Chế độ giặt 22.0 3.87 1.00 1.00 0.50 N sợi dọc 23.5 4.13 0.97 0.72 1.00 N sợi ngang 23.5 4.13 1.00 0.68 0.76 Mật độ dọc 23.5 4.13 1.00 0.79 0.86 Mật độ ngang 23.5 4.13 1.00 0.76 0.86 Khối lượng vải 23.5 4.13 1.00 0.97 0.94 Độ dày 23.5 4.13 1.00 0.90 0.86 Chất liệu vải 30.0 5.28 1.00 1.00 1.00 Qj 568.5 100 50.54 43.64 40.17 (j là kí hiệu mẫu 1,2,3). Trong đó: Qj: là chỉ số chất lượng tổng hợp của mẫu thứ j ai: là hệ số thể hiện mức độ quan trọng của tính chất thứ i; được tính theo công thức , Trong đó vi là điểm của chỉ tiêu thứ i. Điểm này chính là điểm của yêu cầu chất lượng tương ứng với nó được tính ở bảng 2 Cij: là chỉ tiêu chất lượng tương đối của CTCL thứ i của mẫu j; Cij thể hiện mức độ đạt được của chỉ tiêu chất lượng này so với mức tốt nhất có thể, nó được tính dựa trên kết quả kiểm tra ở bảng 4, phương pháp xác định như sau: - Đối với các chỉ tiêu có giới hạn chất lượng theo ASTM 7020 (bảng 4) thì giá trị của chỉ tiêu chất lượng theo tiêu chuẩn được coi như giới hạn dưới. Mẫu có giá trị không đạt giới hạn này bị loại vì không đạt yêu cầu: Độ phai màu, giới hạn theo ASTM là cấp 4, tương ứng mẫu đạt giá trị này sẽ đạt 0 điểm, giá trị cao nhất có thể là cấp 5, tương ứng mẫu đạt giá trị này nhận 1 điểm. Độ dây màu, giới hạn theo ASTM là cấp 3, tương ứng mẫu đạt 0 điểm, giá trị cao nhất có thể là cấp 5, mẫu có giá trị này nhận 1 điểm. Độ co dọc và độ co ngang theo ASTM 7020 có giới hạn là 3%, mẫu có độ co này nhận 0 điểm, độ co tốt nhất là 0%, mẫu có độ co này nhận 1 điểm. Độ bền kéo đứt dọc, giới hạn theo ASTM 7020 là 111N, cả 3 mẫu đều đạt giá trị vượt gấp nhiều lần giới hạn này, nhưng tính chất này không quan trọng trong quá trình sử dụng áo sơ mi nên chỉ cần đạt, vậy cả 3 mẫu đều đạt 1 điểm. Độ bền kéo đứt ngang theo giới hạn là 155N, tương ứng, mẫu có độ bền này đạt 0 điểm, do không có giới hạn trên nên mẫu nào có giá trị cao nhất được coi là tốt nhất đạt 1 điểm. - Các tính chất còn lại sẽ được xem xét theo mẫu có giá trị tốt nhất đạt 1 điểm, điểm của các mẫu còn lại tính theo công thức sau: Cij=Pij/Pics trong đó, Pics là giá trị tốt nhất trong 3 giá trị của tính chất thứ i, Pi,j là giá trị đạt được của tính chất thứ i của mẫu thứ j. Kết quả xác định các giá trị trên được thể hiện trong bảng 6 Bảng 6 cho thấy mẫu vải 1 có chỉ số chất lượng tổng hợp cao nhất Q1=50,54, sau đó đến mẫu 2 có Q2=43.64, thấp nhất là mẫu 3 có Q3=40.17. Tuy Tạp chí Khoa học và Công nghệ 124 (2018) 039-044 44 nhiên, nếu xem xét theo tiêu chuẩn ASTM 7020 mẫu vải 3 không đạt yêu cầu tối thiểu đối với vải áo sơ mi nam do độ co của vải theo cả hướng dọc và hướng ngang vượt quá giới hạn cho phép theo tiêu chuẩn ASTM D7020 về vải may áo sơ mi nam. 4. Kết luận chung Kết quả nghiên cứu cho thấy mặc dù cả 3 loại vải đều là vải bông, nhưng nhờ phối hợp các yếu tố cấu trúc vải (độ mảnh sợi, mật độ sợi) và các biện pháp hoàn tất vải, nên mẫu 1 (sử dụng làm áo sơ mi cao cấp có giá bán trên thị trường 1.368.000 đ) có chất lượng tốt nhất theo đánh giá bằng chỉ số chất lượng tổng hợp Q. Mẫu vải 2 (sử dụng cho áo sơ mi có giá bán 595.000 đ) có mức chất lượng đứng thứ hai và có chỉ số chất lượng tổng hợp bằng 86% so với mẫu 1. Mẫu 3 là vải may áo sơ mi có giá bán trên thị trường là 299.000 đ, mẫu vải này có chất lượng thấp nhất. Tuy nhiên nếu so sánh với các chỉ tiêu chất lượng vải may áo sơ mi nam theo tiêu chuẩn ASTM 7020 thì vải 3 đã có 2 tính chất về độ co không đạt yêu cầu tối thiểu. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy chất lượng vải may áo sơ mi nam đang bán trên thị trường tương xứng với giá bán, áo cao cấp đáp ứng các yêu cầu về độ bền, tính tiện nghi, tính bảo quản và tính bảo vệ so với mục đích sử dụng là áo sơ mi nam. Phương pháp sử dụng chỉ số chất lượng tổng hợp là phương pháp có hiệu quả để so sánh chất lượng của các sản phẩm cùng loại vì trên thực tế hầu như không có sản phẩm nào có tất cả các chỉ tiêu chất lượng vượt trội so với sản phẩm khác. Tài liệu tham khảo [1]. VITAS (2015) “Bản tin ngành hàng dệt may 12/2015”, Tập đoàn dệt may Việt Nam. [2]. (2017) “Thị trường nội địa”, nguồn báo công thương- Hiệp hội bông vải sợi. [3]. https://vi.scribd.com/document/138136203/costing- of-men-s-formal-shirt [4]. make-costing-sheet-for-woven-garments/ [5]. cac-loai-vai.html. [6]. https://www.lotte.vn/catalog/category/view/s/ao-so- mi/id/516/ [7]. marketing-hon-hop-cho-san-pham-ao-somi-nam-cua- cong-ty-co-phan-may-10-tai-thi-truong-viet-nam- 35087/ [8]. mi.html [9]. [10]. mua-sam-ao-so-mi-cong-so-cua-nam-gioi-viet.html [11]. [12]. Nhữ Thị Kim Chung; Luận văn thạc sỹ Đại học Bách khoa Hà Nội, Hà Nội 2008. [13]. Lưu Thị Lan; Luận văn thạc sỹ Đại học Bách khoa Hà Nội, Hà Nội 2012. [14]. Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4737:1989 “Vật liệu dệt - Vải may mặc - Danh mục chỉ tiêu chất lượng”, Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước [15]. ASTM D7020 (2005) “Standard performance specification for woven blouse, dress shirt, sport shirt fabric”, American Society for Testing and Material [16]. Trần Thị Hồng Minh (2017); Luận văn thạc sỹ kỹ thuật Đại học Bách Khoa Hà Nội; Hà Nội 2017
File đính kèm:
- khao_sat_chat_luong_mot_so_loai_vai_tu_ao_so_mi_nam_duoc_san.pdf