Giáo trình Công nghệ phần mềm - Chương 2: Tiêu chuẩn của sản phẩm phần mềm và quản lý dự án phần mềm

Mục tiêu của công nghệ phần mềm là sản xuất ra những phần mềm tốt, có chất

lượng cao. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng phần mềm có thể được phân thành

hai nhóm chính: các nhân tố có thể đo trực tiếp và các nhân tố chỉ có thể đo gián tiếp.

Tuỳ theo công dụng của sản phẩm và nhu cầu thực tế của người sử dụng, các

chuẩn của quốc gia, quốc tế, nền văn minh của cộng đồng, thời điểm,. mà các tiêu

chuẩn để lượng hoá phần mềm có thể thayđổi.

Chươngnàynhằm tìmhiểu cáctiêu chuẩnhiện nay đượcdùng để đánhgiámột

sản phẩm phần mềm và cách thức để quản lý dự án phần mềm.

pdf15 trang | Chuyên mục: Công Nghệ Phần Mềm | Chia sẻ: dkS00TYs | Lượt xem: 1398 | Lượt tải: 2download
Tóm tắt nội dung Giáo trình Công nghệ phần mềm - Chương 2: Tiêu chuẩn của sản phẩm phần mềm và quản lý dự án phần mềm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút "TẢI VỀ" ở trên
có biết họ đang làm gì không?
• Có sự phản hồi liên tục được người sử dụng sửa đúng lại, trong kết quả 
phỏng vấn?
• Các thành viên của ban có bắt đầu hiểu công việc và tình hình của người 
sử dụng?
• Các thành viên của ban dự án có khách quan và không ép người sử dụng 
theo những ý tưởng của họ.
• Các tài liệu viết ra đã hoàn thiện? Người sử dụng có đồng ý?
• Việc phân tích có chỉ đúng ra các vấn đề tồn tại của người sử dụng? Các 
nhân viên có phân tích và mô tả chính xác các việc cần làm mà không 
thêm thắt?
• Việc đánh máy, in ấn, sao chụp và các hỗ trợ biên chép khác là có thể 
chấp nhận?
• Sự giao tiếp giữa các ban và giữa các ban và người sử dụng có đáng hài 
lòng không?
• Dự án có đúng thời hạn? Tình trạng đường lối phê bình? Có thay đổi nếu 
công việc kết thúc sớm?
• Tồn tại lớn nhất hiện tại ở đâu? Làm thế nào để làm nhẹ bớt các vấn đề 
tồn tại?
• Điều gì chúng ta không biết có thể làm thiệt hại đến công việc?
iii. Các yêu cầu chức năng là kết quả từ việc phân tích cần mô tả ứng dụng nào 
sẽ được áp dụng, và phải luôn cẩn thận trước các yêu cầu của người sử dụng. Một vấn 
đề mà nhiều dự án gặp phải là người sử dụng muốn một ứng dụng chức năng đơn 
thuần nhưng các nhà phân tích lại tạo ra một ứng dụng giá cao với các chức năng của 
người sử dụng nhưng có nhiều đặc tính không cần thiết. Vấn đề này, nếu xảy ra, phải 
được giải quyết trước khi việc phân tích kết thúc hoặc các chức năng phụ thêm sẽ được 
đưa vào ứng dụng kết quả. Khi vấn đề thiết kế quá mức nảy sinh, điều quan trọng là 
phải cố gắng truy cập đến các phân tích cụ thể để tái huấn luyện. Do vậy, quản trị viên 
dự án quan tâm đến:
• Các nhà phân tích có biết đến các ứng dụng?
• Việc chuyển dịch sang môi trường hoạt động có đúng và hoàn tất?
• Những người sử dụng có tham gia như mong đợi? Những người sử dụng 
có quan tâm đúng mức đến việc thiết kế màn hình chạy thử và chấp nhận 
các phê bình?
• Mọi người có quan tâm và thích thú công việc?
• Có sự va chạm giữa các nhân viên hoặc giữa nhân viên và người sử 
dụng?
• Mọi người có biết họ đang làm gì?
• Các nhân viên có chú ý tới sự thay đổi trách nhiệm của họ và họ có cảm 
thấy thoải mái để có thể tiếp tục công việc?
35
Chương 2: Tiêu chuẩn của sản phẩm phần mềm và quản lý dự án phần mềm
• Sự giao tiếp giữa các ban dự án và người sử dụng có hài lòng?
• Dự án diễn biến đúng kế hoạch? Tình trạng phê bình thế nào? Có thay 
đổi do công việc hoàn thành sớm không?
• Vấn đề lớn nhất bây giờ là gì? Có thể làm gì để giảm nhẹ các vấn đề?
• Điều có thể gây nguy hại cho chúng ta mà không biết? Môi trường thực 
hiện có thích hợp cho ứng dụng?
• Phần mềm quản lý dữ liệu có thể phù hợp với ứng dụng này không?
iv. Do sự phát triển của chương trình nên số các thành viên dự án có thể thường 
xuyên tăng thêm ngày càng nhiều. Sự trao đổi các thông tin là cần thiết để nắm bắt 
được vị trí của mọi thành viên dự án và các thành viên cũng nắm bắt được sự phát 
triển của dự án. Nên quá trình viết và kiểm thử chương trình sẽ được điều chỉnh trong 
quá trình trao đổi thông tin và chạy chương trình.
 Để đáp ứng được, phải quan tâm:
• Các thành viên dự án có biết được vai trò phần việc của họ trong dự án 
hay không? Họ có đánh giá được phần việc của mình hay không? Các 
thành viên hiện tham gia dự án có đảm đương được công việc mà họ và 
các thành viên đang làm không?
• Thời gian kiểm thử chương trình đã đủ chưa? Thông tin truy cập đã đầy 
đủ chưa?
• Các thành viên dự án có đủ hiểu biết về các công nghệ họ đang sử dụng 
để làm việc độc lập được không?
• Các thành viên mới có đủ trình độ để làm việc với các cố vấn có kinh 
nghiệm hay không?
• Người sử dụng có yêu cầu thêm những thay đổi hay không?
• Người sử dụng có tham gia vào quá trình kiểm thử thiết kế, có dùng các 
tài liệu về phát triển, nâng cấp, hướng dẫn hay không?
• Các thành phần sữa chữa phản hồi có gây cho khách hàng các nghi ngờ 
chương trình có lỗi hay không?
• Các giao thức sẽ được sử dụng ngày càng nhiều có thể hiện được ứng 
dụng hoạt động như thế nào hay không?
• Qua từng bước thực hiện chương trình, có phát sinh ra lỗi không? 
Những lỗi này có thể điều chỉnh được không?
v. Trong suốt quá trình thực hiện chương trình cũng như trong quá trình thực 
hiện các bước kiểm thử, các kiểm tra về sự thích ứng của chương trình và về các mức 
hệ thống liên quan sẽ tăng dần. Các cơ sở dữ liệu được thiết lập và hoàn chỉnh dần. 
Môi trường điều hành được chuẩn bị. 
Các cơ cấu liên quan được đưa ra từ ứng dụng được thực hiện dưới dạng mã 
làm cho nó được thực thi một cách chính xác. Các dạng câu hỏi đặt ra cho người quản 
lý có thể có các dạng sau:
• Các thành viên hiện tại của dự án có đảm nhiệm được phần công việc 
của mình hay không? Mọi thành viên có hiểu được công việc họ đang 
làm hay không?
• Thời gian kiểm thử chương trình đã đủ chưa? Thông tin truy cập đã đầy 
đủ chưa?
36
Chương 2: Tiêu chuẩn của sản phẩm phần mềm và quản lý dự án phần mềm
• Người sử dụng có yêu cầu thêm những thay đổi hay không? Người sử 
dụng có tham gia vào quá trình kiểm thử hay không?
• Các thành phần sửa chữa phản hồi có gây cho khách hàng các nghi ngờ 
chương trình có lỗi hay không?
• Qua từng bước thực hiện chương trình, có phát sinh ra lỗi không? 
Những lỗi này có thể điều chỉnh được không?
• Quá trình kiểm tra ở mức độ hệ thống có thể hiện được các chức năng 
như đã đặt ra hay không?
• Quá trình kiểm tra sự thích ứng có xác thực được tất cả các liên kết trung 
gian hay không? Nó có tác dụng như thế nào tới việc chứng tỏ độ tin cậy 
của các liên kết này trong suốt quá trình kiểm thử hệ thống.
• Chúng ta không biết những gì về môi trường điều hành mà nó có thể ảnh 
hưởng tới dự án?
• Phần mềm cơ sử dữ liệu làm việc có hoàn hảo không? Quy trình phục 
hồi và lưu trữ dữ liệu có đầy đủ cho quá trình kiểm thử hay không?
• Chúng ta có thể sử dụng các kiểm tra về sự thích ứng của chương trình 
và về hệ thống như thế nào để phát triển các giai đoạn kiểm tra hồi quy.
• Các thông tin đã hoàn tất chưa? Các thành viên dự án đã làm việc đúng 
khả năng chưa? Chúng ta có thể đưa các thành viên trong dự án đến thực 
hiện các dự án khác được không? Nếu chúng ta cho phép họ đi, thì ai sẽ 
thay thế vị trí họ khi có các vấn đề xảy ra?
vi. Khi quá trình kiểm thử kết thúc, các phần của ứng dụng đã thực sự sẵn sàng 
cho sử dụng. Nên có một sơ đồ cho ứng dụng điều hành thực tế, điều đó sẽ dễ dàng 
cho người sử dụng trong việc dùng chương trình để tránh có quá nhiều hỏng hóc. Sự 
dễ dàng trong quá trình sử dụng này sẽ tạo cho người lập dự án có thời gian cố định 
những lỗi sai đã phát hiện trong quá trình viết chương trình mà không có áp lực giám 
sát nào. Vấn đề hiện tại là tập trung vào việc đưa ra ứng dụng làm việc trong môi 
trường đã được định hướng cho người sử dụng nó. Các câu hỏi liên quan sẽ bao gồm:
• Vị trí đã được chuẩn bị đầy đủ chưa? Điều kiện về không gian đã đầy 
đủ? Thiết kế về ánh sáng và môi trường làm việc đã đầy đủ?
• Người sử dụng đã được đào tạo hoàn hảo và đã sẵn sàng làm việc?
• Chu trình làm việc và đánh giá kết quả đã được chỉ ra đầy đủ cho phép 
việc tiến hành và kiểm tra các kết quả đạt được.
• Khi tìm ra lỗi chúng có thể điều chỉnh được không?
• Người sử dụng có nắm bắt được công việc như dự kiến?
• Các thành viên hiện tại của dự án có thể đảm nhiệm được phần việc của 
họ? Tất cả mọi người có đủ công việc để làm không? Họ có thời gian rỗi 
để tham gia các dự án khác không?
• Thông tin trao đổi giữa các nhóm với nhau và giữa các nhóm với người 
sử dụng có xuất hiện phù hợp không? Người sử dụng có thể nói bất kỳ 
khi nào có vấn đề xảy ra không? Họ có tham gia vào quá trình lập nên 
các quy định cho vấn đề sửa chữa lỗi hay không?
Các câu hỏi trên là những vấn đề kỹ thuật và nên được trình lên cho chủ dự án. 
Quản trị viên dự án là người nắm bắt và quan tâm đến tất cả các vấn đề. Việc biên dịch 
các báo cáo về tiến trình hoạt động cá nhân và tiến trình hoạt động dự án trong một dự 
37
Chương 2: Tiêu chuẩn của sản phẩm phần mềm và quản lý dự án phần mềm
án cho phép người quản lý và bất kỳ nhân viên nào đều có thể xem xét lại những quyết 
định, các vấn đề xuất hiện trong quá trình tiến hành.
2.2.6. Quản lý nhân sự
Đây chính là hoạt động để bảo đảm nhân sự cho dự án. Bao gồm các giai đoạn:
+ Thuê mướn nhân sự,
+ Thẩm định, đáng giá khả năng,
+ Đào tạo, huấn luyện,
+ Tạo môi trường làm việc,
+ Sa thải.
2.3. HỒ SƠ CỦA SẢN PHẨM PHẦN MỀM 
Bao gồm các thành phần liệt kê sau: tuy nhiên theo yêu cầu quản lý và bản 
quyền của tác giả phần mềm có thể bỏ bớt hay bổ sung thêm một số thành phần khi 
cần thiết:
1. Đặc tả hệ thống.
2. Kế hoạch dự án phần mềm.
a. Đặc tả yêu cầu phần mềm.
b. Bản mẫu thực hiện được hay "trên giấy".
3. Tài liệu người dùng sơ bộ
4. Đặc tả thiết kế.
a. Mô tả thiết kế dữ liệu.
b. Mô tả thiết kế kiến trúc.
c. Mô tả thiết kế module.
d. Mô tả thiết kế giao diện.
e. Mô tả sự vật (nếu kỹ thuật hướng sự vật được dùng).
5. Bản in chương trình gốc.
a. Chương trình nguồn.
b. Bản in chương trình nguồn (listing).
c. Bản mô tả thuật toán tương ứng với chương trình nguồn.
d. Kế hoạch và thủ tục kiểm thử.
e. Các trường hợp kiểm thử và kết quả ghi lại.
6. Tài liệu vận hành và cài đặt.
a. Bản liệt kê các lỗi và cách xử lý.
b. Bản liệt kê các thông số đặc trưng của hệ thống.
7. Chương trình thực hiện được.
a. Các module mã - thực hiện được.
b. Các module móc nối.
c. Chương trình đích lưu trữ trên vật mang tin.
8. Mô tả cơ sở dữ liệu.
a. Sơ đồ và cấu trúc tệp.
b. Nội dung ban đầu.
9. Tài liệu người sử dụng đã xây dựng.
a. Bản hướng dẫn sử dụng chi tiết.
b. Bản tóm tắt hướng dẫn sử dụng.
38
Chương 2: Tiêu chuẩn của sản phẩm phần mềm và quản lý dự án phần mềm
c. Các chương trình trợ giúp có liên quan.
10. Tài liệu bảo trì.
a. Báo cáo vấn đề phần mềm.
b. Yêu cầu bảo trì.
c. Trình tự thay đổi kỹ nghệ.
11. Các chuẩn và thủ tục cho kỹ thuật phần mềm .
12. Các tư liệu khác: hợp đồng, phiên bản, tài liệu pháp lý,...
39

File đính kèm:

  • pdfGiáo trình Công nghệ phần mềm - Chương 2 Tiêu chuẩn của sản phẩm phần mềm và quản lý dự án phần mềm.pdf
Tài liệu liên quan