Giáo trình Tâm lý y học - Nhận thức lý tính

Những thuộc tính bản chất, bên trong đó là những thuộc tính quy định sự tồn tại của sự vật hiện tượng nếu mất những thuộc tính đó thì không còn là sự vật hiện tượng đó nữa.

Những mối liên hệ và quan hệ có tính quy luật là những mối liên hệ và quan hệ phổ biến, bên trong, tất yếu quy định bản chất của sự vật hiện tượng

Tư duy phản ánh những mối liên hệ, quan hệ có tính quy luật thực chất là việc xác lập những mối liên hệ, quan hệ có tính quy luật giữa các sự vật hiện tượng.

Tư duy phản ánh cái mới, những cái mà ta chưa biết. Chỉ có cái mới mà ta chưa biết mới làm nảy sinh quá trình tư duy.

Một số động vật cao cấp (vượn hình người) có khả năng tư duy ở mức độ sơ khai - Tư duy bằng hành động chân tay nhằm giải quyết một số tình huống cụ thể có liên quan trực tiếp đến sự sống còn của con vật, nhằm mục đích tồn tại và thích nghi với cuộc sống sinh vật của nó.

Ngày nay ở trình độ phát triển cao của khoa học kỹ thuật, con người đã tạo ra các loại máy tự động. Người máy có một số khả năng tư duy nào đấy để giải quyết một số bài toán theo chương trình định sẵn với "thuật toán" do con người đặt ra.

 Như vậy, tư duy là một quá trình tâm lý tìm kiếm và phát hiện cái mới một cách độc lập, nghĩa là một quá trình phản ánh gián tiếp và khái quát hiện thực trên cơ và sở phân tích và tổng hợp hiện thực đó, quá trình nảy sinh trên cơ sở hoạt động thực tiễn từ sự nhận thức cảm tính.

 

doc14 trang | Chuyên mục: Tâm Lý Học | Chia sẻ: tuando | Lượt xem: 412 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt nội dung Giáo trình Tâm lý y học - Nhận thức lý tính, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút "TẢI VỀ" ở trên
c cho quá trình tưởng tượng; làm giảm bớt đi sự bay bổng có tính chất thoát ly thực tế.
+ ảnh hưởng của tưởng tượng đối với tư duy:
 Tưởng tượng làm cụ thể hoá nội dung trừu tượng và triết lý của tư duy.
 Tưởng tượng vạch hướng đi cho tư duy thúc đẩy tư duy trong việc tìm ra cái mới.
Đặc điểm cá nhân của tưởng tượng
Các hình ảnh của tưởng tượng được xây dựng nên dựa trên cơ sở của nhiều giác quan chứ ít khi là của một giác quan cụ thể nào đó
Những hình ảnh của tưởng tượng sáng tạo có hai đặc điểm quan trọng là tính hiện thực và tính độc đáo
- Tính hiện thực : Kết quả của trí tưởng tượng sáng tạo ở đây không thể đánh giá ngoài hoạt động nó phục vụ mà phụ thuộc vào khả năng tiến hành hiện thực và được khẳng định trong những nghiên cứu tiếp theo
- Tính độc đáo là độ mới không giống với những gì đã có và tính chất quyết định đối với những sáng tạo của những nhà văn, họa sĩ
Khác với nhiệm vụ của tư duy, nhiệm vụ của tưởng tượng có đặc điểm là tính mở rộng. Trước mỗi nhiệm vụ có nhiều cách giải quyết. Ví dụ kiến trúc sư thiết kế một loại nhà nhưng đa dạng
Phương tiện phản ánh của tưởng tượng là các hình ảnh nhưng không phải đơn giản là hình ảnh về sự vật hiện tượng từ tri giác, mà là những hình ảnh tương ứng với những loại mẫu khác nhau do xã hội tạo ra, đưa ra những đặc điểm và quan hệ nhất định của sự vật. Cách thức là thử liên kết và biến đổi hình ảnh mới
2.3. Vai trò của tưởng tượng
Tưởng tượng có vai trò quan trọng đối với toàn bộ hoạt động của con người.
Đối với hoạt động lao động:
Tưởng tượng cho phép chúng ta hình dung được kết quả trước khi bắt tay vào công việc. Đây là sự khác nhau cơ bản giữa hoạt động lao động của con người với bản năng của con vật.
Tưởng tượng giúp con người định hướng trong quá trình lao động bằng cách tạo ra mô hình tâm lý về sản phẩm cuối cùng của lao động; điều này thể hiện thành hiện vật của các sản phẩm đó.
Tưởng tượng đối với hoạt động khoa học: Tưởng tượng có vai trò rất quan trọng đối với hoạt động nghiên cứu của các nhà khoa học trong việc xây dựng giả thuyết, đề ra giả thuyết về nguyên nhân của các sự vật hiện tượng, trong việc dự kiến các biến cố sẽ xảy ra.
Tưởng tượng đối với hoạt động nghệ thuật: Các nhà văn phải tạo ra trong trí tưởng tượng của mình hình ảnh các nhân vật để rồi đưa vào các tác phẩm văn học. Người hoạ sĩ phải nhìn thấy bức vẽ của mình trong đầu trước khi thể hiện thành bức hoạ thật. Người diễn viên phải dựa vào trí tưởng tượng để nhập vai. Tưởng tượng là cái khuấy động ban đầu của sáng tạo nghệ thuật
2.4. Các loại tưởng tượng
Căn cứ vào mức độ tích cực của tưởng tượng mà người ta chia thành tưởng tượng có chủ định và tưởng tượng không chủ định.
2.4.1. Tưởng tượng không chủ định
Là loại tưởng tượng không theo một mục đích được đặt ra từ trước.
2.4.2. Tưởng tượng có chủ định
Là loại tưởng tượng theo một mục đích đặt ra từ trước, có phương pháp nhất định nhằm tạo ra hình ảnh mới. Thường liên quan đến việc thực hiện một hoạt động thực tế, cụ thể. 
Dựa trên tính độc lập và độc đáo có thể chia thành tưởng tượng tái tạo và tưởng tượng sáng tạo
2.4.2.1. Tưởng tượng tái tạo
Là quá trình xây dựng hình ảnh mới đối với cá nhân người tưởng tượng dựa trên sự mô tả của người khác, của sách vở v.v. Ví dụ học sinh tưởng tượng ra những điều cô giáo mô tả trên lớp hoặc trong sách giáo khoa.
Tưởng tượng tái tạo mang tính chủ thể cao, hay có sự cắt xén thêm bớt là tuỳ thuộc vào vốn kinh nghiệm của cá nhân. Do vậy muốn có tưởng tượng tái tạo tốt cần có kinh nghiệm chính xác, phong phú, đầy đủ.
Tưởng tượng tái tạo có ý nghĩa trong quá trình nhận thức của con người. Nó giúp cho con người nắm được những tri thức, kinh nghiệm về các sự vật hoặc hiện tượng mà con người không thể tiếp cận được; chẳng hạn như trong ngành khảo cổ học.
Dạng tưởng tượng này đươc sử dụng rộng rãi trong những hoat động khác nhau của con người. Điều quan trọng đối với việc xây dựng những hình ảnh đúng về cái mới là miêu tả nó một cách sinh động, bằng những hình ảnh sao cho có thể cụ thể hóa những đặc điểm trừu tượng của cái mới mà điều quan trọng để có được hình ảnh đúng về cái được miêu tả bằng từ ngữ là những kiến thức mà trên cơ sở đó những hình ảnh đã được tái tạo như đã mô tả. 
Ngoài ra tính sinh động rõ ràng, sáng sủa của hình ảnh còn phụ thuộc vào tình cảm kèm theo
2.4.2.2. Tưởng tượng sáng tạo
Là quá trình xây dựng hình ảnh mới trong chưa có trong kinh nghiệm của cá nhân, cũng như chưa có trong kinh nghiệm của xã hội. Ví dụ sáng tạo ra tàu bay, tàu vũ trụ v.v. Sản phẩm của tưởng tượng sáng tạo được hiện thực hoá trong những sản phẩm vật chất độc đáo và có giá trị 
Tưởng tượng sáng tạo là sự xây dựng độc lập những hình ảnh. Nó liên quan đến hoạt động sáng tạo của con người. Không có tưởng tượng sáng tọa thì không có các phát minh sáng chế
Tưởng tượng sáng tạo phụ thuộc vào nhiều yếu tố: Lập trường, quan điểm sống, sự hiểu biết sâu rộng về các vấn đề trong thế giới tự nhiên và xã hội; đồng thời có sự tham gia của tính ngẫu hứng. (Traicôpxki: Cảm hứng là những vị khách không đến thăm những kẻ lười).
Muốn có tưởng tượng sáng tạo tốt cần có tưởng tượng tái tạo tốt. Bởi vì muốn tạo ra một hình ảnh mới về một lĩnh vực nào đó thì con người trước hết cần phải có tri thức về lĩnh vực đó. Tưởng tượng tái tạo sâu sắc chính xác và có hệ thống sẽ tạo điều kiện cho tưởng tượng sáng tạo phong phú độc đáo.
2.4.3. Ước mơ và lý tưởng
Ước mơ là loại tưởng tượng tổng quát hướng về tương lai, biểu hiện những mong muốn, ước vọng gắn liền với nhu cầu của con người.
Ước mơ có lợi khi nó phù hợp với hiện thực khách quan nó sẽ là động lực thúc đẩy con người vươn lên. Còn ước mơ không phù hợp với thực tế thì nó sẽ trở thành mộng tưởng. Khi là mộng tưởng thì không bao giờ là hiện thực được và do đó nó có thể làm cho cá nhân thất vọng, chán nản.
Lý tưởng là một hình ảnh mẫu mực rực sáng mà con người muốn vươn tới. Nó là động cơ mạnh mẽ thôi thúc con người hoạt động vươn tới tương lai. Lý tưởng quyết định xu hướng nhân cách.
2.5. Các cách sáng tạo hình ảnh mới trong tưởng tượng
Hình ảnh của tưởng tượng được tạo ra bằng nhiều thủ thuật khác nhau. Dưới đây là những cách cơ bản nhất.
	- Thay đổi kích thước, số lượng (của sự vật hay thành phần của sự vật). Ví dụ như: Hình tượng Phật trăm mắt - trăm tay, người khổng lồ, người tí hon v.v.
	- Nhấn mạnh các chi tiết, thành phần, thuộc tính của sự vật. Đây là cách tạo ra hình ảnh mới bằng việc nhấn mạnh đặc biệt; hoặc đưa lên hàng đầu một phẩm chất hay một quan hệ nào đó của sự vật - hiện tượng với các sự vật - hiện tượng khác. Một biến dạng của phương pháp này là cường điệu ví dụ như hình ảnh tranh biếm hoạ.
	- Chắp ghép (kết dính). Đây là phương pháp ghép các bộ phận của nhiều sự vật, hiện tượng khác nhau lại để tạo ra hình ảnh mới. Ví dụ hình ảnh con rồng, hình ảnh nàng tiên cá v.v. ở đây các bộ phận hợp thành hình ảnh mới không bị chế biến, mà chỉ ghép nối, kết dính giản đơn.
	- Liên hợp: Đây là cách tạo ra hình ảnh mới bằng cách liên hợp các bộ phận của nhiều sự vật với nhau trong đó các bộ phận tạo nên hình ảnh mới đều bị cải biến và sắp xếp trong những tương quan mới. Cách liên hợp này là một sự tổng hợp sáng tạo thực sự. Thủ thuật này thường được dùng trong sáng tạo văn học nghệ thuật và trong sáng tạo kĩ thuật; ví dụ xe điện bánh hơi (liên hợp giữa ô tô và tàu điện).
	- Điển hình hoá: Là thủ thuật tạo hình ảnh mới phức tạp, trong đó xây dựng những thuộc tính, đặc điểm điển hình của nhân cách đại diện cho một lớp người hay một giai cấp xã hội v.v. Thủ thuật này dùng nhiều trong sáng tạo văn học, nghệ thuật v.v. Yếu tố mấu chốt của thủ thuật điển hình hoá là sự tổng hợp sáng tạo mang tính chất khái quát những thuộc tính và đặc điểm cá biệt, điển hình của nhân cách.
	- Loại suy (tương tự): Loại suy là một phương pháp sáng tạo đặc biệt con người chế ra các công cụ lao động theo sự tương tự của những thao tác lao động của đôi bàn tay như chế tạo ra cái kẹp, cái cào, cái bát v.v.
Trí thông minh và cách đo lường trí thông minh 
Do trí thông minh biểu hiện ở nhiều mặt, liên quan đến nhiều hiện tượng tâm lý khác nhau và tham gia vào mọi hoạt động của con người nên được nhiều người nghiên cứu và có nhiều định nghĩa về nó. Dựa vào nội dung cơ bản của chúng có thể thấy rõ các xu hướng định nghĩa về trí thông minh:
Coi trí thông minh là năng lực học tập
Coi trí thông minh là năng lực tư duy trừu tượng
Coi trí thông minh là năng lực thích ứng
Thực ra trí thông minh có liên quan đến cả học tập, tư duy trừu tượng và cả thích ứng, nhưng không đồng nhất với chúng. Vì vậy cả ba khái niệm trên đều chưa bao hàm hết bản chất của trí thông minh
Hiện nay có một định nghĩa về trí thông minh được coi là hợp lý nhất, kế thừa các thành tựu đã có về trí thông minh. Đó là định nghĩa của Blây- khe và Bu-rơ-la-chuc
Thông minh là một cấu trúc động, tương đối độc lập của các thuộc tính nhận thức của nhân cách, được hình thành và thể hiện trong hoạt động, do những điều kiện văn hóa- lịch sử quy định và chủ yếu đảm bảo cho sự tác động qua lại phù hợp với hiện thực xung quanh, cho sự cải tạo có mục đích hiện thức ấy
Phương pháp đo lường và chẩn đoán trí thông minh
Trên thực tế để đo lường và chẩn đoán trí thông minh, người ta thường sử dụng kết hợp một số phương pháp khác nhau một cách phù hợp. Bởi lẽ trí thông minh là một cấu trúc tâm lý nhiều thành phần, đa dạng về nội dung và phong phú về cách biểu hiện nên cần được đánh giá trên nhiều chỉ số khác nhau. Hơn thế mỗi phương pháp cho ta biết một khả năng nhất định, chứ không đo được một cách đầy đủ thành phần, nội dung của trí thông minh. Ngoài ra việc sử dụng phối hợp các phương pháp còn cho phép phát huy các ưu điểm và khắc phục những hạn chế của từng phương pháp riêng lẻ
Tài liệu đọc thêm cho học viên
Tài liệu phát tay
Phạm Minh Hạc, Lê Khanh, Trần Trọng Thuỷ (1988), Tâm lý học. Nxb Giáo Dục, Hà Nội.
Nguyễn Quang Uẩn, Trần Hữu Luyến, Trần Quốc Thành (1998), Tâm lý học đại cương. Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
Nguyễn Văn Nhận, Nguyễn Bá dương, Nguyễn Sinh phúc (2000), Tâm lý và Tâm lý y học, Nxb Y học.

File đính kèm:

  • docgiao_trinh_tam_ly_y_hoc_nhan_thuc_ly_tinh.doc
Tài liệu liên quan