Giáo trình Bệnh nhiễm - Bệnh sốt xuất huyết Dengue

Kiến thức

1. Biết được tác nhân gây bệnh, dịch tễ học của bệnh xuất huyết Dengue

(SXH-D)

2. Hiểu được cơ chế bệnh sinh của bệnh SXH-D

3. Mô tả được biểu hiện lâm sàng của bệnh SXH-D

4. Trình bày được các giai đoạn của bệnh SXH-D và phân độ hiện đang áp

dụng cho bệnh SXH-D

5. Nêu được các xét nghiệm chẩn đoán bệnh SXH-D

6. Nêu được nguyên tắc điều trị bệnh SXH-D

pdf29 trang | Chuyên mục: Virus Y Học | Chia sẻ: tuando | Lượt xem: 447 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt nội dung Giáo trình Bệnh nhiễm - Bệnh sốt xuất huyết Dengue, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút "TẢI VỀ" ở trên
, truyền tĩnh mạch nhanh với tốc độ 15-20 ml/ 
kg/ giờ. 
 Đánh giá lại tình trạng người bệnh sau 1 giờ, truyền sau 2, 4, 6 giờ phải 
kiểm tra lại hematocrite: 
- Nếu người bệnh ra khỏi sốc, thì giảm dần tốc độ truyền tùy theo đáp ứng 
lâm sàng và hematocrite. 
 Giáo trình Bệnh nhiễm 
 23 
- Nếu tình trạng sốc không cải thiện, thì thay thế dịch truyền bằng dung 
dịch cao phân tử. Truyền 15-20 ml/ kg/ giờ trong 1 giờ. Sau đó đánh giá lại: 
* Nếu sốc cải thiện, hematocrite giảm, thì giảm dần tốc độ truyền cao phân tử. 
Nếu tình trạng ổn định, thì chuyển dung dịch điện giải. 
* Nếu sốc vẫn chưa cải thiện, thì đo áp lực tĩnh mạch trung ương (CVP) để 
quyết định cách xử trí. 
 Nếu sốc vẫn chưa cải thiện mà hematocrite giảm xuống nhanh (mặc dù còn > 
35%) thì cần phát hiện xuất huyết nội tạng và xem xét chỉ định truyền máu. 
+ Đối với trẻ em: 
Sốt xuất huyết Dengue cảnh báo có chỉ định truyền dịch 
Truyền tĩnh mạch ban đầu 
(Ringer lactat hoặc NaCl 0,9% 6-7 ml/kg cân nặng/giờ, truyền trong 1-3 
giờ) 
b) Sốc SXH-Dengue nặng 
Người bệnh vào viện trong tình trạng sốc nặng (mạch quay không bắt được, 
huyết áp không đo được), thì phải xử trí rất khẩn trương: 
 Để người bệnh nằm đầu thấp. 
 Cho thở Oxy. 
 Truyền dịch: 
+ Đối với người bệnh < 15 tuổi: 
Bơm trực tiếp vào tĩnh mạch dung dịch Lactate Ringer hoặc mặn đảng trương 
20 ml/ kg trong vòng 15 phút. Sau đó đánh giá lại người bệnh, có 3 khả năng: 
 Giáo trình Bệnh nhiễm 
 24 
- Nếu mạch rõ huyết áp hết kẹt, cho dung dịch cao phân tử 10 ml/ kg/ giờ 
và xử trí tiếp như sốt xuất huyết còn bù. 
- Nếu mạch nhanh, huyết áp còn kẹt hoạc hạ, thì truyền dung dịch cao phân 
tử 15-20 ml/ kg/ giờ, rồi xử trí như sốc SXH ở trên. 
- Nếu mạch và huyết áp vẫn không đo được thì bơm trực tiếp dung dịch cao 
phân tử 20 ml/ kg/ 15 phút. Đo CVP để có phương hướng xử trí. Nếu mạch rõ 
và đo được huyết áp, thì truyền dung dịch cao phân tử 15-20 ml/ kg/ giờ, rồi xử 
trí như sốc SXH trên. 
 Giáo trình Bệnh nhiễm 
 25 
+ Đối với người bệnh ≥ 15 tuổi: 
3.2. Điều trị xuất huyết nặng 
a) Truyền máu và các chế phẩm máu 
Truyền khối hồng cầu hoặc máu toàn phần: 
 Sau khi đã bù đủ dịch nhưng sốc không cải thiện, hematocrit giảm xuống 
nhanh (mặc dù còn trên 35%). 
 Xuất huyết nặng 
b) Truyền tiểu cầu 
 Khi số lượng tiểu cầu xuống nhanh < 50.000/mm3 kèm theo xuất huyết 
nặng. 
 Nếu số lượng tiểu cầu < 5.000/mm3 mặc dù chưa có xuất huyết có thể 
truyền tiểu cầu tùy từng trường hợp cụ thể. 
c) Truyền plasma tươi, tủa lạnh 
Xem xét truyền khi người bệnh có rối loạn đông máu dẫn đến xuất huyết nặng. 
3.3. Điều trị suy tạng nặng 
a) Tổn thương gan, suy gan cấp 
- Hỗ trợ hô hấp 
- Hỗ trợ tuần hoàn 
- Kiểm soát hạ đường huyết: giữ đường huyết 80-120mg%. 
- Điều chỉnh điện giải 
 Giáo trình Bệnh nhiễm 
 26 
- Điều chỉnh rối loạn thăng bằng kiềm toan 
- Điều chỉnh rối loạn đông máu: 
 Vitamin K1: 1mg/kg/ngày (tối đa 10mg) TMC x 3 ngày. 
- Điều trị/phòng ngừa XHTH: Ranitidine hoặc Omeprazole. 
- Rối loạn tri giác/co giật: 
 Chống phù não: mannitol 20% 
 Chống co giật: diazepam hoặc midazolam. Chống chỉ định: phenobarbital. 
 Giảm amoniac máu: Thụt tháo bằng nước muối sinh lý ấm, lactulose, 
metronidazol, neomycin (gavage). 
- Kháng sinh toàn thân phổ rộng: 
 Tránh dùng các kháng sinh chuyển hóa qua gan như pefloxacine, 
ceftraxone. 
- Không dùng paracetamol liều cao vì gây độc tính cho gan. 
b) Suy thận cấp 
Điều trị bảo tồn và chạy thận nhân tạo khi có chỉ định và huyết động ổn định. 
Lọc máu liên tục nếu có biểu hiện suy đa tạng đi kèm hoặc suy thận cấp huyết 
động không ổn định. Chỉ định chạy thận nhân tạo trong sốt xuất huyết suy thận 
cấp: 
- Rối loạn điện giải kiềm toan mà không đáp ứng điều trị nội khoa: 
Tăng kali máu nặng > 7mEq/L. 
Na > 160 hay < 115 mmol/L. 
Toan hóa máu nặng không cải thiện với bù Bicarbonate (pH < 7,1). 
- Hội chứng urê huyết cao: 
Rối loạn tri giác, nôn, xuất huyết tiêu hóa. 
Urê máu > 200 mg% hoặc creatinine trẻ nhỏ > 1,5 mg% và trẻ lớn > 2mg%. 
3.4. Quá tải dịch không đáp ứng điều trị nội khoa 
- Suy tim ứ huyết, cao huyết áp. 
- Phù phổi cấp. 
- Chỉ định lọc máu liên tục trong sốt xuất huyết: Khi có hội chứng suy đa 
tạng kèm suy thận cấp hoặc suy thận cấp huyết động không ổn định. 
3.5. Sốt xuất huyết Dengue thể não, rối loạn tri giác, co giật 
- Hỗ trợ hô hấp 
- Bảo đảm tuần hoàn 
- Chống co giật 
- Chống phù não 
- Hạ sốt 
- Hỗ trợ gan nếu có tổn thương 
- Điều chỉnh rối loạn nước điện giải, kiềm toan 
- Bảo đảm chăm sóc và dinh dưỡng 
- Phục hồi chức năng sớm 
 Giáo trình Bệnh nhiễm 
 27 
3.6. Viêm cơ tim, suy tim: 
- Sử dụng thuốc vận mạch dopamine, dobutamine, đo CVP. 
4. Thở oxy: Tất cả các người bệnh có sốc cần thở oxy gọng kính. 
5. Sử dụng các thuốc vận mạch: 
- Khi sốt kéo dài, cần phải đo CVP để quyết định thái độ xử trí. 
- Nếu đã truyền dịch đầy đủ mà huyết áp vẫn chưa lên và CVP đã trên 10 
cm nước thì truyền tĩnh mạch Dopamine/Dobutamine. 
6. Các biện pháp điều trị khác 
- Khi có tràn dịch màng bụng, màng phổi gây khó thở, SpO2 giảm xuống 
dưới 92%, nên cho người bệnh thở NCPAP trước. Nếu không cải thiện mới 
xem xét chỉ định chọc hút để giảm bớt dịch màng bụng, màng phổi. 
- Nuôi dưỡng người bệnh sốt xuất huyết Dengue. 
7. Chăm sóc và theo dõi người bệnh sốc 
- Giữ ấm. 
- Khi đang có sốc cần theo dõi mạch, huyết áp, nhịp thở từ 15-30 phút 1 
lần. 
- Đo hematocrit cứ 1-2 giờ 1 lần, trong 6 giờ đầu của sốc. Sau đó 4 giờ 1 
lần cho đến khi sốc ổn định. 
- Ghi lượng nước xuất và nhập trong 24 giờ. 
- Đo lượng nước tiểu. 
- Theo dõi tình trạng thoát dịch vào màng bụng, màng phổi, màng tim. 
8. Tiêu chuẩn cho người bệnh xuất viện 
- Hết sốt 2 ngày, tỉnh táo: Ít nhất 24 giờ sau khi hạ sốt mà không phải dùng 
thuốc hạ sốt, thèm ăn, tổng trạng khá hơn, tiểu nhiều. 
- Mạch, huyết áp bình thường: Hct ổn định ở mức bình thường, ít nhất 2 
ngày sau khi sốc xảy ra, không suy hô hấp do tràn dịch màng phổi / cổ trướng. 
- Số lượng tiểu cầu > 50.000/mm3: không biến chứng xảy ra. 
IX. PHÒNG NGỪA 
Hiện nay, ở Việt Nam, bệnh sốt xuất huyết Dengue chưa có vaccine dự phòng. 
Biện pháp phòng bệnh chủ yếu là kiểm soát côn trùng trung gian truyền bệnh 
như tránh muỗi đốt, diệt bọ gậy (lăng quăng), diệt muỗi trưởng thành, vệ sinh 
môi trường, loại bỏ ổ chứa nước đọng. 
Phòng bệnh bằng cách kiểm soát vector đang được hướng tới để kiểm soát sự 
lan truyền của bệnh sốt xuất huyết dengue. 
 Giáo trình Bệnh nhiễm 
 28 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Nguyễn Thị Xuyến, Thứ trưởng Bộ Y tế "Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị 
sốt Dengue và sốt xuất huyết Dengue"(Ban hành kèm theo Quyết định số 
458/QĐ-BYT ngày 16 tháng 02 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Y tế). 
2. Nguyễn Thanh Hùng, Nguyễn Trọng Lân và cs. “Mười năm kinh nghiệm 
điều trị sốt xuất huyết Dengue tại bệnh viện Nhi Đồng 1 (1991 -2000). 
(
.htm) 
3. Theodore F. Tsai, David W. Vaughn, and Tom Solomon. Flaviviruses 
(Yellow Fever, Dengue, Dengue Hemorrhagic Fever, Japanese Encephalitis, 
West Nile Encephalitis, St. Louis Encephalitis, Tick-Borne Encephalitis). In 
Mandell, Douglas, and Bennett’s Principles and Practice of Infectious Diseases, 
6
th
 edition, 2005. Chapter 149 (Pages 1926-1950). 
4. S Datta, C Wattal. Dengue NS1 antigen detection: A useful tool in early 
diagnosis of dengue virus infection (Department of Clinical Microbiology, Sir 
Ganga Ram Hospital, Rajinder Nagar, New Delhi - 110 060, India). In Original 
Article, Volume: 28, Issue: 2, 2010 (Page : 107-110). 
5. Carlos H. Ramirez-Ronda, Carlos D. Garcia, Dengue in the western 
hemisphere, Infectious Disease clinics of north america, volume 8, number 1, 
March 1994, p.107-125. 
6. Alan L Rothman, Martin S Hirsch, Barbara H McGovern. Pathogenesis of 
dengue virus infection, Uptodate 2016, Literature review current through: Feb 2016. 
Diagnosis criteria of dengue encephalitis, Cristiane Soares1, Marzia Puccioni-
Sohler, 
7. Carod-Artal FJ, Wichmann O, Farrar J, Gascón J. Neurological 
complications of dengue virus infection. Lancet Neurol 2013;12:906-919. 
8. Cameron P. Simmons, Ph.D., Jeremy J. Farrar, M.D., Ph.D., Nguyen 
van Vinh Chau, M.D., Ph.D., and Bridget Wills, M.D., D.M. Cameron P. 
Simmons, Ph.D., Jeremy J. Farrar, M.D., Ph.D.,Nguyen van Vinh Chau, M.D., 
Ph.D., and Bridget Wills M.D.; Current Concepts Dengue; 366;15 nejm.org 
april 12, 2012, D.M. 
9. Halstead SB, Cohen SN: Dengue Hemorrhagic Fever at 60 Years: Early 
Evolution of Concepts of Causation and Treatment. Microbiol Mol Biol Rev. 
2015; 79(3): 281–91. 
10. Duane J Gubler, Dengue and Dengue Hemorrhagic Fever Clin 
Microbiol Rev. 1998 Jul; 11(3): 480–496. 
 Giáo trình Bệnh nhiễm 
 29 
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM 
1. Trong bệnh sốt xuất huyết, thay đổi sinh lý bệnh chính là: 
a. Tăng cấp tính thấm thành mạch làm thất thoát huyết tương 
b. Tổn thương trầm trọng tế bào gan 
c. Bất thường đông máu 
d. Suy thận nặng 
2. Sốt xuất huyết Dengue: 
a. Bệnh chủ yếu xảy ra ở trẻ em dưới 1 tuổi 
b. Không gặp ở người lớn. 
c. Chủ yếu là trẻ dưới 15 tuổi 
d. Chủ yếu là người già 
3. Sốt trong sốt xuất huyết: 
a. Sốt đột ngột kèm các mệt mỏi, nôn ói, nhức đầu, chán ăn và ho. 
b. Sốt kéo dài 2 tuần 
c. Sốt vừa từng cơn 
d. Sốt tăng từ từ 
4. Giai đoạn chính của bệnh là: 
a. Vào khoảng 2 giờ trước đến 2 giờ sau khi hạ sốt 
b. Vào khoảng 4 giờ trước đến 4 giờ sau khi hạ sốt 
c. Vào khoảng 24 giờ trước đến 24 giờ sau khi hạ sốt 
d. Vào khoảng 2 ngày trước đến 2 ngày sau khi hạ sốt 
5. Sốc: 
a. Không xảy ra vào thời điểm hạ sốt. 
b. Thường từ ngày 4-6 
c. Thường ngày 1-2 
d. Thường sau 7 ngày 
6. Theo TCYTTG, chẩn đoán sốt xuất huyết có sốc dựa vào các tiêu chuẩn 
như: 
a. Li bì 
b. Mạch quay rõ vừa 
c. Huyết áp kẹp hoặc không đo được 
d. Chân lạnh 
7. Trong SXH-D, hạ sốt bằng: 
a. Acetaminophen 
b. Salicylate 
c. Seduxen 
d. Kháng sinh 
ĐÁP ÁN: 
 1. a 2. c 3. a 4. c 5. b 6. d 7. a

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_benh_nhiem_benh_sot_xuat_huyet_dengue.pdf
Tài liệu liên quan