Đổi mới phương pháp dạy học Lịch sử (Phần 2)
1. Đặt vấn đề
Dạy học Lịch sử ở trường phổ thông hướng đến 3 mục tiêu: kiến
thức, kỹ năng, thái độ. Luyện tập thực hành đảm bảo cho các mục tiêu
kiến thức và kỹ năng. Như vậy, thực hành và luyện tập trong dạy học
Lịch sử luôn cần thiết cho HS và GV, bất kể dạy học theo chương trình,
SGK nào.
Qua dự giờ, dạy bồi dưỡng, trao đổi với GV THPT ở TP. Hồ Chí
Minh và một số tỉnh Nam Bộ, Nam Trung Bộ trong thời gian gần đây,
chúng tôi thấy bên cạnh những giờ dạy tốt, ở nhiều tiết giảng, nội dung
dạy học của không ít GV còn chung chung, thiếu chiều sâu và độ hấp
dẫn. Trong khi HS vẫn dùng cách học “thuộc bài” là chính. Nguyên
nhân có nhiều, nhưng một nguyên nhân quan trọng dẫn đến tình trạng
này không phải do thiếu lý luận mà là chưa đủ mức độ thực hành. Bài
viết này chỉ đề cập đôi nét về sự cần thiết phải đẩy mạnh hơn nữa khâu
thực hành và luyện tập (practice and drills) đối với GV trong dạy học
Lịch sử ở trường phổ thông.
, không cần thiết, không quan trọng. Việc ghi bài và học bài ở nhà được thực hiện một các cẩu thả, chống đối với GV. Kết quả điều tra từ phía HS như sau: Mức độ hứng thú với môn học Lịch sử không cao: VNn đD tU hc môn Lch s caa hc sinh 7 tr 2ng trung hc 251 Rất thích Bình thường Không thích 210 ( HS) 16 120 74 100% 7,61% 57,14% 35,25% Mức độ tự học Lịch sử của HS thấp: Thường xuyên Thỉnh thoảng Không bao giờ 210 ( HS) 19 116 75 100% 9,05% 55,24% 35,71% Trong đó, lý do HS tự học Lịch sử lại không xuất phát từ niềm yêu thích môn học này mà đa phần là do yêu cầu phải trả bài trên lớp. Như vậy, qua kết quả điều tra có thể thấy, hầu hết các HS chưa có sự quan tâm đúng mực với môn Lịch sử, các em còn xem nhẹ, coi đây là môn học phụ không cần học, học chỉ để cho có đủ điểm, không cần đọng lại điều gì trong đầu. Điều này thể hiện rõ ràng nhất trong quá trình học cũng như làm các bài tập về nhà môn Lịch sử. Các em thường học với một thái độ thiếu tập trung và hăng hái, làm bài về nhà hời hợt, chống đối, có khi còn không làm bài tập về nhà. Chính “thói quen” này gây nên những khó khăn, thách thức nhất định trong việc hình thành năng lực tự học môn Lịch sử của các em. – Khi điều tra mức độ hiểu biết về tự học môn Lịch sử, kết quả cho thấy như sau: 50,25% HS cho rằng tự học Lịch sử là học ngoài giờ lên lớp. 52,07% HS đồng tình với ý kiến tự học Lịch sử là hỏi thầy khi không hiểu bài. 70,1% HS cho rằng: tự học Lịch sử là tự HS đọc SGK, sách bài tập để hiểu và chuẩn bị bài. 61,57% HS đồng tình với ý: tự học Lịch sử là tự HS tìm ra phương hướng hiểu bài dưới sự hướng dẫn của GV. 60% HS cho rằng: tự học Lịch sử là tự HS đọc thêm sách mà phụ huynh mua. ThS. Đoàn Nguy>t Linh 252 80,1% HS cho rằng: tự học Lịch sử là tự HS thực hiện các bài tập, các yêu cầu của GV ở nhà. 51,11% HS cho rằng: tự học Lịch sử là học trong hành động (leaning by doing) và HS là người chủ động dành lấy kiến thức. Như vậy, từ kết quả điều tra, nhận thấy rằng: HS đa phần bước đầu đã hình thành cho mình khái niệm tự học môn Lịch sử. Tuy nhiên, một phần lớn các em (80,1%) cho rằng: tự học môn Lịch sử là tự HS thực hiện các bài tập, các yêu cầu của GV ở nhà. Các em chưa thực sự chủ động tìm tòi, mở rộng kiến thức mà còn phụ thuộc vào GV, các em có những định hình ban đầu về khái niệm tự học Lịch sử nhưng lại không thực hiện nó hoặc thực hiện một cách chưa hiệu quả. Đồng thời khi được hỏi về cách nhìn nhận của HS về ý nghĩa tích cực của việc tự học môn Lịch sử thì trên 90% cho rằng tự học Lịch sử là rất có ý nghĩa. Điều đó thể hiện những mong muốn cũng như những thay đổi trong nhận thức, suy nghĩ của HS với môn học. Đây là dấu hiệu đáng, mừng tạo điều kiện thuận lợi trong việc xây dựng thói quen tự học môn Lịch sử cho HS. Từ thực trạng trên chúng tôi cho rằng, xuất phát một phần là do các em không có một phương hướng rõ ràng trong quá trình tự học môn Lịch sử nên đã dẫn tới tình trạng chán nản khi không đạt được mục đích. Đồng thời, với đặc thù của môn Lịch sử là chứa đựng rât nhiều sự kiện, hiện tượng dẫn tới khó khăn cho các em trong việc ghi nhớ các sự kiện. Cũng nhiều ý kiến cho rằng các em không có thời gian để tự học vì phải dành thời gian cho rất nhiều môn khác, đặc biệt là các môn khối tự nhiên. Điều này chứng tỏ vị trí môn Lịch sử trong trường THPT vẫn còn bị xem nhẹ. Chính vì vậy, chúng ta cần thay đổi quan niệm này trong cách suy nghĩ của HS thông qua việc cải tiến và áp dụng các phương pháp dạy học mới, chương trình phù hợp nhằm nâng cao năng lực tự học môn Lịch sử cho HS. Bên cạnh đó, để điều khiển quá trình tự học sao cho có hiệu quả nhất thì việc kiểm tra đánh giá của GV đòi hỏi phải thật khéo léo, đa dạng, góp phần tích cực làm chuyển biến quá trình tự học của HS.Tuy vậy, trong thực tế dạy học hiện nay, việc áp dụng các phương pháp dạy học hướng dẫn HS tự học của GV ở tất cả các môn học nói chung và VNn đD tU hc môn Lch s caa hc sinh 7 tr 2ng trung hc 253 môn Lịch sử nói riêng còn gặp rất nhiều lúng túng và khó khăn. Cách học của HS vẫn đơn giản là cố gắng hoàn thành hết số bài tập GV giao về nhà, và học thuộc trong vở ghi. Đối với GV thì chỉ quen thuộc với cách kiểm tra bài cũ đầu giờ cốt sao cho đủ số lần điểm miệng. Việc kiểm tra định kỳ chỉ đơn giản là thực hiện theo phân phối chương trình, trước khi kiểm tra sẽ giới hạn cho HS một phần kiến thức. Đa số GV thường quan niệm kiến thức là mục đích của quá trình dạy học nên chỉ quan tâm đến phương pháp truyền thụ kiến thức của bài đúng với nội dung SGK. Một số GV vẫn áp dụng lối dạy học "truyền thống" chủ yếu thuyết trình, giải thích, minh hoạ tái hiện, liệt kê kiến thức theo SGK là chính, ít sử dụng câu hỏi tìm tòi, tình huống có vấn đề hay bài tập nhận thức coi nhẹ rèn luyện thao tác tư duy, ít tổ chức cho HS nghiên cứu thảo luận trên cơ sở đó tự chiếm lĩnh nội dung kiến thức. Hay nói cách khác không hướng dẫn được cho HS phương pháp tự học môn Lịch sử. Mặt khác, phương pháp dạy học phổ biến hiện nay vẫn theo"lối mòn", GV truyền đạt kiến thức, HS thụ động lĩnh hội tri thức. Thậm chí có GV còn đọc hay ghi phần lớn nội dung lên bảng cho HS chép nội dung SGK. Việc sử dụng các phương tiện dạy học: phiếu học tập, tranh ảnh, băng hình, chỉ dùng khi thi GV giỏi hay có đoàn thanh tra, kiểm tra đến dự, còn các tiết học thông thường hầu như “dạy chay”. Do việc truyền đạt kiến thức của GV theo lối thụ động nên rèn luyện kỹ năng tự học cũng như việc hướng dẫn tự học của GV cho HS không được chú ý. 3. Xuất phát từ cơ sở thực tiễn và cơ sở khoa học của vấn đề năng lực tự học, có thể khẳng định năng lực tự học là cốt lõi dẫn đến sự thành công trong quá trình học tập của mỗi cá nhân. Năng lực tự học phụ thuộc rất lớn vào ý thức của mỗi cá nhân, song nếu chỉ có ý thức tự giác đó thì không thể tạo nên hiệu quả trong quá trình học tập. Ý thức đó phải đi liền với phương pháp học tập khoa học, phù hợp với các điều kiện khách quan và chủ quan mới tạo nên hiệu quả. Đặc biệt đối với môn Lịch sử – môn học đóng vai trò rất quan trọng trong việc giáo dục tri thức và nhân cách cho HS. Chính vì vậy, việc rèn luyện năng lực tự học môn Lịch sử cho HS ở trường THPT là một nhân tố quan trọng ThS. Đoàn Nguy>t Linh 254 nhằm nâng cao cất lượng dạy và học môn Lịch sử ở các trường THPT hiện nay. Trong phạm vi bài báo cáo này, chúng tôi xin mạnh dạn đưa ra một số đề xuất nhằm rèn luyện cho HS năng lực tự học môn Lịch sử ở trường THPT hiện nay: Thứ nhất, hướng dẫn HS tự làm việc với SGK. Một trong những công cụ không thể thiếu để phục vụ cho tự học môn Lịch sử đó là SGK. Đây là tài liệu có một vị trí đáng kể trong việc nắm vững kiến thức nói chung và phát huy tính tích cực hoạt động trí tuệ của HS. Thứ hai, hướng dẫn, tổ chức cho HS thu thập, chọn lọc, sắp xếp tư liệu Lịch sử. Có thể thực hiện công việc này dưới dạng những bộ sưu tập tùy theo chủ đề hoặc theo chương, bài trong chương trình của bộ môn Lịch sử. Thứ ba, hướng dẫn HS tranh luận và đề xuất thắc mắc trong giờ học trên lớp, hình thành cho HS thói quen tranh luận, đặt câu hỏi trong giờ học. Trước tiên, GV phải tạo ra được những tình huống học tập, đó là các câu hỏi có vấn đề hay các bài tập nhận thức. Ví dụ: Bài 17: Quá trình hình thành và phát triển của nhà nước phong kiến (Từ thế kỷ X đến thế kỷ XV), ở mục II.2. Luật pháp và quân đội, nhằm giúp HS hiểu sâu kiến thức, rèn luyện năng lực tự học cho HS, sau khi học xong bài học, GV yêu cầu HS giải bài tập sau: Luật Hồng Đức có quy định: Đào trộm đê đập làm thiệt hại lúa má thì xử tội đồ, lưu, bắt đền tổn hại. Mục đích trước mắt và sâu xa của điều luật trên là gì? Hãy giải thích câu trả lời của em. Yêu cầu đối với HS về mặt nội dung và phương pháp khi giải bài tập này: Vận dụng kiến thức đã biết về vai trò của đê đập, vai trò của nông nghiệp, vai trò của luật pháp, đối chiếu với tư liệu mà bài tập cung cấp để tìm ra câu trả lời. Đê đập có vai trò quan trọng trong việc ổn định nguồn nước. Giữ được đê đập là góp phần đảm bảo năng suất nông nghiệp. Như vậy, trước mắt, nhà nước muốn thông qua việc bảo vệ đê đập để bảo vệ sản xuất nông nghiệp, ổn định kinh tế. Mất mùa có thể ảnh hưởng đến việc nộp tô thuế, gây mất ổn định xã hội. Luật có vai trò bảo vệ quyền lợi của giai cấp, ổn định xã hội. Cho nên, ngoài mục đích VNn đD tU hc môn Lch s caa hc sinh 7 tr 2ng trung hc 255 bảo vệ sản xuất nông nghiệp, sâu xa hơn, điều luật trên còn góp phần bảo vệ quyền lợi của giai cấp thống trị, ổn định trật tự xã hội. Thứ tư, hướng dẫn, tổ chức cho HS thuyết trình trong giờ học. Việc vận dụng kiến thức Lịch sử để thuyết trình giải quyết một vấn đề là không dễ đối với một HS. Kỹ năng vận dụng kiến thức để thuyết minh sâu sắc và trọn vẹn là một kỹ năng rất quan trọng và cần thiết đối với rèn luyện năng lực tự học Lịch sử. Thứ năm, hướng dẫn HS tập viết những bài tập ngắn, những thu hoạch nhỏ về kiến thức Lịch sử mà các em thu được sau bài học. Đây là những đề xuất chúng tôi cho rằng GV có thể áp dụng vào thực tiễn dạy học Lịch sử hiện nay ở trường phổ thông, mang tính khả thi cao nhằm nâng cao chất lượng dạy học bộ môn nói chung và rèn luyện năng lực tự học môn Lịch sử cho HS nói riêng ở nhà trường THPT. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Thị Côi (2008), Các con đường biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học Lịch sử ở trường phổ thông, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội. 2. Trần Bá Hoành (2007), Đổi mới phương pháp dạy học, chương trình và SGK, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội. 3. Phan Ngọc Liên (Chủ biên) (2004), Đổi mới phương pháp dạy học Lịch sử ở trường phổ thông, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội. 4. Phan Ngọc Liên, Trịnh Đình Tùng (1999), Phát huy tính tích cực của HS trong dạy học Lịch sử ở trường THCS, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 5. Phan Ngọc Liên (Chủ biên) (2009), Phương pháp dạy học Lịch sử, tập 1, 2, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
File đính kèm:
- doi_moi_phuong_phap_day_hoc_lich_su.pdf