Đề cương ôn tập Dịch tễ học

(1) Các phép đo về tần suất bệnh tật (Measures of frequency) thể

hiện sự xảy ra của bệnh tật, tàn phế, tử vong ở một cộng đồng

dân cư. (2) Các phép đo thể hiện sự phối hợp (Measures of association) đánh giá sự liên quan có ý nghĩa thống kê giữa một

yếu tố cho trước và bệnh tật. (3) Các phép đo về tác động tiềm

tàng (Measures of potential impact) phản ánh sự góp phần của

một yếu tố nào đó vào sự xảy ra của một bệnh trong một cộng

đồng dân cư.

Tỷ số, tỷ lệ, tỷ suất

● Tỷ số (Ratio): là một phân số trong đó tử số (là một giá trị) được

chia cho mẫu số (là một giá trị khác). Nói cách khác tử số và mẫu

số không liên quan với nhau.

Ví dụ: Tỷ số trận bóng đá giữa đội A và đội B = 2:1

pdf18 trang | Chuyên mục: Dịch Tễ Học | Chia sẻ: tuando | Lượt xem: 503 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt nội dung Đề cương ôn tập Dịch tễ học, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút "TẢI VỀ" ở trên
2. Fletcher R.W., Fletcher S.W. Chapter 
4: Frequency. Chapter 5: Looking for-
ward. Chapter 6: Looking backward. 
ClinicalEpidemiology. Philadelphia: 
Lippincott Williams & Wilkins, 2005. 
p. 59-104.
3. Gordis L. Chapter 3: Measuring the 
Occurrence of Disease: I. Morbidity. 
Epidemiology. Philadelphia: Saun-
ders, Elservier Inc., 2009. p. 37-57.
4. Greenberg R.S., Daniels S.R., 
Flanders W.D., Eley J.W., Boring J.R. 
Chapter 2: Epidemiologic measures. 
Medical epidemiology. New Jersey, 
McGraw-Hill MedicalCompanies, Inc., 
2005. p. 17-30.
5. Hennekens C.H., Buring J.E. Chap-
ter 4: Measures of Disease Frequency 
and Association. Epidemiology in 
Medicine. Boston, Little Brown Com-
pany, 1987. p. 54-100
6. Last J.M., Spasoff R.A., Harris S.S., 
Thuriaux M. A dictionary of epidemi-
ology. New York, Oxford University 
Press, 2001.
3%
PAF =
17%
= 17,6%
Ta có thể phát biểu rằng: Nếu tiếp xúc với tia xạ gây ra ung 
thư tuyến giáp thì 17,6% trường hợp ung thư tuyến giáp trong 
dân số có thể loại bỏ được nếu không có tiếp xúc với tia xạ.
Trong một nghiên cứu về bệnh lý tuyến giáp, nhóm nghiên cứu 
ghi nhận kết quả ở 2 nhóm BN có và không có tiền căn xạ trị 
vùng đầu mặt cổ như sau:
Xạ trị
Tổng số
Có Không
K giáp
Có X 8
Không 20 Y
Tổng số 41 72
Câu 1. Trị số [X] trên bảng trên là bao nhiêu?
A. 11 B. 20 C. 8 D. 33
Câu 2. Trị số [Y] trên bảng là bao nhiêu?
A. 11 B. 20 C. 8 D. 33
Câu 3. Tỷ lệ ung thư tuyến giáp trong nhóm BN có tiền căn xạ 
trị vùng đầu mặt cổ là?
A. 35% B. 19% C. 57% D. 38%
Câu 4. Tỷ lệ ung thư tuyến giáp trong nhóm BN không có tiền 
căn xạ trị vùng đầu mặt cổ là?
A. 35% B. 19% C. 57% D. 38%
Câu 5. Nguy cơ tương đối của bệnh ung thư tuyến giáp với tiền 
căn xạ trị vùng đầu mặt cổ là?
A. 0,9 B. 2,2 C. 1,8 D. Không câu nào đúng
4.5. BÀI TẬP LƯỢNG GIÁ
14
BÀI 7 7.1. GIỚI THIỆU
7.2. CÔNG DỤNG
7.3. CÁCH TIẾN HÀNH
7.4. CÁC VẤN ĐỀ KHÁC 
CỦA NGHIÊN CỨU CẮT 
NGANG
7.5. BÀI TẬP LƯỢNG GIÁ
NGHIÊN CỨU CẮT NGANG
ThS. BS. Nguyễn Thế Dũng
Nghiên cứu cắt ngang (NCCN) khảo sát mối liên quan giữa bệnh 
tật/vấn đề sức khỏe (hậu quả) và các đặc điểm khác như chúng 
hiện có trong 1 cộng đồng xác định và cùng tại 1 thời điểm/thời 
khoảng xác định. Fletchers ghi nhận số công trình NCKH dùng 
thiết kế NCCN trên các báo - tạp chí y học trong vòng 30 năm 
(1946-1976) đã cho thấy có sự gia tăng 20% (từ 24% lên 44%). 
Điều này cho thấy rõ tính hiệu năng (chi phí thấp, thời gian ng-
hiên cứu rất ngắn), tính linh hoạt, cũng như các công dụng khác 
của thiết kế NCCN.
Nội dung thiết kế của NCCN làm cho thiết kế có nhiều công 
dụng có thể kể như sau:
1. Xác định tỉ suất hiện mắc (TSHM) của 1 bệnh hoặc 1 vấn đề sức 
khỏe (VĐSK).
Ví dụ: Tỉ suất suy dinh dưỡng ở trẻ em < 5 tuổi; tỉ lệ thai phụ 
được quản lý thai nghén đầy đủ.
2. Nhận diện các yếu tố nguyên nhân. 
Ví dụ: Sự không dung nạp đường lactose có thể là nguyên nhân 
của đau bụng tái diễn; ngủ ít có thể dẫn đến béo phì.
3. Đánh giá một test mới hoặc ứng dụng mới của một test cũ
Ví dụ: Sử dụng siêu âm để phát hiện tình trạng loãng xương; sử 
dụng xét nghiệm C-Reactive Protein để tiên đoán nguy cơ mắc 
bệnh tim
4. Đánh giá khả năng tiên đoán (predictive capability) của các đặc 
điểm lâm sàng
Ví dụ: Mối liên quan giữa khám lâm sàng và tình trạng nhiễm 
khuẩn huyết; độ đúng của thủ thuật ấn chỉ trực tràng trong chẩn 
đoán ung thư tiền liệt tuyến.
5. Sàng lọc và phân loại trước đối tượng nghiên cứu cho các nghiên 
cứu cohorts.
7.1. GIỚI THIỆU
7.2. CÔNG DỤNG
15
Bước 1: Chọn dân số nghiên cứu
Cần xác định rõ dân số đích và chọn dân số nghiên cứu (dân số 
chọn mẫu) thích hợp. Một trong những điểm yếu của thiết kế 
NCCN là dễ mắc sai số do chọn mẫu (selection bias) nếu không 
chú ý tốt bước kỹ thuật này.
Dân số HIV+ (%)
Người nghiện chích ma túy ở TP. HCM 29
Phụ nữ bán dâm ở Hà Nội 22,5
Nam quan hệ tình dục đồng giới nam tại TP. HCM 7,3
Bước 2: Cỡ mẫu
Được xác định theo công thức tính cỡ mẫu cho NCCN.
Bước 3: Chọn mẫu 
Xác định kỹ thuật chọn mẫu thích hợp. Việc chọn mẫu cần được 
thực hiện theo các kỹ thuật có xác suất để tránh sai số Đáp Ứng/
Tham gia (Response/Participation Bias) (hay còn gọi là hiệu ứng 
người tình nguyện – Volunteer Effect). 
Ví dụ: trong một nghiên cứu về bệnh mạch vành và đột quỵ 
trên người Mỹ gốc Nhật ở Honolulu, so với người không tình 
nguyện tham gia nghiên cứu, người tình nguyện là những người 
đã có gia đình, có học vấn cao hơn, đã từng nhập viện (vì bệnh 
tật), không hút thuốc lá. Nếu vẫn tiến hành nghiên cứu trên 
những người tình nguyện này, kết quả tỉ suất hiện mắc bệnh 
mạch vành và đột quỵ sẽ thấp hơn mẫu nghiên cứu có bao gồm 
cả người không tình nguyện. 
Bước 4: Thu thập số liệu 
Xác định tình trạng Bệnh và tình trạng Tiếp xúc bằng các kỹ 
thuật và phương pháp đo lường thích hợp.
Bước 5: Phân tích số liệu 
Lập các bảng chéo (cross tabulation) phân nhóm dân số theo 
các yếu tố nguy cơ được nghiên cứu và so sánh tỉ suất hiện mắc 
trong từng nhóm.
Bảng 7.1: Tỉ suất 
hiện nhiễm 
HIV theo giám 
sát trọng điểm 
năm 2012 của 
Việt Nam
Bệnh
Tổng số
Có Không
Tiếp xúc
Có a b a + b
Không c d c + d
Tổng số a + c b + d
Để xác định mối liên hệ giữa tình trạng tiếp xúc (TX) và tình 
trạng Bệnh, có 2 lựa chọn:
- Tính TSHM của các trường hợp có bệnh ở nhóm có TX và so 
sánh với TSHM của các trường hợp có bệnh ở nhóm không có 
TX: a/(a + b) và c/(c + d).
7.3. CÁCH TIẾN HÀNH
16
a/(a + b)
PRR=
c/(c + d)
a/b
c/d
POR =
ad
bc
 =
Bước 6: Bàn luận
Nói chung, trong NCCN việc bàn luận chủ yếu xoay quanh các 
TSHM cũng như mối liên hệ giữa các biến số. Cần chú ý tránh 
gán ghép một trật tự thời gian không có căn cứ vào một mối 
liên hệ giữa Tiếp Xúc và Bệnh.
Bàn luận về sai số Đáp ứng/Tham gia (Response / Participation 
Bias) nếu có.
Điểm yếu quan trọng của nghiên cứu là việc khó thiết lập mối 
tương quan nhân quả từ số liệu thu thập được (do khó thiết lập 
trật tự thời gian giữa các biến số có liên quan).
Việc nghiên cứu các bệnh hiếm gặp bằng thiết kế nghiên cứu cắt 
ngang là điều không thực tế nếu việc thu thập số liệu được tiến 
hành trên 1 mẫu lấy từ dân số chung (Ví dụ: NCCN bệnh K. dạ 
dày ở người 45-59 tuổi cần khoảng 10.000 người để tìm thấy 01 
case).Tuy nhiên, NCCN có thể được tiến hành với các bệnh hiếm 
gặp nếu mẫu lấy từ dân số người bệnh thay vì dân số chung.
Serial surveys hoặc Sequential cross-sectional studies là các nghiên 
cứu cắt ngang được tiến hành lặp lại sau các thời khoảng khác 
nhau nhằm cho thấy khuynh hướng của vấn đề sức khoẻ.
- Tính TSHM của nhóm có TX ở nhóm có bệnh và so sánh với 
TSHM của nhóm có TX ở nhóm không bệnh: a/(a + c) và b/(b + d).
Có thể dùng các phép kiểm thống kê (t-test, Chisquare,..) để xác 
định các mối liên hệ.
Prevalence của bệnh trong nhóm tiếp xúc = a/(a+b)
Prevalence của bệnh trong nhóm không tiếp xúc = c/(c+d)
Độ mạnh của sự phối hợp sẽ được tính bằng Prevalence Rate 
Ratio (PRR) hoặc Prevalence Odds Ratio (POR).
7.3. CÁC VẤN ĐỀ KHÁC CỦA NGHIÊN CỨU CẮT NGANG
7.4. BÀI TẬP LƯỢNG GIÁ
Tình huống 1: dành cho câu hỏi từ 1 đến 6
Bảng 2 x 2 dưới đây trình bày kết quả của 1 nghiên cứu cắt ngang 
nhằm tìm mối liên quan giữa nồng độ cholesterol/huyết thanh – 
Choles./HT (tăng/bình thường) và tình trạng mắc bệnh mạch vành 
(BMV+/BMV–)
BMV + BMV - Tổng số
Choles/HT
Tăng 50 200 250
Bình thường 50 700 750
Tổng số 100 900 1000
17
Câu 1. Tỉ suất hiện mắc BMV+ ở người có Choles./HT tăng là
A. 50% B. 22,2% C. 20% D. 6,7%
Câu 2. Tỉ suất hiện mắc BMV+ ở người có Choles./HT bình 
thường là
A. 6,7% B. 20% C. 22,2% D. 50%
Câu 3. Tỉ suất hiện mắc Choles./HT tăng ở người có bệnh mạch 
vành (BMV+) là
A. 20% B. 50% C. 05% D. 25%
Câu 4. Tỉ suất hiện mắc Choles./HT tăng ở người không có bệnh 
mạch vành (BMV-) là
A. 50% B. 20% C. 25% D. 22,2%
Câu 5. Tỉ số tỉ suất hiện mắc BMV+ xét theo nồng độ cholesterol/
HT là
A. 0,33 B. 3,0 C. 2,25 D. 0,64
Câu 6. Phát biểu nào sau đây phù hợp nhất với kết quả của câu 5
A. Người không mắc bệnh mạch vành dễ có Choles./HT tăng 
nhiều hơn X lần so với người mắc bệnh mạch vành.
B. Người mắc bệnh mạch vành dễ có Choles./HT tăng nhiều hơn 
X lần so với người không mắc bệnh mạch vành. 
C. Người có Choles./HT tăng dễ bị bệnh mạch vành gấp X lần so 
với người có Choles./HT bình thường.
D. Người có Choles./HT tăng ít bị bệnh mạch vành gấp X lần so 
với người có Choles./HT bình thường.
Câu 7. Phát biểu nào sau đây phù hợp nhất với công dụng của 
thiết kế nghiên cứu cắt ngang.
A. Giúp tính được các tỉ suất hiện mắc
B. Giúp khảo sát các bệnh hiếm gặp
C. Giúp tính được các tỉ suất mới mắc
D. Giúp tính được nguy cơ tương đối
Câu 8. Phát biểu nào sau đây phù hợp nhất với đặc điểm về dân 
số nghiên cứu của thiết kế nghiên cứu cắt ngang.
A. Dân số nghiên cứu bao gồm những người khoẻ mạnh (không 
có bệnh được nghiên cứu) sẽ được phân thành 2 nhóm – Nhóm 
có tiếp xúc với yếu tố nguy cơ và Nhóm không tiếp xúc với yếu 
tố nguy cơ.
B. Dân số nghiên cứu được phân làm 2 nhóm – Nhóm đang mắc 
bệnh (được nghiên cứu) và nhóm đang không mắc bệnh (được 
nghiên cứu).
C. Dân số nghiên cứu bao gồm 1 nhóm người đang có bệnh 
(được nghiên cứu) và người khoẻ mạnh không có bệnh được 
nghiên cứu).
D. Dân số nghiên cứu bao gồm 1 nhóm người đang mắc cùng 
mội loại bệnh.
18
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Beth D. Saunders and Robert G. 
Trapp. Basic and Clinical Biostatistics. 
Appleton & Lange, California, 1990.
2. Bộ Y Tế. Báo cáo công tác phòng, 
chống HIV/AIDS 6 tháng đầu năm 
2013 và trọng tâm kế hoạch 6 tháng 
cuối năm 2013. Số 506 /BC-BYT ngày 
04/7/2013.
3. Gary D. Friedman. Primer of Epide-
miology.McGraw-Hill Company Inc. 
2004.
4. Leon Gordis. Epidemiology.Saun-
ders Elsevier, Pennsylvania, 2009.
5.Stephen B.H. and Stephen R.C. De-
signing clinical research. Williams & 
Wilkins,Baltimore, 1998.
6. Stephen H.G. Interpreting the med-
ical literature. McGraw-Hill Book Co. 
International Editions. 2006.

File đính kèm:

  • pdfde_cuong_on_tap_dich_te_hoc.pdf
Tài liệu liên quan