Giáo trình Xử lý ra hoa

1.1 Mục tiêu của môn học

¾ Thảo luận sự thay đổi về sinh hóa, sinh lý và hình thái trong quá trình sinh

sản.

¾ Giải thích những yếu tố nội sinh và ngoại sinh ảnh hưởng lên sự sinh sản và

sự liên hệ lẫn nhau giữa hai yếu tố nầy.

¾ Xác định được những đòi hỏi khác nhau cho sự sinh sản của các loại cây

trồng (horticulture crops)

¾ Giải thích và chỉ ra những kỹ thuật thích hợp ảnh hưởng đến quá trình ra hoa

cho một vài loại cây có giá trị kinh tế.

pdf183 trang | Chuyên mục: Xử Lý Ra Hoa | Chia sẻ: yen2110 | Lượt xem: 433 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt nội dung Giáo trình Xử lý ra hoa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút "TẢI VỀ" ở trên
 tượng ra trái cách năm làm giảm năng suất, trái nhỏ. Điều khiển cho 
cây ra trái đều hàng năm tốt hơn năng suất biến động từ năm nầy sang năm khác. 
Nguyên nhân hiện tượng ra trái cách năm có thể do sự bất lợi của môi trường, sự 
khô hạn hoặc dịch hại sau khi đậu trái. 
Để khắc phục hiện tượng ra trái cách năm trên cây có múi người ta thường 
áp dụng một số biện pháp sau: 
* Biện pháp quản lý 
− Làm giảm sự ra hoa và đậu trái trong mùa thuận 
− Tỉa bớt trái trong mùa thuận 
− Tạo sự khô hạn trong thời kỳ trái non làm rụng bớt trái 
− Giảm lượng phân trong năm cho trái ít nhưng tăng lượng phân trong năm 
cây cho trái nhiều 
− Trường hợp cây cho trái quá nhiều có thể làm cho cây chết 
* Biện pháp tỉa trái trên cành luân phiên áp dụng trên quýt “Aoshima’ ở 
Nhật 
− Khi trái còn non, ngắt bỏ toàn bộ trái trên một số cành, trong những cành 
khác cho nhiều trái từ 1,5-2 lần 
− Cành ngắt trái năm trước sẽ cho ra trái ở năm tiếp theo 
 168
− Phương pháp nầy tạo ra trái có kích thước trung bình nhưng độ Brix cao 
− Chú ý: trên một số giống, cành có thể chết nếu mang quá nhiều trái. 
9.3 Biện pháp kích thích ra hoa 
9.3.1 Xử lý chanh Tàu ra hoa 
Xử lý chanh Tàu ra hoa trong mùa mưa (từ tháng 7-10) để thu hoạch vào 
mùa khô năm sau để bán được giá cao là vấn đề rất được nhà vườn trồng chanh Tàu 
ở TP. Cần Thơ. Cũng như các loại cây có múi khác do ảnh hưởng của khô hạn trong 
mùa khô, chanh Tàu sẽ ra hoa tập trung trong mùa khô và thu hoạch trong mùa 
mưa. Vào thời điểm thu hoạch tập trung giá chanh Tàu rất thấp đôi khi không đủ chi 
phí cho thu hoạch. Do xử lý ra hoa trong mùa mưa nên biện pháp xiết thường được 
nhà vườn thực hiện trong tháng 7-8, khi có hạn giữa mùa (hạn “bà Chằn”, tuy nhiên 
kết quả thường bấp bênh và phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết. Ở Tịnh Biên (An 
Giang) nhà vườn kết hợp xiết nước với khoanh cành để kích thích cho chanh Tàu ra 
hoa (Hình 9.7). 
Ở TP. Cần Thơ, chanh Tàu được kích thích ra hoa chủ yếu bằng biện pháp 
“phá lá”, là biện pháp làm rụng lá bằng cách phun phân urê và chlorua kali với nồng 
độ cao từ 6-8% kết hợp với 2,4-D ở nồng độ từ 0,2-0,5% khi lá ở giai đoạn lá lụa 
(Hình 9.8). Sau khi lá vàng và rụng nông dân tiến hành bón phân NPK với tỉ lệ đạm 
cao kết hợp với tưới nước cho cây ra hoa. Theo kinh nghiệm của nông dân, tỉ lệ ra 
hoa phụ thuộc vào tỉ lệ lá rụng. Lá rụng khoảng 40% là có tỉ lệ ra hoa thích hợp, nếu 
rụng 20-30% tỉ lệ ra hoa thấp nhưng nếu tỉ lệ lá rụng trên 60%, cây chanh sẽ ra hoa 
nhiều nhưng sau đó sẽ suy kiệt, phải mất 2-3 năm mới phục hồi khả năng ra hoa. Do 
đó, lưa chọn nồng độ hoá chất làm rụng lá với tỉ lệ thích hợp có ý nghĩa rất quan 
trọng quyết định sự thành công hay không. 
Hình 9.7 Khoanh cành kích thích cho Chanh tàu ra hoa ở Tịnh Biên, An Giang 
a b 
 169
Hình 9.8 Kích thích ra hoa chanh Tàu bằng biện pháp “phá lá” theo phương pháp 
của nông dân. Lá chanh tàu bị cháy, khô và rụng do bị ảnh hưởng bởi hoá 
chất (1 kg Urê+1 kg KCl+ 8cc 2,4-D 720dd/16 lít nước) ở giai đoạn 5 
ngày sau khi phun hoá chất 
a 
b 
9.3.2 Xử lý bưởi ra hoa 
Trong điều kiện tự nhiên ở ĐBSCL, do ảnh hưởng của khô hạn bưởi ra hoa 
vào tháng 4-5 khi có bắt đầu mùa mưa và thu hoạch vào tháng 11-12. Tuy nhiên, 
cây có múi đòi hỏi thời gian khô hạn cho sự phân hoá mầm hoa tương đối ngắn, từ 
15-20 ngày đối với cây quýt đường hay 30 ngày đối với cam, bưởi. Do đó, sau thời 
gian cảm ứng ra hoa cần thiết, biện pháp tưới nước trong mùa khô có ý nghĩa thúc 
đẩy sự ra hoa nên cây có múi thường ra hoa vào tháng 12-1 và thu hoạch từ tháng 
đến tháng 8-12. Đây là mùa thuận của cây có múi ở ĐBSCL. Tuy nhiên, nếu kích 
thích ra hoa vào đầu mùa mưa để thu hoạch vào dịp tết như trên cây bưởi hay ra hoa 
trong mùa mưa để thu hoạch trong mùa khô như cây chanh Tàu, cam Sành sẽ gặp 
nhiều trở ngại do thời gian khô hạn chưa đủ để hình thành mầm hoa. Chính vì vậy 
mà biện pháp kích thích ra hoa mùa nghịch bằng cách “xiết” nước hoặc lợi dụng sự 
khô hạn giữa mùa (hạn bà Chằn) sẽ cho kết quả không ổn định, sự ra hoa không tập 
trung. Sau đợt ra hoa đầu tiên nếu được bón phân và tưới nước cây bưởi sẽ tiếp tục 
ra hoa đợt hai và có thể ra hoa 4-5 đợt hoa/năm. Do sự ra hoa nhiều đợt và kéo dài 
nên nhà vườn cho rằng bưởi ra hoa quanh năm. Ở Chợ Lách, Bến Tre, có nông dân 
kích thích bưởi Da Xanh ra hoa rãi rác quanh năm bằng cách lặt lá cành đã phát 
triển nằm bên trong tán cây, được gọi là cành “nhện” (Hình 9.9). Biện pháp nầy tỏ 
ra có hiệu quả đối với hộ có diện tích nhỏ có thể chủ động cho cây ra hoa bằng cách 
lặt lá (như biện pháp phá lá trên cây chanh Tàu) nhưng có lẽ không phù hợp đối với 
vườn có quy mô lớn vì tốn nhiều công lao động và đặc biệt là không thích hợp cho 
việc sản suất hàng hóa. Trần Văn Hâu và Nguyễn Việt Khởi (2005) kích thích bưởi 
5 Roi ra hoa mùa nghịch bằng cách kết hợp biện pháp xiết nước với phun 
paclobutrazol ở nồng độ 1.000-1.500 ppm sau đó 30 ngày tiến hành kích thích ra 
 170
hoa bằng thiourê ở nồng độ 0,3% giúp cho hoa ra đồng loạt (Hình 9.10 và 9.11). 
Biện pháp nầy giúp cho cây bưởi ra hoa tập trung có thể thu hoạch một lần vào dịp 
tết nguyên Đán. Các giai đoạn trong quá trình xử lý ra hoa cho bưởi 5 Roi được tóm 
tắt như sau: 
− Phun Paclobutrazol → Kêch thêch ra hoa: 30 ngaìy 
− Kêch thêch ra hoa → Nhuï máöm hoa: 21 ngaìy 
− Nhuï máöm hoa → Âáûu traïi: 21 ngaìy 
− Âáûu traïi → Thu Hoaûch: 195 ngaìy 
Quy trình xử lý buởi ra hoa mùa nghịch để có thể thu họach vào dịp tết 
nguyện Đán được mô tả trình bày trong Hình 9.14 và Bảng 9.1. 
Hình 9.9 Kích thích bưởi Da Xanh ra hoa bằng cách lặt lá cành “nhện”- bên trong 
tán của nông dân ở huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre 
Hình 9.10 Xới gốc bón phân trước khi bắt đầu qui trình kích thích ra hoa 
a b 
 171
Hình 9.11 Chồi ngọn bưởi 5 Roi ở giai đọan 30 ngày sau hi xử lý paclobutrazol: Lá 
có màu xanh đậm, hơi cong lại. 
a b 
Hình 9.12 Trái bưởi 5 Roi phát triển từ những cành trong tán 
a b 
 172
Hình 9.13 Để số trái/chùm quá nhiều 
Hình 9.14 Qui trình xử lý cho bưởi ra hoa mùa nghịch 
 173
Bảng 9.1 QUY TRÌNH XỬ LÝ CÂY BƯỞI RA HOA MÙA NGHỊCH 
Giai đoạn 
NỘI DUNG, CÔNG VIỆC 
Sau khi thu 
hoạch 
- Mục tiêu kích thích cho cây 1-2 cơi đọt giúp cho cây phục hồi các 
chất chất dự trữ 
- Cắt tỉa cành sâu bệnh, cành ốm yếu, đan chéo trong thân 
- Bón phân: 5-10 kg phân hữu cơ và 1-2 kg phân hóa học NPK có tỉ 
lệ 3:2:1 
- Tưới nước: 2-3 ngày/lần 
Nếu kích thích ra thêm cơi đọt thứ hai thì bón phân và tưới nước như 
khuyến cáo trên 
- Phun thuốc ngừa rầy chổng cánh khi lá non đạt kích thước tối đa 
- Phun phân bón lá bổ sung nếu chồi phát triển chưa được tốt 
- Giữ mực nước trong mương ổn định ở độ sâu 60 cm trong suốt vụ. 
1 tháng trước 
khi kích 
thích ra hoa 
(TKKTRH) 
Mục tiêu: Làm giảm sự sinh trưởng của cây 
Bón phân có tỉ lệ phân đạm thấp, tăng tỉ lệ lân và kali như phân có tỉ 
lệ 1:3:3 
7 ngày 
TKKTRH 
Phun MKP (0-52-34) ở nồng độ 0,5%-1,0% , bắt đầu xiết nước trong 
mương khô kiệt (bơm nước ra khỏi mương khi có mưa) cho đến khi 
kích thích ra hoa 
0 Phun paclobutrazol: Thúc đẩy quá trình hình thành mầm hoa 
Phun paclobutrazol (PBZ) ở nồng độ 1.000-1.500 ppm, phun dung 
dịch hóa chất điều lên hai mặt lá vào lúc sáng sớm hay chiều mát. 
30 ngày Sau 
khi phun 
PBZ 
Phun chất kích thích ra hoa :Thiourê (0,3%), Nitrate kali 1% 
cách phun tương tự như phun Paclobutrazol. 
31 Kết thúc quá trình kích thích ra hoa: Bón phân và tưới nước giúp 
cho mầm hoa phát triển 
- Bón phân với tỉ lệ 1:1:1 
-Tước nước giúp cho cây ra hoa. 
51 Bắt đầu nhú hoa 
64 Trổ hoa rộ 
70 Nở hoa 
73 Rụng nhụy, đậu trái 
 174
79 Rụng nhụy, đậu trái: Phun phân bón lá như Micracro (15:30-15),.. để 
hạn chế sự rụng trái non 
86 Trái phát triển, rụng trái non: Phun gibberellin nồng độ 5-10 ppm , 
phun lần 2 cách lần 1 từ 15-20 ngày 
93 Trái phát triển (bón phân theo công thức 2:1:2, nên bón làm nhiều lần 
(15-20 ngày/lần), 0,3-0,5 kg/cây. Phun Ca(NO3)2 ở nồng độ 0,1-0,2% 
giai đoạn trái phát triển và kali ở nồng độ 0,1-0,5% trước khi thu 
hoạch 30 ngày để tăng phẩm chất trái. 
250 Thu hoạch 
Ghi chú: Căn cứ vào thời điểm thu hoạch mà tính thời điểm xử lý ra hoa cho phù 
hợp. Thời gian thu hoạch có thể +/-15 ngày vì có thể dùng Progibb để neo 
trái hoặc xử lý bằng Ethrel để cho trái chín tập trung và sớm hơn. 
CHƯƠNG 9....................................................................................................................... 161 
SỰ RA HOA VÀ ĐẬU TRÁI CÂY CÓ MÚI .................................................................. 161 
9.1 Đặc điểm thực vật....................................................................................................... 161 
9.1.1 Sự phân hoá và sự kích thích ra hoa ........................................................................ 162 
9.1.2 Sự ra hoa và đậu trái ................................................................................................ 162 
9.1.3 Sự rụng trái non ....................................................................................................... 163 
9.1.4 Sự phát triển trái ...................................................................................................... 165 
9.1.5 Ảnh hưởng của nhiệt độ lên đặc tính của trái .......................................................... 165 
9.1.6 Trinh quả sinh (Parthenocarpic) .............................................................................. 165 
9.2 Các yếu tố ảnh hưởng lên sự ra hoa ............................................................................ 167 
9.3 Biện pháp kích thích ra hoa ......................................................................................... 169 
9.3.1 Xử lý chanh Tàu ra hoa ............................................................................................ 169 
9.3.2 Xử lý bưởi ra hoa.................................................................................................... 170 
 175

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_xu_ly_ra_hoa.pdf
Tài liệu liên quan