Hoàn thiện hệ thống Báo cáo kế toán quản trị tại các doanh nghiệp sản xuất và chế biến chè trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
Tóm tắt
Kế toán quản trị là một công cụ quan trọng trong công tác quản lý của các nhà quản trị tại doanh
nghiệp. Hệ thống báo cáo kế toán quản trị là phương tiện để cung cấp thông tin mà kế toán quản trị đã
thu nhận, xử lý và hệ thống hóa theo các chỉ tiêu kinh tế, tài chính nhất định, nhằm thỏa mãn yêu cầu
thông tin cụ thể cho nhà quản trị doanh nghiệp trong việc quản lý và điều hành sản xuất kinh doanh. Tại
nước ta, các văn bản pháp quy, thông tư hướng dẫn về kế toán quản trị nói chung và hệ thống báo cáo
nói riêng còn hạn chế. Thông tư số 53/2006/TT-BTC ngày 12/06/2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn áp
dụng kế toán quản trị trong doanh nghiệp đã ra đời nhưng mới chỉ mang tính chất hướng dẫn, dẫn đến
việc vận dụng hệ thống báo cáo kế toán quản trị tại các doanh nghiệp đặc biệt là tại các doanh nghiệp
sản xuất và chế biến chè trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên còn nhiều hạn chế. Hoàn thiện hệ thống báo cáo
quản trị theo từng chức năng quản trị giúp nhà quản trị trong doanh nghiệp sản xuất và chế biến chè
trên địa bàn tỉnh thái nguyên có thông tin và chủ động hơn trong công tác quản trị doanh nghiệp
iêu kinh tế - tài chính của DN và ngược lại. Như vậy, DN cần thiết phải hoàn thiện tổ chức hệ thống báo cáo KTQT, tạo ra hệ thống báo cáo KTQT đồng bộ, đầy đủ, chi tiết, đáp ứng mọi yêu cầu của nhà quản trị trong việc quản lý, kiểm soát và điều hành sản xuất kinh doanh một cách kịp thời, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. - Hoàn thiện hệ thống báo cáo KTQT trong DN phải đảm bảo được các nguyên tắc cơ bản sau: + Phải xuất phát từ nhu cầu thông tin của nhà quản trị DN: Nhà quản trị cần những thông tin gì? Chi tiết và cụ thể hóa đến mức độ nào? thì thiết kế hệ thống báo cáo KTQT phù hợp như thế, nhằm cung cấp thông tin thích hợp và có nghĩa với người sử dụng. + Hệ thống chỉ tiêu trên báo cáo KTQT phải phù hợp với chỉ tiêu kinh tế đã được lập kế hoạch (dự toán) và phải sắp xếp một cách khoa học theo trình tự hợp lý, phù hợp với đặc điểm và trình độ quản lý của DN. Số liệu trên các báo cáo KTQT phải phù hợp, thống nhất với những chỉ tiêu tổng hợp quan trọng trên BCTC để giúp nhà quản trị DN có cái nhìn nhất quán về tình hình thực hiện chỉ tiêu kinh tế - tài chính đó, tức là thông tin chi tiết phải được thu nhận và xử lý cùng số liệu đầu vào với thông tin tổng hợp chứ không phải nguồn số liệu khác hay con số ước tính không có căn cứ. Tuy nhiên, có thể tổng số chi tiết sẽ không bằng số tổng hợp vì có thể nhà quản trị không cần số liệu chi tiết toàn bộ nên KTQT không thu thập toàn bộ. Nhưng nếu doanh nghiệp được trang bị máy vi tính, có sử dụng phần mềm kế toán ứng dụng thì có thể theo dõi chi tiết toàn bộ để tiện cho việc kiểm tra, đối chiếu. + Thông tin trình bày trên báo cáo KTQT phải đảm bảo dễ hiểu, so sánh được: Các chỉ tiêu phản ánh trên báo cáo KTQT phải dễ hiểu, phù hợp với nhận thức của người sử dụng thông tin Chuyên mục: Tài chính – Ngân hàng - TẠP CHÍ KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH SỐ 05 (2018) 92 trực tiếp mà báo cáo KTQT cung cấp (theo từng cấp cụ thể). Các nhà quản trị cấp cao cần thông tin tổng hợp, còn các nhà quản trị cấp thấp hơn cần thông tin chi tiết tương ứng với chức năng của họ. Có như vậy mới giúp nhà quản trị tập trung chú ý và hiểu được tình hình thực tế một cách cụ thể, không bị chi phối, tản mạn chú ý bởi những thông tin không cần thiết. Báo cáo KTQT phải đảm bảo phản ánh đầy đủ cả số thực hiện và số dự toán về từng loại nghiệp vụ kinh tế tài chính để có thể nhanh chóng phát hiện chênh lệch hay sự biến động bất thường, sự thoát ly định mức của từng chỉ tiêu để có thể đưa ra giải pháp ứng phó kịp thời khi cần thiết. + Báo cáo KTQT phải đảm bảo tính kịp thời, phản ánh đầy đủ, chi tiết về từng loại nghiệp vụ kinh tế, tài chính: Tính kịp thời được coi trọng hơn tính chính xác khi nhà quản trị cần được cung cấp thông tin nhanh (cực kỳ nhanh) để sớm đưa ra quyết định giải quyết vấn đề, đón đúng thời cơ, đảm bảo thắng thế trong cạnh tranh. Ví dụ kỳ tính giá thành của DN là hàng tháng, đến ngày 25 của tháng nào đó, có một hợp đồng mua hàng lớn đề nghị mức giá riêng biệt. Nhà quản trị cần biết được thông tin về giá thành sản xuất trong tháng để có quyết định phù hợp. Lúc này có thể cung cấp thông tin về chi phí của 25 ngày trong tháng cộng với ước tính 5 ngày còn lại theo chi phí định mức để báo cáo cho nhà quản trị giá thành ước tính của tháng một cách tương đối chính xác cho nhà quản trị đưa ra quyết định nên nhận hay từ chối đơn hàng (tuy nhiên để đưa ra quyết định nhận hay từ chối đơn hàng còn cần phải sử dụng một số thông tin liên quan khác). Thông tin chi tiết, đầy đủ đến mức độ nào là tùy theo yêu cầu quản trị DN trong từng thời kỳ, thời điểm. Bởi vì không phải mọi thời gian đề cần cung cấp thông tin KTQT như nhau. Tuy nhiên, khi thiết kế mẫu biểu báo cáo KTQT cũng cần chú ý đến việc thay đổi, linh hoạt của thông tin KTQT cần cung cấp để thiết kế mẫu biểu báo cáo KTQT có thể sử dụng được lâu dài. Ví dụ thời điểm này cần thông tin chi tiết theo vùng lãnh thổ, thời điểm khác lại cần thông tin chi tiết theo từng quy cách mẫu mã sản phẩm v.v... nên cần chú ý các thông tin có thể theo dõi chi tiết khi thiết kế mẫu biểu báo cáo cho phù hợp. + Thiết kế hệ thống báo cáo KTQT phải đảm bảo nguyên tắc tiết kiệm và hiệu quả: Phải chú ý so sánh lợi ích thu được khi sử dụng thông tin với chi phí bỏ ra để thu thập thông tin đó. Không nên thiết kế mẫu biểu quá rườm rà, chi tiết đến mức không cần thiết gây tốn kém thời gian, chi phí thu thập, xử lý thông tin, có thể lại làm cho những con số không còn đủ sức thu hút sự chú ý của nhà quản trị khi nó bị chia cắt quá nhỏ... + Thiết kế báo cáo KTQT phải đảm bảo tính khả thi, tức là có thể thu thập được các thông tin phản ánh trên báo cáo trong điều kiện cụ thể của DN (và tính đến tương lai gần). Muốn vậy, thiết kế báo cáo kế toán quản trị phải đồng bộ với chứng từ, tài khoản chi tiết và sổ KTQT, đồng thời phải phù hợp với trình độ của nhân viên kế toán. Như vậy, báo cáo KTQT mang tính linh hoạt không thể quy định thống nhất như trong báo cáo KTTC. Số lượng và mẫu biểu báo cáo KTQT không chỉ khác nhau giữa các DNmà có thể còn khác nhau giữa các giai đoạn (thời điểm) của một DN cụ thể. Bởi vì báo cáo KTQT nó phụ thuộc vào yêu cầu quản trị của từng DN trong từng khoảng thời gian, còn báo cáo KTTC đã được quy định theo mẫu thống nhất theo chế độ, chuẩn mực kế toán. - Xây dựng hệ thống báo cáo kế toán quản trị trong DN SX&CB chè trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên + Hệ thống báo cáo cung cấp thông tin dự toán: Do đặc điểm của DN SX&CB chè trên địa bàn tỉnh đều là DN có quy mô nhỏ và vừa, bộ máy quản lý có đặc điểm tương đối nhỏ gọn, ít phòng ban nên phần lớn hoạt động lập dự toán chỉ được thực hiện chủ yếu tại bộ phận kế toán. Chính vì vậy, để công tác lập dự toán một cách tốt nhất thì bộ phận kế toán cần kết hợp với các bộ phận khác liên quan như bộ phận sản xuất, bộ phận bán hàng, mua hàng để thực hiện lập các báo cáo dự toán. Một số loại báo cáo dự toán mà DN SX&CB chè cần quan tâm đó là: Dự toán thu mua nguyên liệu chè, báo cáo dự toán chi phí sản xuất, báo cáo dự toán doanh thu, báo cáo dự toán lợi nhuận. Để xây dựng báo cáo dự toán chi phí sản xuất, KTQT cần căn cứ vào đặc điểm sản xuất của DN SX&CB chè đó là sản xuất chủ yếu theo đơn đặt hàng và sản xuất nhằm gửi đại lý, các cửa hàng. Như vậy, DN cần lập dự toán chi phí cho từng loại mặt hàng cụ thể và cho các đơn đặt hàng. Đối với dự toán doanh thu thì DN chè cần căn cứ vào các phương thức bán hàng của DN để xây dựng dự toán. Hai phương thức bán hàng chủ yếu của các DN chè là phương thức bán hàng theo đơn đặt hàng và phương thức bán hàng qua cửa hàng, đại lý. Chính vì thế, các DN cần xây dựng dự toán doanh thu tiêu thụ theo hai phương thức trên. + Hệ thống báo cáo cung cấp thông tin thực hiện: Báo cáo thực hiện trong DN là cơ sở để nhận định, kiểm soát, đánh giá tình hình thực hiện. Như vậy, báo cáo thực hiện cần được xây dựng theo các bản báo cáo dự toán để làm cơ sở đánh giá, kiểm soát mọi hoạt động trong DN. Chuyên mục: Tài chính – Ngân hàng - TẠP CHÍ KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH SỐ 05 (2018) 93 Các loại báo cáo thực hiện ngoài những báo cáo trong KTTC mà DN thường lập thì DN cần lập thêm các loại báo cáo sau: Báo cáo tình hình thực hiện thu mua nguyên liệu chè, báo cáo chi phí sản xuất, báo cáo doanh thu, báo cáo lợi nhuận. Ngoài ra để theo dõi, giám sát mọi hoạt động trong DN thì DN chè còn cần phải lập: Báo cáo hoạt động SXKD theo trung tâm trách nhiệm thể hiện chi phí, doanh thu, lợi nhuận và các chỉ tiêu tỷ lệ chi phí trên giá bán, tỷ lệ lợi nhuận trên giá bán, tỷ suất lợi nhuận trên vốn, vốn phân chia theo từng cấp quản trị, các thông tin khác như giá vốn HTK cuối kỳ, nợ phải thu tồn đọng, chi phí SXKD dở dang cuối kỳ, chi phí trả trước tồn đọng cuối kỳ, chi phí phải trả tồn đọng cuối kỳ, chi phí tổn thất trong kỳ theo từng trung tâm chi phí, trung tâm doanh thu, trung tâm lợi nhuận và trung tâm đầu tư. + Hệ thống báo cáo cung cấp thông tin kiểm soát: Để thuận tiện cho công tác theo dõi biến động tình hình SXKD trong DN, hệ thống báo cáo kiểm soát của DN chè cần được xây dựng căn cứ vào báo cáo dự toán và báo cáo thực hiện mà DN đã lập. + Hệ thống báo cáo phục vụ ra quyết định: DN chè thường gặp các quyết định về chiến lược giá, về lựa chọn phương án đầu tư. Để có được các quyết định trên trên các DN chè cần xây dựng hệ thống báo cáo theo các phương pháp xử lý thông tin phục vụ cho việc ra quyết định trên. Báo cáo dựa trên phương pháp phân tích mối quan hệ C-V-P. Báo cáo này dựa trên việc nhận diện chi phí theo cách ứng xử chi phí như biến phí, định phí và những khái niệm cơ bản trong phân tích mối quan hệ C-V-P, bao gồm: Báo cáo phân tích tiêu chuẩn phương án kinh doanh; báo cáo phân tích giá bán, 6. Kết luận Hệ thống báo cáo KTQT có yếu tố quyết định chiến lược trong mọi chính sách của DN. Các DN SX&CB chè Thái Nguyên cần thấy được vai trò quan trọng của công tác lập hệ thống báo cáo KTQT, cần có những giải pháp kịp thời nhằm xây dựng và hoàn thiện hệ thống báo cáo KTQT. Bên cạnh nỗ lực từ phía các DN thì cần có sự tạo lực từ phía nhà nước, Bộ Tài chính cần ban hành thêm thông tư hướng dẫn cụ thể giúp DN lập báo cáo tài chính, việc lập báo cáo tài chính cần được hướng dẫn chi tiết theo đặc thù lĩnh vực hoạt động của các DN. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Bộ Tài chính.(2006) Thông tư số 53/2006/TT-BTC ngày 12/06/2006 của Bộ Tài chính Hướng dẫn áp dụng kế toán quản trị trong doanh nghiệp. [2]. [3]. [4]. Đoàn Xuân Tiên. (2009). Giáo trình kế toán quản trị doanh nghiệp. NXB Tài chính. Thông tin tác giả: 1, Trần Thị Nhung - Đơn vị công tác: Trường ĐH Kinh tế & QTKD - Địa chỉ email: nhungtt,tueba@gmail,com Ngày nhận bài: 18/03/2018 Ngày nhận bản sửa: 28/03/2018 Ngày duyệt đăng: 30/03/2018
File đính kèm:
- hoan_thien_he_thong_bao_cao_ke_toan_quan_tri_tai_cac_doanh_n.pdf