Giáo trình Tâm lý y học - Khái quát về giao tiếp

Sau khi học xong bài học này sinh viên có thể:

1. Trình bày được định nghĩa, các đặc điểm của giao tiếp và phân tích được các quá trình xảy ra trong quá trình giao tiếp.

2. Phân tích được vai trò của giao tiếp trong cuộc sống và trong hoạt động y tế.

3.Trình bày và phân tích được các phương tiện của giao tiếp. Kể tên được các loại giao tiếp.

 

doc14 trang | Chuyên mục: Tâm Lý Học | Chia sẻ: tuando | Lượt xem: 340 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt nội dung Giáo trình Tâm lý y học - Khái quát về giao tiếp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút "TẢI VỀ" ở trên
 khi có tác dụng mạnh hơn nội dung lời nói. Qua giọng nói có thể phán đoán được phần nào tính cách, thái độ của người giao tiếp
VD: - Người nói nhanh, to thường có nhân cách hướng ngoại.
- Nói ấp úng ngập ngừng biểu hiện sự căng thẳng nội tâm bối rối cảm xúc.
- Phong cách nói: có năm phong cách cơ bản:
 + Nói thẳng 
Thể hiện trực tiếp ý nghĩ, tình cảm, nội dung thông tin, không quanh co, vòng vèo, ẩn ý. Nói thẳng có ưu điểm là tiết kiệm thời gian, đối tượng nhanh chóng hiểu được ý của chúng ta. Tuy nhiên trong nhiều tình huống, nói thẳng thiếu tế nhị và làm đối tượng khó chịu, khó chấp nhận thông tin mà chúng ta đưa ra, nhất là khi thông tin đó là điều không được mong đợi.
+ Nói ẩn ý 
Nói điều khác để hàm chứa một điều muốn nói. Đây là lối nói nhẹ nhàng, tế nhị, khéo léo, đòi hỏi một sự tinh tế ở người nói và người nghe
+ Nói lịch sự 
Sử dụng ngôn từ tình thái với các động từ, mệnh đề tình thái khiến cảm nghĩ, thái độ được thể hiện một cách nhã nhặn, lịch sự (Rất tiếc, hy vọng rằng, tôi e là, phiền cô)
+ Nói mỉa mai, châm chọc
Sử dụng ngôn từ nhằm mục đích chế giễu, đàm tiếu. Đây là một thói xấu, nó không đem lại điều gì tốt đẹp mà chỉ đem đến sự hận thù, xa lánh của người xung quanh.
 + Nói hài hước 
Sử dụng các câu chuyện vui, câu nói vui, tạo không khí vui vẻ.
Sử dụng phong cách nói nào tùy thuộc vào đặc điểm, mục đích của chủ thể và hoàn cảnh cụ thể
Các nguyên tắc sử dụng ngôn ngữ nói :
Một ý tưởng được diễn đạt tốt thường đảm bảo các nguyên tắc
+ Rõ ràng : thông điệp phải rõ ràng để người nhận chỉ hiểu theo một nghĩa duy nhất
+ Hoàn chỉnh : thông điệp phải chứa đầy đủ thông tin cần thiết
+ Ngắn gọn, xúc tích: thông điệp phải chứa đầy đủ thông tin cần thiết nhưng cần ngắn gọn, xúc tích tránh rườm rà, trùng lặp.
+ Chính xác: Thông tin đưa ra phải chính xác, có căn cứ.
+ Lịch sự: thông điệp phải đảm bảo nội dung đáp ứng các yêu cầu trên, nhưng về hình thức phải tốt, lịch sự tuỳ theo từng đối tượng nhận thông tin.
- Ngôn Ngữ viết: 
Là loại ngôn ngữ hướng vào người khác, được biểu đạt bằng chữ viết và được thu nhận bằng thị giác. Ngôn ngữ viết có thể cho phép con người tiếp xúc với nhau một cách gián tiếp trong những khoảng không gian và thời gian lớn. Ngôn ngữ viết có những yêu cầu nhất định đối với cả người đọc và người viết. Trong ngôn ngữ viết người viết không thể sử dụng những phương tiện hỗ trợ như: Giọng nói cử chỉ điệu bộ nét mặt.... không phải lúc nào họ cũng biết trước được những phản ứng của người đọc đối với gì mình viết ra, vì không nghe, không nhìn thấy thậm chí không biết được độc giả của mình. Do vậy ngôn ngữ viết phải có những yêu cầu chặt chẽ hơn cả: phải viết tỷ mỉ chính xác, phải tuân theo đầy đủ các quy tắc ngữ pháp, chính tả và logíc. Có hai loại ngôn ngữ viết:
+ Ngôn ngữ đối thoại viết: Viết thư thăm hỏi và viết trả lời
+ Ngôn ngữ độc thoại viết: Viết sách, báo, truyện
3.3.3.2. Ngôn ngữ bên trong: 
Là loại ngôn ngữ hướng vào mình, cho mình nhờ đó ta mới có thể suy nghĩ được.
Ngôn ngữ bên trong có đặc điểm là 
- Không phát thành tiếng. Đây là một trong những đặc điểm của ngôn ngữ bên trong chứ chưa phải là đặc điểm bản chất. Vì vậy nếu dựa vào đặc điểm này mà coi ngôn ngữ bên trong là ngôn ngữ thầm thì chưa chính xác. Vì ngôn ngữ không phát thành tiếng chưa hẳn là ngôn ngữ bên trong thực sự.
- Bao giờ cũng ở dạng rút gọn, cô đọng: Thường cả một câu hoàn chỉnh được rút ngắn lại thành một từ thôi (chủ ngữ hoặc vị ngữ) do vậy nghĩ thầm trong óc bao giờ cũng nhanh hơn là nói ra hoặc viết ra.
Tuy khác biệt, nhưng ngôn ngữ bên trong có mối quan hệ mật thiết với ngôn ngữ bên ngoài: Ngôn ngữ bên ngoài là nguồn gốc của ngôn ngữ bên trong. Ngôn ngữ bên trong là kết quả nội tâm hoá của ngôn ngữ bên ngoài.
Ngôn ngữ bên trong không trực tiếp tham gia vào quá trình giao tiếp nhưng nó là công cụ là phương tiện quan trọng để con người nhận thức, điều khiển điều chỉnh thái độ, tình cảm, ý chí của mình khi giao tiếp.
Mỗi phương tiện giao tiếp, dù là phương tiện ngôn ngữ hay phi ngôn ngữ vật chất hay phi vật chất đều có những mặt mạnh và mặt yếu của nó. Thói quen, kỹ xảo, phương thức sử dụng những phương tiện này liên quan chặt chẽ với sự phát triển kinh tế, xã hội, địa phương, dân tộc, nghề nghiệp, lứa tuổi, trình độ học vấn, sức khoẻ và đến tâm lý. Việc sử dụng các phương tiện này như thế nào còn tùy thuộc vào mục đích của chủ thể, vai mà họ đảm nhận khi thực hiện hoạt động giao tiếp cụ thể
Để đạt được hiệu quả trong quá trình giao tiếp cần quan tâm tới một số chú ý sau khi sử dụng các phương tiện giao tiếp:
Đối với phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ :
Nên
Khi trao đổi một vấn đề gì đó cần quay mặt về phía đối tượng giao tiếp
Nét mặt luôn thể hiện sự niềm nở, biểu hiện sự quan tâm tới đối tượng giao tiếp tùy từng hoàn cảnh mà thể hiện sự lo lắng, đồng cảm hoặc vui vẻ
Trong quá trình giao tiếp nên duy trì ánh mắt với đối tượng giao tiếp
Có biểu hiện tán đồng hoặc thể hiện sự lắng nghe: gật đầu 
Không nên 
Không nhìn vào đối tượng giao tiếp
Nét mặt cau có chau mày...
Mắt nhìn đi nơi khác khi đối tượng đang nói
Có những biểu hiện không quan tâm tới lời nói của đối tượng như: Đọc sách, báo, tài liệu luôn liếc nhìn đồng hồ hoặc làm việc khác.
Nét mặt thể hiện sự bồn chồn, nóng lòng có vẻ như đang vội vàng đi đâu Đó không chú ý tới đối tượng đang nói gì...
Đầu tóc quần áo không gọn gàng
Đối với phương tiện giao tiếp bằng ngôn ngữ
Ngoài những nguyên tắc khi sử dụng ngôn ngữ nói thì, trong quá trình giao tiếp cần chú ý:
Âm điệu của lời nói: Vừa phải, dễ nghe, không cao giọng nói quá to hoặc quá nhỏ. Tùy thuộc vào địa điểm nơi diễn ra cuộc giao tiếp, số lượng, đặc điểm đối tượng tham gia để điều chỉnh âm lượng cho phù hợp. Không nói nhanh quá hoặc chậm quá
Cần chú ý tới ý và nghĩa cá nhân của ngôn ngữ trong quá trình giao tiếp. ý nghĩa của ngôn ngữ có hai hình thức tồn tại: khách quan và chủ quan. Khách quan chính là nội dung mà bản thân nó chứa đựng (nghĩa hiển ngôn) ví dụ không ai nói cái bàn để chỉ cái cây. Ý chủ quan chính là quy định, ý nghĩa riêng cho từ hoặc tập hợp từ mà nhóm hay cá nhân nào đó thường sử dụng (nghĩa hàm ngôn). Ý cá nhân này chịu ảnh hưởng của văn hóa, đặc điểm dân tộc, cộng đồng mà cá nhân sống. Điều này giúp ta hiểu đúng thông tin đối tượng muốn truyền tải
Khi nói chuyện cần tập trung vào chủ đề cần thảo luận, tránh tư tưởng bị phân tán dẫn đến không hiểu nội dung câu chuyện
Khi đối tượng đang nói thì nên lắng nghe, tuyệt đối không ngắt lời hoặc cướp lời của người nói khi họ chưa nói hết ý của họ.
Tránh ”thao thao bất tuyệt” không chú ý đến đối tượng giao tiếp hoặc đưa ra nhiều câu hỏi cùng một lúc.
Cần đảm bảo sự thành thật và chính xác lời nói của mình.
Khi sử dụng các loại phương tiện giao tiếp trong mỗi một nghề nghiệp cần tuân theo những quy định riêng của nghề
Đối với bệnh nhân: Chỉ cung cấp những thông tin thích đáng, cần thiết cho trường hợp riêng của bệnh nhân đó, tránh bình luận những vấn đề không liên quan
Những thông tin hướng dẫn cần đầy đủ, khoa học nhưng đừng đến mức hù dọa.
Khi cung cấp thông tin cần giới thiệu đơn giản, phù hợp với trình độ văn hóa của đối tượng, đừng dùng từ quá chuyên môn
Cung cấp thông tin mang tính chất hai chiều đảm bảo bệnh nhân hiểu đúng những gì cần phải làm.
4. Các loại giao tiếp
4.1. Phân loại theo phương thức giao tiếp:
- Giao tiếp trực tiếp: 
Chủ thể và đối tượng giao tiếp mặt đối mặt với nhau, trực tiếp phát và nhận thông tin của nhau.
- Giao tiếp gián tiếp: 
Là loại giao tiếp được thực hiện khi chủ thể và đối tượng giao tiếp ở xa nhau, họ phải dùng những phương tiện giao tiếp cụ thể để giao tiếp với nhau như thư từ, qua người khác...
- Giao tiếp trung gian: 
Đây là loại giao tiếp vừa trực tiếp vừa gián tiếp VD: Nói chuyện qua điện thoại
4.2. Phân loại giao tiếp theo phương tiện giao tiếp
- Giao tiếp bằng ngôn ngữ
- Giao tiếp bằng ký hiệu, tín hiệu
 - Giao tiếp bằng vật chất cụ thể
4.3. Phân loại theo quy cách và nội dung giao tiếp
- Giao tiếp chính thức:
 Là loại giao tiếp giữa các thành viên trong nhóm chính thức. Sự giao tiếp này dược thực hiện theo chức trách, nhiệm vụ, quy chế, quy định của luật pháp, của phong tục...ví dụ: Giao tiếp trong hoạt động nghề nghiệp như giáo dục, y tế...	 - Giao tiếp không chính thức: 
Là loại giao tiếp giữa các nhóm không chính thức VD: Giữa những người thân, những người cùng ham muốn, sở thích...
4.4. Phân loại theo quy mô, thành phần giao tiếp
- Giao tiếp giữa một người với một hoặc nhiều người khác
- Giao tiếp giữa cá nhân với một nhóm
- Giao tiếp giữa nhóm này với nhóm khác.
4.5. Phân loại theo sự định hướng đối với số đông người
- Giao tiếp định hướng xã hội: 
Là loại giao tiếp trong đó chủ thể giao tiếp với tư cách là đại diện cho một xã hội một cộng đồng tiến hành giao tiếp với đối tượng về một hoạt động nào đó.
- Giao tiếp định hướng cá nhân: 
Là loại giao tiếp trong đó chủ thể giao tiếp không đại diện cho một nhóm xã hội nào cả. Họ tiến hành giao tiếp hoàn toàn xuất phát từ mục đích cá nhân, xuất phát từ nhu cầu, hứng thú cá nhân.
4.6. Phân loại theo hoạt động nghề nghiệp
Có bao nhiêu nghề thì sẽ có bấy nhiêu loại giao tiếp ví dụ giao tiếp của giáo viên, bác sĩ, công an...trong mỗi loại hình giao tiếp này lại có những yêu cầu, đòi hỏi riêng mà mỗi cá nhân khi tham gia cần phải thực hiện và mỗi cá nhân cũng đem những đặc điểm của nghề nghiệp của mình vào trong quá trình giao tiếp với người khác. Điều này làm cho giao tiếp của những người ở các ngành nghề khác nhau có những đặc trưng riêng.
Tài liệu đọc thêm cho học viên
1.	Nguyễn Quang Uẩn, Trần Hữu Luyến, Trần Quốc Thành (1998), Tâm lý học đại cương. Nxb Đại học Quôc gia Hà Nội.
2.	Nguyễn Văn Nhận, Nguyễn Bá dương, Nguyễn Sinh phúc (2000), Tâm lý và Tâm lý y học, NXB Y học.
3.	Trần hiệp, Một số vấn đề lý luận về tâm lý học xã hội
4.	Viện Ngôn ngữ học, Từ điển phổ thông, NXB văn hóa Phương Đông
5.	Ngô Công Hoàn,1993, Một số vấn đề tâm lý học giao tiếp sư phạm, XNB Giáo dục. Hà Nội
6.	Trương Công Am ,2010, Giáo trình tâm lý học xã hội, NXB công an nhân dân

File đính kèm:

  • docgiao_trinh_tam_ly_y_hoc_khai_quat_ve_giao_tiep.doc
Tài liệu liên quan