Giáo trình Ngôn ngữ Visual Basic
MỤC LỤC
MỤC LỤC. 1
Chương 1 Giới thiệu ngôn ngữ Visual Basic. 3
1. Giới thiệu. 3
2. Cấu hình máy . 3
3. Cài đặt Visual Basic. 4
4. Khởi động. 4
5. Cửa sổ làm việc khi chọn Standard.exe. 5
5.1. Thanh tiêu đề. 5
5.2. Thanh Menu. 5
5.3. Thanh công cụ. 5
5.4. Hộp công cụ (ToolBox). 6
5.5. Cửa sổ Properties Window. 6
5.6. Form Layout Window. 7
5.7. Project Explorer Window. 7
6. Các lệnh trong menu File. 7
7. Biên dịch chương trình thành file *.exe. 8
Chương 2 Biểu mẫu và một số điều khiển thông dụng. 10
1. Các khái niệm cơ bản. 10
2. Biểu mẫu (Form). 11
2.1. Khái niệm. 11
2.2. Thuộc tính. 11
2.3. Phương thức. 11
2.4. Sự kiện. 12
3. Các bước xây dựng một chương trình . 12
4. Một số điều khiển thông dụng. 13
4.1. Nhãn (Label). 13
4.2. Hộp văn bản (Textbox). 13
4.3. Nút lệnh (command button). 13
5. Tạo và chạy chương trình . 14
Chương 3 Các phép toán và kiểu dữ liệu cơ bản. 17
1. Các phép toán và các ký hiệu. 17
1.1. Phép gán . 17
1.2. Các phép toán số học. 17
1.3. Các phép toán luận lý. 18
1.4. Các phép toán so sánh . 18
1.5. Phép &. 18
1.6. Phép like. 19
1.7. Các ký hiệu. 19
2. Các kiểu dữ liệu cơ bản. 19
3. Biến. 21
3.1. Khái niệm. 21
3.2. Phân loại biến. 22
3.3. Khai báo biến. 23
4. Hằng. 24
4.1. Khái niệm. 24
4.2. Khai báo hằng. 24
5. Mảng. 25
6. Cú pháp lập trình . 25
Chương 4 Các lệnh và hàm cơ bản. 26
Trường Đại học Công Nghệ Sài Gòn Khoa Công Nghệ Thông Tin
Giáo trình Lập trình căn bản – dành cho hệ TCCN Trang 2
1. Lệnh rẽ nhánh.26
1.1. Lệnh If.26
1.2. Lệnh Select Case.27
2. Lệnh lặp.28
2.1. Lệnh For.28
2.2. Lệnh Do.30
2.3. Lệnh While.32
3. Các lệnh và hàm cơ bản.32
3.1. Lệnh End.32
3.2. Lệnh Exit.32
3.3. Lệnh Msgbox.32
3.4. Go Sub Return .33
3.5. Goto .34
3.6. On Error Goto nhãn .34
3.7. Các hàm chuyển kiểu.35
3.8. Các hàm toán học.36
3.9. Các hàm kiểm tra kiểu dữ liệu.36
3.10. Các hàm thời gian.37
3.11. Các hàm xử lý chuỗi.39
3.12. Các hàm khác .41
Chương 5 Thủ tục và hàm.43
1. Thủ tục.43
1.1. Khái niệm.43
1.2. Phân loại.43
1.3. Cấu trúc một thủ tục.43
1.4. Xây dựng một thủ tục.44
1.5. Gọi thực hiện thủ tục.46
2. Hàm .47
2.1. Định nghĩa.47
2.2. Cấu trúc một hàm .47
2.3. Xây dựng một hàm .48
2.4. Gọi hàm.48
3. Sự kiện.50
3.1. Giới thiệu.50
3.2. Các sự kiện của đối tượng.50
4. Truyền tham số.53
4.1. Truyền tham trị.53
4.2. Truyền tham biến.54
4.3. Tham số tuỳ chọn.56
Chương 6 Thiết Kế BIểU MẫU DÙNG CÁC ĐIềU KHIểN.57
1. Phân loại điều khiển.57
2. Sử dụng các điều khiển.57
2.1. Listbox .57
2.2. Combobox.60
2.3. Checkbox .61
2.4. Option Button.61
2.5. Timer .62
2.6. Hscroll.63
2.7. Vscroll.63
2.8. Picture Box.63
2.9. Image .64
2.10. Shape .65
có thể đưa vào một đề mục không có sẵn trong danh sách. Biểu tượng (Shortcut) trên hộp công cụ Các dạng của điều khiển Combo Box: Có tất cả 3 dạng của điều khiển Combo Box. Ta có thể chọn dạng của Combo tại thời điểm thiết kế bằng cách dùng giá trị hoặc hằng chuỗi của VB. Kiểu Giá trị Hằng Drop-down Combo Box 0 VbComboDropDown Simple Combo Box 1 VbComboSimple Drop-down List Box 2 vbComboDropDownList - Drop-down Combo Box: Đây là dạng mặc nhiên của Combo. Người dùng có thể nhập vào trực tiếp hoặc chọn từ danh sách các đề mục. - Simple Combo Box: Ta có thể hiển thị nhiều đề mục cùng một lúc. Để hiển thị tất cả các đề mục, bạn cần thiết kế Combo đủ lớn. Một thanh trượt sẽ xuất hiện khi còn đề mục chưa được hiển thị hết. Ở dạng này, người dùng vẫn có thể nhập một chuỗi vào trực tiếp hoặc chọn từ danh sách các đề mục. - Drop down List Box: Dạng này rất giống như một List box. Một điểm khác biệt đó là các đề mục sẽ không hiển thị đến khi nào người dùng Click lên mũi tên phía phải của điều khiển. Điểm khác biệt với dạng thứ 2 đó là người dùng không thể nhập vào trực tiếp một chuỗi không có trong danh sách. Các thuộc tính cũng như các phương thức áp dụng trên Combo Box giống như trên List Box. Trường Đại học Công Nghệ Sài Gòn Khoa Công Nghệ Thông Tin Giáo trình Lập trình căn bản – dành cho hệ TCCN Trang 61 2.3. Checkbox 2.3.1 Khái niệm Đây là điều khiển hiển thị dấu nếu như được chọn và dấu bị xoá nếu như không chọn. Dùng điều khiển Check Box để nhận thông tin từ người dùng theo dạng Yes/No hoặc True/False. Ta cũng có thể dùng nhiều điều khiển trong một nhóm để hiển thị nhiều khả năng lựa chọn trong khi chỉ có một được chọn. Khi Check Box được chọn, nó có giá trị 1 và ngược lại có giá trị 0. Biểu tượng (Shortcut) trên hộp công cụ 2.3.2 Thuộc tính Name: thuộc tính tên. Value: Giá trị hiện thời trên Check Box. Có thể nhận các giá trị: vbChecked, vbUnchecked, vbGrayed. 2.3.3 Sự kiện Click: Xảy ra khi người sử dụng nhấp chuột trên Check Box. 2.4. Option Button 2.4.1 Khái niệm Công dụng của điều khiển Option button cũng tương tự như điều khiển Check Box. Điểm khác nhau chủ yếu giữa hai loại điều khiển này đó là: Các Option Button của cùng một nhóm tại mỗi thời điểm chỉ có một điều khiển nhất định được chọn. Biểu tượng (Shortcut) trên hộp công cụ Cách sử dụng Option button cũng tương tự như của Check Box. Tạo nhóm Option Button Tất cả các Option button đặt trực tiếp trên biểu mẫu (có nghĩa là không thuộc vào Frame hoặc Picture Box) sẽ được xem như là một nhóm. Nếu người dùng muốn tạo một nhóm các Option button khác thì bắt buộc phải đặt chúng bên trong phạm vi của một Frame hoặc Picture box. 2.4.2 Thuộc tính Name: thuộc tính tên của điều khiển Option Button. Value: Giá trị hiện thời trên Option Button. Có thể nhận các giá trị: True & False. 2.4.3 Sự kiện Click: Xảy ra khi người sử dụng nhấp chuột trên Option Button. Trường Đại học Công Nghệ Sài Gòn Khoa Công Nghệ Thông Tin Giáo trình Lập trình căn bản – dành cho hệ TCCN Trang 62 2.5. Timer 2.5.1 Khái niệm Điều khiển Timer đáp ứng lại sự trôi đi của thời gian. Nó độc lập với người sử dụng và ta có thể lập trình để thực hiện một công việc nào đó cứ sau một khoảng thời gian đều nhau. Biểu tượng (shortcut) trên hộp công cuï Việc đưa một điều khiển Timer vào trong một biểu mẫu cũng tương tự như những điều khiển khác. Ở đây, ta chỉ có thể quan sát được vị trí của điều khiển Timer tại giai đoạn thiết kế, khi chạy ứng dụng điều khiển Timer coi như không có thể hiện trên biểu mẫu. 2.5.2 Thuộc tính Name: tên của điều khiển Timer. Interval: Đây là thuộc tính chỉ rõ số ms giữa hai sự kiện kế tiếp nhau. Trừ khi nó bị vô hiệu hóa, mỗi điều khiển Timer sẽ luôn nhận được một sự kiện sau một khoảng thời gian đều nhau. Thuộc tính Interval nhận giá trị trong khoảng 0...64.767 ms có nghĩa là khoảng thời gian dài nhất giữa hai sự kiện chỉ có thể là khoảng một phút (64.8 giây). Enabled: nếu giá trị là True nghĩa là điều khiển Timer được kích hoạt và ngược lại. 2.5.3 Sự kiện Timer: xảy ra mỗi khi đến thời gian một sự kiện được thực hiện (xác định trong thuộc tính Interval). 2.5.4 Sử dụng điều khiển Timer Khởi tạo một điều khiển Timer: Nếu lập trình viên muốn điều khiển Timer hoạt động ngay tại thời điểm biểu mẫu chứa nó được nạp thì đặt thuộc tính Enable là TRUE hoặc có thể dùng một sự kiện nào đó từ bên ngoài để kích hoạt điều khiển Timer. Lập trình đáp ứng sự kiện trả về từ điều khiển Timer: Ta sẽ đưa mã lệnh của công viêc cần thực hiện vào trong sự kiện Timer của điều khiển Timer. Sau đây là ví dụ khởi tạo một đồng hồ số nhờ vào điều khiển Timer. Private Sub Timer1_Timer() If Label1.Caption CStr(Time) Then Label1.Caption = Time End If End Sub Thuộc tính Interval được thiết lập là 500 (tức 0.5 giây). Điều khiển Timer còn hữu ích trong việc tính toán thời gian cho một công việc nào đó, đến một thời điểm nào đó thì ta sẽ khởi tạo một công việc mới hoặc ngưng một công việc không còn cần nữa. Trường Đại học Công Nghệ Sài Gòn Khoa Công Nghệ Thông Tin Giáo trình Lập trình căn bản – dành cho hệ TCCN Trang 63 2.6. Hscroll 2.6.1 Khái niệm Là điều khiển có thanh trượt cho phép cuộn ngang và người dùng có thể sử dụng HScrollBar như một thiết bị nhập hoặc một thiết bị chỉ định cho số lượng hoặc vận tốc. Ví dụ ta thiết kế volume cho một trò chơi trên máy tính hoặc để diễn đạt có bao nhiêu thời gian trôi qua trong một khoảng định thời nhất định. Biểu tượng (Shortcut) trên hộp công cụ Khi người dùng sử dụng Scroll Bar như một thiết bị chỉ định số lượng thì người dùng cần xác định giá trị cho hai thuộc tính Max và Min để đưa ra khoảng thay đổi thích hợp. 2.6.2 Thuộc tính Name: Tên của thanh cuộn. Min: Là giá trị nhỏ nhất trên thanh cuộn. Max: Giá trị lớn nhất của thanh cuộn. Large change: Thuộc tính này dùng để xác định khoảng thay đổi khi người dùng ấn chuột lên Hscrollbar. Small change: Thuộc tính này dùng để xác định khoảng thay đổi khi người dùng ấn lên mũi tên phía cuối thanh cuộn. Value: Thuộc tính này trả về giá trị tại một thời điểm của thanh cuộn nằm trong khoảng giá trị [Min, Max] mà người dùng đã xác định. 2.6.3 Sự kiện Change: Xảy ra mỗi khi HScrollBar thay đổi giá trị. Scroll: Xảy ra mỗi khi ta di chuyển con trỏ thanh cuộn. Private Sub HScroll1_Change() Text1.FontSize = HScroll1.Value End Sub 2.7. Vscroll Biểu tượng (Shortcut) trên hộp công cụ Các thuộc tính và công dụng của VScrollBar cũng tương tự như HScrollBar. 2.8. Picture Box 2.8.1 Khái niệm Điều khiển Picture Box cho phép người dùng hiển thị hình ảnh lên một biểu mẫu. Biểu tượng (Shortcut) trên hộp công cụ Trường Đại học Công Nghệ Sài Gòn Khoa Công Nghệ Thông Tin Giáo trình Lập trình căn bản – dành cho hệ TCCN Trang 64 2.8.2 Thuộc tính Name: tên của điều khiển Picture Box. Picture: Đây là thuộc tính cho phép xác định hình ảnh nào sẽ được hiển thị bên trong Picture box. Bao gồm tên tập tin hình ảnh và cả đường dẫn nếu có. Để hiển thị hoặc thay thế một hình ảnh tại thời điểm chạy chương trình thì người dùng có thể dùng phương thức LoadPicture để đặt lại giá trị của thuộc tính Picture với cú pháp như trong ví dụ dưới đây: picMain.Picture = LoadPicture("NEW.JPG") Autosize: Khi giá trị của thuộc tính này là TRUE thì điều khiển Picture box sẽ tự động thay đổi kích thước cho phù hợp với hình ảnh được hiển thị. Ta nên cẩn thận khi sử dụng thuộc tính này vì khi điều khiển Picture Box thay đổi kích thước, nó không quan tâm đến vị trí của các điều khiển khác. 2.8.3 Sự kiện Mouse Down: Xảy ra khi người sử dụng chương trình nhấn giữ phím chuột. Mouse Move: Xảy ra khi người sử dụng chương trình di chuyển chuột. Mouse Up: Xảy ra khi người sử dụng chương trình thả phím chuột. Lưu ý : Điều khiển Picture Box có thể được dùng như một vật chứa các điều khiển khác (tương tự như một Frame). Ngoài ra người dùng cũng có thể sử dụng Picture Box như một khung vẽ hoặc như một khung soạn thảo và có thể in được nội dung trên đó. 2.9. Image 2.9.1 Khái niệm Điều khiển Image dùng để hiển thị một hình ảnh. Các dạng có thể là Bitmap, Icon, Metafile, Jpeg, Gif. Tuy nhiên khác với điều khiển Picture Box điều khiển Image sử dụng tài nguyên hệ thống ít và cũng nạp ảnh nhanh hơn; hơn nữa số lượng thuộc tính và phương thức áp dụng ít hơn điều khiển Picture box. Biểu tượng Shortcut trên hộp công cụ 2.9.2 Thuộc tính Name: tên của điều khiển Image. Picture: Đây là thuộc tính cho phép xác định hình ảnh nào sẽ được hiển thị bên trong điều khiển Image. Bao gồm tên tập tin hình ảnh và cả đường dẫn nếu có. Trường Đại học Công Nghệ Sài Gòn Khoa Công Nghệ Thông Tin Giáo trình Lập trình căn bản – dành cho hệ TCCN Trang 65 Để hiển thị hoặc thay thế một hình ảnh tại thời điểm chạy chương trình thì người dùng có thể dùng phương thức LoadPicture để đặt lại giá trị của thuộc tính Picture với cú pháp như trong ví dụ dưới đây: imgMain.Picture = LoadPicture("NEW.JPG") Stretch: Khi giá trị của thuộc tính này là TRUE thì điều khiển Image sẽ tự động thay đổi kích thước cho phù hợp với hình ảnh được hiển thị. 2.9.3 Sự kiện Mouse Down: Xảy ra khi người sử dụng chương trình nhấn giữ phím chuột. Mouse Move: Xảy ra khi người sử dụng chương trình di chuyển chuột. Mouse Up: Xảy ra khi người sử dụng chương trình thả phím chuột. 2.10. Shape Biểu tượng Shortcut trên hộp công cuï Điều khiển Shape dùng để vẽ các hình dạng như: hình chữ nhật, hình vuông, oval, hình tròn, hình chữ nhật góc tròn hoặc hình vuông góc tròn. Thuộc tính Shape cho phép người dùng chọn 1 trong 6 dạng như đã nêu ở trên. Sau đây là bảng giá trị của thuộc tính này Hình dạng Giá trị Hằng Rectangle 0 vbShapeRectangle Square 1 vbShapeSquare Oval 2 vbShapeOval Circle 3 vbShapeCircle Rounded Rectangle 4 vbShapeRoundedRectangle Rounded Square 5 vbShapeRoundedSquare
File đính kèm:
- GT_LTCB(VB)_NEW.pdf