Hướng dẫn khảo sát hiện trạng của các hệ thống thông tin quản lý - Phần 4

- Sơ đồ luồng dữ liệu đầy đủ của hệ thống là rất phức tạp không thể xếp gọn

trong một trang => Cần dùng tới kỹ thuật phân rã sơ đồ theo một số mức.

- Các mức được đánh số thứ tự, mức cao nhất (mức khung cảnh) là 0 sau đó

đến mức đỉnh 1, các mức dưới đỉnh 2,3,.

Mức 0: Tên chức năng là tên toàn bộ hệ thống.

Mức 1: Mỗi chức năng được gắn với một số và sẽ được mang tiếp theo với

các chỉ số chỉ mức phụ thuộc, xem như một cách đặt tên theo số cho từng

chức năng con của nó. Bắt đầu ở mức 1 mới có các kho dữ liệu.

pdf13 trang | Chuyên mục: Phân Tích Thiết Kế Hệ Thống | Chia sẻ: dkS00TYs | Lượt xem: 1598 | Lượt tải: 3download
Tóm tắt nội dung Hướng dẫn khảo sát hiện trạng của các hệ thống thông tin quản lý - Phần 4, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút "TẢI VỀ" ở trên
với một dòng trong bảng nào đó
VD: sinh viên Lê An, Đơn hàng số 123, ...
b. Kiểu thực thể
- Kiểu thực thể là việc nhóm tự nhiên một số thực thể lại, mô tả cho một loại 
thông tin chứ không phải là bản thân thông tin. Kiểu thực thể thường là tập hợp các 
thực thể có cùng bản chất. Tên kiểu thực thể: là một danh từ.
- Ví dụ: Lê An là một thực thể, được quan tâm tới vì anh ta đang học tại một 
trường đại học A, tức anh ta là một sinh viên. SINH VIÊN là một kiểu thực thể vì nó 
mô tả cho một số thực thể và dựa trên đó thông tin được lưu giữ.
- Kiểu thực thể được biểu diễn dạng hình chữ nhật 
Chú ý: Một cách gọi khác của Kiểu thực thể - Thực thể đó là Thực thể - Thể hiện 
của thực thể.
Ví dụ: có thể nói kiểu thực thể SINH VIÊN có các thực thể Lê An, Hoàng Thị Hà
 Hay thực thể SINH VIÊN có các thể hiện Lê An, Hoàng Thị Hà,…
Bài tập: Tìm các kiểu thực thể trong hệ thống quản lý bến xe 
 (Khách hàng, Vé, Phương tiện, Nhà cung cấp, Đơn hàng)
c. Liên kết và kiểu liên kết
- Liên kết (còn gọi là quan hệ) là sự kết hợp giữa hai hay nhiều thực thể phản ánh 
sự ràng buộc trong quản lý. 
Đặc biệt: Một thực thể có thể liên kết với chính nó ta thường gọi là tự liên kết.
 Giữa hai thực thể có thể có nhiều hơn một liên kết.
SINH VIÊNTên kiểu thực thể
- Kiểu liên kết là tập hợp các liên kết có cùng bản chất. Các kiểu liên kết cho biết 
số thể hiện lớn nhất của mỗi thực thể tham gia vào liên kết với một thể hiện của một 
thực thể khác. Có ba kiểu liên kết: một - một, một - nhiều, nhiều – nhiều.
 Liên kết một – một (1-1): 
Mỗi thể hiện của thực thể A quan hệ với một thể hiện của thực thể B và 
ngược lại.
Kí hiệu: 
Ví dụ: Một sinh viên có một luận văn. Một luận văn thuộc về một sinh viên.
 Liên kết một – nhiều (1-N)
Mỗi thể hiện của thực thể A quan hệ với nhiều thể hiện của thực thể B. 
Ngược lại mỗi thể hiện của thực thể B quan hệ với chỉ một thể hiện của thực thể A.
Kí hiệu: 
Ví dụ: Một khoa có nhiều sinh viên. Một sinh viên thuộc về một khoa.
 Liên kết nhiều – nhiều (N-N)
Mỗi thể hiện của thực thể A quan hệ với nhiều thể hiện của thực thể B. 
Ngược lại mỗi thể hiện của thực thể B quan hệ với nhiều thể hiện của thực thể A.
Kí kiệu
Ví dụ: Một giáo viên dạy nhiều sinh viên. Một sinh viên được dạy bởi nhiều giáo 
viên.
thu c ộ
về
có
SINH VIÊNLuận văn
có
thuộc về
SINH VIÊNkhoa
Dạy
được dạy bởi
SINH VIÊNGiáo viên
- Loại thành viên: là điều kiện một thể hiện của thực thể tham gia vào liên kết 
với một thực thể khác. Nó có thể là bắt buộc hay tuỳ chọn trong quan hệ. Các loại 
thành viên cho biết số thể hiện nhỏ nhất của mỗi thực thể tham gia vào liên kết với 
một thể hiện của một thực thể khác.
Kí hiệu: 
Ví dụ: 
Tuỳ chọn (ít nhất 0) –“một giáo viên có thể dạy không, một hoặc nhiều môn học.”
 Bắt buộc(ít nhất 1) – “một môn học cần phải được một hoặc nhiều giáo viên dạy.”
 Chú ý : 
- Mô hình dữ liệu không chỉ là công cụ phân tích thiết kế mà còn như một 
phương pháp kiểm tra chặt chẽ các yêu cầu nghiệp vụ của người sử dụng. Liên kết 
một - nhiều biểu thị ràng buộc là một phần của mô tả yêu cầu nghiệp vụ : Khi chiều 
một nhiều là mở, không xác định (khách hàng có thể có nhiều đơn hàng) thì chiều từ 
nhiều sang một là hoàn toàn xác định (một đơn hàng phải thuộc về một khách hàng).
- Nếu hai thực thể có quan hệ một - một thường có ít lý do để coi chúng như hai 
bảng tách biệt => người ta thường gộp hai thực thể làm một bảng với mỗi dòng dài 
hơn.
- Nếu hai thực thể có quan hệ nhiều - nhiều thì không có sự khác biệt về bản chất 
giữa các chiều (không nói lên được kẻ thống trị) => ít khi được sử dụng.
Tóm lại trong ba kiểu liên kết trên, liên kết một nhiều là quan trọng hơn cả và 
hầu như các mối quan hệ trong mô hình thực thể liên kết đều là một nhiều.
Bài tập: Xác định các liên kết của các kiểu thực thể trong hệ thống quản lý bến xe
Khách hàng - Vé (1-n); Vé - Phương tiện (n-1); Đơn hàng- Nhà cc(n-1); Đơn 
hàng-Phương tiện (1-n)
Tuỳ chọn Bắt buộc
d yạ
c d y b iđượ ạ ở 
Môn họcGiáo viên
d. Thuộc tính
- Thuộc tính là giá trị thể hiện một đặc điểm nào đó của một thực thể hay một 
liên kết. Mỗi thuộc tính có một tập giá trị gọi là miền giá trị của thuộc tính đó. Ký 
hiệu miền giá trị của thuộc tính A là D(A).
- Ví dụ: Thực thể SINH VIÊN có các thuộc tính như: Mã SV, tên SV, ngày sinh, 
giới tính, địa chỉ,…
- Các kiểu thuộc tính : 
 Thuộc tính định danh (còn gọi là định danh thực thể, đôi khi còn gọi là thuộc 
tính khoá): Là một hoặc một số thuộc tính mà giá trị của nó cho phép phân 
biệt các thực thể khác nhau. Một thực thể bao giờ cũng được xác định một 
thuộc tính định danh làm cơ sở để phân biệt các thể hiện cụ thể của nó. Ví 
dụ : Số hiệu khách hàng, Mã mặt hàng, Mã sinh viên,...
 Thuộc tính mô tả: Là các thuộc tính mà giá trị của chúng chỉ có tính mô tả 
cho thực thể hay liên kết mà thôi. Hầu hết các thuộc tính trong một kiểu thực 
thể đều là mô tả. 
Một số thuộc tính mô tả đặc biệt:
 Thuộc tính tên gọi là thuộc tính mô tả để chỉ tên các đối tượng 
thuộc thực thể. Thuộc tính tên gọi để phân biệt các thực thể (tách 
các thực thể).
 Thuộc tính kết nối (thuộc tính khoá ngoài): là thuộc tính chỉ ra 
mối quan hệ giữa một thực thể đã có và một thực thể trong bảng 
khác. Thuộc tính kết nối giống thuộc tính mô tả thông thường 
trong thực thể chứa nó nhưng nó lại là thuộc tính khoá của một 
thực thể trong bảng khác.
Ví dụ: 
KiÓu thùc thÓ 
 Thuéc tÝnh ®Þnh danh 
Thuéc tÝnh kÕt nèi 
Thuéc tÝnh m« t¶ 
M· luËn v¨n 
Tªn luËn v¨n 
GVHD 
M· SV 
LuËn v¨n Sinh viªn 
M· SV 
Hä tªn SV 
Ngµy sinh 
Líp 
Quª qu¸n 
Thuéc tÝnh tªn gäi 
2.3. Xây dựng mô hình thực thể liên kết của hệ thống
a. Các bước tiến hành
B1: Xác định các thực thể và các định danh thực thể
 Xác định các thực thể là các mục thông tin cần thiết cho hệ thống và hệ 
thống cần lưu giữ. Tìm các thực thể từ ba nguồn :
 Thông tin tài nguyên: con người, kho bãi, tài sản (VD: nhà cung cấp, 
mặt hàng, kho...)
 Thông tin giao dịch: là các luồng thông tin đến từ môi trường và kích 
hoạt một chuỗi hoạt động của hệ thống (VD: đơn hàng (mua,bán), dự 
trù, phiếu yêu cầu,...)
 Thông tin tổng hợp: thường ở dưới dạng thống kê liên quan đến các kế 
hoạch hoặc kiểm soát (VD: dự toán chi tiêu, tính lương...)
 Ghi lại các tên đồng nghĩa của thực thể trong từ điển dữ liệu.
 Kiểm tra rằng mỗi thực thể thoả mãn: 
 Tên gọi là danh từ.
 Có nhiều thể hiện.
 Có duy nhất một định danh.
 Có ít nhất một thuộc tính mô tả.
 Có quan hệ với ít nhất một thực thể khác.
B2: Xác định liên kết giữa các thực thể 
 Thiết lập sự tồn tại của liên kết (Vẽ đường thẳng và đặt tên quan hệ tại 
hai đầu)
 Xác định loại liên kết (1-1, 1-N, N-N) và loại thành viên (tuỳ chọn hay 
bắt buộc).
 Tách liên kết N-N thành hai liên kết 1-N với một thực thể kết hợp. Khi 
đó thực thể kết hợp sẽ có định danh được tạo thành từ hai thuộc tính 
định danh của các thực thể ban đầu.
Ví dụ :
B3: Xác định các thuộc tính mô tả cho các thực thể
 Mỗi thuộc tính chỉ xuất hiện một lần trong thực thể tương ứng.
 Nếu không chắc chắn là thuộc tính hay thực thể cần tiếp tục nghiên cứu 
và phân tích nó.
 Chú ý: Khi một thuộc tính của thực thể A có nhiều giá trị ta sẽ mô hình 
hoá thuộc tính đó là một thực thể B có quan hệ phụ thuộc với thực thể 
A. Định danh của thực thể B sẽ bao gồm các thuộc tính định danh của 
thực thể A và một số thuộc tính khác của thực thể B. Liên kết giữa thực 
thể A và thực thể B được gọi là liên kết phụ thuộc.
Ví dụ: Một nhân viên có thể có nhiều trình độ ngoại ngữ với các ngôn 
ngữ khác nhau. Khi đó trình độ ngoại ngữ của nhân viên không được 
mô hình hoá là một thuộc tính mà được mô hình hoá là một thực thể 
như sau:
Nhân viên
mã NV
họ tên
ngày 
Trình độ nn
mã NV
ngoại ngữ
trình độ
Hình 4.3. Tách liên kết n-n giữa Giáo viên và Môn học
Định danh của thực thể TRÌNH ĐỘ NN gồm hai thuộc tính mã NV và ngoại ngữ.
b. Ví dụ
Một công ty thương mại Y chuyên kinh doanh các mặt hàng điện tử. Công ty 
nhập các mặt hàng từ các nhà cung cấp khác nhau. Chi tiết về các mặt hàng gồm có: 
mã hàng (duy nhất), tên hàng và các mô tả mặt hàng. 
Công ty cũng cần lưu giữ thông tin về các nhà cung cấp như tên, địa chỉ, điện 
thoại, fax. Mỗi nhà cung cấp có một mã duy nhất. Mỗi nhà cung cấp có thể cung cấp 
nhiều mặt hàng nhưng mỗi mặt hàng chỉ được cung cấp từ một nhà cung cấp. 
Các mặt hàng được lưu giữ trong các kho. Mỗi kho hàng có một diện tích khác 
nhau và chỉ chứa một loại mặt hàng. 
Công ty có nhiều cửa hàng đại lý để bán các mặt hàng. Hàng được cung cấp cho 
các cửa hàng thông qua các các phiếu xuất. Thông tin trên mỗi phiếu xuất cần có mã 
số cửa hàng nhận hàng, ngày xuất, thông tin về các mặt hàng được xuất như tên 
hàng, số lượng, đơn giá, thành tiền. 
Yêu cầu: Vẽ mô hình thực thể liên kết của hệ thống.
 Xác định các thực thể, định danh thực thể và các thuộc tính mô tả:
HÀNG - mã hàng, tên hàng, đơn giá, số lượng, mô tả
NHÀ CUNG CẤP – mã NCC, tên NCC, địa chỉ, điện thoại, fax
KHO – số kho, diện tích, mô tả
PHIẾU XUẤT – số phiếu, ngày xuất, số cửa hàng
CỬA HÀNG - số cửa hàng, địa điểm, mô tả
 Xác định liên kết giữa các thực thể 
 Một mặt hàng cần được cung cấp bởi một nhà cung cấp. Một nhà cung 
cấp cần cung cấp một hoặc nhiều mặt hàng.
 Một mặt hàng cần được lưu giữ trong một kho. Mỗi kho lưu giữ 0 hoặc 
một loại hàng.
 Một mặt hàng được xuất trong 0, 1 hoặc nhiều phiếu xuất. Một phiếu 
xuất có thể xuất 1 hoặc nhiều mặt hàng.
 Một cửa hàng nhận được 0, 1 hoặc nhiều phiếu xuất. Mỗi phiếu xuất 
cần được xuất cho chỉ một cửa hàng.
 Vẽ mô hình thực thể liên kết
 Quan hệ N-N giữa HÀNG và PHIẾU XUẤT có thể được tách thành 2 quan 
hệ 1-N với thực thể kết hợp DÒNG PHIẾU XUẤT như sau:
3. MÔ HÌNH QUAN HỆ
3.1. Khái niệm
a. Quan hệ
Mô hình CSDL quan hệ hay ngắn gọn là mô hình quan hệ được E.F.Codd phát 
Hình 4.4. Mô hình liên kết thực thể của hệ thống bán hàng trong công ty Y
Hình 4.5. Tách liên kết nhiều – nhiều giữa Hàng- Phiếu xuất

File đính kèm:

  • pdfphan_tich_thiet_ke_he_thong_quan_ly_part_4.pdf