Bài giảng Vệ sinh và y học thể dục thể thao - Trần Ngọc Huy

MỤC LỤC

TT Trang

 PHẦN I : VỆ SINH HỌC Chương 1:VỆ SINH CÁ NHÂN

1.Vệ sinh bảo vệ da

2.Vệ sinh trang phục

3.Vệ sinh răng miệng

4.Vệ sinh tai – mũi – họng

5.Vệ sinh mắt

6.Vệ sinh giấc ngủ

7.Một số điểm vệ sinh đối với nữ giới.

 Chương 2 :VỆ SINH DINH DƯỠNG

1.Vai trò và nhu cầu của các chất dinh dưỡng

2.Khẩu phần và nhu cầu năng lượng

 Chương 3 :VỆ SINH MÔI TRƯỜNG

1.Vệ sinh môi trường không khí

2.Vệ sinh môi trường nước

 Chương 4 :VỆ SINH TRƯỜNG HỌC

1.Vệ sinh cơ sở học tập và trang bị nhà trường Phổ thông

2. Phòng chống bệnh cong vẹo cột sống trong nhà trường

 Chương 5 :VỆ SINH THỂ DỤC THỂ THAO

1.Một số nguyên tắc cơ bản trong tập luyện TDTT

2.Một số nguyên tắc vệ sinh chung trong tập luyện và thi đấu TDTT

 PHẦN II : Y HỌC TDTT

Chương 1 : KIỂM TRA Y HỌC THỂ DỤC THỂ THAO

1. Nôị dung-Hình thức và các phương pháp kiểm tra y học TDTT

2. Kiểm tra và đánh giá mức độ phát triển thể chất .

3. Kiểm tra chức năng hệ tim mạch.

4. Kiểm tra chức năng hệ hô hấp.

5. Kiểm tra chức năng hệ thần kinh và thần kinh cơ.

6. Kiểm tra y học sư phạm .

7.Tự kiểm tra y học.

 Chương 2: CHẤN THƯƠNG TRONG TẬP LUYỆN VÀ THI ĐẤU

THỂ DỤC THỂ THAO

1.Những vấn đề chung về chấn thương trong tập luyện và thi đấu thể dục thể thao

2.Phương pháp sơ cứu; cấp cứu một số chấn thương phần mềm thường gặp trong tập luyện và thi đấu thể thao

3.Phương pháp sơ cứu các chấn thương phần cứng gặp trong tập luyện và thi đấu thể thao

 Chương 3 :MỘT SỐ BỆNH VÀ TRẠNG THÁI BỆNH LÍ THƯỜNG

GẶP TRONG TẬP LUYỆN VÀ THI ĐẤU THỂ THAO

1.Choáng trọng lực

2. Say nóng

3. Hội chứng đau bụng trong tập luyện và thi đấu thể thao

4. Trang thái hạ đường huyết

88

 5. Chuột rút

6. Các phương pháp sơ cấp cứu ( Thổi ngạt và xoa bóp tim ngoài lồng ngực)

 Chương 4 :XOA BÓP THỂ THAO VÀ THỂ DỤC CHỮA BỆNH

1. Nguyên lý chung của Xoa bóp thể thao.

2. Tác dụng sinh lý các kỹ thuật xoa bóp.

3. Thể dục chữa bệnh.

 

doc91 trang | Chuyên mục: Giáo Dục Thể Chất | Chia sẻ: yen2110 | Lượt xem: 347 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt nội dung Bài giảng Vệ sinh và y học thể dục thể thao - Trần Ngọc Huy, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút "TẢI VỀ" ở trên
ủa thể dục chữa bệnh:
Do cơ thể chúng ta là một khối thống nhất và giữa các cơ quan vận động , thần kinh
, dinh dưỡng , nội tiết ... có mối quan hệ qua lại lẫn nhau, cho nên khi tác động vào hệ cơ bắp thì cũng ảnh hưởng đến hệ thần kinh , các cơ quan nội tiết và qua đó cũng sẽ ảnh hưởng đến các cơ quan nội tạng.
Do cơ sở của điều trị bệnh là làm thế nào điều khiển và điều chỉnh cho được chức năng hoạt động của các cơ quan , cho nên thể dục chữa bệnh đã được coi là một phương pháp điều trị có hiệu quả.
Hoạt động sống bình thường của cơ thể được bảo đảm bằng sự ổn định của môi trường nội môi và các chức năng sinh lý . Vì vậy khi có tác động từ môi trường
bên ngoài ( kể cả hoạt động cơ bắp ) trong cơ thể sẽ diễn ra các quá trình biến đổi
khác nhau làm thay đổi đặc tính hoá học và vật lý của nội môi . Sự điều chỉnh những biến đổi để giúp cơ thể thích ứng với những yếu tố thay đổi này sẽ được diến ra thông qua các hệ thống điều hoà thần kinh và thể dịch.
* Cơ chế thần kinh .
Bằng các phản xạ hệ thần kinh sẽ đảm bảo hiệu chỉnh một cách nhanh chóng
tất cả các quá trình đang diễn ra trong cơ thể . Khi nhận được các kích thích từ môi trường bên ngoài thông qua các cơ quan cảm thụ ( thị giác, thính giác, xúc giác... ) và cảm thụ bản thể, các trung tâm thần kinh sẽ điều hoà hoạt động của các cơ quan này ( không có sự tham gia của ý thức) để tạo ra những hành vi hoạt động có ý thức
.
Khi thực hiện một động tác thì sẽ gây ra một xung động thần kinh nào đó và tuỳ thuộc vào mức độ xung động này mà sẽ tạo ra trạng thái hưng phấn hay ở ức chế của thần kinh trung ương . Trạng thái này cũng có thể lan toả sang các trung khu khác và làm biến đổi chức năng hoạt động của các trung khu này ( tim , phổi...).
Như vậy có thể thấy rằng tác động chủ yếu của thể dục chữa bệnh là không qua con đường thần kinh .
* Cơ chế thể dịch.
Khác với hệ thần kinh , hệ thống thể dịch điều khiển chức năng của các cơ
quan nội tạng một cách chậm rãi và kéo dài hơn .
Trong quá trình hoạt động của các cơ quan và hệ thống , các sản phẩm của quá trình trao đổi chất ( các chất chuyển hoá và các ion hydrô , kali ) sẽ đi vào máu.
Chúng sẽ tác động trực tiếp lên các tế bào của mô cũng như hệ thần kinh ( trực tiếp
đến các trung tâm và thông qua các cơ quan cảm thụ hoá học ) và các tuyến nội tiết ( thông qua các nhân thần kinh có chức năng nội tiết ở vùng dưới đồi ) để tạo ra các hoocmôn nhằm điều hoà hoạt động của các cơ quan nội tạng . Một mặt các hoocmôn sẽ làm thay đổi tình trạng chức năng và gây ra những phản ứng nhất định ở hệ thần kinh , nhưng mặt khác hệ thần kinh cũng lại có ảnh hưởng tác động rất lớn tới chức năng của hệ nội tiết.
Như vậy ngoài tác động theo con đường thần kinh , các bài tập thể dục chữa bệnh còn kích thích các tuyến nội tiết để điều tiết ( tăng hoặc giảm) hoocmôn . Bên cạnh đó sự co cơ cũng làm sản sinh ra các chất trung gian ( Histamin ,adrenalin,
axit lactic ) và những sản phẩm này có thể gây ra những biến đổi chức năng của các
cơ quan.
Vận động thể lực là một phương tiện duy trì và tá lập hằng định nội môi tốt nhất , mạnh nhất.Đối với các cơ quan vận động ( xương –khớp và hệ thần kinh) thì
bản thân sự vận động là điều kiện không thể thiếu được để giữ chức năng bình
thường, để phục hồi chức năng sau khi bị thương.
Thể dục chữa bệnh còn có một tác dụng khác là: Xóa bỏ được những ý nghĩ ám ảnh về bệnh tật , kích thích người bệnh hoạt động và có nhiều cảm xúc lành mạnh, vui vẻ ,tin tưởng chóng khỏi bệnh.
2.Các hình thức Thể dục chữa bệnh:
Thể dục chữa bệnh ứng dụng các bài tập thể dục vào những mục đích chữa bệnh cụ
thể. Các hình thức luyện tập thể dục chữa bệnh có thể được chia từ thấp đến cao:
- Vận động thụ động.
- Vận động chủ động có giúp sức.
- Vận động chủ động đơn giản.
- Các động tác thể dục.
2.1Vận động thụ động:
Khi bệnh nhân chưa đủ sức làm động tác, y sinh phải dùng sức của mình để vận
động các chi của bệnh nhân với mục đích : bảo toàn phạm vi hoạt động của khớp, chống xơ dính, co rút dây chằng, tăng cường tuần hoàn cho cơ thể.
2.2Vận động chủ động có giúp sức:
Khi các cơ còn yếu hoặc các xung động thần kinh chỉ huy chưa đủ mạnh nên người
bệnh chưa thể thắng được trọng lượng các chi và chưa thể hoàn thành một số động
tác.
Y sinh phải giúp sức cho bệnh nhân. Thời gian vận động chủ động cần giúp sức nói chung không kéo dài, có thể chỉ vài ngày và cơ thể chuyển sang vận động chủ động đơn giản.
2.3 Vận động chủ động đơn giản:
Khi bắt đầu tập là các động tác nhỏ , đơn giản, huy động một số ít cơ , phạm vi vận
động hẹp, động tác không cần chính xác để bệnh nhân dễ làm.Dần dần chuyển sang động tác phức tạp hơn, nhiều cơ khớp tham gia vận động hơn để rèn luyện phản xạ vận động phức tạp.
2.4 Các bài tập thể dục:
Một số hình thức thể dục chữa bệnh thường dùng là
2.4.1 Bài tập thể dục:
- Thể dục tay không.
- Thể dục với dụng cụ đơn giản ( gậy)
Các bài tập thể dục nhằm phát triển sức mạnh, sức bền, tăng cường tính dẻo dai, nâng cao khả năng hoạt động của cơ bắp, hoàn thiện sự phối hợp vận động, sự khéo
léo và kích thích quá trình lành sẹo tổ chức mềm và tổ chức xương. Các bài tập thể
dục còn rèn luyện hệ tim mạch, hô hấp , thần kinh , giúp quá trình trao đổi chất tốt hơn.
2.4.2 Các động tác thở:
Trong các bài tập thể dục chữa bệnh thì các động tác thở rất quan trọng , nó
cần thiết đặc biệt khi chữa bệnh tim mạch và hô hấp.
2.4.3 Các động tác thư giãn cơ:
Có hai cách thư giãn cơ:
- Thư giãn cơ thụ động : Thư gián cơ trong giấc ngủ.
- Thư giãn cơ chủ động: Thư giãn cơ có ý thức.
Thư giãn cơ làm tăng và hoàn thiện các quá trình ức chế trong hệ thần kinh trung ương, gây ra nhiều biến đổi sinh lý có lợi cho cơ thể, làm hiện tượng mệt mỏi
nhanh chóng mất đi và nâng cao khả năng làm việc của con người.
2.4.4 Các bài tập có tính chất thể thao và bài tập thể dục thức dụng:
- Bơi lội: Tăng cường hoạt động của hệ tim mạch và hô hấp, hưng phấn thần kinh, trao đổi chất tăng, hình thể đẹp hơn và là phương pháp rèn luyện cơ thể.
- Bơi thuyền: Có tác động mạnh đến tim mạch , tăng cường trao đổi chất, phát triển cơ lưng cơ bụng, cơ vao và cơ chân. Bơi thuyền có thể phục hồi điều
chỉnh cử động khớp tay , khớp chân và cột sống.
- Điền kinh: Có tác dụng hoàn thiện cơ thể con người.
- Xe đạp: Phát triển sức bền.
- Đi bộ: là loại vận động tự nhiên, rất phù hợp với sinh lý và nhu cầu vận động của con người.Đi bộ là biện pháp tập luyện rất tốt đối với cơ thể, nó phù hợp với mọi lứa tuổi và là một hình thức vận động có tính chất tự động quen thuộc,
không đòi hỏi nổ lực lớn và không gây căng thẳng thần kinh.
2.5 Các trò chơi thể thao:
- Bóng y học : Là những quả bóng nhồi bông hoặc cát với trọng lượng khác nhau
và được chuyền cho nhau bằng tay.
- Bóng chuyền, bóng rổ, bóng bàn: Yêu cầu vận động nhanh nhẹn, quan sát tinh tường, phản ứng mau lẹ, tăng sức bền sức mạnh. Đây là một phương pháp rèn
luyện toàn diện.
3. Kiểm tra sức khỏe trong thể dục chữa bệnh:
Sự kiểm tra , theo dõi, đánh giá sức khỏe trong thể dục chữa bệnh rất quan
trọng . Cần có sự kiểm tra đánh giá toàn diện: Khám nội , ngoại khoa, cận lâm sàng, nhất là các xét nghiệm chức năng tim mạch, hô hấp, sức cơ, các xét nghiệm
về chức năng gan , thận, bài tiết...chức năng thần kinh- tâm thần.
Qua kiểm tra y học thì y sinhthể dục chữa bệnh định ra một chương trình luyện tập vừa sức với bệnh nhân, sắp xếp nhóm tập luyện hoặc tập luyện riêng cho hợp lý.
CÂU HỎI ÔN TẬP
1. Cơ sở khoa học của thể dục chữa bệnh ?
2. Trình bày hình thức thể dục chữa bệnh bằng các bài tập thể dục.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. VỆ SINH VÀ Y HỌC THỂ DỤC THỂ THAO. Nông Thị Hồng ( chủ biên ) NXB Giáo dục Hà Nội . 1998.
2. SINH LÝ HỌC THỂ DỤC THỂ THAO. Vũ Thị Thanh Bình- Phạm Lê
Phương Nga. NXB Giáo dục Hà Nội .1998.
3. NHÂN TRẮC HỌC VÀ SỰ ỨNG DỤNG NGHIÊN CỨU TRÊN NGƯỜI VIỆT NAM .Nguyễn Quang Quyền. NXB Y học . Hà Nội .1975.
4. Y HỌC THỂ DỤC THỂ THAO. Trường ĐH TDTT I. NXB Thể dục Thể thao. Hà Nội .2000.
5. VỆ SINH VÀ Y HỌC THỂ DỤC THỂ THAO. Nông Thị Hồng ( chủ biên ) NXB Đại học sư phạm . 2005.( Sách giáo trình cao đẳng)
6. Y HỌC THỂ DỤC THỂ THAO. Nguyễn Văn Xanh.Trường ĐH TDTT Đà
Nẵng.2005.
MỤC LỤC
TT
Trang
PHẦN I : VỆ SINH HỌC Chương 1:VỆ SINH CÁ NHÂN
1.Vệ sinh bảo vệ da
2.Vệ sinh trang phục
3.Vệ sinh răng miệng
4.Vệ sinh tai – mũi – họng
5.Vệ sinh mắt
6.Vệ sinh giấc ngủ
7.Một số điểm vệ sinh đối với nữ giới.
Chương 2 :VỆ SINH DINH DƯỠNG
1.Vai trò và nhu cầu của các chất dinh dưỡng
2.Khẩu phần và nhu cầu năng lượng
Chương 3 :VỆ SINH MÔI TRƯỜNG
1.Vệ sinh môi trường không khí
2.Vệ sinh môi trường nước
Chương 4 :VỆ SINH TRƯỜNG HỌC
1.Vệ sinh cơ sở học tập và trang bị nhà trường Phổ thông
2. Phòng chống bệnh cong vẹo cột sống trong nhà trường
Chương 5 :VỆ SINH THỂ DỤC THỂ THAO
1.Một số nguyên tắc cơ bản trong tập luyện TDTT
2.Một số nguyên tắc vệ sinh chung trong tập luyện và thi đấu TDTT
PHẦN II : Y HỌC TDTT
Chương 1 : KIỂM TRA Y HỌC THỂ DỤC THỂ THAO
1. Nôị dung-Hình thức và các phương pháp kiểm tra y học TDTT
2. Kiểm tra và đánh giá mức độ phát triển thể chất .
3. Kiểm tra chức năng hệ tim mạch.
4. Kiểm tra chức năng hệ hô hấp.
5. Kiểm tra chức năng hệ thần kinh và thần kinh cơ.
6. Kiểm tra y học sư phạm .
7.Tự kiểm tra y học.
Chương 2: CHẤN THƯƠNG TRONG TẬP LUYỆN VÀ THI ĐẤU
THỂ DỤC THỂ THAO
1.Những vấn đề chung về chấn thương trong tập luyện và thi đấu thể dục thể thao
2.Phương pháp sơ cứu; cấp cứu một số chấn thương phần mềm thường gặp trong tập luyện và thi đấu thể thao
3.Phương pháp sơ cứu các chấn thương phần cứng gặp trong tập luyện và thi đấu thể thao
Chương 3 :MỘT SỐ BỆNH VÀ TRẠNG THÁI BỆNH LÍ THƯỜNG
GẶP TRONG TẬP LUYỆN VÀ THI ĐẤU THỂ THAO
1.Choáng trọng lực
2. Say nóng
3. Hội chứng đau bụng trong tập luyện và thi đấu thể thao
4. Trang thái hạ đường huyết
88
5. Chuột rút
6. Các phương pháp sơ cấp cứu ( Thổi ngạt và xoa bóp tim ngoài lồng ngực)
Chương 4 :XOA BÓP THỂ THAO VÀ THỂ DỤC CHỮA BỆNH
1. Nguyên lý chung của Xoa bóp thể thao.
2. Tác dụng sinh lý các kỹ thuật xoa bóp.
3. Thể dục chữa bệnh.
89

File đính kèm:

  • docbai_giang_ve_sinh_va_y_hoc_the_duc_the_thao_tran_ngoc_huy.doc
Tài liệu liên quan