Đổi mới đào tạo kế toán - kiểm toán ở các trường cao đẳng, đại học trên địa bàn thành phố Hải Phòng nhằm đáp ứng yêu cầu của người sử dụng lao động
TÓM TẮT
Mục đích của nghiên cứu nhằm tìm hiểu thực trạng đào tạo kế toán - kiểm toán tại các
trường cao đẳng, đại học trên địa bàn Hải Phòng trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế mạnh
mẽ đang diễn ra ở Việt Nam. Trên cơ sở đó có các đánh giá và phương hướng đổi mới chương
trình, nội dung và cách thức đào tạo kế toán, kiểm toán nhằm đáp ứng yêu cầu của người sử
dụng lao động.
Tóm tắt nội dung Đổi mới đào tạo kế toán - kiểm toán ở các trường cao đẳng, đại học trên địa bàn thành phố Hải Phòng nhằm đáp ứng yêu cầu của người sử dụng lao động, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút "TẢI VỀ" ở trên
yếu giảng viên vẫn đào tạo theo cách truyền thống là đọc - chép, xa rời thực tế, dẫn đến sinh viên ra trường chậm làm quen với công việc kế toán, kiểm toán. Sinh viên vẫn chưa có điều kiện được thực hành nhiều trong thực tiễn các hoạt động kế toán, kiểm toán, chỉ có một số rất ít sinh viên được tham gia thực tập tại một số công ty kiểm toán. Cũng chính cách thức đào tạo này đã khiến sinh viên thụ động trong việc tự nghiên cứu, trang bị kiến thức, dẫn tới việc 29 TẠP CHÍ KHOA HỌC, Số 26, tháng 1/2018 nhà quản lý đánh giá sinh viên tốt nghiệp ở Hải Phòng thường thiếu năng động, thiếu chuyên nghiệp. Mặc dù sinh viên được khảo sát đều đánh giá chương trình đào tạo đảm bảo việc phân bổ giờ lý thuyết – thực hành (giá trị mean của biến CTDT4 lần lượt là N1= 4.0635; N2= 3.9864). Nguyên nhân là do cơ sở vật chất và kinh phí của các trường trong khu vực thường quá thiếu (giá trị mean biến CS2 chủ yếu ở mức thấp và rất thấp), mới chỉ có trường ĐH Hải Phòng đang trong giai đoạn triển khai xây dựng và đưa vào sử dụng phòng kế toán ảo. Do đó việc thực hành của sinh viên trong quá trình đào tạo không cao, kỹ năng sử dụng phần mềm kế toán, máy tính và các phương tiện quản lý khác còn yếu, kỹ năng về phân tích, tổ chức hệ thống thông tin kế toán bằng phương tiện hiện đại còn mơ hồ. Hầu hết sinh viên trả lời học kỹ năng chuyên môn chủ yếu qua lý thuyết, thực hành trên chứng từ, sổ sách thủ công, phần mềm kế toán còn đơn giản, sơ sài, được thực hành rất ít. Một kỹ năng quan trọng của kiểm toán là kỹ năng thực hành kiểm toán báo cáo tài chính thì gần như các sinh viên được khảo sát đều trả lời không nắm được cách thức tiến hành. Mặt khác, kết quả khảo sát vấn đề này qua biến CTDT6 cho thấy sự phối hợp với các doanh nghiệp để sinh viên đi thực tập tốt nghiệp còn gặp nhiều khó khăn, thời gian thực tập ít, thậm chí chỉ là hình thức, chỉ có một số trường hợp sinh viên được hỗ trợ thực tập tại doanh nghiệp kiểm toán như sinh viên tự thi tuyển thực tập vào doanh nghiệp kiểm toán hoặc trường ĐH hợp tác với doanh nghiệp kiểm toán. Giảng viên chưa có sự định hướng sâu sắc cho sinh viên trước khi đi thực tập, chưa có trách nhiệm với các sản phẩm đào tạo của mình. - Thứ ba, về việc tiếp cận các kiến thức kế toán, kiểm toán theo chương trình quốc tế, kết quả khảo sát ở biến CTDT1 (các học phần cập nhật kiến thức kế toán, kiểm toán quốc tế) và CS1 (điều kiện tiếp cận tài liệu quốc tế tại thư viện) đều ở mức trung bình. Hiện tại, ở Hải Phòng, chưa có một trường CĐ, ĐH nào có sự liên kết chính thức với các tổ chức đào tạo quốc tế về kế toán, kiểm toán có uy tín. Nguyên nhân cơ bản là các trường trong khu vực hầu như chưa có đầy đủ kinh phí để thực hiện việc liên kết đào tạo đồng thời sinh viên và ngay cả giảng viên vẫn chưa có tinh thần cạnh tranh trong học tập, tìm kiếm cơ hội tiếp cận với các hoạt động đào tạo theo chuẩn quốc tế. Điều này một phần có thể do các năm gần đây, Hải Phòng vẫn chưa thực sự có sự phát triển mạnh về các công ty cung cấp dịch vụ kế toán, kiểm toán, áp lực cạnh tranh trong việc tìm kiếm cơ hội phát triển nghề nghiệp tại các công ty này chưa cao. Bên cạnh đó, hiện nay chưa có một cơ sở đào tạo uy tín theo chuẩn quốc tế đặt chi nhánh, văn phòng tại Hải Phòng, do đó sinh viên và giảng viên đều gặp khó khăn trong việc tiếp cận các nguồn đào tạo chất lượng cao này. Bên cạnh hạn chế về ngoại ngữ, đây cũng là một trong các lý do sinh viên tốt nghiệp e ngại trong việc ứng tuyển vào các vị trí kế toán, kiểm toán tại các doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài. 5. PHƢƠNG HƢỚNG ĐỔI MỚI ĐÀO TẠO KẾ TOÁN, KIỂM TOÁN TẠI CÁC TRƢỜNG CĐ, ĐH TRÊN ĐỊA BÀN HẢI PHÒNG Từ yêu cầu và thực tế trên, để các sinh viên kế toán, kiểm toán thuộc các trường CĐ, ĐH ở Hải Phòng có thể đáp ứng được các đòi hỏi về kỹ năng nghề nghiệp, cần đổi mới căn bản chương trình, nội dung và phương thức đào 30 TRƢỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG tạo kế toán và kiểm toán. Đổi mới chương trình đào tạo phải thực hiện đồng bộ với việc đổi mới phương pháp dạy và học. Không thể đổi mới chương trình đào tạo trên cơ sở phương pháp dạy và học cũ. Về chương trình đào tạo, cần đa dạng hơn, linh hoạt hơn cho các chuyên ngành kế toán và kiểm toán. Việc đào tạo cần lược bỏ các học phần trùng lặp về nội dung khoa học, bổ sung các học phần đào tạo chuyên sâu về tin học, ngoại ngữ và kỹ năng mềm của cán bộ kế toán - kiểm toán. Các trường ĐH, CĐ không nên chỉ dựa trên chương trình khung của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã quy định trước đây để xây dựng chương trình đào tạo cho riêng mình, khiến khả năng được thừa nhận của sinh viên tại các chương trình quốc tế không cao. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến phần đông sinh viên ở Hải Phòng ra trường khó có thể đáp ứng yêu cầu của các doanh nghiệp nước ngoài. Các trường nên xây dựng các Module kiến thức cơ bản như nguyên lý kế toán, lý thuyết kiểm toán, luật kế toán, kiểm toán,... để làm tiền đề, là nền tảng trang bị cho sinh viên các kiến thức chung nhằm tiếp tục học các Module chuyên ngành. Các module về kiến thức chuyên ngành trang bị cho sinh viên kế toán, kiểm toán cần được tách biệt cụ thể cho từng chuyên ngành kế toán, chuyên ngành kiểm toán. Về nội dung, cần phong phú về kiến thức để vừa đảm bảo những kiến thức lý thuyết cơ bản, có tính nguyên lý, đạo lý và khoa học vừa có tính thực tiễn. Khoa học kế toán có tính độc lập và khá hoàn chỉnh cả về nội dung và phương pháp luận nhưng dựa trên nền tảng của khoa học quản lý và lý thuyết tài chính. Vì vậy, nội dung đào tạo không chỉ là những kiến thức nguyên lý, nguyên tắc của kế toán, kiểm toán, kỹ năng về phương pháp kế toán, kiểm toán mà rất cần những kiến thức về lý thuyết kinh tế, quản lý kinh tế và tài chính,... Kiến thức về kế toán và kiểm toán không chỉ dừng lại ở phương pháp kế toán, kiểm toán, phương pháp xử lý, tổng hợp và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính mà quan trọng hơn là kỹ năng tổ chức thu thập, đánh giá thông tin, kỹ năng sử dụng thông tin do kế toán xử lý và cung cấp, do kiểm toán đã kiểm tra, đánh giá và xác nhận. Cần phải cung cấp cho người học kỹ năng nhìn nhận, đánh giá và phân tích thông tin do kế toán và kiểm toán cung cấp. Phương thức đào tạo cũng cần có thay đổi căn bản, hạn chế cách đào tạo truyền thống, cần có những đổi mới tích cực theo hướng giảm giờ lý thuyết, tăng giờ thực hành và giờ tự học của sinh viên. Để thực hiện được hiệu quả, các trường cần đầu tư nhiều hơn vào cơ sở vật chất phục vụ hoạt động thực hành kế toán, kiểm toán của sinh viên cũng như tăng sự phối hợp với các doanh nghiệp để sinh viên đi thực tập một cách thực chất Mục tiêu hướng tới là cần phải tạo cho sinh viên hiểu và phát triển lý luận mang tính bản chất của kế toán và kiểm toán còn chế độ hay các quy định kế toán, kiểm toán của Nhà nước trong từng thời kỳ, trong từng cơ chế quản lý chỉ là sự hiện thân, minh chứng cho những nguyên lý mang tính bản chất của kế toán. Giảng viên nên lựa chọn phương pháp giảng dạy và phương pháp học tích cực đối với các học phần kế toán và kiểm toán, tăng cường các bài tập tình huống, đối thoại giữa giảng viên và sinh viên. Các trường CĐ, ĐH ở Hải Phòng cần sớm đưa các phòng kế toán ảo vào hoạt động kết hợp với doanh nghiệp nhằm tạo cơ hội để sinh viên sớm tiếp cận kế toán, kiểm toán thực tế, đây là nội dung quan trọng, có tính quyết định chất lượng đào tạo. Bên 31 TẠP CHÍ KHOA HỌC, Số 26, tháng 1/2018 cạnh đó, nên xây dựng mối liên kết với các tổ chức quốc tế để đào tạo Kế toán, kiểm toán như ICEAW - Viện Kế toán Công Chứng Vương quốc Anh và xứ Wales, ACCA - Hiệp hội Kế toán Công chứng Anh, để xây dựng chương trình học tập và phát triển nghề nghiệp chuyên nghiệp, được công nhận rộng rãi trong giới kế toán, tài chính và kiểm toán trên khắp thế giới. Để làm được điều này, các trường cần quan tâm nhiều hơn tới việc bồi dưỡng ngoại ngữ cho sinh viên và giảng viên, đầu từ xây dựng các học phần ngoại ngữ phục vụ chuyên ngành kế toán, kiểm toán. Bản thân người giảng viên cũng cần có những hiểu biết thực tế, kết hợp giữa giảng dạy lý thuyết với những báo cáo thực tế của các chuyên gia kinh tế, các doanh nhân, các nhà kế toán, kế toán trưởng, kiểm toán viên, đưa hơi thở của nghề nghiệp vào quá trình đào tạo. 6. KẾT LUẬN Để thực hiện được một cách có hiệu quả quá trình đổi mới đào tạo chuyên ngành kế toán, kiểm toán ở các trường CĐ, ĐH trên địa bàn Hải Phòng trong quá trình hội nhập quốc tế sâu rộng cũng như sự phát triển của công nghiệp 4.0, cần có sự phối – kết hợp đồng bộ giữa cán bộ, giảng viên và phía nhà trường, với các doanh nghiệp cũng như sự hưởng ứng trong thay đổi việc dạy và học từ phía bản thân các sinh viên - những nhà kế toán, kiểm toán viên tương lai. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Vũ Đình Ánh (2016), “Khả năng hội nhập của nguồn nhân lực kế toán Việt Nam trong AEC”, Kỷ yếu Hội thảo Brexit và cộng đồng kinh tế ASEAN dưới góc nhìn hội nhập, Đại học Văn Hiến 2. Phan Thanh Hải, Nguyễn Phi Sơn, “Đào tạo nhân lực cho ngành Kiểm toán độc lập của Việt Nam trong các đường đại học: Cơ hội và thách thức khi gia nhập, AEC”, Đại học Duy Tân 3. Đặng Văn Thanh (2011), “Đổi mới chương trình, nội dung và phương thức đào tạo kế toán - kiểm toán ở Việt Nam”, Tạp chí Kiểm toán, số 5/2011 4. Quyết định số 865/QĐ-TTG ngày 10/7/2008 của Thủ tướng Chính phủ, Về việc phê duyệt Quy hoạch xây dựng Vùng Duyên hải Bắc Bộ đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050 5. Nguyễn Thanh Hà, “Dịch vụ kế toán kiển toán trong hội nhập AEC”, SBLAW, 6. Hồng Hạnh (2011), “Nhiều bất cập trong đào tạo ngành Kế toán - kiểm toán”, Dân trí, 04/11/2011, ke-toan-kiem-toan-1320733088.htm 7. Thu Hằng (2015), “Kế toán kiểm toán Việt Nam hội nhập TPP và AEC”, Công thương, 18/12/2015, aec.html
File đính kèm:
- doi_moi_dao_tao_ke_toan_kiem_toan_o_cac_truong_cao_dang_dai.pdf