Giáo trình Bảo tồn đa dạng sinh học (Phần II)

Bảo tồn các quần xã sinh vật nguyên vẹn là cách bảo tồn có hiệu quả nhất toàn

bộ tính đa dạng sinh học. Có 3 cách bảo tồn quần xã sinh vật, đó là xây dựng các khu

bảo tồn, thực hiện các biện pháp bên ngoài các khu bảo tồn và phục hồi các quần xã

sinh vật tại các nơi cư trú bị suy thoái.

4.1. Các khu bảo tồn

Một trong những bước đi cơ bản quan trọng nhất trong việc bảo tồn các quần xã

sinh vật là chính thức thành lập các khu bảo tồn.

Có nhiều định nghĩa về các khu bảo tồn, theo IUCN, một khu bảo tồn là: một

vùng đất và/hay biển được thiết kế đặc biệt để bảo vệ và duy trì đa dạng sinh học và

các nguồn tài nguyên thiên nhiên và văn hóa, được quản lý qua luật pháp hay các biện

pháp hữu hiệu khác.

Theo Công ước về Đa dạng sinh học (CBD) thì khu bảo tồn là: một vùng địa lý

xác định, được chỉ định hay kiểm soát và quản lý để đạt được những mục tiêu bảo tồn

cụ thể. Định nghĩa này được thừa nhận bởi 188 nước và rõ ràng là rất có trọng lượng,

tuy nhiên so với định nghĩa của IUCN thì ít có giá trị hơn do không đề cập đến lĩnh

vực văn hóa của các khu bảo tồn.

Còn theo Chương trình con người và sinh quyển của UNESCO thì khu bảo tồn

sinh quyển là: một vùng đất trên cạn, vùng ven biển hay trên biển được công nhận trên

bình diện quốc tế trong việc xúc tiến và biểu hiện mối quan hệ cân bằng giữa con

người và thiên nhiên.

Theo Hiệp định về Bảo tồn thiên nhiên và tài nguyên thiên nhiên Đông Nam Á,

Vườn Quốc gia là: khu vực tự nhiên rộng lớn đủ để các hệ sinh thái tự điều chỉnh và

khu vực này về căn bản chưa bị con người chiếm cứ hay khai thác. (Stuart Chape,

Mark Spalding et al., 2008).

Có thể thành lập các khu bảo tồn theo nhiều cách, song có hai phương thức phổ

biến nhất, đó là thông qua nhà nước (thường ở cấp trung ương, nhưng đôi khi có thể ở

cấp khu vực hay địa phương) và các tổ chức bảo tồn hay cá nhân mua lại các khu đất

đó. Các khu bảo tồn còn được hình thành bởi các cộng đồng truyền thống vì họ muốn

giữ gìn lối sống của họ. Chính phủ ở nhiều nơi đã thừa nhận quyền sở hữu của các

cộng đồng này đối với đất đai.

Một khi vùng đất đã được bảo vệ thì cần phải có những quyết định cho phép con

người được tác động lên đó ở mức độ nào. IUCN (International Union for the

Conservation of Nature and Natural Resources) đã xây dựng một hệ thống phân loại

các khu bảo tồn, trong đó định rõ các mức độ sử dụng từ nhỏ đến lớn. (N. Dudley,

2008).

pdf79 trang | Chuyên mục: Vi Sinh Vật Môi Trường | Chia sẻ: yen2110 | Lượt xem: 416 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt nội dung Giáo trình Bảo tồn đa dạng sinh học (Phần II), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút "TẢI VỀ" ở trên
 và khai thác tuyến đường Trường Sơn cắt qua các khu bảo tồn thiên 
nhiên nói trên chắc chắn sẽ có nhiều tác động bất lợi đối với thiên nhiên và môi 
trường. 
Nước ta là một trong những nước nghèo trên Thế giới, dân số lại đông. Để duy trì 
cuộc sống trước mắt, nhiều người buộc phải khai thác mọi thứ tài nguyên thiên nhiên, 
đồng thời họ đã gây suy thoái môi trường và gây tổn hại cho sự phát triển trong tương 
lai. Vì vậy, để giải quyết vấn đề bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ đa dạng sinh học, cứu các 
loài khỏi nạn diệt vong không phải chỉ là vấn đề nâng cao kỹ thuật và tìm vốn đầu tư 
mà còn phải chú ý đến vấn đề kinh tế xã hội phức tạp, mà chủ yếu là cải thiện mức 
142 
sống của người dân, nhất là những người dân nghèo, và nâng cao nhận thức của họ về 
bảo vệ môi trường, sử dụng hợp lý, bền vững tài nguyên thiên nhiên, kể cả đất và rừng 
mà họ có trách nhiệm bảo vệ và được quyền quyết định về cách sử dụng tốt nhất cho 
cuộc sống của họ, con cháu họ và cả cộng đồng (Võ Quý, Phạm Bình Quyền et al., 
1999). 
6.5.5. Các vấn đề ưu tiên 
Để thực hiện có hiệu quả công tác bảo tồn đa dạng sinh học trong thời gian tới, 
Việt Nam cần thực hiện các vấn đề ưu tiên sau đây: 
1. Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và quản lý đối với các hoạt động cụ thể sau: 
 Giao trách nhiệm cho một cơ quan nhà nước thống nhất về mặt đa dạng 
sinh học trên toàn quốc 
 Thành lập ban chỉ đạo quốc gia và văn phòng Công ước Đa dạng sinh học 
 Xây dựng cơ chế điều phối và quản lý đa dạng sinh học liên ngành 
 Xây dựng cơ chế phân cấp và hổ trợ các địa phương quản lý đa dạng sinh 
học 
2. Hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật nhà nước về Đa dạng sinh học 
 Luật Bảo vệ Đa dạng sinh học và hệ thống các văn bản hướng dẫn thi 
hành luật; 
 Sớm hoàn thiện và ban hành Kế hoạch hành động đa dạng sinh học đến 
năm 2010 và định hướng đến năm 2020; 
 Lồng ghép các nội dung bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học vào các 
quy hoạch, các kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội của các ngành các cấp, 
các vùng và các tỉnh trong cả nước. 
 Xây dựng chính sách tiếp cận nguồn gene và chia sẻ lợi ích; 
3. Nâng cao hiệu quả các biện pháp bảo tồn 
 Nâng cao hiệu quả bảo tồn đa dạng sinh học trên cạn; 
 Tăng cường hệ thống khu bảo tồn biển và đất ngập nước; 
 Chú trọng bảo tồn đa dạng sinh học nông nghiệp; 
 Sử dụng hợp lý và phát triển bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên. 
4. Tích cực phát triển và làm giàu đa dạng sinh học nông nghiệp 
 Tiến hành đánh giá toàn diện đa dạng sinh học nông nghiệp Việt Nam; 
 Mở rộng và nâng cao chất lượng bảo tồn các nguồn gene cây trồng, vật 
nuôi, cây thuốc, cây rừng. Chú trọng bảo tồn các nguồn gene bản địa. 
 Thu thập, lưu giữ và dụng kiến thức bản địa về cây thuốc, trồng trọt, chăn 
nuôi và bảo vệ rừng phục vụ cho bảo tồn và phát triển bền vững. 
 Xây dựng hệ thống đồng bộ các giải pháp bảo tồn và sử dụng bền vững đa 
dạng sinh học nông nghiệp. 
5. Sử dụng hợp lý, tiết kiệm, có hiệu quả tài nguyên sinh vật, không ngừng phát 
triển và nâng cao chất lượng tài nguyên đa dạng sinh học 
143 
 Kiểm soát chặt chẽ việc khai thác tài nguyên rừng, biển và tài nguyên sinh 
vật; 
 Từng bước đẩy lùi, tiến tới loại trừ các hoạt động khai thác trái phép tài 
nguyên sinh vật; 
 Nghiên cứu các loại lâm sản ngoài gỗ và xây dựng các phương thức khai 
thác bền vững các tài nguyên này; 
 Phát triển du lịch sinh thái trên cơ sở nâng cao nhận thức và hiểu biết về 
đa dạng sinh học của các cộng đồng, của khách du lịch và của các cơ quan 
chuyên trách du lịch; 
 Kiếm soát chặt chẽ, quản lý tốt các loài sinh vật lạ di nhập vào Việt Nam; 
 Quản lý an toàn các sinh vật biến đổi gene và các sản phẩm của chúng. 
6. Nghiên cứu và đào tạo 
 Xây dựng chiến lược đào tạo dài hạn cán bộ đa dạng sinh học; 
 Xây dựng và thực hiện chương trình khoa học, điều tra cơ bản các nguồn 
tài nguyên thiên nhiên một cách toàn diện; 
 Xây dựng các chương trình nghiên cứu liên ngành về định lượng và 
lượng; 
7. Tăng cường trách nhiệm và sự tham gia của các cộng đồng vào các hoạt động 
bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học 
 Thực hiện truyền thông quốc gia dài hạn về tầm quan trọng của đa dạng 
sinh học và nội dung của chương trình quốc gia về nâng cao nhận thức đa 
dạng sinh học đã được phê duyệt; 
 Xây dựng và mở rộng các mô hình và quản lý đa dạng sinh học dựa vào 
cộng đồng; 
 Xây dựng cơ chế chia sẻ lợi ích bảo vệ đa dạng sinh học đối với cộng 
đồng; 
 Lồng ghép nguyên tắc sử dụng bền vững, cách sống thân thiện với môi 
trường và quản lý hệ sinh thái vào chương trình học ở các trường phổ 
thông và tập huấn cho giáo viên về các phương pháp truyền thông hiệu 
quả; 
8. Trao đổi thông tin 
 Xây dựng trung tâm cơ sở dữ liệu quốc gia về đa dạng sinh học; 
 Xây dựng cơ chế trao đổi chia sẻ thông tin về đa dạng sinh học giữa các 
cơ sở nghiên cứu và cơ sở quản lý các cấp; 
9. Nâng cao hiệu quả đầu tư 
 Đầu tư mang tính chiến lược hơn nữa cho bảo tồn và phát triển bền vững 
đa dạng sinh học; 
144 
 Chú trọng hơn nữa tới việc hổ trợ nhằm tạo môi trường thuận lợi cho bảo 
tồn đa dạng sinh học được thành công, thông qua cải cách chính sách và 
tăng cường thể chế; 
 Đưa các hổ trợ bảo tồn và phát triển bền vững đa dạng sinh học vào trong 
các lĩnh vực ưu tiên, ví dụ xóa đói giảm nghèo, y tế, và phát triển nông 
thôn; 
10. Mở rộng và tăng cường hợp tác quốc tế và khu vực 
 Tổ chức thực hiện tốt các điều ước quốc tế về đa dạng sinh học 
 Hợp tác chặt chẽ với các nước ASEAN trong công tác bảo tồn và phát 
triển bền vững đa dạng sinh học; 
 Tăng cường hợp tác quốc tế và vận động các cá nhân, tổ chức nước ngoài 
tham gia nghiên cứu và hổ trợ quản lý đa dạng sinh học ở Việt Nam. 
145 
Tóm tắt nội dung chương 6 
Do sự khác biệt lớn về khí hậu từ vùng gần xích đạo tới giáp vùng cận nhiệt đới, 
cùng với sự đa dạng về địa hình đã tạo nên sự đa dạng về thiên nhiên với nhiều kiểu hệ 
sinh thái khác nhau và cũng do đó mà Việt Nam có tính đa dạng sinh học cao về các 
loài động, thực vật và vi sinh vật. 
 Nguồn tài nguyên thiên nhiên này không những là cơ sở vững chắc của sự tồn tại 
của nhân dân Việt Nam thuộc nhiều thế hệ đã qua mà còn là cơ sở cho sự phát triển của 
dân tộc Việt Nam trong những năm sắp tới. 
Mặc dù vậy, có nhiều nguyên nhân làm giảm đa dạng sinh học Việt Nam, trong 
đó phá hủy nơi ở và khai thác quá mức là nghiêm trọng nhất. 
Theo IUCN, Ở Việt Nam, số loài bị đe dọa toàn cầu không chỉ tăng về số lượng 
còn tăng về mức độ đe dọa. Trong Danh sách đỏ của IUCN năm 1996 liệt kê 25 loài 
động vật của Việt Nam ở mức nguy cấp thì đến năm 2004 con số đó đã lên đến 46 loài 
và đến năm 2007 là 47 loài. Sách đỏ Việt Nam 2007 cũng đã liệt kê 882 loài động vật 
và thực vật bị đe dọa ở mức quốc gia. 
Chính phủ Việt Nam đã có nhiều nỗ lực trong việc bảo tồn đa dạng sinh học. 
Hiện nay danh sách các khu bảo tồn ở Việt Nam đã lên đến 164 khu, trong đó có 30 
Vườn Quốc gia, 58 khu dự trữ thiên nhiên, 11 khu bảo tồn loài sinh cảnh và 65 khu 
bảo vệ cảnh quan được phân bố đều trong cả nước với tổng diện tích khoảng 2,5 triệu 
ha chiếm 7,7% diện tích lãnh thổ. 
Ngoài hệ thống khu bảo tồn, đã có một số khu bảo tồn khác được quốc tế công 
nhận. 
Mặc dù đã có những chuyển biến tích cực trong công tác bảo tồn, tuy nhiên hệ 
thống các khu bảo tồn ở Việt Nam vẫn còn tồn tại một số vấn đề. 
Bên cạnh đó, các loại hình bảo tồn chuyển chỗ cũng đã được thành lập, bước đầu 
thu được một số kết quả nhất định. 
Việt Nam đã ký một số công ước liên quan đến bảo vệ đa dạng sinh học như 
Công ước quốc tế về buôn bán các loài động vật hoang dã (CITES), Công ước 
RAMSAR về bảo vệ các vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế,... 
Việt Nam cũng đã phê chuẩn Công ước Đa dạng sinh học (CBD). Để thực hiện 
Công ước này, Việt Nam đã xây dựng kế hoạch hành động Đa dạng sinh học. 
Vẫn còn nhiều khó khăn trong công tác bảo tồn đa dạng sinh học ở Việt Nam. 
146 
Câu hỏi ôn tập chương 6 
1. Đặc điểm chính của đa dạng hệ sinh thái Việt Nam 
2. Đặc điểm chính của đa dạng sinh học loài ở Việt Nam 
3. Giá trị của đa dạng sinh học Việt Nam 
4. Thực trạng suy thoái đa dạng sinh học ở Việt Nam 
5. Các nguyên nhân trực tiếp làm suy thoái đa dạng sinh học ở Việt Nam 
6. Các nguyên nhân sâu xa làm suy thoái đa dạng sinh học ở Việt Nam 
7. Trình bày các hạng mục trong hệ thống rừng đặc dụng Việt Nam. 
8. Những tồn tại của hệ thống các khu bảo tồn ở Việt Nam 
9. Kể tên các khu dự trữ sinh quyển ở Việt Nam 
10. Kể tên các khu di sản thiên nhiên của ASEAN ở Việt Nam 
11. Những khó khăn trong công tác bảo tồn đa dạng sinh học ở Việt Nam 
Tài liệu tham khảo 
1. WCMC (1994). Priorities for Conservation Global Species Richness and Endemism, 
World Conservation Press. 
2. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2010). Báo cáo Môi trường Quốc gia năm 2010 - 
Chương 7. Đa dạng Sinh học, Hà Nội. 
3. Jean Christophe Vie', Craig Hilton-Taylor, et al. (2009). Wildlife in a Changing 
World. An Analysis of the 2008 IUCN Red List of Threatened Species, IUCN, Gland, 
Switzerland. 
4. Phạm Bình Quyền (2001). Đa dạng sinh học, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội. 
5. Stuart Chape, Mark Spalding, et al. (2008). The World's Protected Areas: Status, 
Values and Prospects in the 21 st Century, University of California Press, Berkeley 
USA. 
6. Quốc hội Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2008). Luật Đa dạng Sinh học, 
Nhà xuất bản Hồng Đức. 
7. Dự án PARC (2006). Tóm tắt chính sách: Xây dựng hệ thống khu bản tồn thiên nhiên 
Việt Nam-Những yêu cầu đổi mới chính sách và thể chế, Cục Kiểm Lâm, UNOPS, 
UNDP, IUCN, Hà Nội. 
8. Dự án SPAM (2002). Đề xuất chiến lược quản lý hệ thống khu bảo tồn tại Việt Nam 
2003 - 2010, Cục Kiểm Lâm, Hà Nội. 
9. Hội bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam (2005). Việt Nam Môi trường và 
cuộc sống, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia. 
10. Võ Quý, Phạm Bình Quyền, et al. (1999). Cơ sở sinh học bảo tồn, Nhà xuất bản Khoa 
học - Kỹ thuật, Hà Nội. 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_bao_ton_da_dang_sinh_hoc_phan_ii.pdf
Tài liệu liên quan