Giáo trình Dự toán xây dựng
CHƯƠNG 1
NHỮNG NÉT CHUNG VỀ ĐO BÓC KHỐI LƯỢNG
1. Khái niệm
- Khái niệm: Đo bóc khối lượng là khối lượng tính trước của công trình trước khi đưa vào xây dựng trên cơ sở bản vẽ thiết kế (thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật và thiết kế kỹ thuật thi công).
- Vai trò: Bảng đo bóc khối lượng là cơ sở xây dựng lên dự toán xây dựng mà dự toán xây dựng là cơ sở để cho việc đấu thầu, xét thầu, thanh quyết toán sau này. Do đó đo bóc khối lượng có vai trò rất quan trọng, đo bóc khối lượng là công tác trung tâm của dự toán xây dựng, nó là khâu khó khăn, phức tạp tốn nhiều công sức, thời gian và dễ sai sót nhất trong công tác dự toán xây dựng. Nếu đo bóc khối lượng công tác xây lắp xác định không chính xác sẽ dẫn đến sai lệch giá trị dự toán xây lắp của công trình và dự toán xây dựng sai nhu cầu vật tư nhân công xe máy thi công phục vụ thi công xây lắp công trình.
2. Yêu cầu của việc đo bóc khối lượng
Đo bóc tiên lượng phải đảm bảo 2 yếu tố đó là: Tính đúng và tính đủ.
- Thế nào là tính đúng: Tính đúng là khối lượng tính toán phải phù hợp với qui định của định mức và đơn giá (đơn giá của địa phương nơi công trình được xây dựng). Sự phù hợp bao gồm các yếu tố: loại công tác, qui định về kích thước (dài, rộng, sâu) và vị trí (cao 6m, 28m, 100m, 200m), đơn vị tính (m2, 100m2, tấn, m3, 100m3, ), yêu cầu về kỹ thuật, qui cách và loại vật liệu
- Thế nào là tính đủ: Tính đủ là khối lượng tính toán phải đủ số lượng công việc và trong mỗi công việc phải đủ khối lượng (không thiếu và không thừa).
3. Trình tự các bước khi tiến hành đo bóc khối lượng
Bước 1: Nghiên cứu hồ sơ thiết kế: Việc nghiên cứu phải được tiến hành từ tổng thể đến bộ phận rồi đến chi tiết để hiểu rõ bộ phận cần tính. Mối liên hệ giữa các bộ phận với nhau từ đó xây dựng cách thức phân tích khối lượng một cách hợp lý tránh nhầm lẫn và sai sót và phân tích những mâu thuẫn trong hồ sơ thiết kế.
Bước 2: Liệt kê các công việc cần tính: Để tránh khỏi bỏ sót khối lượng ta nên tiến hành liệt kê các công việc phải tính trong mỗi bộ phận công trình.
Có thể dựa trên mẫu cơ sở sau đây:
A- Phần ngầm
- Công tác xử lý nền: sản xuất cọc, thi công cọc, đệm cát.
- Công tác đào đất: đào đất móng, bể nước ngầm, bể phốt.
- Công tác bê tông lót móng, bê tông móng, bể nước, bể phốt.
- Công tác bê tông cổ cột.
- Công tác xây tường móng, cổ móng.
- Công tác trát tường móng, cột móng.
- Công tác bê tông giằng móng.
- Công tác lấp đất hố móng, san nền.
- Công tác vận chuyển đất thừa đi nếu có.
B- Phần hè rãnh
- Công tác đất
- Công tác bê tông
- Công tác xây
- Công tác trát, láng
- Công tác gia công và lắp dựng tấm đan
- Công tác xây, trát, ốp . bồn hoa
- Công tác vận chuyển đất thừa nếu có
từ hai tỉnh trở lên hoặc dự án gồm các công trình riêng biệt được xây dựng trên địa bàn nhiều tỉnh khác nhau xác định theo định mức ban hành tại bảng số 1.1 của Phụ lục số 1 kèm theo Thông tư này và điều chỉnh với hệ số k = 1,1. 4. Trường hợp dự án được quản lý theo hình thức chủ đầu tư sử dụng tư cách pháp nhân của mình và bộ máy chuyên môn trực thuộc có đủ điều kiện năng lực để trực tiếp quản lý dự án, chi phí quản lý dự án xác định theo định mức ban hành tại bảng số 1.1 của Phụ lục số 1 kèm theo Thông tư này và điều chỉnh với hệ số k = 0,8. 5. Trường hợp thuê tư vấn quản lý dự án, chi phí thuê tư vấn quản lý dự án xác định bằng dự toán trên cơ sở nội dung, khối lượng công việc quản lý dự án được thỏa thuận trong hợp đồng quản lý dự án giữa chủ đầu tư với nhà thầu tư vấn quản lý dự án. Chi phí thuê tư vấn quản lý dự án (đã bao gồm thuế giá trị gia tăng) cộng với chi phí quản lý dự án của chủ đầu tư không vượt chi phí quản lý dự án xác định theo hướng dẫn tại Thông tư này. 6. Trường hợp chi phí thiết bị chiếm tỷ trọng ≥ 50% tổng chi phí xây dựng và thiết bị trong tổng mức đầu tư được duyệt thì điều chỉnh định mức chi phí quản lý dự án với hệ số k = 0,8. 7. Trường hợp dự án được quản lý theo các dự án thành phần trong đó mỗi dự án thành phần có thể vận hành độc lập, khai thác sử dụng hoặc được phân kỹ đầu tư để thực hiện thì chi phí quản lý dự án được xác định riêng theo quy mô của từng dự án thành phần. 8. Trường hợp tổng thầu thực hiện một số công việc quản lý dự án thuộc trách nhiệm của chủ đầu tư thì tổng thầu được hưởng một phần chi phí quản lý dự án tùy thuộc nhiệm vụ do chủ đầu tư giao. Chi phí tổng thầu thực hiện các công việc quản lý dự án do chủ đầu tư và tổng thầu thỏa thuận từ nguồn kinh phí quản lý dự án và được xác định trong giá hợp đồng tổng thầu. Chi phí quản lý dự án của chủ đầu tư và chi phí quản lý dự án của tổng thầu không vượt chi phí quản lý dự án xác định theo hướng dẫn tại Thông tư này. 3.3.4. Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng (GTV) - Nội dung chi phí tư vấn đầu tư xây dựng Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng xác định theo định mức chi phí tư vấn đầu tư xây dựng là cơ sở để xác định chi phí các công việc tư vấn gồm: chi phí nhân công tư vấn (tiền lương, các khoản phụ cấp lương, tiền thưởng, phúc lợi tập thể, các khoản đóng góp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, kinh phí công doàn, trích nộp khác theo quy định của pháp luật đối với các cá nhân thực hiện công việc tư vấn tại dự án); chi phí ứng dụng khoa học công nghệ; chi phí thanh toán các dịch vụ công cộng, vật tư văn phòng phẩm, thông tin liên lạc; chi phí thuê mướn, sửa chữa, mua sắm tài sản phục vụ tư vấn cho dự án (nếu có); chi phí quản lý của tổ chức tư vấn; chi phí khác; lợi nhuận chịu thuế tính trước nhưng chưa bao gồm chi phí áp dụng hệ thống thông tin công trình (BIM), thuế giá trị gia tăng và chi phí dự phòng. - Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng xác định theo công thức sau: Trong đó : Ci: chi phí tư vấn đầu tư xây dựng thứ i (i=1¸n) được xác định theo định mức tỷ lệ phần trăm (%) theo hướng dẫn và nội suy : Theo thông tư 16/2019/TT-BXD ngày 26 thang 12 năm 2019 của Bộ Xây dựng Dj: chi phí tư vấn đầu tư xây dựng thứ j (j=1¸m) được xác định bằng cách lập dự toán theo hướng dẫn của Bộ Xây dựng. Ghi chú : 1. Chi phí tư vấn xác định trên cơ sở định mức tỷ lệ phần trăm (%) tương ứng với quy mô chi phí xây dựng, quy mô chi phí thiết bị hoặc quy mô chi phí xây dựng và chi phí thiết bị. 2. Chi phí tư vấn xác định theo loại công trình; cấp công trình theo quy định hiện hành. Riêng chi phí tư vấn của công trình quốc phòng, an ninh xác định theo định mức chi phí tư vấn của các loại công trình dân dụng, công nghiệp, hạ tầng kỹ thuật, giao thông, nông nghiệp và phát triển nông thôn tương ứng. 3. Chi phí tư vấn xác định theo định mức ban hành tại Phụ lục số 2 kèm theo Thông tư này chưa bao gồm chi phí để lập hồ sơ bằng tiếng nước ngoài. Chi phí lập hồ sơ bằng tiếng nước ngoài được bổ sung vào chi phí tư vấn và xác định bằng lập dự toán nhưng tối đa không quá 15% chi phí tư vấn xác định theo định mức ban hành tại Phụ lục số 2 kèm theo Thông tư này. 4. Trường hợp phải lập thêm hồ sơ tư vấn theo thông lệ quốc tế, lập các báo cáo riêng theo yêu cầu của nhà tài trợ đối với các dự án vay vốn nước ngoài thì chi phí cho các công việc trên xác định bằng dự toán phù hợp với nội dung yêu cầu của từng công việc. 5. Trường hợp áp dụng đồng thời các hệ số điều chỉnh định mức chi phí tư vấn thì nhân các hệ số điều chỉnh với định mức chi phí tư vấn. 6. Trường hợp thuê cá nhân, tổ chức tư vấn thực hiện một số công việc tư vấn theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước trong quá trình kiểm tra công tác nghiệm thu công trình xây dựng thì chi phí thuê cá nhân, tổ chức tư vấn xác định bằng dự toán phù hợp với nội dung, phạm vi công việc tư vấn cần thực hiện. 7. Trường hợp thuê tổ chức tư vấn trong nước phối hợp với chuyên gia tư vấn nước ngoài để thực hiện công việc tư vấn thì chi phí thuê tư vấn xác định bằng dự toán chi phí nhưng không vượt quá 2,0 lần mức chi phí tính theo định mức tại Phụ lục số 2 kèm theo Thông tư này. Chi phí thuê chuyên gia tư vấn nước ngoài xác định trên cơ sở số lượng chuyên gia, thời gian làm việc của chuyên gia, tiền lương của chuyên gia và các khoản chi phí cần thiết khác để hoàn thành công việc tư vấn được thuê. Chi phí thuê chuyên gia tư vấn nước ngoài xác định theo thông lệ quốc tế, phù hợp với quy định của nhà tài trợ vốn (nếu có) và phù hợp với điều kiện thực hiện dịch vụ tư vấn tại Việt Nam. 3.3.5 Chi phí khác (GK) - Nội dung của chi phí khác Chi phí khác gồm các chi phí cần thiết để thực hiện dự án đầu tư xây dựng được xác định theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền bằng định mức hoặc dự toán chi phí phù hợp với chế độ chính sách để thực hiện các công việc của dự án gồm các chi phí sau: - Rà phá bom mìn, vật nổ; - Bảo hiểm công trình (bắt buộc) trong thời gian xây dựng; - Đăng kiểm chất lượng quốc tế, quan trắc biến dạng công trình (nếu có); - Kiểm toán, thẩm tra, phê duyệt quyết toán vốn đầu tư; - Kiểm tra công tác nghiệm thu trong quá trình thi công xây dựng và khi nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền (đối với trường hợp phải thuê chuyên gia cùng thực hiện); - Nghiên cứu khoa học công nghệ liên quan đến dự án; vốn lưu động ban đầu đối với các dự án đầu tư xây dựng nhằm mục đích kinh doanh, lãi vay trong thời gian xây dựng; chi phí cho quá trình chạy thử không tải và có tải theo quy trình công nghệ trước khi bàn giao (sau khi trừ giá trị sản phẩm thu hồi được); - Các khoản thuế tài nguyên, phí và lệ phí theo quy định; - Các chi phí khác (nếu có). - Chí phí khác được xác định theo công thức sau GK = + + Trong đó: Ci: chi phí khác thứ i (i=1¸n) được xác định theo định mức tỷ lệ phần trăm (%) theo hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền; Dj: chi phí khác thứ j (j=1¸m) được xác định bằng lập dự toán; Ek: chi phí khác thứ k (k=1¸l). 3.3.6. Chi phí dự phòng (GDP) Chi phí dự phòng được xác định theo 2 yếu tố: dự phòng chi phí cho yếu tố khối lượng công việc phát sinh và dự phòng chi phí cho yếu tố trượt giá. Chi phí dự phòng được xác định theo công thức sau: GDP = GDP1 + GDP2 Trong đó: - GDP1: chi phí dự phòng cho yếu tố khối lượng công việc phát sinh được xác định theo công thức sau: GDP1 = (GXD + GTB + GQLDA + GTV + GK) x kps - kps : là hệ số dự phòng cho khối lượng công việc phát sinh, mức tỷ lệ này phụ thuộc vào mức độ phức tạp của công trình thuộc dự án và điều kiện địa chất công trình nơi xây dựng công trình và mức tỷ lệ là kps ≤ 5%. - GDP2: chi phí dự phòng cho yếu tố trượt giá (GDP2) được xác định theo công thức sau: GDP2 = GtXDCT x [(IXDCTbq )t - 1] (2.11) Trong đó: - T: thời gian xây dựng công trình xác định theo (tháng, quý, năm); - t: số thứ tự thời gian phân bổ vốn theo kế hoạch xây dựng công trình (t=1¸T); - GtXDCT: giá trị dự toán xây dựng công trình trước chi phí dự phòng thực hiện trong khoảng thời gian thứ t; - IXDCTbq: chỉ số giá xây dựng sử dụng tính dự pḥòng cho yếu tố trượt giá được xác định theo công thức sau: Trong đó: T: Số năm (năm gần nhất so với thời điểm tính toán sử dụng để xác định IXDCTbq); T≥3; In: Chỉ số giá xây dựng năm thứ n được lựa chọn; In+1: Chỉ số giá xây dựng năm thứ n+1; : mức biến động bình quân của chỉ số giá xây dựng theo thời gian dựng công trình so với mức độ trượt giá bình quân của đơn vị thời gian (tháng, quý, năm) đã tính và được xác định trên cơ sở dự báo xu hướng biến động của các yếu tố chi phí giá cả trong khu vực và quốc tế bằng kinh nghiệm chuyên gia. Bàng 2.1. BẢNG TỔNG HỢP DỰ TOÁN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH Công trình:.. Đơn vị tính: đồng STT NỘI DUNG CHI PHÍ GIÁ TRỊ TRƯỚC THUẾ THUẾ GTGT GIÁ TRỊ SAU THUẾ KÝ HIỆU [1] [2] [3] [4] [5] [6] 1 Chi phí xây dựng GXD 1.1 Chi phí xây dựng công trình 1.2 Chi phí xây dựng công trình phụ trợ ... 2 Chi phí thiết bị GTB 3 Chi phí quản lý dự án GQLDA 4 Chi tư vấn đầu tư xây dựng GTV 4.1 Chi phí thiết kế xây dựng công trình 4.2 Chi phí giám sát thi công xây dựng ... 5 Chi phí khác GK 5.1 Chi phí rà phá bom mìn, vật nổ 5.2 Chi phí bảo hiểm công trình 5.3 Chi phí hạng mục chung dự toán 6 Chi phí dự phòng (GDP1 + GDP2) GDP 6.1 Chi phí dự phòng cho yếu tố khối lượng công việc phát sinh GDP1 6.2 Chi phí dự phòng cho yếu tố trượt giá GDP2 TỔNG CỘNG ( 1+ 2 + 3 + 4 + 5+ 6) GXDCT NGƯỜI LẬP NGƯỜI CHỦ TRÌ (ký, họ tên) (ký, họ tên) Chứng chỉ hành nghề định giá XD hạng ..., số ... 4. Thực hành tính toán dự toán công trình Bài tập 1: Một công ty Xây dựng Kim Phát chuẩn bị xây dựng một khu nhà ở cho Cán bộ Công nhân Viên chức của Công ty với các số liệu như sau: Chi phí xây dựng 12,5tỷ Chi phí thiết bị là 5,2tỷ Cấp công trình là cấp III Áp dụng các quy định của Nhà nước Yêu cầu : Hãy tính toán và lập bảng tổng hợp dự toán công trình ? Bài tập 2: Dựa vào hồ sơ thiết kế và một số quy định đã cho. Hãy lập dự toán công trình ?
File đính kèm:
- giao_trinh_du_toan_xay_dung.doc