Đề cương ôn tập Mác - Lênin

1) Khái niệm:

Hàng hoá là sản phẩm của lao động, nhằm thoả mãn những nhu cầu nhất định nào đó của con người đi vào quá trình tiêu dùng thông qua trao đổi, mua bán.

Theo C.Mác :

 Hàng hóa là hình thái biểu hiện phổ biến nhất của của cái vật chất trong xã hội tư bản.

 Hàng hóa là hình thái nguyên tố của của cải, là tế bào kinh tế trong đó chứa đựng mọi mầm mống mâu thuẫn của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa.

 Phân tích hàng hóa nghĩa là phân tích giá trị - phân tích cái cơ sở của tất cả các phạm trù chính trị kinh tế học của phương thức sản xuất tư bản.

Dấu hiệu quan trọng nhất của hàng hóa: trước khi đi vào tiêu dùng phải qua mua bán

Hàng hóa phân thành các loại:

 Hàng hóa hữu hình ( quần áo, tư liệu sản xuất .) và hàng hóa vô hình ( các hoạt động dv vận tải, chữa bệnh, .)

 Hàng hóa tư nhân và hàng hóa công cộng ( phí cầu đường)

 Hàng hóa thông thường và hàng hóa đặc biệt ( sức lao động, tiền tệ).

2) Hai thuộc tính của hàng hóa :

 Giá trị sử dụng:

Giá trị sử dụng là công dụng của vật phẩm có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người, bao gồm nhu cầu trong sản xuất và nhu cầu cá nhân của con người.

Đặc trưng:

 Giá trị sử dụng do phân công lao động quyết định.

 Theo C.Mác : “Là những giá trị sử dụng, các hàng hóa khác nhau trước hết về chất ” tức nghĩa mỗi vật mang một chất khác nhau nên mang một giá trị sử dụng khác nhau vd: cơm để ăn, quần áo là để mặc.v.v. . Và trong mỗi vật cũng có thể mang nhiều thuộc tính tự nhiên khác nhau do đó có thể có nhiều giá trị sử dụng khác nhau vd: gạo ngoài nấu cơm còn có thể dùng để chế biến rượu.

 Giá trị sử dụng được phát hiện dần trong quá trình phát triển của tiến bộ khoa học kỹ thuật, của lực lượng sản xuất

 Giá trị sử dụng do thuộc tính tự nhiên của hàng hóa quyết định vì vậy GTSD là phạm trù vĩnh viễn

 Giá trị sử dụng là nội dung vật chất của của cải

  Một vật khi đã là hàng hóa thì nhất thiết phải có giá trị nhưng một vật có giá trị sử dụng thì không hẳn là hàng hóa

 

docx21 trang | Chuyên mục: Những Nguyên Lý Cơ Bản Của Chủ Nghĩa Mac-Lênin | Chia sẻ: tuando | Lượt xem: 530 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt nội dung Đề cương ôn tập Mác - Lênin, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút "TẢI VỀ" ở trên
p công nhân Việt Nam:
- Khái niệm: GCCN là tập đoàn người lao động trực tiếp hoặc gián tiếp vận hành những công cụ sản xuất có tính chất công nghiệp ngày càng hiện đại, có trình độ xã hội hóa ngày càng cao.
Trong phương thức sản xuất TBCN, GCCN có 2 đặc trưng cơ bản: 
Thứ nhất, về phương thức lao động: GCCN là sản phẩm của nền đại công nghiệp.
Thứ hai, về địa vị của GCCN: Người công nhân không có tư liệu sản xuất, do đó họ phải bán sức lao động để kiếm sống. Đặc trưng này khiến GCCN trở thành giai cấp vô sản.
- Là một bộ phận của GCCN quốc tế GCCN Việt Nam có đầy đủ các đặc điểm của GCCN quốc tế .
- Trong điều kiện Việt Nam, GCCN VN còn có các đặc điểm riêng:
	+ Ra đời trước GCTS.
+ GCCN chủ yếu xuất thân từ nông dân nên dễ hình thành liên minh giữa GCCN và GCND và các tầng lớp khác.
+ GCCN VN sinh ra đã được kế thừa truyền thống đấu tranh bất khuất chống giặc ngoại xâm của dân tộc.
Đặc điểm của giai cấp nông dân:
Khái niệm : Giai cấp nông dân là giai cấp của những người lao động sản xuất trong nông nghiệp (bao gồm cả lâm nghiệp và ngư nghiệp), trực tiếp sử dụng tư liệu sản xuất cơ bản và đặc thù, gắn với thiên nhiên (là đất, rừng và biển) để sản xuất ra sản phẩm nông nghiệp.
Đặc điểm: 
+ Là giai cấp có bản chất 2 mặt: lao động (là chủ yếu) và tư hữu.
+ Không có hệ tư tưởng độc lập.
+ Không đại diện cho một phương thức sản xuất tiên tiến.
- Nông dân Việt Nam có truyền thống quật cường chống thiên tai, địch họa; một lòng theo Đảng. Ngày nay số lượng giảm dần, nhưng chất lượng “tinh” hơn.
Đặc điểm của tầng lớp trí thức:
Khái niệm: Trí thức là một tầng lớp xã hội đặc biệt :
+ Có trình độ học vấn cao
+ Phương thức lao động là lao động trí tuệ (trí óc) cá nhân.
+ Sản phẩm lao động trực tiếp là những giá trị lý luận, lý thuyết khoa học, những giá trị tinh thần.
+ Có nhân cách.
Đặc điểm: 
+ Xuất thân từ nhiều giai cấp, tầng lớp khác nhau (Không phải là một giai cấp).
+ Không đại diện cho một PTSX riêng biệt.
+ Không có hệ tư tưởng độc lập nên thường phân tán trong tổ chức và hành động.
- Trí thức Việt nam có nhiều đóng góp cho kháng chiến và kiến quốc. Ngày nay, trí thức được xác định là đội ngũ của g/c công nhân
c Liên minh công – nông – trí ở Việt nam là lực lượng nòng cốt của khối ĐẠI ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN TỘC- động lực chủ yếu của cách mạng nước ta hiện nay.
Câu 9: Thời kỳ quá độ lên CNXH?
Thời kỳ quá độ là thời kì cải tiến cách mạng 1 cách sâu sắc và triệt để từ xã hội cũ thành xã hội mới XHCN, bắt đầu từ khi GCVS giành chính quyền, bắt tay vào xây dựng xã hội mới và kết thúc khi xây dựng thành công XHCN cả về LLSX và QHSX, cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng.
Có hai hình thức quá độ :
Quá độ trực tiếp : theo Lênin để đi lên chủ nghĩa cộng sản, xã hội phải bước qua các giai đoạn lịch sử của sự thay đổi các hình thái kinh tế xã hội. Khi xã hội đi đên CNTB phát triển, hàng hóa dư thừa nhiều nhưng đồng thời phân hóa giàu nghèo cao cũng như mâu thuẩn kinh tế gay gắt dẫn đến mâu thuẩn xã hội đối kháng ắt có đấu tranh, và xã hội sẽ bước đến thời kỳ quá độ đi đên xã hôi xã hội chủ nghĩa, và tiếp đến là đi lên xã hội cộng sản chủ nghĩa c đó là hình thức quá độ trực tiếp.
Quá độ gián tiếp: tương tự như hình thức quá độ trực tiếp, nhưng khác ở chỗ là khi xã hội chưa đi đên CNTB phát triển, chỉ ở CNTB trung bình thì bước sang thời kỳ quá độ để lên xh xã hội chủ nghĩa và bước đến xh cộng sản chủ nghĩa (quá độ đặc biệt) hay xã hội tiền tư bản chủ nghĩa, thì bước sang thời kỳ quá độ để đi lên xh xhcn rồi đến xh CSCN (quá độ đặc biệt của đặc biệt).
Vd : Việt Nam là một nước đi lên xh xhcn bằng quá độ gián tiếp. Thật vậy, chúng ta đã đi lên xh xhcn nhưng đã bỏ qua hình thái kinh tế TBCN, nên VN đi lên xh XHCN bằng quá độ gián tiếp, hay chính xác hơn là quá độ đặc biệt của đặc biệt. 
Tính tất yếu: 
CNXH và CNTB khác nhau về chất nên muốn chuyển từ CNTB sang CNXH ta cần có một bước “đệm” khi chuyển qua. 
CNTB được xây dựng dựa trên chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất, dựa trên sự áp bức bóc lột.
CNXH được xây dựng trên chế độ công hữu về tư liệu sx, tồn tại dưới hai hình thức nhà nước và tập thể, không có đối kháng và áp bức.
CNXH được xây dựng dựa trên nền tảng trình độ KHKT hiện đại. Do đó cần có một quá trình để xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của CNXH. Đối với các nước đã bước qua thời kỳ TBCN, đã có nền tảng của khoa học kỹ thuật, tuy vậy nhưng cần phải sắp xếp, lập trình lại cho phù hợp với quan hệ sản xuất của xh XHCN. Đối với các nước chưa từng trải qua quá trình công nghiệp hóa đi lên xhcn thì cần có thời kỳ quá độ để tiến hành công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa.
Phải xây dựng QHSX mới – QHSX XHCN. Các quan hệ xã hội của chủ nghĩa xã hội không tự phát hình thành nhưng định hình trong chủ nghĩa tư bản. 
Đặc biệt các nước tiền tư bản lên CNXH đòi hỏi phải trải qua thòi kỳ quá độ rất lâu dài, hay nói cách khác việc xây dựng XHCN là một việc mới mẻ, cần có thời gian để giai cấp công nhân chuẩn bị, làm quen với công việc đó.
Đặc điểm và thực chất của thời kì quá độ lên CNXH:
Kinh tế: tồn tại nền kinh tế nhiều thành phần.
Chính trị: Kết cấu XH giai cấp rất đa dạng, phức tạp.
Tư tưởng – văn hóa: tồn tại nhiều yếu tố tư tưởng VH khác nhau.
Nội dung :
Kinh tế : nội dung cơ bản trên lĩnh vực kinh tế của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là phát triển lực lượng sản xuất. Cải tạo QHSX cũ, xây dựng quan hệ sản xuất mới QHSX XHCN. Đối với các nước chưa thực hiện công nghiệp hóa thì nhiệm vụ hàng đầu trong TKQĐ là tiến hành CNH - HĐH để tạo ra nền tảng vật chất kỹ thuật định hướng xã hội chủ nghĩa.
Chính trị : nội dung cơ bản trong lĩnh vực chính trị của TKQĐ lên CNXH là tiến hành cuộc đấu tranh chống lại những thế lực thù địch. Tiến hành xây dựng cũng cố nhà nước và nền dân chủ xã hội. Xây dựng ĐCS ngày càng trong sạch, vững mạnh.
Tư tưởng – văn hóa : nội dung cơ bản là thực hiện tuyên truyền, phổ biến những tư tưởng khoa học và cách mạng của giai cấp công nhân trong toàn xã hội. Xây dựng nền văn hóa mới XHCN, tiếp thu giá trị tinh hoa của các nền văn hóa trên TG.
Xã hội : nội dung cơ bản là phải khắc phục những tệ nạn xã hội, thực hiện mục tiêu tiên bộ và công bằng XH.
=> Tóm lại, tkqđ là một thời kỳ lịch sử tất yếu trên con đường phát triển của hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa. Và chỉ có thế đi lên dựa trên các nội dung đó.
Câu 11: Vấn đề dân tộc và những quan điểm của CN Mác – Lênin trong việc giải quyết vấn đề dân tộc.
Khái niệm dân tộc :
Nghĩa hẹp: là dân tộc – tộc người; dùng để chỉ cộng đồng người cụ thể nào đó có những mối liên hệ chặt chẽ, bền vững; có chung những một số đặc điểm : sinh hoạt kinh tế, ngôn ngữ, những nét đặc thù về văn hóa.
Nghĩa rộng: DÂN TỘC chỉ một cộng đồng người ổn định, bền vững làm thành nhân dân một quốc gia. Với 4 đặc trưng sau :
Có lãnh thổ quốc gia
Có nền kinh tế thống nhất
Quốc ngữ thống nhất
Chung bản sắc văn hóa
c với hai khái niệm với nghĩa rộng và nghĩa hẹp như thế đã cho thấy khái niêm dân tộch và khái niệm quốc gia có sự gắn bó chặt chẽ với nhau, dân tộc bao giờ cũng ra đời trong một quốc gia nhất định. Thực tiễn lịch sử chứng minh rằng, những nhân tố chính muồi dẫn đên hình thành dân tộc luôn gắn với những nhân tố chín muồi dẫn đến hình thành quốc gia.
Dân tộc TBCN và dân tộc tiền TBCN sẽ trải qua sự cải biến sâu sắc để trở thành dân tộc XHCN. 
Trong xã hội XHCN, Nhân dân lao động là chủ thể quyết định mọi vấn đề liên quan đến vận mệnh dân tộc, giai cấp công nhân là người lãnh đạo toàn dân tộc và toàn xã hội.
Xu hướng phát triển của dân tộc:
Xu hướng thứ nhất: Hình thành cộng đồng dân tộc độc lập.
Các cộng đồng dân cư muốn tách ra để thành lập các quốc gia dân tộc độc lập. Việc tách ra này được biểu hiện bằng phong trào đấu tranh chống áp bức dân tộc để tiến tời thành lập quốc gia độc lập ở các quốc gia, khu vực có nhiều cộng đồng dân cư với nguồn gốc tộc người khác nhau trong chủ nghĩa tư bản. Họ ý thức được rằng, chỉ có đấu tranh để thành lập quốc gia độc lập mới có thể tự quyết con đường phát triển của dân tộc mình.
Xu hướng thứ hai: Liên hiệp các dân tộc.
Các dân tộc ở từng quốc gia, kể cả các dân tộc ở nhiều quốc gia muốn liên hiệp lại với nhau. Đó là kết quả tất yếu của sự phát triển của lực lượng sx, của quá trình giao lưu kinh tế, văn hóa trong chủ nghĩa xã hội. Quốc tế hóa nền sx và trao đổi hàng hóa cùng sự du nhập văn hóa là các dân tộc dần xóa bỏ biệt lập, khép kín c thúc đẩy xích lại gần nhau.
Cương lĩnh của Lênin về vđ dân tộc:
Nội dung cương lĩnh bao gồm ba phần chính: 
Các dân tộc hoàn toàn bình đẳng: 
Quyền bình đẳng là quyền thiêng liêng của các dân tộc. Tất cả các dân tộc đều có quyền lợi và nghĩa vụ như nhau.
Các quốc gia có nhiều dân tộc, quyền bình đẳng phải được pháp luật bảo vệ.
Trong mối quan hệ giữa các quốc gia - dân tộc, quyền bình đẳng dân tộc gắn liền với quá trình đấu tranh chống phân biệt chủng tộc, chủ nghĩa bá quyền nước lớn, chống ách áp bức bóc lột của các nước tư bản đối với các nước chậm phát triển. Mọi quốc gia đều bình đẳng trong quan hệ quốc tế.
Các dân tộc được quyền tự quyết: 
Quyền tự quyết là quyền làm chủ của mỗi dân tộc, quyền tự quyết định con đường phát triển kinh tế, chính trị - xã hội của dân tộc mình.
Quyền tự quyết bao gồm: quyền tự do phân lập thành cộng đồng quốc gia dân tộc độc lập; quyền tự nguyện liên hiệp lại với các dân tộc khác trên cơ sở bình đẳng. 
Liên hiệp công nhân tất cả các dân tộc: tư tưởng này là sự thể hiện bản chất quốc tế của giai cấp công nhân, phong trào công nhân và phản ánh tính thống nhất giữa sự nghiệp giải phóng dân tộc với giải phóng giai cấp.
Đoàn kết giai cấp công nhân có vai trò quyết định đến việc xem xét, và thực hiện quyền bình đẳng dân tộc và quyền tự quyết dân tộc và đây cũng là yếu tố để đảm bảo cho sự thắng lợi của phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân trên toàn TG chống lại chủ nghĩa đế quốc.
Nguyên tắc ủng hộ các phong trào dân tộc:
Tự nguyện.
Phù hợp với xu thế lịch sử.
Không ảnh hưởng đến lợi ích các dân tộc khác.

File đính kèm:

  • docxde_cuong_on_tap_mac_lenin.docx
Tài liệu liên quan