Đề thi giữa học kỳ môn Hóa đại cương B - Đề số 1121 - Năm học 2010-2011

Câu 1

Chọn phương án đúng:

Chu kỳ 3 và chu kỳ 7 có tối đa bao nhiêu

nguyên tố

a) CK3: 8; CK7: 32

b) CK3: 18; CK7: 32

c) CK3: 18; CK7: 98

d) CK3: 8; CK7: 18

Câu 2

Chọn phương án đúng:

1) Độ âm điện của F lớn hơn của Cl.

2) Ái lực electron của Cl mạnh hơn của F.

3) Trong chu kỳ II, năng lượng ion hóa thứ

hai của các nguyên tố có giá trị cực tiểu ở

nguyên tố phân nhóm IIA và cực đại ở

nguyên tố phân nhóm IA.

4) Trong đa số phân nhóm phụ khi đi từ

trên xuống, tính kim loại giảm dần.

a) Chỉ các câu 3,4 đúng

b) Chỉ các câu 1,2 đúng

c) Tất cả cùng đúng

d) Chỉ các câu 1,2,3 đúng

Câu 3

Chọn phương án sai:

Cho nguyên tử có cấu hình electron là:

1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 4s2 3d10 4p3 .

a) Nguyên tử có khuynh hướng thể hiện

tính phi kim nhiều hơn là tính kim loại.

b) Vị trí nguyên tử trong bảng hệ thống

tuần hoàn là: CK 4, PN VA, ô số 33.

c) Nguyên tử có số oxy hóa dương cao nhất

là +5, số oxy hóa âm thấp nhất là −3.

d) Vị trí nguye n tử trong bảng hệ tho ng

tuần hoàn là: CK 4, PN IIIA, o số 33

 

pdf6 trang | Chuyên mục: Hóa Đại Cương | Chia sẻ: yen2110 | Lượt xem: 833 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt nội dung Đề thi giữa học kỳ môn Hóa đại cương B - Đề số 1121 - Năm học 2010-2011, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút "TẢI VỀ" ở trên
= 3, mℓ = 3 
2) n = 3, ℓ = 2, mℓ = +2 
3) n = 3, ℓ = 1, mℓ = +2 
4) n = 3, ℓ = 0, mℓ = 0 
a) 1, 4 
b) 1, 3, 4 
c) 2, 3 
d) 2, 4 
Câu 8 
Chọn phương án đúng: 
Xác định cấu hình electron hóa trị của 
nguyên tố có số thứ tự trong bảng hệ thống 
tuần hoàn là 47. 
a) 4d105s1 
b) 4d105s2 5p1 
c) 4d105p1. 
d) 4d95s2 
Câu 9 
Chọn phương án đúng: 
1) Trong một nguyên tử ở trạng thái cơ 
bản, các electron lần lượt chiếm các mức 
năng lượng từ thấp đến cao. 
2) Số lượng tử phụ ℓ xác định tên và hình 
dạng của orbital nguyên tử, số lượng AO 
trong một phân lớp. 
3) Trong phạm vi một mức năng lượng, các 
electron phải sắp xếp sao cho số electron 
độc thân là tối đa. 
a) 1 
b) 2 
c) 3 
d) 1,2,3 
Câu 10 
Chọn phương án đúng: 
So sánh bán kính cation, anion và nguyên 
tử của cùng một nguyên tố: 
a) 𝑟𝑀 > 𝑟𝑀− > 𝑟𝑀+ 
b) 𝑟𝑀− > 𝑟𝑀 > 𝑟𝑀+ 
c) 𝑟𝑀− > 𝑟𝑀+ > 𝑟𝑀 
d) 𝑟𝑀+ > 𝑟𝑀 >
𝑟𝑀−Error! Bookmark not defined. 
Câu 11 
Chọn phương án đúng: 
Dãy nguyên tử 8O, 9F, 14Si, 16S có bán kính 
R tăng dần theo dãy: 
a) RF < RO < RS < RSi 
1121 
3 
b) RSi < RS < RO < RF 
c) RO < RF < RSi < RS 
d) RS < RSi < RF < RO 
Câu 12 
Chọn phương án sai: 
Theo lí thuyết liên kết hóa trị (VB): 
a) Liên kết cộng hóa trị càng bền khi mức 
độ xen phủ của các ocbital nguyên tử 
càng lớn. 
b) Liên kết cộng hóa trị hình thành do sự 
kết đôi của 2 electron có spin trái dấu, 
ở đây có sự xen phủ của hai ocbital 
nguyên tử hóa trị. 
c) Số liên kết cộng hóa trị của một 
nguyên tử trong một phân tử bằng số 
ocbital hóa trị của nó tham gia xen phủ. 
d) Nitơ có 5 liên kết cộng hóa trị trong 
hợp chất HNO3. 
Câu 13 
Chọn phương án đúng: 
Ở trạng thái tinh thể, hợp chất Na2SO4 có 
những loại liên kết nào: 
a) Liên kết ion & liên kết cộng hóa trị. 
b) Liên kết ion, liên kết cộng hóa trị & 
liên kết Van Der Waals 
c) Liên kết cộng hóa trị, liên kết ion & 
liên kết hydro 
d) Liên kết ion. 
Câu 14 
Chọn chú giải đúng của phương trình sóng 
Schrưdinger: 
  0VE
h
m8
zyx 2
2
2
2
2
2
2
2











1) Đây là phương trình sóng mô tả sự 
chuyển động của hạt vi mô trong trường 
thế năng ở trạng thái dừng. 
2) m, V, E là khối lượng, thế năng và năng 
lượng toàn phần của hạt vi mô. Trong đó, 
V và E phụ thuộc vào tọa độ x, y, z. 
3)  là biên độ của sóng 3 chiều mô tả sự 
chuyển động của hạt vi mô ở điểm có toạ 
độ x, y và z 
4) 2 cho biết xác suất có mặt của hạt vi 
mô tại điểm có tọa độ x, y, z. 
5) 2dV cho biết mật độ xác suất có mặt 
của hạt vi mô trong thế tích dV có tâm 
điểm tương ứng tọa độ x, y, z. 
a) 1,2,3 
b) 2,4,5 
c) 1,2,3,4,5 
d) 4,5 
Câu 15 
Chọn phương án đúng. 
Nguyên tố X là kim loại, ở trạng thái oxi 
hóa dương cao nhất nó tạo được oxit có 
dạng X2O7. Trong nguyên tử X có 4 lớp 
electron. Xác định số thứ tự của X trong 
bảng hệ thống tuần hoàn: 
a) 35 
b) 17 
c) 43 
d) 25 
Câu 16 
Chọn phương án đúng: 
a) Electron ở lớp n sẽ không thể có mặt 
bên trong lớp (n – 1) theo thuyết cơ học 
lượng tử. 
b) Electron có n (số lượng tử chính) lớn 
hơn bao giờ cũng có năng lượng lớn 
hơn so với electron có n nhỏ hơn. 
c) Số lượng tử chính là số nguyên dương 
và trong bảng hệ thống tuần hoàn hiện 
hành, nó có giá trị lớn nhất là 7. 
d) Số lượng tử từ mℓ chỉ ra số electron 
trong một phân lớp. 
1121 
4 
Câu 17 
Chọn phương án đúng: 
Hãy sắp xếp các ion sau đây theo thứ tự 
bán kính tăng dần: 
 5
15
3
15
3
13119
3
7 P,P,Al,Na,F,N 
a) 
  NaAlPPNF 3353 . 
b) 
  3533 PPAlNaFN 
c) 
  3335 NFNaAlPP 
d) 
  3335 PNFNaAlP 
Câu 18 
Chọn phương án đúng: 
Trong các orbital d, orbital có trục đối xứng 
là đường phân giác chính của hai trục x, y 
là: 
a) xyd 
b) 22 yxd  
c) xzd 
d) 2zd 
Câu 19 
Chọn phương án đúng: 
Phân nhóm có các nguyên tố có độ âm 
điện lớn nhất trong mỗi chu kỳ là: 
a) Phân nhóm IA 
b) Phân nhóm VIIA 
c) Phân nhóm IIIA 
d) Phân nhóm VIA 
Câu 20 
Chọn phương án đúng: 
1) Lực tương tác Van der Waals giữa các 
phân tử trung hòa được giải thích bằng ba 
hiệu ứng: Hiệu ứng định hướng, hiệu ứng 
cảm ứng và hiệu ứng khuếch tán. 
2) Độ âm điện không phải là một hằng số 
nguyên tử mà phụ thuộc nhiều yếu tố như 
trạng thái hóa trị, số oxy hóa của nguyên 
tử, thành phần của các hợp chất... cho nên, 
một cách chặt chẽ ta phải nói độ âm điện 
của một nguyên tố trong những điều kiện 
cụ thể xác định. 
3) Do có liên kết hydro liên phân tử nên 
nước đá có cấu trúc đặc biệt, tương đối xốp 
nên tỷ khối nhỏ. Vì vậy, nước đá nổi trên 
nước lỏng. 
a) Chỉ 1,2 đúng 
b) Tất cả cùng đúng 
c) Chỉ 2 đúng 
d) Chỉ 1,3 đúng 
Câu 21 
Chọn phương án đúng: trong nguyên tử ta 
có: 
1) Theo chiều ns, np, nd, nf tác dụng chắn 
tăng dần nhưng tác dụng bị chắn yếu đi. 
2) Theo chiều ns, np, nd, nf khả năng xâm 
nhập yếu dần. 
3) Nguyên tử mà cấu hình electron tuân 
theo quy tắc vững bền là ở trạng thái cơ 
bản. 
a) 1,2 
b) 1,3 
c) 2,3 
d) 1,2,3 
Câu 22 
Chọn trường hợp đúng: 
Tên các ocbital ứng với n = 5, ℓ = 3; n = 4, 
ℓ = 2; n =3, ℓ = 0 lần lượt là: 
a) 5s, 4d, 3p 
b) 5d, 4p, 3s 
c) 5f, 4d, 3s 
d) 5p, 4d, 3s 
Câu 23 
Chọn phát biểu đúng về orbitan nguyên tử 
(AO): 
1121 
5 
a) là vùng không gian, bên trong đó có 
xác suất gặp electron khoảng 90%. 
b) là bề mặt có mật độ electron bằng nhau 
của đám mây electron. 
c) là vùng không gian bên trong đó các 
electron chuyển động. 
d) là quỹ đạo chuyển động của electron. 
Câu 24 
Chọn phương án đúng: 
a) Trong bảng phân loại tuần hoàn, bắt 
đầu chu kỳ III đã có phân nhóm phụ. 
b) Trong cùng chu kỳ, bán kính nguyên tử 
có xu hướng tăng dần từ đầu đến cuối 
chu kỳ. 
c) Các nguyên tố nhóm IA dễ dàng nhận 
thêm 1 e để tạo anion. 
d) Trong một chu kỳ ngắn, độ âm điện có 
xu hướng tăng dần từ trái qua phải. 
Câu 25 
Chọn phương án đúng: 
Nguyên tố nào dưới đây không thuộc họ d: 
a) Pd ( Z = 46 ) 
b) V ( Z = 23 ) 
c) Sn ( Z = 50) 
d) Zn ( Z = 30 ) 
Câu 26 
Chọn phương án đúng: 
Số oxy hóa của các nguyên tố trong 
K2CrO4 là: 
a) K : +1 ; O : –1 ; Cr : +7 
b) K : +1 ; O : –2 ; Cr : +6 
c) K : +1 ; O : –2 ; Cr : +7 
d) K : +1 ; O : –1 ; Cr : +6 
Câu 27 
Chọn phương án sai: 
Liên kết Cl – O trong dãy các ion ClO–, 
, , có độ dài (Å) tương 
ứng: 1,7; 1,64; 1,57 và 1,42. Từ đây suy ra 
theo dãy ion đã cho: 
a) Bậc liên kết tăng dần. 
b) Độ bền ion tăng dần 
c) Năng lượng liên kết tăng dần. 
d) Tính bền của các ion giảm dần. 
Câu 28 
Chọn phương án đúng: 
Gọi trục liên nhân là trục z. Liên kết  sẽ 
được tạo thành do sự xen phủ giữa các AO 
hóa trị của các nguyên tử tương tác: 
1) 2z
d3 và 2zd3 2) 3dxz và 3dxz 
3) 3dyz và 3dyz 4) 3dxy và 3dxy 
5) 22 yx
d3

 và 22 yx
d3

a) 2,3,4 
b) 2,3 
c) 4,5 
d) 1,5 
Câu 29 
Chọn phương án đúng: 
Xác định trạng thái lai hóa của các nguyên 
tử cacbon trong phân tử sau (từ trái qua 
phải): 
CH3−CH=CH−C≡CH. 
a) sp
3
, sp
2
, sp, sp
2
, sp. 
b) sp
3
, sp
2
, sp, sp
2
, sp
3
. 
c) sp
3
, sp
2
, sp
2
, sp, sp. 
d) sp, sp
2
, sp
3
, sp, sp. 
Câu 30 
Chọn phương án đúng: 
Tiểu phân có dạng tam giác phẳng là: 
a) AlCl3 
b) 
3ClO 
c) NF3 
d) H3O
+
Câu 31 
1121 
6 
Chọn phương án đúng: 
Trạng thái của electron ở lớp ngoài cùng 
trong nguyên tử có Z = 48 được đặc trưng 
bằng các số lượng tử (quy ước: electron 
được điền vào các orbital nguyên tử theo 
thứ tự mℓ tăng dần): 
a) n = 4, ℓ = 2, mℓ= +2, ms = –1/2 
b) n = 5, ℓ = 0, mℓ = 0, ms = +1/2 
c) n = 5, ℓ = 0, mℓ = 1, ms = –1/2 
d) n = 5, ℓ = 0, mℓ = 0, ms = +1/2 và –1/2 
Câu 32 
Chọn phương án đúng: 
Ion X
2+
 có phân lớp electron ngoài cùng là 
3d
2
. 
1) Cấu hình electron hóa trị của X là 
4s
1
3d
5
. 
2) X có điện tích hạt nhân Z = 22. 
3) X thuộc chu kỳ 4, phân nhóm phụ IVB 
trong bảng hệ thống tuần hoàn. 
4) X là phi kim. 
a) 2,3 
b) 2,3,4 
c) 1,2,3 
d) 1,4 
Câu 33 
Chọn phương án sai: 
a) Các ion của các nguyên tố nằm trong 
cùng một phân nhóm chính và có cùng 
điện tích có bán kính tăng theo chiều 
tăng điện tích hạt nhân. 
b) Trong một chu kỳ, khi đi từ trái sang 
phải, bán kính của nguyên tố có xu 
hướng giảm dần. 
c) Bán kính ion luôn nhỏ hơn bán kính 
nguyên tử. 
d) Trong chuỗi ion đẳng điện tử (có số 
electron bằng nhau), khi số oxi hóa của 
ion tăng thì bán kính ion giảm. 
Câu 34 
Chọn phương án đúng: 
Trong các nguyên tố sau: 11Na; 12Mg; 13Al; 
14Si, nguyên tố có năng lượng ion hóa I1 
nhỏ nhất , I2 nhỏ nhất, I3 nhỏ nhất (cho kết 
quả theo thứ tự trên) là 
a) Na, Si, Mg 
b) Al, Mg, Na 
c) Mg, Na, Al 
d) Na, Mg, Al 
Câu 35 
Chọn phương án đúng: 
Nguyên tố X ở chu kỳ IV, phân nhóm 
VIIB. Nguyên tố X có: 
a) Z = 24, là kim loại 
b) Z = 26, là phi kim loại 
c) Z = 25, là phi kim loại 
d) Z = 25, là kim loại 
--- Hết --- 
(Chú ý: Cán bộ coi thi khơng được giải thích đề thi) 

File đính kèm:

  • pdfde_thi_mon_hoa_dai_cuong_b_de_so_1121_nam_hoc_2010_2011.pdf
Tài liệu liên quan