Đề xuất một số biện pháp nâng cao hiệu quả môn học Giáo dục thể chất tự chọn cho sinh viên trường Đại học kỹ thuật công nghiệp Thái Nguyên

TÓM TẮT

Dựa trên cơ sở lý luận và thực tiễn, cùng với các phương pháp nghiên cứu khoa học cơ bản trong

lĩnh vực Thể dục thể thao, chúng tôi đã tiến hành đánh giá thực trạng chương trình Giáo dục thể

chất cũ và chương trình Giáo dục thể chất mới tại Trường Đại học Kỹ Thuật Công Nghiệp Thái

Nguyên. Nghiên cứu đã xác định được các nguyên nhân ảnh hưởng đến hiệu quả môn học Giáo

dục thể chất tự chọn; từ đó đề xuất được 5 biện pháp phù hợp để nâng cao hiệu quả môn học Giáo

dục thể chất tự chọn cho sinh viên Trường Đại học Kỹ Thuật Công Nghiệp Thái Nguyên. Các biện

pháp đề xuất đã bước đầu được ứng dụng và đánh giá hiệu quả. Kết quả cho thấy các biện pháp đã

có tác dụng tích cực đối với đối tượng nghiên cứu.

pdf8 trang | Chuyên mục: Giáo Dục Thể Chất | Chia sẻ: yen2110 | Lượt xem: 367 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt nội dung Đề xuất một số biện pháp nâng cao hiệu quả môn học Giáo dục thể chất tự chọn cho sinh viên trường Đại học kỹ thuật công nghiệp Thái Nguyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút "TẢI VỀ" ở trên
ù 
hợp với bản thân 
16 10 6 
Lưu Thanh Nga Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 201(08): 217 - 223 
 Email: jst@tnu.edu.vn 221 
Từ những vấn đề nêu trên cùng với những tồn 
tại, khó khăn của công tác GDTC đã làm ảnh 
hưởng đến hiệu quả môn học GDTC tự chọn. 
Việc tìm ra các biện pháp nhằm khắc phục 
những mặt tồn tại, hạn chế từ đó nâng cao 
hiệu quả môn học GDTC nói chung và hiệu 
quả môn học GDTC tự chọn nói riêng là vấn 
đề cần thiết và cấp bách. 
3.3. Đề xuất và đánh giá hiệu quả một số biện 
pháp nhằm nâng cao hiệu quả môn học 
GDTC tự chọn cho SV Trường Đại học 
KTCNTN 
3.3.1. Lựa chọn, đề xuất một số biện pháp 
Qua việc tìm hiểu, thu thập tổng hợp, phân 
tích các tài liệu có liên quan đến vấn đề 
nghiên cứu, đồng thời qua tham khảo, quan 
sát thực tế công tác đánh giá kết quả học tập 
môn GDTC của SV tại Trường Đại học 
KTCNTN, đề tài đã xác định và bước đầu đề 
xuất sử dụng 8 biện pháp nhằm nâng cao hiệu 
quả môn học GDTC tự chọn cho SV Trường 
Đại học KTCNTN [5]. Để có sự lựa chọn 
khách quan và chính xác các biện pháp phù 
hợp, toàn diện nhất nhằm nâng cao hiệu quả 
môn học GDTC tự chọn cho sinh viên 
Trường Đại học KTCNTN, chúng tôi đã tiến 
hành phỏng vấn bằng phiếu hỏi tới các 
chuyên gia, giảng viên GDTC ở các trường 
Đại học, Cao đẳng, các cán bộ TDTT đang 
công tác trong tỉnh Thái Nguyên. Kết quả 
phỏng vấn được trình bày tại bảng 5. 
Từ kết quả thu được ở bảng 5, đề tài đã lựa 
chọn được 5 biện pháp nhằm nâng cao hiệu 
quả môn học GDTC tự chọn cho SV Trường 
Đại học KTCNTN có số phiếu đánh giá ở 
mức quan trọng và rất quan trọng trên 80% 
theo nguyên tắc phỏng vấn đã đặt ra. Đó là 
các biện pháp: 
- Tăng cường công tác giáo dục chính trị tư 
tưởng và nâng cao nhận thức về ý nghĩa, vai 
trò của TDTT đối với SV trong nhà trường. 
- Đổi mới phương pháp giảng dạy cho phù hợp. 
- Đầu tư trọng điểm, cải tạo, xây dựng và 
khai thác tối đa cơ sở vật chất phục vụ công 
tác GDTC. 
- Tăng cường công tác bồi dưỡng nghiệp vụ 
cho đội ngũ giảng viên GDTC. 
- Tăng cường phối hợp với các phòng ban, 
đội ngũ giáo viên chủ nhiệm. 
Bảng 5. Kết quả phỏng vấn lựa chọn biện pháp nh m nâng cao hiệu quả môn học 
GDTC tự chọn cho SV Trường Đại học KTCNTN (n=32) 
TT Nội dung phỏng vấn 
Kết quả phỏng vấn 
Rất 
quan trọng 
Quan trọng 
Không 
quan trọng 
n % n % n % 
1 
Tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng và nâng 
cao nhận thức về ý nghĩa, vai trò của TDTT đối với SV 
trong nhà trường. 
26 81,25 6 18,75 0 0 
2 Đổi mới phương pháp giảng dạy cho phù hợp. 22 68,75 4 12,5 
6 
18,75 
3 
Đầu tư trọng điểm, cải tạo, xây dựng và khai thác tối đa cơ 
sở vật chất phục vụ công tác GDTC. 
30 100 2 6,25 0 0 
4 
Tăng cường công tác bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ 
giảng viên GDTC. 
20 62,5 6 18,75 6 
18,75 
5 
Mở rộng và tăng cường tổ chức các hoạt động ngoại khóa, 
xây dựng các Câu lạc bộ TDTT cho SV. 
10 31,25 7 21,87 15 46,88 
6 Tăng giờ học nội khóa cho SV. 10 31,25 12 37,5 10 31,25 
7 Có chế độ khuyến khích SV khi tập luyện ngoại khóa. 8 25 10 31,25 14 43,75 
8 Tăng cường phối hợp với các phòng ban, đội ngũ GVCN. 16 50 10 31,25 6 18,75 
Lưu Thanh Nga Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 201(08): 217 - 223 
 Email: jst@tnu.edu.vn 222 
Bảng 6. Kết quả kiểm tra thể lực của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng trước thực nghiệm 
Test Giới tính 
Nhóm đối 
chứng 
Nhóm thực 
nghiệm 
So sánh 
x ±  x ±  t P 
Bật xa tại chỗ (cm) 
Nam (n=56) 191,9 8,08 191,7 8,96 0,74 >0,05 
Nữ (n=32) 144,3 2,7 143,6 2,3 0,4 >0,05 
Nằm ngửa gập bụng 30 giây (sl) 
Nam (n=56) 16,4 1,8 16,2 1,7 0,58 >0,05 
Nữ (n=32) 14,2 1,5 13,8 1,7 0,72 >0,05 
Chạy 30m PC (s) 
Nam (n=56) 6,9 0,36 6,7 0,32 0,62 >0,05 
Nữ (n=32) 7,7 0,55 7,9 0,67 0,75 >0,05 
Chạy 5 phút (m) 
Nam (n=56) 949,6 6,2 955,1 6,4 0,39 >0,05 
Nữ (n=32) 856 16,5 854,4 16,7 0,28 >0,05 
Sau khi lựa chọn được các biện pháp, đề tài tiến 
hành ứng dụng để đánh giá hiệu quả của các 
biện pháp đã lựa chọn. Đề tài tiến hành thực 
nghiệm trong thời gian 05 tháng (1/2018 ÷ 
6/2018) trên 176 SV khóa 53 trong đó có 112 
SV nam và 64 SV nữ. Đối tượng được chia làm 
2 nhóm đồng đều về thể lực và giới tính: 
+ Nhóm đối chứng: Thực hiện theo chương 
trình thường quy của nhà trường đối với 
môn GDTC. 
+ Nhóm thực nghiệm: Thực hiện theo chương 
trình GDTC của nhà trường và áp dụng đồng bộ 
các biện pháp mà đề tài đã lựa chọn. 
Đề tài tiến hành kiểm tra thể lực của 2 nhóm 
trước thực nghiệm. Kết quả được trình bày tại 
bảng 6. 
Từ kết quả trình bày tại bảng 6 cho thấy, ở tất 
cả các nội dung kiểm tra của cả nam và nữ, 
các chỉ số của 2 nhóm không có sự khác biệt 
hay sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê ở 
ngưỡng xác suất P >0,05. Như vậy, trình độ 
thể lực của 2 nhóm trước thực nghiệm là 
tương đương nhau. 
3.3.2. Kiểm tra thể lực 2 nhóm đối chứng và 
nhóm thực nghiệm sau thực nghiệm 
Sau thời gian thực nghiệm, đề tài tiến hành 
đánh giá lại trình độ thể lực của 2 nhóm. Kết 
quả được trình bày tại bảng 7. 
Từ kết quả bảng 7 ta thấy, ở tất cả các nội 
dung kiểm tra chạy 30m, bật xa tại chỗ, nằm 
ngửa gập bụng, chạy tùy sức 5 phút đều có 
ttính > tbảng ở ngưỡng xác suất p < 0,05. Điều 
đó có nghĩa là sự khác biệt có ý nghĩa thống 
kê và đủ độ tin cậy ở ngưỡng xác suất p< 
0,05. Do vậy, ta có thể khẳng định rằng thể 
lực của nhóm thực nghiệm cao hơn hẳn nhóm 
đối chứng sau khi ứng dụng các biện pháp mà 
đề tài đã đề xuất. 
Bảng 7. Kết quả kiểm tra thể lực của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng 
 sau thực nghiệm (nA = nB = 88) 
TT 
Nội dung 
kiểm tra 
Giới tính 
Nhóm đối chứng Nhóm thực nghiệm Độ tin c y 
x   x   t p 
1 Chạy 30m XPC (s) 
Nam (n=56) 5,42 ± 0,24 4,76 ± 0,18 3,06 <0,05 
Nữ (n=32) 7,1 ± 0,35 6,8 ± 0,32 2,85 <0,05 
2 Bật xa tại chỗ (cm) 
Nam (n=56) 222,40 ± 10,50 248,80 ±12,14 5,09 <0,05 
Nữ (n=32) 155 ± 7,72 169,3 ± 9,54 4,12 <0,05 
3 
Nằm ngửa gập 
bụng 30 giây (sl) 
Nam (n=56) 17,60 ± 2,56 19,84 ± 3,12 6,63 <0,05 
Nữ (n=32) 15,02 ± 2,12 17,26 ± 3,46 4,79 <0,05 
4 
Chạy tùy sức 5 
phút (m ) 
Nam (n=56) 938,50 ± 18,60 960,20 ± 19,14 2,45 <0,05 
Nữ (n=32) 856 ± 14,52 873 ± 16,25 2,01 <0,05 
Lưu Thanh Nga Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 201(08): 217 - 223 
 Email: jst@tnu.edu.vn 223 
3.3.3. So sánh kết quả học tập môn GDTC tự 
chọn của 2 nhóm đối chứng và thực nghiệm 
Để đánh giá chính xác và hiệu quả các biện 
pháp đã lựa chọn, đề tài tiến hành đánh giá 
kết quả học tập của 2 nhóm sau thực nghiệm. 
Kết quả được trình bày tại bảng 8: 
Bảng 8. Kết quả học tập môn GDTC tự chọn 
 của 2 nhóm sau thực nghiệm (n=176) 
STT 
Số SV 
đã đạt 
Tỷ lệ 
% 
Số SV 
không đạt 
Tỷ lệ 
% 
Nhóm đối 
chứng 
108 61,36 68 29,46 
Nhóm thực 
nghiệm 
148 84,09 28 15,91 
Qua kết quả bảng 8 cho thấy: 
+ Nhóm thực nghiệm: số sinh viên có kết quả 
học tập đạt là 84,09%. 
+ Nhóm đối chứng: số sinh viên có kết quả 
học tập đạt là 61,36%. 
Từ kết quả phân tích trên cho thấy, khi ứng 
dụng các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả 
môn học GDTC tự chọn mà đề tài đã đề xuất 
thì trình độ thể lực và kết quả môn học của 
sinh viên đã được nâng cao r rệt so với hiện 
trạng. Điều này chứng tỏ các biện pháp mà đề 
tài đề xuất đã tác động tích cực đến đối tượng 
nghiên cứu. 
4. Kết lu n 
1. Thực trạng chương trình GDTC cũ và 
chương trình GDTC mới còn nhiều hạn chế, 
thể hiện ở những mặt sau: 
- Chương trình GDTC cũ là chương trình bắt 
buộc từ học phần 1 đến hết học phần 3, sinh 
viên buộc phải học theo sự sắp xếp của nhà 
trường mà không được lựa chọn môn thể thao 
yêu thích, phù hợp với bản thân. Điều này ảnh 
hưởng không nhỏ tới chất lượng giờ học cũng 
như kết quả môn học. 
- Chương trình môn học GDTC mới phong 
phú đa dạng, đáp ứng được yêu cầu của SV. 
Tuy nhiên, phương pháp và cách thức tổ chức 
giờ học chính khóa còn nhiều hạn chế: Cơ sở 
vật chất; Nội dung chương trình; Chất lượng 
đội ngũ giảng viên; Nhận thức chưa đầy đủ 
của SV và 1 bộ phận không nhỏ giảng viên về 
công tác GDTC; Công tác bồi dưỡng nghiệp 
vụ cho đội ngũ giảng viên chưa được quan 
tâm; SV chưa biết cách đăng ký và lựa chọn 
môn học phù hợp với bản thân là nguyên 
nhân chính gây ảnh hưởng không nhỏ đến 
hiệu quả môn học. 
2. Thông qua nghiên cứu đã đề xuất được 5 
biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả môn học 
GDTC tự chọn cho SV Trường Đại học 
KTCNTN. Đó là các biện pháp: 
- Tăng cường công tác giáo dục chính trị tư 
tưởng và nâng cao nhận thức về ý nghĩa, vai 
trò của TDTT đối với SV trong nhà trường. 
- Đổi mới phương pháp giảng dạy cho phù hợp. 
- Đầu tư trọng điểm, cải tạo, xây dựng và 
khai thác tối đa cơ sở vật chất phục vụ công 
tác GDTC. 
- Tăng cường công tác bồi dưỡng nghiệp vụ 
cho đội ngũ giảng viên GDTC. 
- Tăng cường phối hợp với các phòng ban, 
đội ngũ giáo viên chủ nhiệm. 
3. Kết quả ứng dụng các biện pháp đã đề xuất 
trên đối tượng nghiên cứu cho thấy tác dụng 
r rệt trong việc nâng cao hiệu quả môn học 
GDTC tự chọn cho SV Trường Đại học Kỹ 
Thuật Công Nghiệp Thái Nguyên. 
Lời cám ơn 
Nghiên cứu này được tài trợ bởi Trường Đại 
học Kỹ thuật Công nghiệp trong đề tài mã số 
T2017-B22. Tác giả chân thành cảm ơn sự tài 
trợ của Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp 
cho nghiên cứu này. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1]. Bộ Giáo Dục & Đào Tạo, Văn bản chỉ đạo 
thực hiện công tác giáo dục thể chất ở nhà 
trường các cấp, Hà Nội, 1998. 
[2]. Ban Bí thư Trung ương Đảng, Nghị quyết số 
29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo 
dục và đào tạo; Hà Nội, 2013. 
[3]. Dương Nghiệp Chí và cộng sự, Đo lường thể 
thao, Nxb Thể dục thể thao Hà Nội, 2006. 
[4]. Bộ Giáo Dục & Đào Tạo, Thông tư quy định 
về chương trình môn học Giáo dục thể chất 
thuộc các chương trình đào tạo trình độ đại 
học, Hà Nội, 2015. 
[5]. Nguyễn Toán, Phạm Danh Tốn, Lý luận và 
phương pháp thể dục thể thao, Nxb Thể dục 
thể thao, Hà Nội, 2006. 
  Email: jst@tnu.edu.vn 224 

File đính kèm:

  • pdfde_xuat_mot_so_bien_phap_nang_cao_hieu_qua_mon_hoc_giao_duc.pdf
Tài liệu liên quan