Giáo trình Bảo vệ rơle và tự động hóa - Chương 14: Tự động đóng lại đường dây
14.1 TỔNG QUÁT
Các thống kê về các sự cố trên HTĐ cho thấy rằng, bất kỳ đường dây trên không vận hành
với điện áp cao (từ 6kV trở lên) đều có sự cố thoáng qua (chiếm tới 80 ÷ 90%), trong đó đường dây
có điện áp càng cao thì phần trăm xảy ra sự cố thoáng qua càng lớn. Một sự cố thoáng qua, chẳng
hạn như một phóng điện xuyên thủng là loại sự cố mà có thể được loại trừ bằng tác động cắt tức
thời MC để cô lập sự cố và sự cố sẽ không xuất hiện trở lại khi đường dây được đóng trở lại sau
đó. Sét là nguyên nhân thường gây sự cố thoáng qua nhất, còn những nguyên nhân khác thường là
do sự lắc lư của dây dẫn gây ra phóng điện và do sự va chạm của các vật bên ngoài đường dây.
Việt Nam nằm trong khu vực nhiệt đới; các điều kiện khí hậu như bão, độ ẩm, sấm sét, cây
cối. đều tạo điều kiện tốt cho sự cố thoáng qua xảy ra. Do vậy, việc áp dụng thiết bị tự động
đóng lại MC (TĐL) trên HTĐ Việt Nam càng nên được xem xét cẩn thận nhằm áp dụng một cách
thích hợp và hiệu quả những lợi điểm của thiết bị này, góp phần cải thiện độ tin cậy cho hệ thống.
Như trên đã đề cập, 10 ÷ 20% sự cố còn lại là sự cố kéo dài hay “bán kéo dài”. Một sự cố
bán kéo dài có thể xảy ra do một nhánh cây rớt xuống đường dây. Ở đây sự cố sẽ không được loại
trừ bằng cách cắt điện tức thời mà nhánh cây chỉ có thể bị cháy rụi trong một khoảng thời gian nào
đó. Loại sự cố này thường xảy ra trên đường dây trung thế (6 ÷ 66kV) chạy qua vùng rừng núi.
Như vậy, trong phần lớn các sự cố, nếu đường dây sự cố được cắt ra tức thời và thời gian
mất điện đủ lớn để khử ion do hồ quang sinh ra thì việc đóng lại sẽ cho phép phục hồi thành công
việc cung cấp điện cho đường dây. Các MC có trang bị hệ thống TĐL sẽ cho phép thực hiện
nhiệm vụ này một cách tự động và, trong thực tế, chúng đã góp phần thiết thực trong việc cải tạo
tính liên tục cung cấp điện cho hộ tiêu thụ. Ngoài ra TĐL còn có một ưu điểm khá quan trọng, đặc
biệt cho đường dây truyền tải cao áp (trên 66kV) đó là khả năng giữ ổn định và đồng bộ cho hệ
thống. Trên đường dây truyền tải, đặc biệt đường dây nối hai hệ thống lớn với nhau, việc tách rời
hai hệ thống có thể gây mất ổn định. Trong một số trường hợp, việc cắt rời hai hệ thống sẽ gây ra
tình trạng: một bên thì thiếu hụt công suất trầm trọng, một bên thì dư thừa công suất, trường hợp
này việc đóng trở lại kịp thời (trong khoảng thời gian giới hạn nào đó sẽ được đề cập trong phần tự
động đóng lại đối với đường dây truyền tải cao áp) cho phép HTĐ tự động cân bằng trở lại. Đây là
một ưu điểm quan trọng của việc đóng lại trên đường dây truyền tải.
Để thực hiện việc TĐL trong HTĐ, hiện nay có hai biện pháp đang được sử dụng:
- Tự đóng trở lại bằng cách kết hợp MC với hệ thống tự đóng lại (ARS)
- Sử dụng MC TĐL (ACR).
Lợi điểm của ACR là chi phí thấp hơn so với khi sử dụng hệ thống TĐL vì nó được thiết kế
trọn bộ để kết hợp MC với chức năng của rơle BV và rơle TĐL. Tuy nhiên, giới hạn của nó là khả
năng cắt dòng sự cố. Vì có kết cấu phức tạp, kết hợp nhiều chức năng nên ACR khó có thể được332
chế tạo với khả năng cắt dòng lớn. Hiện nay, công suất cắt của ACR vào khoảng 150MVA đối với
điện áp 15kV và gần 300MVA đối với điện áp 22kV.
Đối với đường dây truyền tải cao áp công suất lớn, công suất cắt của một MC đòi hỏi phải
rất lớn và thời gian tác động của MC phải rất nhanh. Đây là một trong những nguyên nhân mà
người ta chỉ sử dụng MC kết hợp với hệ thống điều khiển TĐL để thực hiện chức năng TĐL cho
HTĐ loại này. Ngoài ra, việc áp dụng kỹ thuật số và vi xử lý vào việc chế tạo các rơle BV cho
phép các rơle hiện nay, ngoài chức năng của một rơle thông thường, còn có thể bao gồm các chức
năng của rơle TĐL với độ tin cậy rất cao. Với các lý do trên, ngày nay trên HTĐ người ta thường
sử dụng ACR cho mạng trung thế vì khả năng cơ động (gọn, nhẹ, có thể gắn trực tiếp trên trụ đỡ
đường dây) và chi phí thấp của nó. Còn hệ thống TĐL thì sử dụng trên lưới truyền tải cao áp và
siêu cao áp.
Tự đóng lại có thể chế tạo để đóng lai một hay nhiều lần. Theo thống kê, hiệu quả của TĐL
trên đường dây trên không theo số lần TĐL là:
- TĐL lần 1 thành công 65 ÷ 90% (hiệu quả càng lớn khi điện áp đường dây càng cao)
- TĐL lần 2 thành công 10 ÷ 15%
- TĐL lần 3 thành công 3 ÷ 5%.
Chu kỳ TĐL một lần khi có NM thoáng qua và NM lâu dài được vẽ ở hình 14.1. Chu kỳ
TĐL nhiều lần được vẽ ở hình 14.2. Trong chu kỳ đầu tiên, thời gian TĐL thường được chọn lớn
hơn thời gian khử ion của môi trường; chu kỳ hai, thời gian TĐL thường được chọn khoảng 15 ÷
20s. tbv, tcmc, tđ thời gian làm việc BV, thời gian cắt và đóng MC phụ thuộc vào thiết bị lắp đặt, còn
thời gian khử ion phụ thuộc vào điện áp đường dây, địa điểm, trị số và thời gian NM, dạng NM.
và được chọn theo từng trường hợp cụ thể (H.14.2).
C; D” mở ra đồng lúc bởi vì mất điện áp trên phát tuyến. 3- Công suất cung cấp đến đoạn “a” bởi lần đóng lại đầu tiên của MC “A” sau thời gian đóng là 15s. Khi bộ R của B phát hiện áp tại đoạn “a”, thời gian đóng X khởi động. 4- Công suất cung cấp đến đoạn “b” sau thời gian đóng Xl (7s) bởi đóng tự động của S “B” và bộ phát hiện thời gian sự cố (5s) khởi động đồng thời. 5- Sau thời gian đóng 7s, công suất được cung cấp đến đoạn “c” bởi đóng tự động S “C” và thời gian khởi động Y. 6- MC “A” được cắt trở lại khi sự cố còn xuất hiện trong đoạn “c”. Bộ phân U “C” đã phát hiện không có điện áp trong thời gian Y = 5s. S “D” cũng bị khóa ở trạng thái mở bộ R của nó phát hiện sự cố theo điện áp (305 áp định mức > 150ms hoặc >>). 7- MC đóng trở lại cung cấp cho đoạn. 8- S “E” đoạn đóng sau thời gian XL = 45s và tự động cung cấp nguồn từ phát tuyến khác cho đoạn “d”. 376 1 2 4 5 6 7 A a b d F c B C D E c A B C D Ea 15s 7s B 15s 7s 7s b 15s 7s 7s A B C D E A B C D E B 5s 7s E Ea b dc D 45s 3 8 Trạng thái mở Trạng thái đóng X - thời gian đóng (7s); Y - thời gian phát hiện sự cố (5s) XL - thời gian đóng dao cách ly vòng từ nguồn điện khác (45s) Hình 14.49 Sơ đồ hoạt động phối hợp ARC và SEC mạng có hai nguồn hai phía Nhận thấy việc phối hợp giữa ACR và các SEC rất tin cậy, cô lập đúng vùng sự cố. Sự cố càng gần nguồn thì cô lập càng nhanh. Hệ thống dao phân đoạn làm việc theo tín hiệu điện áp. Cách hoạt động như vậy sẽ đưa đến cách làm việc của MC đầu nguồn sẽ nhẹ nhàng hơn, từ đó dẫn đến chi phí đầu tư MC giảm xuống. Tuy nhiên, bộ phận dao cách ly phân đoạn tự động (cách điện chân không) làm việc đóng lại trong trường hợp có điện áp tới khi vẫn còn NM nên chịu dòng NM lớn (phải dập hồ quang) dẫn đến chi phí cao cho dao phân đoạn. Do cách làm việc theo điện áp, nên tránh được tác động sai lầm khi phụ tải (động cơ) khởi động. Hoạt động của ACR và dao phân đoạn tự động độc lập nhau. 377 “A” 15s 5s ACR mở 5s7s X Y 7s 5s X Y 7s X 5s Y 30% U hay lớn hơnđm Khóa mở đóng đóng Khóa đóng mở mở mở mở mở XL 45s 1 2 3 “B” “C” “D” “E” SEC SEC SEC SEC Điện thế phân đọan c 150ms Hình 14.50 Giản đồ phối hợp thời gian hoạt động của mạng (H.14.49) 14.6 TỰ ĐỘNG VẬN HÀNH MẠNG KÍN (LA) LA là một sơ đồ tự động phối hợp tác động giữa các thiết bị ACR nhằm thay đổi tức thời cấu hình mạng điện phân phối vòng để phục hồi cung cấp điện đến phân đoạn không bị sự cố, khi chúng bị mất điện bởi sự cố ở phân đoạn khác. LA có thể tái phục hồi cấu hình bình thường của mạng điện một cách tự động khi phân đoạn sự cố được sửa chữa. Ở một vài nhà chế tạo với khả năng làm việc thông minh được cài sẵn trong các ACR, chúng có thể thực hiện quá trình LA mà không cần vào sự can thiệp của hệ thống thông tin cũng như các điều hành viên, bằng cách dò tìm điện áp của các ACR, không đòi hỏi phải phụ trợ thêm bất cứ một thiết bị nào khác. Với những tiện ích như thế, việc có hay không có hệ thống thông tin SCADA, vẫn có thể dễ dàng ứng dụng LA đến hầu hết các mạng điện phân phối. Với các ACR thế hệ mới cùng bộ điều khiển và phần mềm phù hợp là sử dụng được cho LA. Đặt tên các vị trí của ACR: - FR: Các ACR ở đầu phát tuyến, thông thường ở trạng thái đóng - TR: Được sử dụng như thiết bị phân đoạn tách hai phát tuyến và thông thường ở trạng thái mờ - MiR: Vị trí của nó có thể nằm ở bất kỳ trên mạng điện ở giữa một FR và TR. Nguyên lý hoạt động của LA: Thực hiện tự động cô lập phân đoạn sự cố và tái cấu hình mạng điện có thể dựa vào các quy luật sau: 378 Quy luật 1: FR sẽ cắt khi bị mất nguồn Quy luật 2: MiR sẽ tự động chuyển đến nhóm bảo vệ và chế độ cắt đóng lại một lần trong khoảng thời gian ngắn sau khi bị mất nguồn Quy luật 3: TR sẽ đóng khi một phía mất nguồn và một phía có nguồn. Ví dụ minh họa chức năng LA cho mạng điện vòng, vận hành bình thường hở tại TR như trên hình 11.51. Giả sử sự cố xảy ra ở phân đoạn B. Trình tự làm việc trong mạng như sau: - Bảo vệ quá dòng cắt FR1. Đây chỉ là BV thông thường không phải là chức năng LA. - FR1 có thể đóng lại một vài lần tùy theo trị số cài đặt nhưng nếu hết số lần cài đặt mà không thành công thì nó sẽ bị khóa và lúc này chức năng LA sẽ khởi động. - TR bị mất nguồn do FR1 đã và tự động đóng (quy luật 3 - tác động do mất áp đoạn C). - Ngay lúc này MiR sẽ cắt ra vì sự cố vẫn còn trên phân đoạn B và khóa tự đóng lại (quy luật 2 - trước mất áp sau đó dòng tăng). - Với sự làm việc như thế phân đoạn B được cách ly và thay đổi cấu hình mạng điện để có thể cung cấp nguồn cho phân đoạn C. Hình 14.51 Ví dụ về mạng LA A FR1 B MiR C E D Khi sự cố ở phân đoạn A, máy cắt tại trạm biến áp (nơi cung cấp nguồn) sẽ mở ra và nguồn cung cấp tới FR1 sẽ không còn, chính vì thế FR sẽ cắt (quy luật 1). Tại MiR cũng bị mất nguồn nên nó sẽ thay đổi nhóm BV và đi đến chế độ đóng cắt một lần (quy luật 2). Tương tự, nguồn cung cấp bị mất một phía tại TR nên theo quy luật 3, nó sẽ đóng lại để cung cấp nguồn cho những phân đoạn B và C không bị sự cố. Lưu ý là trong trường hợp này TR không đóng đến điểm sự cố. Sau một thời gian trì hoãn, MiR sẽ không còn ở chế độ đóng cắt một lần và sẵn sàng đóng lại nếu có một sự cố mới trên phân đoạn B. Sau khi cách ly và thay đổi cấu hình mạng điện MiR sẽ chuyển đổi nhóm bảo vệ mà đã được cài đặt để phối hợp bảo vệ khi mạng làm việc được cung cấp nguồn từ hướng ngược lại. Làm thế nào để có thể cài đặt đúng, thông thường phụ thuộc vào phía TR mà nó dò tìm như khi bị mất áp. Nếu TR là phía tải, nó sẽ làm việc với chức năng bảo vệ là “A” nhưng nếu TR là phía nguồn cung cấp, nó sẽ làm việc với nhóm bảo vệ “B”. Khi sự cố ở phân đoạn C, MiR sẽ cắt ra và TR sẽ dò tìm thấy mất nguồn và sẽ đóng đến điểm sự cố (quy luật 3). Thực ra, TR được cài đặt ở chế độ đóng cắt một lần trước khi nó đóng nên khi nó đóng đến điểm sự cố thì ngay lập tức cắt ra và khóa đóng cắt. Vì sự cố xảy ra ở phân đoạn cuối cùng của đường dây và trước điểm mở nên sẽ không có 379 phân đoạn nào có thể có nguồn lại. Các trường hợp khác cũng tương tự như các như các trường hợp trên. Trường hợp mất nguồn từ trạm điện, xảy ra khi máy biến áp trong trạm điện hoặc đường dây chuyền tải bị sự cố. Trong trường hợp này, FR cả hai phía sẽ mở ra theo quy luật 1. Tuy nhiên, TR sẽ không đóng lại vì mất áp cả hai phía. Đây là một vấn đề khi nguồn cung cấp được tái lập mà FR sẽ không đóng lại để tái lập mạng điện. Và khả năng có thể đóng lại nếu có thêm nguyên tắc tự động tái lập. LA được khởi động khi nguồn cung cấp bị mất hoặc khi tái lập lại nguồn điện. Đồng thời thời điểm mất nguồn xảy ra trong suốt các số lần tự đóng lại. Vì thế để ngăn ngừa LA làm việc trong suốt thời gian tự đóng lại, thì cần phải có một thời gian trì hoãn thích hợp trước khi LA khởi động. Thời gian trì hoãn này được cài đặt bởi người sử dụng, nó phải dài hơn so với thời gian của chu kỳ tự đóng lại và được gọi là thời gian hiệu lực LA. Sau khi bị mất nguồn cung cấp FR và MiR làm việc theo quy luật 1 và 2 trước khi TR đóng theo quy luật 3. Thời gian cài đặt LA cho TR dài hơn so với các ACR khác để thực hiện sự phối hợp này. Thông thường thời gian được cài đặt là khoảng 30s cho các FR và MiR và 40s cho TR. Tự động tái lập lưới là khả năng đóng lại của các FR và MiR và mở lại các TR để tái lập lại mạng điện như tình trạng làm việc ban đầu sau khi sự cố đã được khắc phục. Hoạt động tái lập trở lại trạng thái ban đầu theo các quy luật sau: Quy luật 4: FR sẽ đóng lại khi nó nhận thấy nguồn được cung cấp trở lại sau khi nó cắt ra bởi LA, hoặc khi nó nhận thấy có nguồn từ cả hai phía. Quy luật 5: MiR sẽ đóng khi nhận thấy có nguồn cung cấp từ hai phía. Quy luật 6: TR sẽ cắt ra khi nó dò nhận thấy công suất giảm khoảng 50% hoặc hướng công suất qua nó đổi chiều. Ví dụ tự động tái lập khi sự cố phân đoạn B, trong trường hợp này LA đã hoạt động MiR đã mở và nguồn cung cấp thông qua TR đóng đến phân đoạn C. Lúc này FR vẫn còn trong tình trạng mở (H.14.52). Khi điều kiện sự cố được khắc phục, việc đóng tay được thực hiện để đóng lại FR, và MiR cảm nhận được có nguồn cung cấp từ hai phía theo quy luật 5 nó đóng lại. Hoặc điều hành viên có thể đóng tay MiR trước và tương tự FR sẽ đóng lại theo quy luật 4. TR bây giờ sẽ nhận thấy công suất giảm đi khoảng 50% hoặc hướng công suất đổ ngược qua nó và nó cắt ngay để tái lập lại mạng điện làm việc thông thường. Hình 14.52 Tự động tái lập cấu hình khi sự cố phân đoạn B A FR B MiR C E D TR FR
File đính kèm:
- giao_trinh_bao_ve_role_va_tu_dong_hoa_chuong_14_tu_dong_dong.pdf