Giải pháp nâng cao chất lượng kiểm toán tại các doanh nghiệp bảo hiểm do kiểm toán nhà nước thực hiện

Trong những năm qua, thị trường bảo hiểm Việt Nam đã khẳng định được vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, góp phần đảm bảo an sinh xã hội, cải thiện môi trường kinh doanh của Việt Nam. Thị trường bảo hiểm ngày càng thể hiện được vai trò, vị trí trong nền kinh tế - xã hội, góp phần thực hiện thành công các giải pháp chủ yếu về chỉ đạo, điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Do vậy, yêu cầu đặt ra là hoạt động của các DNBH cần được kiểm soát tốt để đảm bảo sự phát triển, cũng như tính ổn định của nền kinh tế, chính trị và đời sống xã hội. Hơn nữa, Nhà nước cũng như các chủ thể liên quan có nhu cầu nắm bắt, kiểm soát tình hình quản lý và sử dụng vốn, cũng như khả năng quản lý, điều hành hoạt động của các DNBH. Trong những năm gần đây, các kết quả thanh tra kiểm toán cho thấy công tác quản lý chi bồi thường, chi hoa hồng và hỗ trợ đại lý tại các DNBH có nhiều vấn đề; nhiều trường hợp chi trả bồi thường không đúng đối tượng hoặc đã được loại trừ nhưng vẫn chi trả. Điều này đặt ra yêu cầu kiểm soát hoạt động các DNBH, tình hình tuân thủ các quy định, chính sách của Chính phủ, Bộ Tài chính tại các DNBH trong quá trình hoạt động. Chính vì vậy, việc đưa ra các giải pháp nâng cao chất lượng kiểm toán tại các DNBH trở thành nhiệm vụ, mục tiêu của KTNN trong quá trình thực hiện kiểm toán, việc này có vai trò quan trọng, chi phối tới chất lượng và hiệu quả chung của cuộc kiểm toán.

pdf13 trang | Chuyên mục: Tài Chính Doanh Nghiệp | Chia sẻ: yen2110 | Lượt xem: 434 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt nội dung Giải pháp nâng cao chất lượng kiểm toán tại các doanh nghiệp bảo hiểm do kiểm toán nhà nước thực hiện, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút "TẢI VỀ" ở trên
quy 
chuẩn, khung tiêu chuẩn áp dụng cho dự án; địa 
điểm xây dựng; thời gian khởi công, hoàn thành dự 
án đầu tư theo kế hoạch và thực tế; cấp phê duyệt 
chủ trương đầu tư; chủ đầu tư, đại diện chủ đầu tư; 
cơ quan lập, cơ quan thẩm tra, cơ quan thẩm định, 
cơ quan phê duyệt dự án; tổng mức đầu tư (tổng số 
và chi tiết, số lần điều chỉnh, nội dung và nguyên 
nhân từng lần điều chỉnh (nếu có)); nguồn vốn đầu 
tư được duyệt (ngân sách trung ương, ngân sách 
địa phương, nguồn vốn vay, nguồn vốn nhà nước 
ngoài ngân sách, vốn khác...); giá trị dự toán của 
các hạng mục/gói thầu chưa được lập, thẩm định, 
phê duyệt (trong đó nêu các nguyên nhân chính 
chưa thực hiện); hình thức quản lý dự án; hình thức 
lựa chọn nhà thầu; hình thức hợp đồng; hiệp định 
vay vốn, thông tin về ngôn ngữ đang sử dụng của 
dự án đối với dự án có yếu tố nước ngoài; các thay 
đổi, phát sinh trong quá trình thực hiện dự án có 
ảnh hưởng lớn đến dự án; (thay đổi về chính sách 
của Nhà nước; thay đổi về hình thức quản lý dự án, 
thay đổi chủ đầu tư, thay đổi nguồn vốn...); những 
thuận lợi và khó khăn trong quá trình thực hiện dự 
án; hệ thống văn bản pháp lý liên quan trong quá 
trình quản lý và thực hiện dự án; các cơ chế, chính 
sách đặc thù của Nhà nước áp dụng cho dự án.
- Khảo sát, thu thập thông tin cơ bản về hệ 
thống KSNB (môi trường kiểm soát nội bộ; tổ chức 
hệ thống kiểm soát nội bộ; hoạt động kiểm soát và 
các thủ tục kiểm soát; việc thực hiện các quy chế 
quản lý; công tác kế toán) và tình hình thanh tra, 
kiểm tra, kiểm toán (các vấn đề cần lưu ý tại các 
cuộc thanh tra, kiểm tra, kiểm toán).
- Đánh giá hệ thống KSNB và thông tin đã thu 
thập (tính đầy đủ và hiệu lực của bộ máy kiểm soát 
nội bộ; tính đầy đủ và hiệu lực của những quy trình 
KSNB: trong đó chú ý đến các quy định pháp lý đặc 
thù có ảnh hưởng lớn tới hoạt động của đơn vị và 
sự phù hợp của hệ thống KSNB; đánh giá sự tuân 
thủ pháp luật và các quy định có liên quan; những 
hạn chế của hệ thống KSNB; những khó khăn, 
thuận lợi; nguyên nhân khách quan, chủ quan có 
liên quan đến dự án; tình hình thay đổi nhân sự 
quản lý dự án...).
Từ thủ tục đánh giá hệ thống KSNB thực hiện để 
xác định và đánh giá rủi ro kiểm toán: Rủi ro tiềm 
tàng (Những khối lượng xây dựng của bộ phận, 
TÖØ LYÙ LUAÄN ÑEÁN THÖÏC TIEÃN
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN46 Số 134 - tháng 12/2018
hạng mục công trình dễ xảy ra gian lận, sai sót về: 
khối lượng, hạng mục ngầm, bị che khuất...; các 
đơn giá phát sinh trong thời điểm có sự thay đổi về 
chế độ, chính sách của Nhà nước; các đơn giá đặc 
thù; việc sử dụng định mức không có trong công bố 
của các cơ quan có thẩm quyền...; ảnh hưởng của 
môi trường; các dự án có công nghệ, thiết bị đặc 
chủng; các dự án có tỷ lệ chi phí thiết bị lớn trong 
tổng mức đầu tư...; giá cả và chất lượng các vật tư, 
vật liệu, thiết bị nhập khẩu...; các cơ chế đặc thù áp 
dụng cho dự án...; những nội dung phát sinh; vấn 
đề điều chỉnh giá và điều chỉnh hợp đồng; vấn đề 
trượt giá liên quan đến nhiều loại đồng tiền; vấn đề 
trượt giá do chậm tiến độ...); rủi ro kiểm soát; mô 
hình và cơ chế hoạt động của các Ban QLDA còn 
nhiều bất cập; trình độ năng lực của Ban QLDA 
hạn chế; năng lực của các đơn vị tư vấn tham gia 
thực hiện dự án chưa cao; những nội dung liên 
quan đến thay đổi chính sách; những tồn tại được 
chỉ ra từ những cuộc kiểm toán, thanh tra, kiểm 
tra trước đó chưa được khắc phục (nếu có); những 
sai sót trong chiến lược, quy hoạch, trong quản lý 
dẫn tới các yếu kém đã được xác định như đầu tư 
chưa phù hợp, chậm tiến độ...; những ảnh hưởng, 
tác động về môi trường do dự án gây ra; trùng lắp 
hoặc chồng chéo trong điều hành...
- Xác định trọng yếu kiểm toán, trọng tâm kiểm 
toán (dựa trên kết quả phân tích, đánh giá thông 
tin về đơn vị được kiểm toán, kết quả đánh giá 
rủi ro; căn cứ vào hướng dẫn nội dung, mục tiêu, 
trọng tâm kiểm toán hàng năm của Kiểm toán nhà 
nước để xác định trọng tâm kiểm toán làm cơ sở 
xây dựng Kế hoạch kiểm toán tổng quát. Trọng tâm 
kiểm toán dự án đầu tư được xác định theo từng 
nội dung kiểm toán và lựa chọn trong các nội dung 
kiểm toán).
- Lập Kế hoạch kiểm toán tổng quát bao gồm 
các nội dung cơ bản sau: Mục tiêu của cuộc kiểm; 
yêu cầu và tính chất của cuộc kiểm toán; kết quả 
khảo sát, xác định trọng tâm và rủi ro kiểm toán 
để xác định mục tiêu cụ thể của cuộc kiểm toán; 
nội dung kiểm toán, trong đó đánh giá tính kinh 
tế, hiệu lực và hiệu quả trong quản lý và thực hiện 
Chương trình là việc quan trọng, để đánh giá cần 
xác định tiêu chí kiểm toán. Tiêu chí kiểm toán 
được xác định cho từng cuộc kiểm toán phù hợp 
với mục đích, nội dung của cuộc kiểm toán, phù 
hợp với các dạng công việc là kiểm tra xác nhận 
hoặc kiểm tra đánh giá đối với từng loại hình kiểm 
toán: đối với kiểm toán tài chính, kiểm toán tuân 
thủ và kiểm toán hoạt động.
Tùy từng dự án cụ thể mà kiểm toán có thể đánh 
giá một, hai hoặc cả ba nội dung tính kinh tế, hiệu 
lực, hiệu quả của dự án đầu tư. Thông thường đối 
với dự án đầu tư cấp nước để đánh giá hiệu lực, 
hiệu quả cần dựa trên một số tiêu chí nhất định, 
trong đó đặc biệt chú trọng đánh giá các khâu, các 
nội dung, hay các gói thầu mang tính trọng yếu. 
Thứ hai, giai đoạn thực hiện kiểm toán 
Đây là giai đoạn các kiểm toán viên thực hiện 
các thủ tục kiểm toán để thu thập bằng chứng kiểm 
toán. Để đảm bảo đúng quy trình kiểm toán và đạt 
chất lượng cao cần đòi hỏi kinh nghiệm của kiểm 
toán viên, cụ thể như: 
* Kiểm toán việc tuân thủ pháp luật, chế độ 
quản lý đầu tư và xây dựng công trình (Kiểm toán 
công tác lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư; 
kiểm toán công tác thực hiện dự án đầu tư; kiểm 
toán công tác quản lý chất lượng công trình; kiểm 
toán công tác quản lý tiến độ; kiểm toán công tác 
nghiệm thu, quyết toán, đưa công trình vào khai 
thác, sử dụng; kiểm toán nguồn vốn và chi phí đầu 
tư đầu tư...); 
* Kiểm toán đánh giá tính kinh tế, hiệu lực và 
hiệu quả của dự án. Trên cơ sở các tiêu chí kiểm 
toán được nêu tại KHKT tổng quát được phê duyệt, 
khi đánh giá dự án cần tập trung một số vấn đề cơ 
bản sau:
- Tính kinh tế: Đánh giá việc thực hiện dự án có 
đảm bảo tiết kiệm hay lãng phí; mức độ tiết kiệm 
hoặc lãng phí trong từng nội dung và toàn dự án.
+ Số tiền lãng phí do đầu tư xây dựng công trình 
không phù hợp với quy hoạch; quy mô, cấp công 
trình và xác định nhu cầu chưa chính xác;
+ Chi phí đầu tư tăng lên không hợp lý do tổng 
mức đầu tư được lập không phù hợp với quy định, 
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN 47Số 134 - tháng 12/2018
phương án sử dụng vật liệu xây dựng không hợp lý, 
giải pháp công nghệ không phù hợp;
+ Chi phí đầu tư tăng lên không hợp lý do sai 
sót trong công tác khảo sát (địa hình, địa chất, thủy 
văn...) giai đoạn lập dự án và giai đoạn thực hiện 
dự án;
+ Chi phí tăng do thời gian lập và phê duyệt dự 
án kéo dài;
+ Chi phí tăng không hợp lý do phương án giải 
phóng mặt bằng, tái định cư không phù hợp;
+ Chi phí tăng không hợp lý do quy mô, tiêu 
chuẩn, giải pháp, phương án sử dụng vật liệu, nội 
dung thiết kế (kiến trúc, kết cấu, hạ tầng...) không 
phù hợp với thiết kế cơ sở của dự án đầu tư đã được 
phê duyệt;
+ Chi phí tăng không hợp lý do sai sót trong 
công tác lập, thẩm định và phê duyệt dự toán;
+ Chi phí tăng không hợp lý do sai sót giá gói 
thầu, công tác chấm thầu ảnh hưởng đến kết quả 
trúng thầu trong công tác lựa chọn nhà thầu;
+ Chi phí tăng không hợp lý do sai sót trong 
công tác thương thảo, ký hợp đồng;
+ Chi phí tăng không hợp lý do sai sót trong 
công tác quản lý thực hiện hợp đồng về tiến độ, 
chất lượng công trình;
+ Chi phí tăng do sai sót trong công tác nghiệm 
thu, thanh toán, quyết toán khối lượng hoàn thành.
- Tính hiệu lực: Đánh giá mức độ đạt được của 
các mục tiêu đã định và kết quả dự kiến của dự án.
Mức độ đạt được của từng mục tiêu cụ thể của 
dự án, công trình qua so sánh các mục tiêu thực 
tế đạt được của dự án (chi phí, chất lượng, thời 
gian thực hiện dự án; về công năng, công suất của 
dự án).
- Tính hiệu quả: Đánh giá kết quả đầu ra so với 
chi phí đã đầu tư hoặc mức độ sử dụng kinh phí 
đầu tư so với kết quả đầu ra cho trước; đánh giá 
hiệu quả xã hội của dự án.
+ Thông qua số liệu thống kê về mức độ tăng 
trưởng về kinh tế, xã hội đạt được sau khi đầu tư 
dự án để đánh giá về mức độ ảnh hưởng của dự án 
mang lại cho vùng dự án cải thiện môi trường ;
+ Chi phí đầu tư lãng phí do công trình hoàn 
thành không phát huy được công năng sử dụng 
như thiết kế;
+ Dự án chậm tiến độ dẫn đến chậm bàn giao 
đưa vào khai thác sử dụng;
+ Ảnh hưởng đến môi trường, cuộc sống của 
cộng đồng dân cư khu vực có dự án;
Hiện nay, môi trường XDCB nói chung đang 
dần được hoàn thiện kể cả các đơn vị tham gia và 
các văn bản, chính sách chế độ, do đó đòi hỏi công 
tác kiểm toán dự án đầu tư nói chung và dự án cấp 
nước nói riêng ngày càng phải hoàn thiện và các 
kiểm toán viên phải có kinh nghiệm để đáp ứng với 
yêu cầu đặt ra.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Chuẩn mực Kiểm toán của INTOSAI; 
2. Hệ thống Chuẩn mực Kiểm toán nhà nước 
ban hành kèm theo Quyết định số 02/2016/
QĐ-KTNN ngày 15/7/2016 của Tổng 
Kiểm toán nhà nước (CMKTNN 300 - Các 
nguyên tắc cơ bản của kiểm toán hoạt động; 
CMKTNN 3000 - Hướng dẫn kiểm toán 
hoạt động);
3. Quy trình kiểm toán hoạt động của Kiểm 
toán nhà nước ban hành kèm theo 
Quyết định số 07/2017/QĐ-KTNN ngày 
20/6/2017 của Tổng Kiểm toán nhà nước;
4. Quy trình kiểm toán Chương trình mục 
tiêu quốc gia của Kiểm toán nhà nước ban 
hành kèm theo Quyết định số 05/2017/
QĐ-KTNN ngày 04/4/2017 của Tổng Kiểm 
toán nhà nước;
5. Báo cáo kiểm toán đã phát hành của Chương 
trình Nước sạch và vệ sinh môi trường nông 
thôn từ các năm 2012 đến năm2017;
6. Các bài báo viết về nội dung đánh giá tính 
kinh tế, hiệu lực hiệu quả của Chương trình 
mục tiêu quốc gia, dự án đầu tư trên tạp chí 
khoa học; trên Internet...

File đính kèm:

  • pdfgiai_phap_nang_cao_chat_luong_kiem_toan_tai_cac_doanh_nghiep.pdf
Tài liệu liên quan