Giáo trình Luật hành chính và tố tụng hành chính (Phần 1)
MỤC LỤC
PHẦN THỨ NHẤT . 6
NHỮNG VẤN ĐỀ KHÁI QUÁT CHUNG VỀ LUẬT HÀNH CHÍNH VIỆT NAM. 6
CHƯƠNG 1. 6
LUẬT HÀNH CHÍNH VÀ KHOA HỌC LUẬT HÀNH CHÍNH. 6
1.Luật hành chính là ngành luật về tổ chức và hoạt động quản lý hành chính nhà nước . 6
2 . Khoa học Luật hành chính Việt Nam. 16
CHƯƠNG 2. 18
QUY PHẠM PHÁP LUẬT HÀNH CHÍNH,. 18
QUAN HỆ PHÁP LUẬT HÀNH CHÍNH. 18
1. Quy phạm pháp luật hành chính . 18
2. Quan hệ pháp luật hành chính. 25
CH ƯƠNG 3. 30
CÁC NGUYÊN TẮC CƠ BẢN . 30
CỦA QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC . 30
1. Khái niệm và hệ thống các nguyên tắc cơ bản của quản lý hành chính nhà nước . 30
2. Các nguyên tắc cơ bản của quản lý hành chính nhà nước. 32
CHƯƠNG 4. 47
HÌNH THỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP QUẢN LÍ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC . 47
1. Hình thức quản lý hành chính nhà nước. 47
2. Phương pháp quản lý hành chính nhà nước. 51
CHƯƠNG 5. 57
THỦ TỤC HÀNH CHÍNH. 57
1. Khái niệm thủ tục hành chính. 57
2. Các nguyên tắc xây dựng và thực hiện thủ tục hành chính . 60
3. Chủ thể của thủ tục hành chính. 64
4. Các loại thủ tục hành chính . 66
5. Các giai đoạn của thủ tục hành chính. 68
CHƯƠNG 6. 71
QUYẾT ĐỊNH HÀNH CHÍNH . 71
1. Khái niệm, đặc điểm của quyết định hành chính . 71
2. Các loại quyết định hành chính của cơ quan quản lý hành chính nhà nước. 72
3. Thẩm quyền đình chỉ, sửa đổi hoặc bãi bỏ đối với quyết định hành chính . 76
4. Trình tự xây dựng và ban hành quyết định hành chính - Quyết định quy phạm . 78
CHƯƠNG 7. 80
VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ TRÁCH NHIỆM HÀNH CHÍNH. 80
1. Vi phạm hành chính . 80
2. Trách nhiệm hành chính . 85
PHẦN THỨ HAI. 103
CHỦ THỂ CỦA LUẬT HÀNH CHÍNH VIỆT NAM. 103
CHƯƠNG 8. 103
ĐỊA VỊ PHÁP LÝ HÀNH CHÍNH CỦA CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC . 103
1. Những vấn đề chung về cơ quan hành chính nhà nước - chủ thể cơ bản của Luật hành
chính. 103
2. Địa vị pháp lý hành chính của cơ quan hành chính nhà nước. 105
CHƯƠNG 9. 123
ĐỊA VỊ PHÁP LÝ HÀNH CHÍNH CỦA CÁN BỘ, CÔNG CHỨC NHÀ NƯỚC. 123
1. Khái niệm cán bộ, công chức, công vụ và những nguyên tắc của chế độ công vụ. 123
2. Quy chế pháp lý hành chính của cán bộ, công chức . 128
CHƯƠNG 10. 1355
QUY CHẾ PHÁP LÍ HÀNH CHÍNH CỦA CÁC. 135
TỔ CHỨC XÃ HỘI . 135
1. Khái niệm và đặc điểm của tổ chức xã hội. 135
2 . Các loại tổ chức xã hội . 137
CHƯƠNG 11. 142
QUY CHẾ PHÁP LÝ HÀNH CHÍNH CỦA CÔNG DÂN . 142
VIỆT NAM - NGƯỜI NƯỚC NGOÀI . 142
1. Quy chế pháp lý hành chính của công dân . 142
2. Quy chế pháp lý hành chính của người nước ngoài, người không quốc tịch . 146
PHẦN THỨ BA. 149
LUẬT TỐ TỤNG HÀNH CHÍNH VIỆT NAM . 149
CHƯƠNG 12. 149
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ LUẬT TỐ TỤNG HÀNH CHÍNH VỊÊT NAM . 149
1. Khoa học, ngành luật tố tụng hành chính và thẩm quyền xét xử hành chính. 149
2. Chủ thể của quan hệ pháp luật tố tụng hành chính . 153
CHƯƠNG 13. 162
CÁC GIAI ĐOẠN TỐ TỤNG HÀNH CHÍNH . 162
1. Khởi kiện và thụ lý vụ án hành chính . 162
2. Giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm. 166
3. Xét xử sơ thẩm vụ án hành chính. 169
4. Thủ tục phúc thẩm vụ án hành chính . 176
5. Giai đoạn đặc biệt của tố tụng hành chính. 181
6. Thi hành bản án, quyết định của tòa án. 1
tái phạm. Vì vậy, cần phải áp dụng đối với họ những biện pháp xử lí khác nhằm giáo dục ý thức tuân thủ pháp luật ở họ. Trong nhiều trường hợp, hành vi vi phạm pháp luật của những đối tượng này chưa đủ dấu hiệu để cấu thành vi phạm hành chính song vì mục đích phòng ngừa chung cũng như phòng ngừa riêng họ vẫn bị áp dụng các biện pháp xử lí hành chính khác theo quy định của pháp luật. - Về thẩm quyền quyết định áp dụng: Thẩm quyền quyết định áp dụng các biện pháp xử lí hành chính khác theo quy định của pháp luật thuộc về chủ tịch uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện hoặc cấp xã. Trong khi đó, thẩm quyền áp dụng các biện pháp xử phạt vi phạm hành chính được pháp luật quy định không chỉ cho chủ tịch uỷ ban nhân dân các cấp mà còn cho nhiều chủ thể khác. - Về thủ tục quyết định áp dụng: Việc áp dụng các biện pháp xử lí hành chính khác đối với các đối tượng vi phạm pháp luật ảnh hưởng trực tiếp đến quyền, tự do của mỗi cá nhân. Vì vậy, thủ tục quyết định áp dụng các biện pháp xử lí hành chính khác được pháp luật quy định rất chặt chẽ, phải qua nhiều khâu xét duyệt với sự tham gia của rất nhiều cơ quan, cán bộ có thẩm quyền khác nhau. Trong khi đó, thủ tục xử phạt vi phạm hành chính được pháp luật quy định đơn giản, thuận tiện hơn. Điều này bảo đảm cho các quyết định về biện pháp xử lí hành chính khác được ban hành chặt chẽ, chính xác, phù hợp với đối tượng bị áp dụng. Có như vậy mục đích của việc áp dụng các biện pháp này mới đạt được trên thực tiễn. Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng việc quy định quá chặt chẽ như vậy về mặt thủ tục làm mất nhiều thời gian và làm giảm hiệu quả của yêu cầu ngăn chặn và xử lí kịp thời các vi phạm pháp luật xảy ra. Để đáp ứng yêu cầu này, nhiều ý kiến cho rằng pháp luật cần đơn giản hơn khi quy định về thủ tục áp dụng các biện pháp xử lí hành chính khác. 100 Các biện pháp xử lí hành chính khác bao gồm: 2.3.1. Giáo dục tại xã, phường, thị trấn Biện pháp này do chủ tịch uỷ ban nhân dân cấp xã quyết định áp dụng đối với những đối tượng vi phạm pháp luật theo quy định tại khoản 2 Điều 23 Pháp lệnh xử lí vi phạm hành chính năm 2002 để quản lí giáo dục họ tại nơi cư trú trong thời hạn từ ba tháng đến sáu tháng. Chủ tịch uỷ ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức, phối hợp với cơ quan, tổ chức xã hội, đơn vị dân cư ở cơ sở và gia đình quản lí, giáo dục những đối tượng vi phạm pháp luật nhằm giúp đỡ họ sửa chữa sai phạm để họ trở thành người có ích cho xã hội, có ý thức tuân theo pháp luật và các quy tắc của cuộc sống cộng đồng. Đối tượng bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn bao gồm: - Người từ đủ 12 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm nghiêm trọng do cố ý quy định tại Bộ luật hình sự; - Người từ đủ 12 tuổi trở lên nhiều lần có hành vi trộm cắp vặt, lừa đảo nhỏ, đánh bạc nhỏ, gây rối trật tự công cộng; - Người nghiện ma tuý từ đủ 18 tuổi trở lên, người bán dâm có tính chất thường xuyên từ đủ 14 tuổi trở lên có nơi cư trú nhất định; - Người trên 55 tuổi đối với nữ và trên 60 tuổi đối với nam thực hiện hành vi xâm phạm tài sản của tổ chức trong nước hoặc nước ngoài, tài sản, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của công dân, của người nước ngoài, vi phạm trật tự, an toàn xã hội có tính chất thường xuyên nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự. Quyết định giáo dục tại xã, phường, thị trấn phải ghi rõ ngày, tháng năm ra quyết định; họ, tên, chức vụ của người ra quyết định; họ, tên, ngày tháng, năm sinh, nghề nghiệp, nơi cư trú của người được giáo dục tại xã, phường, thị trấn; hành vi vi phạm pháp luật của người đó; điều, khoản của văn bản pháp luật được áp dụng; thời hạn áp dụng, ngày thi hành quyết định; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, gia đình được giao giáo dục, quản lí người được giáo dục; quyền khiếu nại, khởi kiện đối với quyết định giáo dục tại xã, phường, thị trấn theo quy định của pháp luật. 2.3.2. Đưa vào trường giáo dưỡng Đây là biện pháp xử lí hành chính khác do chủ tịch uỷ ban nhân dân cấp huyện quyết định áp dụng đối với người chưa thành niên vi phạm pháp luật trong thời hạn từ 6 tháng đến 2 năm nhằm tạo điều kiện cho những đối tượng này được học văn hoá, được giáo dục hướng nghiệp, học nghề, sinh hoạt, giáo dục dưới sự quản lí, giáo dục của nhà trường. Theo quy định của pháp luật, đối tượng bị đưa vào trường giáo dưỡng bao gồm: - Người từ đủ 12 tuổi đến dưới 14 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng quy định tại Bộ luật hình sự; - Người từ đủ 12 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng quy định tại Bộ luật hình sự mà trước đó đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc chưa bị áp dụng biện pháp này nhưng không có nơi cư trú nhất định; - Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi nhiều lần thực hiện hành vi trộm cắp vặt, lừa đảo nhỏ, đánh bạc nhỏ, gây rối trật tự công cộng mà trước đó đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc chưa bị áp dụng biện pháp này nhưng không có nơi cư trú nhất định. 101 Quyết định đưa vào trường giáo dưỡng phải ghi rõ ngày, tháng năm ra quyết định; họ, tên, chức vụ của người ra quyết định; họ, tên, ngày tháng, năm sinh, nơi cư trú của người được đưa vào trường giáo dưỡng; hành vi vi phạm pháp luật của người đó và điều, khoản của văn bản pháp luật được áp dụng; thời hạn và nơi thi hành quyết định; quyền khiếu nại, khởi kiện đối với quyết định đưa vào trường giáo dưỡng theo quy định của pháp luật. 2.3.3. Đưa vào cơ sở giáo dục Biện pháp xử lí hành chính này được áp dụng đối với những người thực hiện hành vi xâm phạm tài sản của tổ chức trong nước hoặc nước ngoài, tài sản, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của công dân, của người nước ngoài, vi phạm trật tự, an toàn xã hội có tính chất thường xuyên nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự, đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc chưa bị áp dụng biện pháp này nhưng không có nơi cư trú nhất định. Người bị áp dụng biện pháp này là người từ đủ 18 tuổi và không quá 60 tuổi đối với nam, không quá 55 tuổi đối với nữ. Những đối tượng này được học tập, lao động trong các cơ sở giáo dục do Bộ công an quản lí. Thời hạn áp dụng biện pháp này là từ sáu tháng đến hai năm. Biện pháp này do chủ tịch uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định áp dụng theo thủ tục được pháp luật quy định. Quyết định đưa vào cơ sở giáo dục phải ghi rõ ngày, tháng năm ra quyết định; họ, tên, chức vụ của người ra quyết định; họ, tên, ngày tháng, năm sinh, nghề nghiệp, nơi cư trú của người bị đưa vào cơ sở giáo dục; hành vi vi phạm pháp luật của người đó; điều, khoản của văn bản pháp luật được áp dụng; thời hạn và nơi thi hành quyết định; quyền khiếu nại, khởi kiện đối với quyết định đưa vào cơ sở giáo dục theo quy định của pháp luật. 2.3.4. Đưa vào cơ sở chữa bệnh Đây là biện pháp xử lí hành chính khác do chủ tịch uỷ ban nhân dân cấp huyện quyết định áp dụng trong thời hạn từ 1 năm đến 2 năm đối với người nghiện ma tuý hoặc trong thời hạn từ 3 tháng đến 18 tháng đối với người bán dâm phải lao động, học văn hoá, học nghề và chữa bệnh dưới sự quản lí của cơ sở chữa bệnh. Đối tượng bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh bao gồm: - Người nghiện ma tuý từ đủ 18 tuổi trở lên đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc chưa bị áp dụng biện pháp này nhưng không có nơi cư trú nhất định; - Người bán dâm có tính chất thường xuyên từ đủ 16 tuổi trở lên đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc chưa bị áp dụng biện pháp này nhưng không có nơi cư trú nhất định. Không đưa vào cơ sở chữa bệnh người bán dâm dưới 16 tuổi hoặc trên 55 tuổi. Việc lập hồ sơ xét duyệt và quyết định đưa người vào cơ sở chữa bệnh phải đảm bảo đúng trình tự, thủ tục, thẩm quyền đã được pháp luật quy định. Quyết định đưa vào cơ sở chữa bệnh phải ghi rõ ngày, tháng năm ra quyết định; họ, tên, chức vụ của người ra quyết định; họ, tên, ngày tháng, năm sinh, nghề nghiệp, nơi cư trú của người được đưa vào cơ sở chữa bệnh; hành vi vi phạm pháp luật của người đó và điều, khoản của văn bản pháp luật được áp dụng; thời hạn và nơi thi hành quyết định; quyền khiếu nại, khởi kiện đối với quyết định đưa vào cơ sở chữa bệnh theo quy 102 định của pháp luật. CÂU HỎI ÔN TẬP VÀ BÀI TẬP TÌNH HUỐNG 1. Phân tích những dấu hiệu đặc trưng của vi phạm hành chính. 2. Phân tích những dấu hiệu của mặt khách quan, chủ thể và mặt chủ quan của vi phạm hành chính. 3. Phân biệt vi phạm hành chính với tội phạm. 4. Phân tích các nguyên tắc của hoạt động xử phạt vi phạm hành chính và lấy những dẫn chứng pháp luật cụ thể để minh họa. 5. Phân biệt xử phạt vi phạm chính và các biện pháp xử lý hành chính khác. 6. Ngày 2/10 năm 2002, quan kiểm tra, thanh tra viên của Sở địa chính đã phát hiện ra công trình xây dựng nhà mà ông Nguyễn Văn A, trú tại xã XH huyện YT đang xây dựng đã lấn chiếm phần đất thuộc quyền sử dụng của một cơ quan nhà nước. Sau khi lập biên bản về hành vi vi phạm này, ngày 11 tháng 10 năm 2002, cấp có thẩm quyền đã ra quyết định xử phạt ông A với nội dung: - Phạt tiền đối với ông Nguyễn Văn A; - Buộc ông Nguyễn Văn A phải tháo dỡ công trình xây dựng đã lấn chiếm phần đất thuộc quyền sử dụng của cơ quan nhà nước. Do lỗi của cơ quan có thẩm quyền, ngày 8 tháng 12 năm 2003, người ta phát hiện ra rằng quyết định xử phạt vi phạm hành chính nêu trên chưa được thi hành và công trình xây dựng lấn chiếm đất nêu trên vẫn còn tồn tại. Để giải quyết tình trạng này, ngày 15 tháng 12 năm 2003, cấp có thẩm quyền đã tổ chức cưỡng chế dỡ bỏ phần công trình xây dựng trái phép đồng thời ban hành quyết định xử phạt khác (phạt tiền) thay thế quyết định xử phạt cũ đã ban hành áp dụng đối với ông Nguyễn Văn A. Anh (chị) hãy nhận xét về cách xử lý nêu trên của cấp có thẩm quyền.
File đính kèm:
- giao_trinh_luat_hanh_chinh_va_to_tung_hanh_chinh.pdf