Giáo trình Bảo tồn đa dạng sinh học (Phần 1)

Bảo tồn các quần xã sinh vật nguyên vẹn là cách bảo tồn có hiệu quả nhất toàn

bộ tính đa dạng sinh học. Có 3 cách bảo tồn quần xã sinh vật, đó là xây dựng các khu

bảo tồn, thực hiện các biện pháp bên ngoài các khu bảo tồn và phục hồi các quần xã

sinh vật tại các nơi cư trú bị suy thoái.

4.1. Các khu bảo tồn

Một trong những bước đi cơ bản quan trọng nhất trong việc bảo tồn các quần xã

sinh vật là chính thức thành lập các khu bảo tồn.

Có nhiều định nghĩa về các khu bảo tồn, theo IUCN, một khu bảo tồn là: một

vùng đất và/hay biển được thiết kế đặc biệt để bảo vệ và duy trì đa dạng sinh học và

các nguồn tài nguyên thiên nhiên và văn hóa, được quản lý qua luật pháp hay các biện

pháp hữu hiệu khác.

Theo Công ước về Đa dạng sinh học (CBD) thì khu bảo tồn là: một vùng địa lý

xác định, được chỉ định hay kiểm soát và quản lý để đạt được những mục tiêu bảo tồn

cụ thể. Định nghĩa này được thừa nhận bởi 188 nước và rõ ràng là rất có trọng lượng,

tuy nhiên so với định nghĩa của IUCN thì ít có giá trị hơn do không đề cập đến lĩnh

vực văn hóa của các khu bảo tồn.

Còn theo Chương trình con người và sinh quyển của UNESCO thì khu bảo tồn

sinh quyển là: một vùng đất trên cạn, vùng ven biển hay trên biển được công nhận trên

bình diện quốc tế trong việc xúc tiến và biểu hiện mối quan hệ cân bằng giữa con

người và thiên nhiên.

Theo Hiệp định về Bảo tồn thiên nhiên và tài nguyên thiên nhiên Đông Nam Á,

Vườn Quốc gia là: khu vực tự nhiên rộng lớn đủ để các hệ sinh thái tự điều chỉnh và

khu vực này về căn bản chưa bị con người chiếm cứ hay khai thác. (Stuart Chape,

Mark Spalding et al., 2008).

Có thể thành lập các khu bảo tồn theo nhiều cách, song có hai phương thức phổ

biến nhất, đó là thông qua nhà nước (thường ở cấp trung ương, nhưng đôi khi có thể ở

cấp khu vực hay địa phương) và các tổ chức bảo tồn hay cá nhân mua lại các khu đất

đó. Các khu bảo tồn còn được hình thành bởi các cộng đồng truyền thống vì họ muốn

giữ gìn lối sống của họ. Chính phủ ở nhiều nơi đã thừa nhận quyền sở hữu của các

cộng đồng này đối với đất đai.

Một khi vùng đất đã được bảo vệ thì cần phải có những quyết định cho phép con

người được tác động lên đó ở mức độ nào. IUCN (International Union for the

Conservation of Nature and Natural Resources) đã xây dựng một hệ thống phân loại

các khu bảo tồn, trong đó định rõ các mức độ sử dụng từ nhỏ đến lớn. (N. Dudley,

2008).

pdf69 trang | Chuyên mục: Vi Sinh Vật Môi Trường | Chia sẻ: yen2110 | Lượt xem: 218 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt nội dung Giáo trình Bảo tồn đa dạng sinh học (Phần 1), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút "TẢI VỀ" ở trên
 thiết trong sự nghiệp bảo tồn các loài trên Thế giới, song khi 
sử dụng hệ thống phân hạng này cũng gặp một số khó khăn nhất định. 
Ě Trước hết, cần phải nghiên cứu xác định kích thước quần thể và xu hướng 
biến động số lượng mỗi một loài khi đã đã đưa vào danh sách. Những nghiên cứu như 
vậy có thể sẽ rất khó khăn, tốn kém và mất nhiều thời gian. 
64 
Ě Thứ hai là một loài cần được nghiên cứu trên toàn bộ khu phân bố của nó, 
có thể là sẽ kéo theo những khó khăn trong khâu hậu cần. 
Ě Thứ ba, các cấp này hầu hết là không phù hợp với các loài côn trùng nhiệt 
đới, là những loài chưa được hiểu biết nhiều về mặt định loại cũng như đặc tính sinh 
học, sinh thái học song lại đang bị đe dọa do rừng nhiệt đới đang bị triệt phá nghiêm 
trọng. 
Ě Thứ tư là các loài thường bị xếp vào loại bị đe dọa tuyệt chủng kể cả khi 
người ta đã lâu không còn nhìn thấy chúng, với một giả định rằng nếu có một nghiên 
cứu kỹ càng sẽ tìm lại chúng. 
3.7. Bảo tồn loài bằng pháp chế 
3.7.1. Các bộ luật Quốc gia 
Công cụ pháp chế hay luật pháp có thể được áp dụng tại các cấp địa phương, 
quốc gia hay quốc tế để bảo vệ tất cả các khía cạnh của đa dạng sinh học. Nhiều bộ 
luật quốc gia đã nhằm cụ thể vào việc bảo tồn các loài. Tại nước Mỹ, bộ luật cơ bản 
nhằm bảo vệ các loài là luật năm 1973 về Các loài đang có nguy cơ tuyệt chủng. Bộ 
luật này là một hình mẫu cho nhiều quốc gia noi theo tuy rằng việc thực thi nó vẫn còn 
nhiều điều tranh cãi. 
3.7.2. Các thoả thuận Quốc tế 
Việc bảo tồn đa dạng sinh học cần phải được giải quyết ở mọi cấp khác nhau 
trong chính phủ của từng quốc gia và giữa các chính phủ. Trong khi các cơ chế kiểm 
soát chính hiện có chủ yếu là dựa vào từng quốc gia riêng biệt thì các thỏa thuận quốc 
tế đang ngày càng được sử dụng nhiều trong bảo vệ các loài và nơi cư trú. Hợp tác 
quốc tế là một điều kiện tiên quyết vì nhiều lý do khác nhau: 
 Trước hết, các loài thường di chuyển qua các biên giới. Các hoạt động bảo 
tồn chim di cư ở phía Bắc Châu Âu sẽ không thể thành công nếu nơi cư trú qua mùa 
đông của chim tại Châu Phi bị phá hủy. 
 Thứ hai, việc buôn bán quốc tế về các sản phẩm sinh học có thể gây nên 
hậu quả là sự khai thác quá mức các loài nhằm đáp ứng nhu cầu thương mại. Việc 
quản lý và kiểm soát buôn bán đòi hỏi phải cả trên lĩnh vực xuất và nhập khẩu. 
 Thứ ba, những lợi ích của đa dạng sinh học là có tầm quan trọng quốc tế. 
Các quốc gia giàu có thuộc vùng ôn đới được hưởng lợi ích từ tính đa dạng sinh học 
của vùng nhiệt đới cần phải sẵn sàng giúp đỡ các nước nghèo khó hơn nhưng đã tham 
gia thực hiện việc bảo tồn các nguồn đa dạng sinh học đó. 
 Cuối cùng, rất nhiều vấn đề của các loài hay các hệ sinh thái bị đe dọa có 
qui mô toàn cầu nên đòi hỏi sự hợp tác quốc tế để giải quyết. Những mối đe dọa như 
vậy bao gồm đánh bắt thủy sản quá mức, ô nhiễm không khí và mưa acid, ô nhiễm 
sông, hồ và đại dương, biến đổi khí hậu toàn cầu và suy thoái tầng ôzôn. Hiệp ước 
65 
quan trọng nhất trong việc bảo vệ các loài ở qui mô quốc tế là Công ước về buôn bán 
các loài đang có nguy cơ tuyệt chủng (CITES, Convention on International Trade in 
Endangered Species) được ra đời năm 1973 cùng với sự ra đời của Chương trình Môi 
trường Liên Hiệp Quốc (UNDP). Mục đích của công ước là kiểm soát và hạn chế nạn 
buôn bán quốc tế bất hợp pháp các loài động vật, thực vật hoang dã, đảm bảo sự khai 
thác bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên, giảm thiếu các tác động tiêu cực tới sự cân 
bằng đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường và sự phát triển kinh tế - xã hội. 
Công ước này hiện có 120 nước tham gia. Công ước CITES đưa ra một danh sách 
các loài được kiểm soát trong việc buôn bán quốc tế; các quốc gia thành viên đồng ý hạn 
chế buôn bán và khai thác có tính hủy diệt các loài này. 
Phụ lục I của của Công ước liệt kê 675 loài động vật và thực vật bị cấm buôn bán 
hoàn toàn. Còn phụ lục II gồm 3.700 loài động vật và 21.000 loài thực vật có sự kiểm 
soát và giám sát trong việc buôn bán quốc tế. Trong số các loài thực vật có cả các loài 
được tạo thành do nuôi cấy mô như phong lan, xương rồng, dương xỉ, đồng thời ngày 
cũng có nhiều các loài cây lấy gỗ. Trong số các loài động vật, các nhóm được kiểm soát 
chặt chẽ gồm vẹt, các loài có kích thước lớn gồm các loài thuộc họ mèo, cá voi, rùa 
biển, chim ăn thịt, tê giác, gấu, linh trưởng, các loài được bắt về nuôi trong nhà, sở thú, 
thủy cung; các loài được săn bắt để lấy lông, da hay các sản phẩm khác. 
Một hiệp ước quốc tế quan trọng khác là Công ước về bảo vệ các loài động vật 
di cư, ký năm 1979, mà trọng tâm là các loài chim di cư. Công ước này là một phần bổ 
sung quan trọng cho Công ước CITES vì nó đã khuyến khích các nỗ lực quốc tế bảo 
tồn các loài chim di cư xuyên biên giới cũng như đã nhấn mạnh các cách tiếp cận trong 
việc nghiên cứu, quản lý và kiểm soát săn bắn. 
Còn có các thỏa thuận quốc tế khác nhằm bảo vệ các loài sinh vật, đó là: 
Ě Công ước về Bảo tồn các loài sinh vật biển vùng Nam Cực 
Ě Công ước Quốc tế về kiểm soát cá voi 
Ě Công ước Quốc tế về bảo vệ các loài chim và Công ước Benelux về việc 
săn bắn và bảo vệ các loài chim 
Ě Công ước về đánh bắt và bảo vệ sinh vật trong biển Bantic 
Ě Công ước bảo tồn đa dạng sinh học 
Nhược điểm của các hiệp ước quốc tế này là sự tham gia tự nguyện; các quốc gia 
có thể rút lui khỏi công ước để theo đuổi các lợi ích riêng của họ khi cảm thấy các điều 
kiện phải tuân thủ là quá khó khăn. Cần có sự thuyết phục và cả sức ép của quần 
chúng để buộc các quốc gia phải thực hiện các điều khoản của công ước và khởi tố 
những người vi phạm. 
66 
Tóm tắt nội dung chương 3 
Các quần thể nhỏ có nguy tuyệt chủng hơn các quần thể có kích thước lớn. Kích 
thước quần thể tối thiểu của một loài có thể sống được chính là số lượng cá thể cần đủ 
để bảo đảm cho quần thể có khả năng sống sót cao trong tương lai gần. 
Các quần thể nhỏ dễ bị suy giảm nhanh về số lượng và bị tuyệt chủng cục bộ vì 3 
nguyên nhân chính: những vấn đề về mặt di truyền; những dao động về số lượng quần 
thể do những biến động ngẫu nhiên trong t lệ sinh và t lệ chết; và những nhiễu động 
môi trường do những biến đổi về sự bắt mồi, cạnh tranh, dịch bệnh, nguồn thức ăn 
cũng như các rủi ro về thiên tai xảy ra bất thường như cháy, lũ lụt hay hạn hán. 
Quần thể biến thái là tập hợp các quần thể nhỏ (subpopulations) của một loài 
sống biệt lập trong mỗi mảnh nhỏ của nơi cư trú trong một vùng sinh cảnh, tồn tại 
được do sự cân bằng giữa tuyệt chủng cục bộ và phục hồi của các quần thể, nhờ vào sự 
di nhập các cá thể từ một hoặc một vài quần thể này (quần thể gốc – source 
population) tới các quần thể khác (quần thể suy thoái - sink population). 
Để bảo tồn và quản lý một loài hiếm, đang có nguy cơ tuyệt chủng là phải hiểu 
biết đầy đủ về mối quan hệ sinh học của loài đó với môi trường chung quanh và tình 
trạng quần thể của loài đó. Những thông tin như thế thường được gọi là Sinh thái học 
cá thể. 
Qua quan trắc quần thể của một loài có nguy cơ bị đe dọa, có thể biết được hiện 
trạng của loài đó. 
Có thể phục hồi các quần thể mới của các loài quý hiếm nhờ vào việc sử dụng 
các loài nuôi nhốt. Để tái lập quần thể thành công cần lưu tâm đến khía cạnh tổ chức 
và tập tính xã hội của các động vật sau khi chúng được thả ra. Việc tái lập các quần xã 
mới cho các loài thực vật hiếm và có nguy cơ tuyệt diệt có sự khác biệt về cơ bản so với 
những nỗ lực tái lập các quần thể động vật. 
Một số loài có nguy cơ tuyệt chủng ở ngoài thiên nhiên có thể được duy trì ở các 
vườn thú, bể nuôi, vườn thực vật, ngân hàng hạt giống,... cách thức này được gọi là 
bảo tồn chuyển chỗ hay bảo tồn ngoại vi. 
Nhằm nêu bật tình trạng của một loài quí hiếm cho mục đích bảo tồn, IUCN đã 
xây dựng 9 cấp độ bảo tồn. Các cấp độ này có vai trò quan trọng ở cấp quốc gia và 
quốc tế trong việc hướng sự chú ý vào những loài đang được quan tâm đặc biệt và 
trong việc xác định những loài đang bị đe dọa tuyệt chủng cần được bảo vệ. 
Các công cụ pháp chế hay luật pháp có thể được áp dụng tại các cấp địa phương, 
quốc gia hay quốc tế để bảo vệ tất cả các khía cạnh của đa dạng sinh học. Công ước 
CITES đã được ban hành nhằm kiểm soát và quan trắc việc buôn bán quốc tế các loài 
có nguy cơ. 
67 
Câu hỏi ôn tập chương 3 
1. Trình bày các lý do làm cho các quần thể nhỏ dễ bị tuyệt chủng. 
2. Khái niệm về quần thể tối thiểu của một loài có thể sống được. 
3. Vì sao giao phối nội dòng làm cho quần thể dễ bị suy thoái? 
4. Vì sao giao phối xa dễ làm cho quần thể dễ bị suy thoái? 
5. Kích thước quần thể có hiệu quả thường nhỏ hơn kích thước thực tế vì các lý 
do nào? 
6. Một loài tạp giao có số lượng con đực là 15, con cái là 60. Hãy tính kích thước 
quần thể có hiệu quả. 
7. Cơn lốc tuyệt chủng là gì? 
8. Hãy nêu 5 trong số các câu hỏi về sinh thái học cá thể cần làm sáng tỏ khi tiến 
hành thiết kế và thực hiện một cách có hiệu quả chương trình bảo tồn ở mức 
quần thể. 
9. Quần thể biến thái là gì? 
10. Phân tích khả năng tồn tại của quần thể (PVA) là gì? 
11. Các tiếp cận cơ bản để thiết lập quần thể mới là gì? 
12. Vai trò của bảo tồn chuyển chỗ trong công tác bảo tồn là gì? 
13. Hãy nêu lên các hình thức bảo tồn chuyển chỗ. 
14. Vì sao cần phải quan trắc dài hạn loại và các hệ sinh thái? 
15. Nêu tên các cấp độ bảo tồn loài của IUCN. 
16. Các khó khăn khi sử dụng hệ thống các cấp độ bảo tồn của IUCN. 
17. Vì sao cần phải có các thoả thuận quốc tế trong việc bảo tồn loài. 
18. Mục đích của công ước CITES là gì? 
Tài liệu tham khảo 
1. Võ Quý, Phạm Bình Quyền, et al. (1999). Cơ sở sinh học bảo tồn, Nhà xuất bản Khoa 
học - Kỹ thuật, Hà Nội. 
2. IUCN (2001). IUCN Red List Categories and Criteria: Version 3.1. IUCN Species 
Survival Commission., IUCN, Gland, Switzerland and Cambridge, UK. ii + 30 pp. 
3. Jean Christophe Vie', Craig Hilton-Taylor, et al. (2009). Wildlife in a Changing 
World. An Analysis of the 2008 IUCN Red List of Threatened Species, IUCN, Gland, 
Switzerland. 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_bao_ton_da_dang_sinh_hoc.pdf
Tài liệu liên quan