Diễn ngôn "Giới thứ hai" thể hiện qua một số truyện ngắn tiêu biểu của nhà văn Y Ban

Hình ảnh về những người phụ nữ với đủ mọi tầng lớp, gắn với nhiều cuộc đời

khác nhau, không phải là mới trong văn học Việt Nam; nhưng đi sâu khám phá

những vấn đề liên quan đến nữ giới dưới góc độ diễn ngôn là hướng đi mới trong

nghiên cứu văn học. Trong bài viết này, chúng tôi tập trung khai thác một số

truyện ngắn tiêu biểu của Y Ban viết về những người phụ nữ luôn có khát khao

được hạnh phúc, khát khao được yêu thương, khát khao được thoả mãn những

nhu cầu bản năng đời thường của con người. Ở họ luôn là một cuộc hành trình đi

tìm bản thể, và để từ đó, khi thấy được tầm quan trọng bản thể nữ giới, họ cố

gắng vươn lên để khẳng định nhân vị đàn bà, khẳng định quyền bình đẳng giới

của mình.

pdf9 trang | Chuyên mục: Sư Phạm Ngữ Văn | Chia sẻ: yen2110 | Lượt xem: 307 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt nội dung Diễn ngôn "Giới thứ hai" thể hiện qua một số truyện ngắn tiêu biểu của nhà văn Y Ban, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút "TẢI VỀ" ở trên
n thể hiện bản tính làm mẹ (Người 
đàn bà có ma lực, Bức thư gửi mẹ Âu Cơ....), khát vọng 
được sinh con (Những nghịch lí của thần Airet, Xuân 
Từ Chiều). Trong truyện ngắn của Y Ban ngòi bút của 
Y Ban nói về giới, về bản thể nữ theo cách sắc sảo, táo 
bạo. Chị thường viết về bản thể nữ thông qua hình ảnh 
người mẹ, một hình ảnh thiêng liêng nhất của người 
phụ nữ. Người mẹ ở đây nổi bật tình thương yêu, tận 
tụy, chịu đựng, bao dung, và nước mắt. Là người phụ 
nữ luôn cầu mong sự bình yên trong cuộc sống gia 
đình. 
Những nhân vật nữ của Y Ban luôn khao khát được 
yêu, được sống, được là chính bản thân mình. Vì lẽ đó 
mà nhân vật của chị thường hiện lên với đầy vẻ nữ tính: 
từ làn da, mái tóc, đôi mắt, từ tấm lưng, bắp tay, bắp 
chân, bầu ngực... Y Ban thường miêu tả cơ thể, những 
biểu hiện riêng có của cơ thể nữ, khí chất nữ, những 
biểu hiện sinh học nữ... mang ký hiệu thân thể. Đó là 
làn da vỡ ra trắng nõn, mái tóc đã vào cữ óng của cô bé 
mới lớn trong tác phẩm Chợ rằm dưới gốc cây cổ thụ 
(2003), từ cái bắp chân to như cây chuối hột, bàn tay to 
như cái quạt nan, nước da nâu rám, hàm răng hạt na đều 
tăm tắp của người đàn bà nghèo khổ trong I’m đàn bà 
(2006). Hay trong truyện Người đàn bà đứng trước 
gương thể hiện sự khám phá lại cơ thể của người đàn bà 
đã qua sinh nở, có cái nghi ngại, ngỡ ngàng, có cả lo 
lắng, sợ hãi, có cả sự tự hào, tự ngưỡng mộ. “Nàng 
chậm rãi mở từng cúc áo, khuôn ngực đầy đặn, trắng 
ngà hiện ra. Hai tòa thiên nhiên như hai nắm cơm đẹp, 
chắc chắn với những núm hoa bí, hoa mướp đã qua thời 
kì đơm trái” (Người đàn bà đứng trước gương) 
Những nhân vật nữ của Y Ban thường là những 
nhân vật nữ có trí thức, nên có những mối quan hệ rộng 
rãi do công việc mang lại. Chẳng hạn như: nhân vật 
“nàng” trong truyện ngắn Sau chớp là giông bão – có 
công việc văn phòng ổn định, gia đình yên ổn và người 
chồng thương yêu mình. Chị đẹp, một cái đẹp rất đỗi 
đàn bà, làm say mê những người đàn ông khác ngoài 
chồng mình. Ở nhân vật này, Y Ban cho toát lên sự 
quyến rũ của một người phụ nữ có cuộc sống viên mãn, 
ở thời điểm đằm thắm nhất của đời người. Nhìn chung, 
những nhân vật đàn bà trong văn của chị hiện lên với 
đầy đủ nét “thiên tính nữ”: Bản tính dịu dàng, ưa sự nhẹ 
nhàng, tinh tế; bản năng sống, bản năng yêu, bản năng 
tính dục, bản năng làm mẹ Tất cả đều được thể hiện 
rất tự nhiên, sinh động với cái nhìn vừa quen thuộc, vừa 
mới lạ, gần truyền thống đấy nhưng cũng hết sức tân 
thời, hiện đại. 
Người đàn bà trong văn Y Ban thường rất tự tin phô 
bày vẻ đẹp hình thể và sức hấp dẫn giới tính. Ở nhiều 
truyện ngắn: Người đàn bà có ma lực, Tự, Gà ấp bóng, 
Người đàn bà đứng trước gương, Cuộc tình silicôn, 
những nhân vật nữ luôn có sở thích ngắm mình khỏa 
thân trước gương để nhận ra những nét đẹp quyến rũ 
của cơ thể, để tự hào về vẻ đẹp trời phú của mình. Với 
họ, một cơ thể đẹp, một nét duyên ngầm chính là sức 
mạnh, là niềm kiêu hãnh, tự tin để bước vào cuộc sống, 
nhất là trong những cuộc chinh phục thế giới đàn ông. 
Không chỉ về hình thể bên ngoài, người phụ nữ còn 
rất tự tin về tài năng và trình độ hiểu biết, đó cũng là 
một phương diện để họ xác lập vị trí chủ thể của mình 
trong xã hội: chủ thể về tư duy, nhận thức độc lập và 
linh hoạt. Sống trong thời đại mới, họ là những người 
có trình độ học vấn đáng nể trọng. Người đàn bà trong 
T.T.T.Thanh/ No.14_Dec 2019|p.27-35 
34 
Tự, Cưới chợ hay Xuân trong Xuân Từ Chiều là những 
tiến sĩ khoa học đi tu nghiệp ở nước ngoài; những người 
đàn bà tật nguyền như Nấm (Đàn bà xấu thì không có 
quà), người đàn bà (Đứa con và người đàn bà tàn tật) 
cũng tự tạo vị thế cho mình qua nỗ lực tốt nghiệp đại 
học, và hầu hết những cô gái trẻ trong văn Y Ban đều là 
những cô sinh viên nhiều ước mơ, hoài bão. 
Tất cả họ, bằng nghị lực, ý thức cầu tiến và bản lĩnh 
sống mạnh mẽ đã làm được những điều mà đối với 
người phụ nữ Việt Nam trước đây, đó chỉ là mơ ước. 
Trong nhiều hoạt động chuyên môn, xã hội, những 
nhân vật nữ của Y Ban còn biểu hiện những năng lực 
thực sự. Dù tài năng đến từ những điều bình thường 
như một giọng hát hay, sự khéo léo hơn người hay 
những phẩm chất quan trọng khác, thì mọi biểu hiện tài 
năng ở họ đều mang lại hiệu quả và được mọi người 
công nhận. Người phụ nữ với năng khiếu thiên bẩm về 
văn chương và sự thông minh đột khởi cũng được Y 
Ban chú ý miêu tả như chứng thực cho sự xâm lấn của 
phụ nữ vào những lãnh địa mà trước đây chỉ dành cho 
nam giới. 
6. Kết luận 
Để khẳng định vị thế của mình trong xã hội cũng 
như trong sáng tác văn chương, người phụ nữ đã trải 
qua bao nỗi đau và sự đắng cay. Đó là, cuộc tự vật lộn 
tranh đấu giữa lý trí và dục vọng, giữa nên và không 
nên, giữa nay và xưa ngay trong chính bản thân họ. 
Những lời văn mạnh mẽ đầy táo bạo của Y Ban đã thể 
hiện khát vọng phá vỡ tư tưởng khép kín về phụ nữ của 
xã hội nam quyền, phá vỡ toàn bộ hệ thống quan niệm 
lấy dương vật làm trung tâm, phá vỡ hệ thống cấu trúc 
phụ quyền, phá vỡ cấu trúc nhị phân đối lập. Bằng diễn 
ngôn nữ giới, Y Ban như đại diện “giới thứ hai” để lên 
tiếng nói đòi quyền bình đẳng giới với cánh mày râu, 
khẳng định nhân vị đàn bà, khẳng định nữ quyền, khẳng 
định quyền được sống và viết. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Bakhtin (1996), Chủ nghĩa Mác và triết học 
ngôn ngữ, Nxb Giáo dục Hà Bắc, Thạch Gia Trang. 
2. Bakhtin (1998), Bakhtin toàn tập, tập 2, Nxb 
Giáo dục Hà bắc, Thạch Gia Trang. 
3. Bakhtin (1993), Những vấn đề thi pháp 
Dostoiépxki, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 
4. Y Ban (2006), I am đàn bà, Nxb Phụ Nữ, Hà Nội. 
5. Y Ban (2008), Xuân Từ Chiều, Nxb Phụ Nữ, Hà Nội. 
6. Y Ban (2012), Trò chơi huỷ diệt cảm xúc, Nxb 
Trẻ, TP. HCM. 
7. Y Ban (2014), Sống ở đời biết khi nào ta khôn, 
Nxb Văn học, Hà Nội. 
8. Y Ban (2014), Người đàn bà và những giấc mơ, 
Nxb Thời đại, Hà Nội. 
9. Y Ban (2014), Người đàn bà xấu thì không có 
quà, Nxb Văn học, Hà Nội. 
10. Y Ban (2014), ABCD, Nxb Trẻ, Hà Nội. 
11. Y Ban (2015), Cuối cùng thì đàn bà muốn gì, 
Nxb Phụ Nữ, Hà Nội. 
12. V.I. Chiupa (2013), Diễn ngôn như một phạm 
trù của tu từ học và thi pháp học hiện đại, truy cập 
ngày 08/04/2013, https://phebinhvanhoc.com.vn/dien-
ngon-nhu-mot-pham-tru-cua-tu-tu-hoc-va-thi-phap-
hoc-hien-dai/. 
13. V.I. Chiupa, Lã Nguyên dịch (2013), Trần thuật 
học như là khoa học phân tích diễn ngôn trần thuật, 
truy cập ngày 13/9/ 2013, 
ent&id=14838&tmpl=component&task=preview&lang
=vi&site=142. 
14. Foucault M (1998), Khảo cổ học tri thức, Nxb 
Tam liờn, Thượng Hải. 
15. O.Frusakova (2013), Các lý thuyết diễn ngôn 
hiện đại: kinh nghiệm phân loại, Truy cập ngày 
22/3/2013, 
muc-goc-nhin-van-hoa/nhung-goc-nhin-van-hoa/cac-ly-
thuyet-dien-ngon-hien-dai-kinh-nghiem-phan-loai. 
16. Vashili Gorelov (2014), Phân tích diễn ngôn 
trong lí thuyết xã hội học: Michel Foucault và Teun 
Adrianus Van Dijk, truy cập ngày 09/05/2014, 
bid/104/newstab/298/Default.aspx 
17. Trần Ngọc Hiếu (2016), Trò chơi diễn ngôn 
trong lý thuyết văn học hậu hiện đại, tạp chí Văn học 
Đại học Văn hiến, Số 11, tháng 11/2016. 
18. Nguyễn Văn Hùng (2016), Những hình thái diễn 
ngôn mới trong tiểu thuyết lịch sử Việt Nam sau đổi 
mới, truy cập ngày 26/04/2016, 
chi/c349/n22986/Nhung-hinh-thai-dien-ngon-moi-
trong-tieu-thuyet-lich-su-Viet-Nam-sau-doi-moi.html. 
19. Bernard Hurault & Louis Hurault (2006), Kinh 
Thánh, Kinh Cựu ước và Tân ước, Nxb Tôn Giáo, Hà 
Nội. 
20. Trần Thiện Khanh (2010), Bước đầu nhận diện 
diễn ngôn, diễn ngôn văn học, diễn ngôn thơ (bài 1), 
truy cập ngày 11/10/2010, 
T.T.T.Thanh/ No.14_Dec 2019|p.27-35 
35 
https://ngnnghc.wordpress.com/tag/phan-
lo%E1%BA%A1i-di%E1%BB%85n-ngon/. 
21. IU. M. Lotman (2007), Cấu trúc văn bản nghệ 
thuật, Trần Ngọc Vương, Trịnh Bá Đĩnh & Nguyễn 
Thu Thuỷ dịch, hiệu đính: Trần Ngọc Vương, Nxb Đại 
học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 
22. Sara Mills (2016), Các cấu trúc diễn ngôn, truy 
cập ngày 09/05/2014, 
ngon.html. 
23. Jean – Paul Sarte (2016), Thuyết hiện sinh là một 
thuyết nhân bản, Nxb Tri Thức, Hà Nội. 
24. Trần Huyền Sâm (2016), Nữ quyền luận ở Pháp 
và tiểu thuyết nữ Việt Nam đương đại, Nxb Phụ Nữ, Hà 
Nội. 
25. Trần Huyền Sâm (2016), Tiểu thuyết Phương tây 
hiện đại và các hướng tiếp cận, Nxb Văn học, Hà Nội. 
26. Trần Đình Sử (2013), Khái niệm diễn ngôn 
trong nghiên cứu văn học hôm nay. truy cập ngày 5 
tháng 3 năm 2013, 
niem-dien-ngon-trong-nghien-cuu-van-hoc-hom-nay/. 
27. Trần Đình Sử (2013), Bản chất xã hội, thẩm mĩ 
của diễn ngôn văn học, truy cập ngày 23/5/2013, 
bid/104/newstab/104/Default.aspx. 
28. Trần Đình Sử (2015), Khái niệm diễn ngôn, truy 
cập ngày 4/1/2015, 
https://trandinhsu.wordpress.com/2015/01/04/khai-
niem-dien-ngon/. 
29. Phùng Gia Thế - Trần Thiện Khanh (2016), Văn 
học và giới nữ, Nxb Thế Giới, Hà Nội. 
30. Bùi Thị Tĩnh (2010), Phụ nữ và giới. Nxb Chính 
Trị Quốc Gia, Hà Nội. 
31. Liễu Trương (2011), Phân tâm học và phê bình 
văn học, Nxb Phụ Nữ, Hà Nội. 
32. Viện Nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường 
(iSEE) (2014), Diễn ngôn giới và tính dục trong cuộc 
sống muôn màu, Nxb Tri Thức, Hà Nội. 
Discourse of the second person showing through some typical short stories of Y Ban 
writer 
Truong Thi Thu Thanh 
Article info Abstract 
Recieved: 
21/10/2018 
Accepted: 
10/12/2019 
Images of women in all classes, associated with many different lives, are not new in 
Vietnamese literature; but exploring the issues related to women in terms of 
discourse is a new direction in literary research. In this article, we focus on Y Ban's 
some typical short stories that writing about women who long for happiness, love, 
meeting their instinctive needs. They are always on a journey to find the essence, and 
since then they find the importance of the women, they try to rise to affirm women's 
status, assert their gender equality. 
Keywords: 
Y Ban; Woman; 
Discourse theory; 
Psychoanalysis; 
Existential philosophy. 

File đính kèm:

  • pdfdien_ngon_gioi_thu_hai_the_hien_qua_mot_so_truyen_ngan_tieu.pdf