Giáo trình Luật hành chính và tố tụng hành chính (Phần 2)

1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC - CHỦ THỂ CƠ

BẢN CỦA LUẬT HÀNH CHÍNH

Bộ máy nhà nước hợp thành từ nhiều cơ quan và tổ chức nhà nước từ trung

ương xuống địa phương, có cơ cấu tổ chức phức tạp, phong phú và đa dạng. Mỗi cơ

quan đều có vị trí, vai trò, chức năng và nhiệm vụ riêng, nhưng chúng hợp thành một

thể thống nhất, tổ chức và hoạt động theo những nguyên tắc chung, cùng thực hiện

chức năng chung và nhằm đạt được những mục tiêu thống nhất đặt ra trước nhà nước.

Cơ quan hành chính nhà nước là một bộ phận cấu thành của Bộ máy nhà nước, có đầy

đủ đặc điểm chung của cơ quan nhà nước nhưng đồng thời cũng có những điểm khác

biệt so với các cơ quan khác trong bộ máy nhà nước

1.1. Khái niệm và đặc điểm của cơ quan hành chính nhà nước

Cơ quan hành chính nhà nước là một bộ phận của bộ máy nhà nước, do nhà nước lập

ra để thực hiện chức năng quản lý Nhà nước. Cơ quan hành chính nhà nước có một hệ

thống từ trung ương đến địa phương, đứng đầu là Chính phủ. Cơ quan hành chính nhà

nước cũng có đặc điểm chung như mọi cơ quan khác trong bộ máy nhà nước.

- Nhà nước thành lập các cơ quan hành chính nhà nước để thực hiện những chức năng,

nhiệm vụ của nhà nước, vì thế nhà nước trao cho các cơ quan hành chính nhà nước

thẩm quyền trong quản lý hành chính nhà nước. Đây là đặc trưng cơ bản giúp phân

biệt cơ quan hành chính nhà nước với các tổ chức xã hội. Quyền ban hành quyết định

pháp luật – quyết định hành chính là yếu tố quan trọng trong thẩm quyền của cơ quan

nhà nước.

Các cơ quan hành chính nhà nước chỉ hoạt động trong khuôn khổ thẩm quyền của

mình, xác định thẩm quyền về không gian, về thời gian, và với đối tượng nhất định.

- Cơ quan hành chính nhà nước có tính độc lập tương đối về tổ chức. Chính cơ cấu tổ

chức bộ máy và quan hệ công tác của cơ quan hành chính nhà nước là do chức năng

nhiệm vụ của nó quy định. Vì vậy cơ quan hành chính nhà nước có tính độc lập nhưng

đồng thời cũng có quan hệ mật thiết với các cơ quan khác trong bộ máy nhà nước để

thực hiện tốt nhiệm vụ của mình theo quy định pháp luật.

- Các quyền, nghĩa vụ, chức năng, nhiệm vụ của cơ quan hành chính nhà nước và các

yếu tố pháp lý khác tạo nên địa vị pháp lý của chính bản thân nó.

Ngoài những đặc điểm trên cơ quan hành chính còn có những đặc điểm mà các cơ

quan nhà nước khác không có, đó là:

- Chức năng của các cơ quan hành chính nhà nước là quản lý hành chính nhà nước, tức

là thực hiện hoạt động chấp hành – điều hành được tiến hành trên cơ sở các quy định

của pháp luật

- Để thực hiện chức năng của mình, các cơ quan hành chính nhà nước phải tiến hành

nhiều hoạt động khác nhau mang tính thường xuyên, liên tục và ổn định.

Hoạt động chấp hành – điều hành thực hiện bởi hệ thống cơ quan hành chính nhà nước

từ trung ương đến địa phương, Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất.

Thẩm quyền của cơ quan hành chính nhà nước được giới hạn trong hoạt động chấp

hành – điều hành, chịu trách nhiệm trực tiếp hoặc gián tiếp với cơ quan quyền lực nhà

nước ở các cấp tương ứng.

pdf87 trang | Chuyên mục: Luật Tài Chính | Chia sẻ: yen2110 | Lượt xem: 182 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt nội dung Giáo trình Luật hành chính và tố tụng hành chính (Phần 2), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút "TẢI VỀ" ở trên
ểm soát và giám sát 
hiệu quả hoạt động của cơ quan công quyền hiện nay. 
Thi hành bản án, quyết định của tòa án đồng nghĩa với việc bảo vệ triệt để 
quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan nhà nước, tổ chức trước sự xâm hại từ cơ 
quan nhà nước. 
- Việc thi hành bản án, quyết định của Toà án về vụ án hành chính đối với bản 
án, quyết định hoặc phần bản án, quyết định của Toà án cấp sơ thẩm không bị kháng 
cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm đã có hiệu lực pháp luật; Bản án, quyết định 
của Toà án cấp phúc thẩm;Quyết định giám đốc thẩm hoặc tái thẩm của Toà án; Quyết 
định theo thủ tục đặc biệt của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao; Quyết 
định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của Toà án mặc dù có khiếu nại, kiến nghị, 
được thực hiện như sau: 
+ Trường hợp bản án, quyết định của Toà án về việc không chấp nhận yêu cầu 
khởi kiện quyết định hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc, quyết định giải 
quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, danh sách cử tri thì các bên 
đương sự phải tiếp tục thi hành quyết định hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi 
việc, quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, danh sách 
cử tri theo quy định của pháp luật; 
 186
+ Trường hợp bản án, quyết định của Toà án đã hủy toàn bộ hoặc một phần 
quyết định hành chính, quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc 
cạnh tranh thì quyết định hoặc phần quyết định bị hủy không còn hiệu lực. Các bên 
đương sự căn cứ vào quyền và nghĩa vụ đã được xác định trong bản án, quyết định của 
Toà án để thi hành; 
+ Trường hợp bản án, quyết định của Toà án đã hủy quyết định kỷ luật buộc 
thôi việc thì quyết định kỷ luật buộc thôi việc bị hủy không còn hiệu lực. Trong thời 
hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được bản án, quyết định của Toà án, người đứng đầu cơ 
quan, tổ chức đã ra quyết định kỷ luật buộc thôi việc phải thực hiện bản án, quyết định 
của Toà án; 
+ Trường hợp bản án, quyết định của Toà án đã tuyên bố hành vi hành chính đã 
thực hiện là trái pháp luật thì người phải thi hành án phải đình chỉ thực hiện hành vi 
hành chính đó, kể từ ngày nhận được bản án, quyết định của Toà án; 
+ Trường hợp bản án, quyết định của Toà án tuyên bố hành vi không thực hiện 
nhiệm vụ, công vụ là trái pháp luật thì người phải thi hành án phải thực hiện nhiệm vụ, 
công vụ theo quy định của pháp luật, kể từ ngày nhận được bản án, quyết định của Toà 
án; 
+ Trường hợp bản án, quyết định của Toà án buộc cơ quan lập danh sách cử tri 
sửa đổi, bổ sung danh sách cử tri thì người phải thi hành án phải thực hiện ngay việc 
sửa đổi, bổ sung đó khi nhận được bản án, quyết định của Toà án; 
+ Trường hợp Toà án ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời thì 
người bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phải thi hành ngay khi nhận được quyết 
định; 
+ Các quyết định về phần tài sản trong bản án, quyết định của Toà án được thi 
hành theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự. 
Người phải thi hành án phải thông báo bằng văn bản về kết quả thi hành án cho 
cơ quan thi hành án dân sự cùng cấp với Toà án đã xét xử sơ thẩm vụ án đó. 
.- Xử lý vi phạm trong thi hành án hành chính: 
Nếu cơ quan, tổ chức, cá nhân phải thi hành án cố ý không chấp hành bản án, 
quyết định của Toà án thì tùy từng trường hợp mà bị xử phạt vi phạm hành chính, xử 
lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự. 
Nếu người lợi dụng chức vụ, quyền hạn cố ý cản trở việc thi hành án thì tùy 
từng trường hợp mà bị xử phạt vi phạm hành chính, xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách 
nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật. 
Viện kiểm sát trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình kiểm sát việc tuân 
theo pháp luật của đương sự, cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan đến việc thi hành 
bản án, quyết định của Toà án nhằm bảo đảm việc thi hành bản án, quyết định kịp thời, 
đầy đủ, đúng pháp luật.Viện kiểm sát có quyền kiến nghị với cá nhân, cơ quan, tổ chức 
có nghĩa vụ thi hành án hành chính và cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp của cơ quan, 
tổ chức phải chấp hành bản án, quyết định của Toà án để có biện pháp tổ chức thi hành 
nghiêm chỉnh bản án, quyết định của Toà án. 
Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về công tác thi hành án hành chính 
trong phạm vi cả nước; phối hợp với Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân 
tối cao trong công tác quản lý nhà nước về thi hành án hành chính; định kỳ hàng năm 
báo cáo Quốc hội về công tác thi hành án hành chính. Bộ Tư pháp chịu trách nhiệm 
trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về thi hành án hành chính. Cơ quan quản 
lý thi hành án dân sự, cơ quan thi hành án dân sự thuộc Bộ Tư pháp giúp Bộ trưởng Bộ 
Tư pháp quản lý nhà nước về công tác thi hành án hành chính, thực hiện nhiệm vụ 
 187
theo quy định của Luật tố tụng hành chính và theo quy định của Chính phủ.. Như vậy 
không có cơ quan chuyên trách về thi hành án hành chính. 
Tóm lại, Luật tố tụng hành chính quy định cụ thể về việc thi hành bản án, quyết 
định của Tòa án về vụ án hành chính, bao gồm: Những bản án, quyết định của Tòa án 
về vụ án hành chính được thi hành; giải thích bản án, quyết định của Tòa án; thi hành 
bản án, quyết định của Tòa án; yêu cầu thi hành bản án, quyết định của Tòa án; trách 
nhiệm thực hiện yêu cầu thi hành án; quản lý nhà nước về thi hành án hành chính; xử 
lý vi phạm trong thi hành án hành chính và kiểm sát việc thi hành bản án, quyết định 
của Tòa án. 
Có thể nói, các quy định cụ thể về trách nhiệm của người phải thi hành bản án, 
quyết định của Tòa án về vụ án hành chính, về quyền yêu cầu thi hành án của người 
được thi hành án, trách nhiệm thực hiện yêu cầu về thi hành án cũng như việc đôn đốc, 
kiểm sát trong công tác thi hành án hành chính... là để khắc phục những tồn tại, vướng 
mắc trong việc thi hành án hành chính trong thời gian qua và bảo đảm thi hành trên 
thực tế. 
Nhiếu quốc gia trên thế giới không quy định việc cưỡng chế thi hành quyết 
định, bản án xét xử hành chính. Vì thực tế các bản án, quyết định xét xử hành chính 
được thực hiện rất nghiêm túc và tôn trọng pháp luật triệt để từ phía chủ thể phải thi 
hành bản án quyết định của tòa án. 
CÂU HỎI ÔN TẬP 
1. Phân tích khái niệm khởi kiện vụ án hành chính, ý nghĩa của việc thực hiện 
quyền khởi kiện vụ án hành chính? 
2. Trình bày thời hiệu khởi kiện vụ án hành chính? 
3. Phân tích giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án hành chính? 
4. Khái niệm và ý nghĩa của xét xử sơ thẩm vụ án hành chính? 
5. Quyền hạn và nhiệm vụ của hội đồng xét xử sơ thẩm? Trong những trường 
hợp nào hội đồng xét xử được hoãn phiên tòa? 
6. Phiên tòa xét xử phúc thẩm được tiến hành như thế nào? Khi nào hội đồng 
xét xử không phải mở phiên tòa? 
7. Căn cứ giám đốc thẩm và tái thẩm vụ án hành chính? Thẩm quyền kháng 
nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm? 
8. Ý nghĩa của việc thi hành án hành chính? 
 188
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
VĂN BẢN PHÁP LUẬT 
1. Hiến pháp năm 1992 (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2001) 
2. Bộ luật hình sự năm 1999 (đã sửa đổi bổ sung năm 2009) 
3. Luật về tổ chức nhà nước; Luật tổ chức Quốc hội; Luật tổ chức Chính phủ; 
Luật tổ chức tòa án nhân dân; Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân; Luật tổ chức Hội 
đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân. 
4. Luật cán bộ, công chức 2008. 
5. Luật tố tụng hành chính 2010. 
6. Luật khiếu nại tố cáo năm 1998 (sửa đổi, bổ sung 2004, 2005). 
 7. Luật thanh tra 2004 
 8. Luật trưng mua, trưng dụng tài sản ngày 03/06/2008. 
 9. Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính 2002 (sửa đổi bổ sung năm 2007 và năm 
2008), , các Nghị định hiện hành hướng dẫn thi hành Pháp lệnh xử lý vi phạm hành 
chính 2002 và quy định về việc xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực của 
quản lý nhà nước. 
 10. Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật. 
 11. Pháp lệnh phí và lệ phí 2001. 
 12. Pháp lệnh thi hành án dân sự ngày 14/1/2004. 
 13. Luật luật sư. 
GIÁO TRÌNH 
 14. Giáo trình Luật hành chính, Khoa Luật Trường đại học Luật Hà nội 2010. 
 15. Giáo trình Luật hành chính, PTS Đinh Văn Mậu, PTS Phạm Hồng Thái, Học 
viện hành chính Quốc gia, Nxb. Thành phố Hồ Chí Minh 1996. 
 16. Giáo trình Luật hành chính, Trường Đại học Luật Hà Nội, Nxb Công an nhân 
dân, 2005. 
 17. Giáo trình Lý luận nhà nước và pháp luật, Trường Đại học Luật Hà Nôi, Nxb 
Công an nhân dân. 
 18. Giáo trình Luật tố tụng hành chính, Trường Đại học Luật Hà Nội, Nxb Công 
an nhân dân. 
SÁCH, TẠP CHÍ 
 19. Bình luận khoa học Hiến pháp năm 1992, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội 
 20. Học viện Hành chính quốc gia (1996) Cưỡng chế hành chính nhà nước. 
 21. Tạp chí Luật học (2003), Đặc san về xử lý vi phạm hành chính. 
 22. Đỗ Ngọc Hải, Bàn về pháp chế xã hội chủ nghĩa trong điều kiện xây dựng và 
hoàn thiện nhà nước và pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Tổ chức nhà nước, số 
 189
12 năm 2009. 
 23. Đoàn Trọng Truyến (1996), Hành chính học, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 
 24. Lê Hữu Nghĩa, Sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước pháp quyền, Tạp chí 
cộng sản, Số 1(122) năm 2007. 
 25. French Administrative Law (1998) Luật hành chính của Pháp. 
 26. Nguyễn Thế Quyền và Đinh Văn Minh, Hỏi đáp về pháp luật tố tụng hành 
chính, Nxb. Thống kê, 1996. 
 27. Nguyễn Duy Gia (1994), Nâng cao quyền lực – Năng lực – Hiệu lực quản lý 
nhà nước, Nxb Lao động, Hà Nội. 
 28. Nguyễn Trọng Điều (2006), Nghiên cứu cơ sở khoa học hoàn thiện chế độ 
công vụ ở Việt Nam, Đề tài khoa học cấp nhà nước. 
 29. Nguyễn Phước Thọ, Vấn đề cụ thể hoá nguyên tắc tập trung dân chủ trong tổ 
chức và hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước, Nhà nước và Pháp luật, số 11 
năm 2006. 
 30. Tạp chí dân chủ và pháp luật, số chuyên đề về tòa hành chính 2001 
 31. Thang Văn Phúc (2001), Cải cách hành chính nhà nước – Thực trạng và giải 
pháp, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 
 32.Học viện hành chính quốc gia (1991), Về nền hành chính nhà nước Việt Nam – 
Những kinh nghiệm xây dựng và phát triển, Nxb Sự thật, Hà Nội. 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_luat_hanh_chinh_va_to_tung_hanh_chinh_phan_2.pdf
Tài liệu liên quan