Giáo trình Autocad2007 - Lâm Ngọc Tiến

Chương I: làm quen với autocad 3

I. Giới thiệu chung về autocad. 3

II. Các thao tác cơ bản. 3

III. Cách lệnh về file 5

IV. Các hệ tọa độ trong Autocad. 6

V. Các phương pháp truy bắt điểm. 8

Chương II: các lệnh vẽ cơ bản 9

I. Lệnh vẽ đường thẳng Line (L). 9

II. Lệnh vẽ đường tròn Circle (c) 9

II. Lệnh vẽ cung tròn Arc (A). 10

IV. Lệnh vẽ đường đa tuyến Pline(PL). 11

V. Lệnh vẽ đa giác đều Polygon (POL). 12

VI. Lệnh vẽ hình chữ nhật Rectang (REC). 12

Chú ý: Để vẽ lại hình chữ nhật như bình thường thì ta vào lệnh vừa vẽ và chọn thông số về 0.VII. Lệnh vẽ Ellipse (EL). 13

VII. Lệnh vẽ Ellipse (EL). 14

VIII. Vẽ đường Spline (SPL). 14

IX.Lệnh vẽ điểm Point (PO). 15

CHƯƠNG III. các lệnh chỉnh sửa đối tượng 16

I. Chia đối tượng thành nhiều phần Divide (DIV). 16

II.Lệnh xoá đối tượng Erase (E). 16

III. Lệnh phục hồi đối tượng vừa xoá OOPS 16

IV. Lệnh huỷ bỏ đối tượng vừa thực hiện Undo (U). 16

V. Lệnh tái tạo lại màn hình vẽ hay làm tươi đối tượng Redraw (RE) or viewres 16

VI. Lệnh tạo đối tượng song song với đối tượng cho trước offset (O). 16

VII.Lệnh cắt xén đối tượng Trim (TR). 17

VIII. Lệnh kéo dài đối tượng Extend. 17

IX. Lệnh xén một phần đối tượng giữa 2 điểm chọn Break (BR). 18

X. Lệnh thay đổi chiều dài đối tượng Lengthen (LEN). 18

XI: Lệnh vát mép các cạnh Chamfer (CHA). 19

XII : Lệnh vuốt 2 đối tượng Fillet (F). 20

XIII : Lệnh di chuyển đối tượng Move (M). 20

XIV: Lệnh sao chép đối tượng Copy(CO) 21

XV: Lệnh xoay đối tượng xung quanh một điểm Rotate (RO). 21

XVI: Lệnh thu phóng đối tượng theo tỷ lệ scale(SC). 21

XVII: Lệnh đối xứng qua trục Mirror (MI). 22

XVIII: Lệnh rời và kéo giãn đối tượng Stretch (S). 22

XIX: Lệnh sao chép đối tượng theo dãy Array (-AR hoặc AR) 22

Chương IV: làm việc với layer 24

I. Tạo lớp mới Lệnh Layer (LA). 24

Chương V : làm việc với block 29

I. Lệnh tạo khối block. 29

II. Lệnh chèn block vào bản vẽ. 30

III. Lệnh phá vỡ Block. 30

Chương 6: ghi kích thước và vật liệu 31

I. Tạo các kiểu kích thước. 31

II. Các lệnh ghi kích thước thẳng. 39

III. Các lệnh ghi kích thước hướng tâm 40

IV: Lệnh ghi kích thước khác 41

V: Lệnh hiệu chỉnh kích thước 41

VI: Lệnh ghi dung sai TOLERANCE (TOL). 42

VII: Vẽ ký hiệu vật liệu 42

ChươngVII: nhập và chỉnh sửa văn bản, in bản vẽ 44

I. Trình tự nhập và hiệu chỉnh văn bản 44

II. In bản vẽ 46

 

doc60 trang | Chuyên mục: AutoCAD | Chia sẻ: yen2110 | Lượt xem: 492 | Lượt tải: 2download
Tóm tắt nội dung Giáo trình Autocad2007 - Lâm Ngọc Tiến, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút "TẢI VỀ" ở trên
 nhanh
I. Lệnh laytrans trong AutoCAD 
Khi bạn nhận bản vẽ từ người khác, hay một bản vẽ và nhiều người vẽ hoặc nối các file vào nhau. Layer sẽ rất lộn xộn. Làm sao để đơn giản hoá và tiêu chuẩn hoá layer bản vẽ? Layer trans sẽ là sự lựa chọn tuyệt vời của bạn lúc này. 
Tại dòng lệnh
cmd: laytrans
Trên menu: 
 Trong layer Translator, bạn chỉ định layer trong file hiện hành mà bạn muốn chuyển, rồi layer mà bạn muốn chuyển tới.
Giao diện lệnh laytrans
Translate From
Chỉ định layer sẽ được chuyển trong bản vẽ hiện hành. Bạn có thể chỉ định layer bằng cách chọn layer trong danh sách Translate From hoặc bằng cách sử dụng hỗ trợ lọc chọn.
 Màu sắc phía trước biểu tượng màu của tên layer xác định vị trí ánh xạ hoặc không ánh xạ trong bản vẽ. Một biểu tượng tối xác định rằng layer được ánh xạ, một biểu tượng trắng xác định layer không ánh xạ. Các layer không ánh xạ có thể được xóa khỏi bản vẽ bằng cách phải chuột trong danh sách Translate From và chọn Purge Layers.
Filter Layer
Các layer được chỉ định được chọn trong danh sách Translate From, có thể sử dụng ký tự đại diện (VD: *, ?, #,...) cho tên.
Load
Tải các layer trong danh sách Translate To sử dụng một bản vẽ thường, một bản vẽ mẫu, hoặc một file tiêu chuẩn mà bạn chỉ định. Nếu file được chỉ đỉnh chứa layer mappings, những ánh xạ này sẽ được áp dụng cho layer trong danh sách Translate From và hiện thị tại Layer Translation Mappings.
Bạn có thể tải các layer từ nhiều file. Nếu bạn tải một file chứa layer cùng tên với layer đã được load, layer gốc sẽ được giữ lại, layer trùng sẽ bị bỏ qua. Cũng như vậy khi bạn load một file chứa ánh xạ layer trùng với file layer gốc.
 New
 Định nghĩa một tên layer được hiển thị trong danh sách Translate To để chuyển đổi. Nếu bạn chọn một layer Translate To trước khi chọn New, thuộc tính layer được chọn sẽ được sử dụng như mặc định của layer mới. Bạn không thể tạo một layer mới cùng tên với layer đã có.
 Layer Translation Mappings
Liệt kê mỗi layer được chuyển và thuộc tính của mỗi layer sẽ được chuyển đổi. Bạn có thể chọn các layer trong danh sách này và thay đổi thuộc tính sử dụng phím edit.
 Edit: Mở hộp thoại Edit Layer, để hiệu chỉnh layer bạn cần chuyển. Bạn có thể thay đổi linetype, màu sắc và lineweight của layer. Nếu toàn bộ bản vẽ được chuyển sử dụng plot style, bạn có thể thay đổi plot style cho ánh xạ layer.
 Remove: Loại bỏ ánh xạ chuyển đổi được chọn từ danh sách Layer Translation Mapping.
Save: Lưu ánh xạ chuyển đổi layer hiện hành vào file để sử dụng cho sau này.
 ánh xạ Layer được ghi vào file có định dạng DWG hoặc DWS. Bạn có thể ghi đè vào file có sẵn hoặc tạo một file mới. Layer Translator tạo các layer ánh xạ trong file và chứa bản đồ ánh xạ layer trong mỗi layer. Tất cả các linetype sử dụng bởi các layer cũng được copy vào file.
 Settings: Mở hộp thoại Setting, nơi bạn có thể tùy biến quá trình chuyển đổi layer.
 Translate: Bắt đầu chuyển đổi layer theo bản đồ ánh xạ bạn vừa chọn.
 Nếu bạn chưa lưu bản đồ ánh xạ layer hiện hành, bạn sẽ được nhắc nhở để lưu bản đồ trước khi thực hiện chuyển đổi.
 Bảng setting của laytrans
 Điều khiển quá trình chuyển đổi layer:
Force Object Color to BYLAYER: Xác định mỗi đối tượng được chuyển đổi mày sắc theo layer của chúng hay không. Nếu option này được chọn, mỗi đối tượng mang màu theo layer của chúng. Nếu option này không được chọn, màu của mỗi đối tượng theo màu gốc của chúng.
 Force Object Linetype to BYLAYER: Giống như trên nhưng là Linetype.
Translate Objects in Blocks: Xác định đối tượng nằm trong block có được chuyển đổi hay không. Nếu được chọn, đối tượng nằm trong block sẽ được chuyển và ngược lại.
 Write Transaction Log: Chỉ định có ghi lại kết quả chi tiết trong file log hay không. Nếu option này được chọn, một file log sẽ được tạo trong thư mục chứa bản vẽ chuyển đổi. File log được gán cùng một tên file chuyển đổi. Và ngược lại.
Show Layer Contents When Selected: Xác định các layer để hiển thị trong phần bản vẽ. Nếu option này được chọn, chỉ những layer được chọn trong hộp thoại Layer Translator hiển thị trong bản vẽ. Nếu option này không được chọn, tất cả layer trong bản vẽ sẽ được hiển thị.
II. Lệnh Find:
a. Công dụng: Tìm và thay đổi nhanh các đối tượng được lựa chọn... và thay đổi một số chữ mà trong bản vẽ rất nhiều không thể kích tong file để sửa được.
b. Ra lệnh
- cmd: FIND ¿
- Kích chuột phải lên nền cad và chọn Find
Trên hộp thoại ta chọn Select Objects (Ôvuông có hình con chuột bên phải hộp thoại)
Find text string viết tên trong bản vẽ
Replace with: viết chữ cần thay thế.
Sau đó Kích Replace all.
III. Lệnh Quick Select:
a. Công dụng: Tìm nhanh và lựa chọn những đối tượng mà bạn muốn .
b. Ra lệnh
- Trên Toolbar => Tools => Quick Select 
- cmd: Quick Select
- Kích chuột phải lên nền autocad chọn Quick Select
=> Cũng như lệnh Find trước tiên là "lựa chọn vùng đối tượng" mà ta cần tìm, bằng cách bấm vào "phím vuông nhỏ" bên phải > lựa chọn vùng miền cần tìm đối tượng > nhấn chuột phải để quay lại hộp thoạt Quick Select
=> Tiếp đến, tại ô Object type ta chọn kiểu đối tượng mà cần tìm (ở đây chọn đối tượng là Multiple;cũng có thể tìm với Mtext ; Line ....
=> Tại ô Properties chọn một trong những lựa chọn đưa ra (ví dụ: chọn mầu đối tượng cần tìm, chọn layer cần tìm, chọn chiều dày...v..v)
Chọn Color > để chọn tất cả các đối tượng có Color (mầu sắc) mà mình muốn chọn...
 => Giữ nguyên lựa chọn =Equals
=> Tại ô Value > có thể chọn mầu sắc cho đối tượng cần tìm
 => Bấm OK vậy là ta đã chọn nhanh các đối tượng mà mình muốn (các giá trị khác giữ nguyên, có thể tìm hiểu thêm.)
=> sau khi đã lựa chọn tất cả các đối tượng có mầu sắc ,Bấm CTRL + 1 => để vào Properties => tha hồ chỉnh sửa đối tượng theo ý bạn 
IV. Dấu nháy đơn " ' " 
Dấu nháy đơn " ' " được dùng kèm với các lệnh khác để tạo hiệu quả cao trong khi vẽ. Một số ví dụ cụ thể như sau:
1. Dùng dấu nháy đơn kết hợp với lệnh Cal (máy tính).
ứng dụng: Khi đang muốn Offset một đối tượng đi một khoảng cách mà cần phải tính toán bạn làm như sau. Tại dòng Command gõ O => 'Cal => Expression: gõ công thức ví dụ 2200/3 chẳng hạn; chọn đối tượng cần offset và hướng offset. Kết thúc lệnh đối tượng sẽ được Offset đúng 1 khoảng bằng 2200/3.
2. Dùng dấu nháy đơn kết hợp với lệnh Pan: Khi đang thực hiện một lệnh bất kỳ bạn muốn kích hoạt lệnh pan mà không làm mất lệnh hiện thời bạn gõ " 'Pan " sẽ hiện ra bàn tay, bạn có thể dịch chuyển màn hình tới điểm cần vẽ rồi gõ Enter kết thúc lệnh Pan và thực hiện tiếp lệnh hiện thời.
V. Lệnh Filter.
 Đây là một lệnh rất hay, nó bổ trợ rất nhiều cho chúng ta trong quá trình chỉnh sửa bản vẽ. Nó giúp chúng ta lọc các đối tượng cần chọn một cách nhanh nhất.
 ứng dụng: Đ ây là một lệnh dùng bổ trợ cho các lệnh khác. Ví dụ muốn xóa tất cả các đường kích thước chẳng hạn, quy trình làm như sau:
Command: FI ¿
Trên màn hình hiển thị màn hình Objects selection
Trong mục Select filter ấn vào nút tam giác và chọn Layer (Vì tất cả nét kích thước được vẽ bằng lớp Kich thuoc).
Sau khi chọn layer nhấn trái chuột vào nút Select, hiển thị lên tên tất cả các lớp đã được khai báo trong bản vẽ, kéo con trỏ xuống và ấn trái chuột vào Kich thước, rồi nhấn Ok.
Quay lai cửa sổ Objects selection, bạn ấn trái chuột vào nút Add to list, sẽ thấy dòng Layer = Kich thước ở phía trên (Kết thúc việc chọn đối tượng để lọc).
Tiếp theo đến quá trình lọc đối tượng: ấn trái chuột vào nút Apply ở góc dưới bên phải nó hiện ra một ô vuông còn dưới dòng lệnh hiển thị câu nhắc >>Select Objects = Chọn đối tượng cần chọn vùng lọc đối tượng. Như hình dưới vùng chọn chính là hình chữ nhật màu trắng. Khi đó tất cả đối tượng có được vẽ bằng lớp Kich thuoc sẽ được chọn.
Dưới dòng lệnh vẫn hiển thị Select Objects: Bạn ấn Enter 2 lần liên tiếp thực hiện lệnh xóa tất cả các đối tượng lớp Kich thuoc.
VI . Đặt phím tắt.
Menu Tools\Custumize\Edit Custom Files\Program Parameters (acad.pgp) và sửa các lệnh tắt trong đó rồi save lại. Nên để nguyên các lệnh tắt cũ để thiết lập lại khi cần. Nếu quên lệnh tắt đã tạo ra, muốn gọi lại lệnh cũ chỉ cần gõ dấu "." trước các lệnh tắt mặc định là được. Sau khi save file lại xong, dòng nhắp lệnh bạn gõ lệnh reinit, kích chọn vào PGP file, OK!!! Để thiết lập lại cài đặt. Nếu không làm như thế này, thì chương trình sẽ nhận cài đặt ở lần khởi động sau.
Ví dụ: Đổi lệnh CO thành CC
REC=RR
VII. Một số lệnh khác
- Phục hồi bản cad bị xoá hoặc out giữa chừng.
Mở folder chứa bản đó và đổi tên file *..bak thành *.dwg
-Chức năng khi bạn dùng lệnh filet có bán kính khi nhấn Shift thì cad sẽ hiểu r =0.
-Chức năng khi bạn vẽ line, pline khi nhấn Shift thì nó có tác dụng như khi bạn nhấn F8 (mặc dù ta đã tắt chức năng ortho rồi).
- Khi chọn đối tượng rồi nếu muốn lọc bỏ bớt giữ Shift chọn đối tượng hoặc kéo chửa c\sổ chọn vùng đối tượng.
- TRIM (Enter 2 lần) + Shift = EXTEND và ngược lại
- Shift+Right Click =Hiện danh sách các phương thức truy bắt điểm. 
. Ví dụ: bạn muốn thực hiện lệnh Extend nhưng lỡ tay bấm lệnh Trim 
Cách thực hiện lệnh Extend từ lệnh Trim như thế này: 
Command: t : Đ ánh lệnh Trim (nhưng bạn muốn nxtend)
TRIM
Current settings: Projection=UCS, Edge=None
Select cutting edges ...
Select objects: Specify opposite corner: 1 found (Chính chọn đối tượng là hàng rào cần extend đó.)
Select objects: Enter thôi chọn đối tượng nữa
 Select object to trim or shift-select to extend or [Project/Edge/Undo]: Chọn đối tượng cần Extend (phải nhấn thêm phím Shift)
Select object to trim or shift-select to extend or [Project/Edge/Undo]: Enter xong
bạn muốn thực hiện lệnh Trim nhưng lỡ tay bấm lệnh Extend : ngược lại.
cmd: MA¿ Quét chọn đối tượng.
Vẽ đối tượng nhập toạ độ
Ví dụ: 
- Command: c
CIRCLE Specify center point for circle or [3P/2P/Ttr (tan tan radius)]: from
Base point: : @30,60
( x=30, y=60)
Specify radius of circle or [Diameter]: d
Specify diameter of circle:30
Dựa vào tôi vẽ hình sau.
Dựa vào hệ toạ độ x,y
OK
Hoàn thanh bản vẽ một số lệnh khác.

File đính kèm:

  • docgiao_trinh_autocad2007_lam_ngoc_tien.doc
Tài liệu liên quan