Đề cương ôn tập môn Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam

Câu 1: Cương lĩnh Chính trị đầu tiên của Đảng do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo trong Hội nghị Hợp nhất ba tổ chức cộng sản (mùa xuân năm 1930) (5 điểm). Anh (chị) hãy :

a. Trình bày hoàn cảnh ra đời Cương lĩnh Chính trị đầu tiên của Đảng.

b. Phân tích nội dung và ý nghĩa Cương lĩnh Chính trị đầu tiên của Đảng

Bài làm:

a, Hoàn cảnh ra đời:

Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng được thông qua trong hội nghị hợp nhất 3 tổ chức cộng sản ngày 06/01 – 07/02/1930 tại Cửu Long, Hương Cảng, Trung Quốc.

Các văn kiện được thông qua trong hội nghị thành lập ĐCSVN là: Chánh cương vắn tắt của Đảng, Sách lược vắn tắt của Đảng, Chương trình tóm tắt của Đảng. Các văn kiện đó hợp thành Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản VN.

b, Nội dung:

• Phương hướng chiến lược: làm CM tư sản dân quyền và thổ địa cách mạng để đi tới XH Cộng Sản.

– Cách mạng TS dân quyền là cách gọi của cuộc CM dân tộc dân chủ nhân dân.

– Hai nhiệm vụ chính là: Đánh đế quốc (nhiệm vụ dân tộc) và đánh phong kiến (nhiệm vụ dân chủ).

– Giải quyết 2 mâu thuẫn: dân tộc với thực dân pháp; nông dân với phong kiến.

• Nhiệm vụ:

– Chính trị: đánh đổ đế quốc và phong kiến làm cho VN hoàn toàn độc lập, lập chính phủ công nông binh, tổ chức quân đội công nông. Trong đó đặt vấn đề đánh đổ để quốc giành lại độc lập dân tộc lên hàng đầu.

– Kinh tế: thủ tiêu các thứ quốc trái, tịch thu toàn bộ sản nghiệp lớn của tư bản, đế quốc Pháp như công nghiệp, vận tải, ngân hàng giao cho Chính phủ công nông binh quản lý. Tịch thu toàn bộ ruộng đát của bọn đế quốc chủ nghĩa làm của công, chia cho dân cày nghèo, xóa bỏ sưu thuế, mở mang công nghiệp và nông nghiệp, thi hành luật ngày làm 8 giờ.

– Văn hóa – xã hội: dân chúng được tự do tổ chức, nam nữ bình quyền, phổ thông giáo dục theo công nông hóa.

– Lực lượng cách mạng:

+ Thu phục đông đảo bộ phận dân cày và dựa vào dân cày nghèo làm thổ địa cách mạng, đánh đổ bọn đại địa chủ và phong kiến.

+ Phải làm cho các đoàn thể thợ thuyền dân cày (công hội – hợp tác xã) không nằm dưới quyền ảnh hưởng của tư bản quốc gia.

+ Phải hết sức liên lạc với tiểu tư sản, tri thức, trung nông, thanh niên, Tân Việt để kéo họ về phía cách mạng.

+ Đối với phú nông, trung tiểu địa chủ và tư bản An Nam mà chưa rỏ mặt phản cách mạng thì phải lợi dụng hoặc trung lập họ, bộ phận nào ra mặt phản cách mạng thì phải đánh đổ.

– Lãnh đạo cách mạng: giai cấp vô sản là lực lượng lãnh đạo cách mạng VN, Đảng CSVN là đội tiên phong của giai cấp VS, phải thu phục được đại bộ phận giai cấp mình, lãnh đạo được dân chúng.

– Quan hệ quốc tế: CMVN là 1 bộ phận của CM thế giới, phải liên lạc với các dân tộc bị áp bức và giai cấp vô sản trên thế giới, nhất là giai cấp vô sản Pháp.

• Ý nghĩa:

– Cương lĩnh chính trị đúng đắn là cơ sở để Đảng lãnh đạo phát triển CMVN.

– Giải quyết được tình trạng khủng hoảng về đường lối và giai cấp lãnh đạo CM diễn ra đầu thế kỷ XX.

– Tập hợp được sức mạnh toàn dân tộc .

– Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại.

 Mở ra con đường và phương hướng phát triển mới phù hợp với đất nước VN, phù hợp với sự nghiệp đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ XH.

 

docx14 trang | Chuyên mục: Lịch Sử Đảng | Chia sẻ: yen2110 | Lượt xem: 523 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt nội dung Đề cương ôn tập môn Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút "TẢI VỀ" ở trên
ắt, sách lược vắn tắt về cơ bản là thống nhất với nội dung của luận cương ctrị: Cùng xác định mtiêu of cm là làm cm tsản dân quyền & thổ địa cm để đi tới XHCS. để thực hiện mtiêu đlập dtộc & dân chủ thì nvụ cm: đánh đổ đế quốc cnghĩa pháp và bọn pkiến(chống đế quốc & chống pkiến)
      Tính chất của cm lúc đầu là cuộc cách mạng tư sản dân quyền sáu đó tiếp tục phát triển bổ qua thời kỳ tư bản tiến thẳng lên con đương XHCN
     Phương pháp CM:Sử dụng bạo lực CM của quần chúng
     Llượng lãnh đạo cách mạng là giai cấp vô sản thông qua đội tiền phong của mình là ĐCS
     Quan hệ quốc tế: cmạng vn và cmạng đông dương là một bộ phận của cmạng thế giới
b. khác nhau: luận cương chính trị và chính cương vắn tắt, sách lược vắn tắt có những điểm chưa thống nhất, đó cũng chính là những hạn chế của luận cương thánh 10/1930:
 một là, ko nêu ra đc mâu thuẫn chủ yếu của XH VN là mâu thuẫn giữa dân tộc VN với đế quốc pháp và tay sai của chúng, do đó ko đặt nhiệm vụ chống đế quốc lên hàng đầu.
     Hai là, luận cương đánh giá không đúng mức vai trò cách mạng vảu tầng lớp tiểu tư sản và mặt yêu nc của tư sản dân tộc, chưa thấy đc khả năng phân hoá và nôi kéo 1 bộ phận địa chủ vừa và nhỏ trong cm giải phóng dân tộc. luận cương ctrị nhận rõ vai trò của liên minh công nông nhưng lại chưa đề cập vấn đề mặt trận dân tộc thống nhất.
       Xuất phát từ nhận thức hạn chế như vậy, trong hội nghị lần thứ nhất ban chấp hành trung ương đã phê phán gay gắt những quan điểm đúng đắn trong chính cuơng vắn tắt, sách lược vắn tắt đc thông qua tại hội nghị thành lập đảng
     Nguyên nhân của những hạn chế trên là: nhận thức giáo điều và máy móc về mối quan hệ giữa vấn đề dtộc và ấn đề gcấp trong cm thuộc địa.hiểu biết ko đầy đủ về tình hình đặc điểm của xh gcấp và dtộc ở đông dương. chịu sự chi phối nặng nề of khuynh hướng “tả” của đại hội 6 quốc tế cộng sản.
Cau 4:
I. CÔNG NGHIỆP HOÁ THỜI KỲ TRƯỚC ĐỔI MỚI
1. Chủ trương của Đảng về công nghiệp hoá
a) Mục tiêu và phương hướng của công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa 
- Mục tiêu cơ bản của công nghiệp hoá: xây dựng một nền kinh tế xã hội chủ nghĩa cân đối và hiện đại; bước đầu xây dựng cơ sở vật chất và kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội. Đó là mục tiêu cơ bản, lâu dài, phải thực hiện qua nhiều giai đoạn.
- Phương hướng của công nghiệp hoá: 
+ Ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lý.
+ Kết hợp chặt chẽ phát triển công nghiệp với phát triển nông nghiệp.
+ Ra sức phát triển công nghiệp nhẹ song song với việc ưu tiên phát triển công nghiệp nặng.
+ Ra sức phát triển công nghiệp trung ương đồng thời đẩy mạnh phát triển công nghiệp địa phương.
b) Đặc trưng chủ yếu của công nghiệp hoá thời kỳ trước đổi mới 
- Công nghiệp hóa theo mô hình nền kinh tế khép kín, hư¬ớng nội và thiên về phát triển công nghiệp nặng, gắn với cơ chế kế hoạch hoá tập trung, quan liêu, bao cấp. 
- Chủ yếu dựa vào lợi thế về lao động, tài nguyên đất đai và nguồn viện trợ của các n¬ước xã hội chủ nghĩa... 
- Nóng vội, giản đơn, chủ quan duy ý chí, ham làm nhanh, làm lớn không quan tâm đến hiệu quả kinh tế xã hội.
2. Kết quả, ý nghĩa, hạn chế và nguyên nhân 
a) Kết quả thực hiện chủ trương và ý nghĩa
Kết quả:
- So với năm 1955, số xí nghiệp tăng 16,5 lần. Nhiều khu công nghiệp lớn đã hình thành, có nhiều cơ sở đầu tiên của công nghiệp nặng quan trọng như điện, than, cơ khí, luyện kim, hóa chất được xây dựng. 
- Có hàng chục trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề đào tạo được đội ngũ cán bộ khoa học – kỹ thuật xấp xỉ 43 vạn người, tăng 19 lần so với năm 1960 là thời điểm bắt đầu công nghiệp hóa.
Ý nghĩa:
- Trong điều kiện đi lên từ xuất phát thấp, lại bị chiến tranh tàn phá nặng nề thì những kết quả đạt được trên đây có ý nghĩa hết sức quan trọng – tạo cơ sơ ban đầu để nước ta phát triển nhanh hơn trong các giai đoạn tiếp theo.
b) Hạn chế và nguyên nhân:
Hạn chế:
- Cơ sở vật chất – kỹ thuật còn hết sức lạc hậu. Những ngành công nghiệp then chốt còn nhỏ bé và chưa được xây dựng đồng bộ, chưa đủ sức làm nền tảng vững chắc cho nền kinh tế quốc dân.
- Lực lượng sản xuất trong nông nghiệp mới chỉ bước đầu phát triển, nông nghiệp chưa đáp ứng được nhu cầu về lương thực, thực phẩm cho xã hội. Đất nước vẫn trong tình trạng nghèo nàn, lạc hậu, kém phát triển, rơi vào khủng hoảng kinh tế - xã hội.
Nguyên nhân:
- Về khách quan, chúng ta tiến hành công nghiệp hóa từ một nền kinh tế lạc hậu, nghèo nàn và trong điều kiện chiến tranh kéo dài, vừa bị tàn phá nặng nề, vừa không thể tập trung sức người sức của cho công nghiệp hóa.
- Về chủ quan, chúng ta đã mắc những sai lầm nghiêm trọng trong việc xác định mục tiêu, bước đi về cơ sở vật chất, kỹ thuật, bố trí cơ cấu sản xuất, cơ cấu đầu tư, v.v Đó là những sai lầm xuất phát từ chủ quan duy ý chí trong nhận thức và chủ trương công nghiệp hóa.
II. CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ THỜI KỲ ĐỔI MỚI 
1. Quá trình đổi mới tư duy về công nghiệp hoá
a) Đại hội VI của Đảng phê phán sai lầm trong nhận thức và chủ trương công nghiệp hoá thời kỳ 1960-1986:
- Chúng ta đã phạm sai lầm trong việc xác định mục tiêu và bước đi về xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật, cải tạo xã hội chủ nghĩa và quản lý kinh tế, v.v… 
- Trong việc bố trí cơ cấu kinh tế, trước hết là cơ cấu sản xuất và đầu tư, thường chỉ xuất phát từ lòng mong muốn đi nhanh, không kết hợp chặt chẽ ngay từ đầu công nghiệp với nông nghiệp thành một cơ cấu hợp lý.
- Không thực hiện nghiêm chỉnh Nghị quyết của Đại hội lần thứ V.
b) Quá trình đổi mới tư duy về công nghiệp hoá từ Đại hội VI đến Đại hội X:
- Hội nghị Trung ương 7 khóa VII (1/1994) có bước đột phá mới trong nhận thức về công nghiệp hóa. 
- Đại hội VIII của Đảng (6/1996) nhìn nhận lại đất nước sau 10 năm đổi mới. Đại hội nêu ra 6 quan điểm về công nghiệp hóa, hiện đại hóa và định hướng những nội dung cơ bản của công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong những năm còn lại của thập kỷ 90. 
- Đến Đại hội IX (4/2001) và Đại hội X (4/2006), Đảng tiếp tục bổ sung và nhấn mạnh một số quan điểm mới về công nghiệp hóa.
2. Mục tiêu, quan điểm công nghiệp hoá, hiện đại hoá 
a) Mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá 
Đại hội X đề ra mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá gắn với phát triển kinh tế tri thức: 
- Sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển 
-Tạo nền tảng để đến năm 2020, nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại 
b) Quan điểm công nghiệp hoá, hiện đại hoá 
- Công nghiệp hoá gắn với hiện đại hoá; công nghiệp hoá, hiện đại hoá gắn với phát triển kinh tế tri thức 
- Công nghiệp hoá, hiện đại hoá gắn với phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế 
- Lấy phát huy nguồn lực con người là yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững 
- Coi phát triển khoa học và công nghệ là nền tảng, là động lực của công nghiệp hoá, hiện đại hoá 
- Phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững; tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ môi trường tự nhiên, bảo tồn đa dạng sinh học 
3. Nội dung và định hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá gắn với phát triển kinh tế tri thức 
a) Nội dung 
- Phát triển các ngành và sản phẩm kinh tế có giá trị gia tăng cao dựa nhiều vào tri thức 
- Coi trọng cả số lượng và chất lượng tăng trưởng... 
- Xây dựng cơ cấu kinh tế hiện đại và hợp lý 
- Giảm chi phí trung gian, nâng cao năng suất lao động... 
b) Định hướng phát triển các ngành và lĩnh vực kinh tế trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá gắn với phát triển kinh tế tri thức 
- Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn, giải quyết đồng bộ các vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn 
- Phát triển nhanh hơn công nghiệp, xây dựng và dịch vụ 
- Phát triển kinh tế vùng 
- Phát triển kinh tế biển 
- Chuyển dịch cơ cấu lao động, cơ cấu công nghệ 
- Bảo vệ, sử dụng hiệu quả tài nguyên quốc gia, cải thiện môi trường tự nhiên 
4. Kết quả, ý nghĩa, hạn chế và nguyên nhân 
a) Kết quả thực hiện đường lối và ý nghĩa:
Một là, cơ sở vật chất – kỹ thuật của đất nước được tăng cường đáng kể, khả năng độc lập tự chủ của nền kinh tế được nâng cao. 
Hai là, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đạt được những kết quả quan trọng
Ba là, những thành tựu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã góp phần quan trọng đưa nền kinh tế đạt tốc độ tăng trưởng khá cao.
Ý nghĩa: Những thành tựu trên có ý nghĩa rất quan trọng là cơ sở phấn đấu để sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển và cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020.
b) Hạn chế và nguyên nhân 
Hạn chế:
+ Tốc độ tăng trưởng kinh tế vẫn thấp so với khả năng và thấp hơn nhiều nước trong khu vực thời kỳ đầu công nghiệp hóa. Quy mô nền kinh tế còn nhỏ, thu nhập bình quân đầu người thấp.
+ Nguồn lực của đất nước chưa được sử dụng có hiệu quả cao; tài nguyên, đất đai và các nguồn vốn của nhà nước còn bị lãng phí, thất thoát nghiêm trọng. Nhiều nguồn lực trong dân chưa được phát huy.
+ Cơ cấu kinh tế chuyển dịch còn chậm. Trong công nghiệp các ngành sản phẩm có hàm lượng tri thức cao còn ít. 
+ Các vùng kinh tế trọng điểm chưa phát huy được thế mạnh để đi nhanh vào cơ cấu kinh tế hiện đại. Kinh tế vùng chưa có sự liên kết chặt chẽ, hiệu quả thấp và chưa được quan tâm đúng mức.
+ Cơ cấu thành phần kinh tế phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, chưa tạo được đầy đủ môi trường hợp tác, cạnh tranh bình đẳng và khả năng phát triển của các thành phần kinh tế.
+ Cơ cấu đầu tư chưa hợp lý. Công tác quy hoạch chất lượng thấp, quản lý kém, chưa phù hợp với cơ chế thị trường.
+ Nhìn chung, mặc dù đã cố gắng dầu tư nhưng kế cấu hạ tầng kinh tế - xã hội vẫn còn lạc hậu, thiếu đồng bộ chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội.
Nguyên nhân:
- Nhiều chính sách và giải pháp chưa đủ mạnh để huy động và sử dụng được tốt nhất các nguồn lực, cả nội lực và ngoại lực vào công cuộc phát triển kinh tế - xã hội.
- Cải cách hành chính còn chậm và kém hiệu quả. Công tác tổ chức, cán bộ chậm đổi mới, chưa đáp ứng yêu cầu.
Cau 5:

File đính kèm:

  • docxde_cuong_on_tap_mon_duong_loi_cach_mang_cua_dang_cong_san_vi.docx
Tài liệu liên quan