Đề án Quản lý kỹ thuật, giảm sự cố lưới điện giai đoạn 2016-2020

 Hiện nguồn điện miền Nam đang bị thiếu công suất dự phòng (công suất lắp đặt 13.966 MW, trong đó 1.573 MW chạy bằng nhiên liệu dầu), phải nhận công suất lớn qua các đường dây 500kV nên tình hình vận hành hệ thống điện rất căng thẳng.

 Hiện nay trên địa bàn EVN SPC quản lý, ở 20 tỉnh/thành phố đều có trạm nguồn 220kV cấp điện cho phụ tải của EVN SPC (trừ tỉnh Hậu Giang).

Tổng số TBA 220kV là 40 trạm, tổng số MBA 220kV/110kV là 71 máy (kể cả trạm nối cấp trạm 500kV và nhà máy điện), tổng dung lượng là 13.205MVA.

Mặc dù lưới điện truyền tải miền Nam đã được đầu tư cải tạo, tuy nhiên do như cầu phụ tải tăng cao và thời tiết nắng nóng nên vẫn xảy ra tình trạng đường dây và MBA vận hành đầy tải như: Đường dây 220kV Bình Long 2 - Mỹ Phước (max 103%), Di Linh - Bảo Lộc (max 103%), Long Bình - Sông Mây - Bảo Lộc (max 107%), Bình Hòa – Thuận An (max 99%), Sông Mây - Trị An (max 95%), Củ Chi 2 - Trảng Bàng 2 (max 88%), Sông Mây – Long Bình (87%), Bình Long 2 - Mỹ Phước (83%); TBA: Bình Long 2 (AT2 – 109% , AT1 – 97%), Bảo Lộc (T2-106%), Thận An (AT1-98%), Nhà Bè (AT2-98%), Trà Nóc (T1 - 97%, T2-94%), Phan Thiết (AT1-93%), Cay Lậy (AT1-87%), Thủ Đức (AT3-87%), Long Thành (T1-84%), Phan Thiết 2 (AT2-81%). TBA 500kV AT1 Phú Lâm 77%, AT2 Phú Lâm ~65%, AT1 Tân Định 75%.

 

doc27 trang | Chuyên mục: Lưới Điện | Chia sẻ: tuando | Lượt xem: 454 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt nội dung Đề án Quản lý kỹ thuật, giảm sự cố lưới điện giai đoạn 2016-2020, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút "TẢI VỀ" ở trên
 bị lưu trữ khoa học, dễ tra cứu theo đúng qui định. Theo dõi và đánh giá kết quả thí nghiệm định kỳ VTTB lưới điện. 
Tăng cường công tác kiểm tra lưới điện trên địa bàn quản lý, thay thế kịp thời các thiết bị như FCO/ LB-FCO, LA, TU, TI đo đếm ranh giới cũng như TU, TI đo đếm điện năng chuyển nhượng của khách hàng đã bị già cỗi không an toàn có xác suất sự cố cao. Thay các FCO, LBFCO, LA có dòng rò nhỏ bằng FCO, LBFCO, LA polymer.
Thay xà sắt bằng xà composite tăng cường cách điện tại vị trí lắp đặt FCO, LB-FCO hiện hữu, tuyến đường dây xây dựng mới, khắc phục sự cố đứt chì tạo hồ quang phóng vào xà đỡ làm bật máy cắt phía nguồn. Lắp đặt đà composite trên các tuyến đường dây ven biển và lắp đà đỡ FCO, LBFCO bằng đà composite ưu tiên trước khu vực đầu tuyến.
Kiểm tra và thực hiện các giải pháp như : Lắp nắp chụp lên đầu cực thiết bị, sơn silicone, epoxy để xử lý phóng điện bề mặt TU/TI, ốp đà.
Đối với DS thay đà sắt hiện hữu bằng đà gổ, composite và tăng khoảng cách bố trí giữa các DS để hạn sự cố phóng điện đà gổ và sự cố pha - pha.
Tiếp tục áp dụng các giải pháp hiệu quả ngăn ngừa sự cố phát tuyến trung thế thuộc các khu vực gần trạm 110kV có dòng ngắn mạch cao gần đầu nguồn khi xảy ra sự cố. Đối với các tuyến trung thế nhiều mạch sử dụng các giải pháp tăng cường cách điện như bọc hóa dây dẫn, xà composite,... nhằm chống lây lan sự cố trên nhiều phát tuyến cùng lúc.
Đối với lưới điện thuộc tài sản khách hàng (KH): làm việc trực tiếp với KH để triển khai đo kiểm thông số kỹ thuật tại điểm đấu nối và kiểm tra, yêu cầu KH thí nghiệm định kỳ, bảo trì vật tư thiết bị lưới điện theo quy định hệ thống điện phân phối (Thông tư 39-BCT), Điện lực phải xem xét các biên bản thí nghiệm do KH cung cấp để có kiến nghị cần thiết. Kiểm soát chặt chẽ hơn nữa trong công tác phê duyệt thiết kế, nghiệm thu đóng điện các công trình lưới điện KH.
Công tác thay thế VTTB kém chất lượng: Qua công tác bảo trì, thí nghiệm định kỳ nhằm sớm phát hiện thay thế dần các VTTB kém chất lượng, quá hạn sử dụng còn tồn tại trên lưới (sứ cách điện trung thế, TU, TI, LA, FCO,...) thực hiện hoàn tất trước mùa mưa để tránh hiện tượng phóng điện. Khi có sự cố, Đơn vị QLVH phải ghi nhận loại VTTB, nhà sản xuất với số lượng phải được thống kê cập nhật đầy đủ để có biện pháp cụ thể ngăn ngừa khắc phục. Đính kèm Phụ lục 9
b.5) Công tác mua sắm vật tư thiết bị: 
Các đơn vị cần rà soát thống kê, đánh giá chất lượng VTTB đang vận hành trên lưới điện gây hư hỏng hàng loạt sau thời gian ngắn sử dụng, nhằm loại bỏ các VTTB có chất lượng kém trong công tác mua sắm.
Đưa vào sử dụng thí điểm các thiết bị, vật liệu công nghệ mới để giảm sự cố, giảm tổn thất lưới điện.
b.6) Giải pháp khắc phục, ngăn ngừa sự cố cáp ngầm
Đối với Tổng công ty:
Tổ chức các khoá đào tạo cấp chứng chỉ về thi công đấu nối cáp ngầm, đầu cáp ngầm cho đội ngũ quản lý, giám sát và thi công chủ chốt của các đơn vị liên quan đến công tác đấu nối cáp ngầm.
Ban hành quy định về công tác thi công đấu nối cáp ngầm.
Nghiên cứu hoàn thiện hơn các tiêu chuẩn, đặc tính thiết bị trong mua sắm nhằm mua sắm thiết bị có chất lượng tốt, đảm bảo kỹ thuật.
Nghiên cứu các công nghệ, thiết bị mới về nối cáp để áp dụng, ưu tiên chọn các thiết bị công nghệ hạn chế tối đa công đoạn thực hiện bằng thủ công (như hộp nối cáp tự động). 
Nghiên cứu thiết bị chẩn đoán phóng điện cục bộ (PD) cáp ngầm, đặc biệt ưu tiên thiết bị kiểm tra online để trang bị cho các đơn vị sử dụng nhằm kịp thời phát hiện các vị trí cáp ngầm đang vận hành có hiện tượng phóng điện cục bộ để xử lý, ngăn ngừa sự cố.
Tổ chức hội nghị định kỳ hàng năm để phổ biến kinh nghiệm, các giải pháp nhằm ngăn ngừa sự cố lặp lại.
Đối với các Đơn vị:
Trên cơ sở đội ngũ do SPC tổ chức đào tạo, các đơn vị tổ chức đào tạo và cấp chứng chỉ cho đội ngũ thi công đấu nối cáp ngầm tại các Điện lực, CNĐ, đảm bảo yêu cầu công việc.
Chấn chỉnh công tác thi công và giám sát thi công đầu cáp, hộp nối cáp ngầm trung thế. Bắt buộc người trực tiếp thi công phải là người có kinh nghiệm, hiểu biết về các chủng loại cáp ngầm trung thế, được đào tạo và cấp chứng chỉ về thi công đầu cáp, hộp nối cáp ngầm trung áp bởi các tổ chức, đơn vị có tư cách pháp nhân. Yêu cầu người trực tiếp giám sát thi công phải có chứng chỉ giám sát và chứng chỉ thi công về đầu cáp ngầm được cấp bởi các tổ chức, đơn vị có tư cách pháp nhân.
Tăng cường công tác kiểm tra phát hiện hiện tượng phóng điện cáp để kịp thời ngăn ngừa sự cố.
Thực hiện nghiêm công tác kiểm tra định kỳ, bảo dưỡng thiết bị, trang bị thiết bị, dụng cụ chuyên dụng cho công tác bảo trì nhằm phát hiện và thay thế kịp thời các trường hợp có khả năng phát sinh sự cố. Đặc biệt đối với công tác thi công cáp ngầm phải yêu cầu dùng dụng cụ chuyên dụng mới cho phép thi công. 
Tổ chức giám sát thi công chặt chẽ trong công tác lắp đặt, thi công, đấu nối đầu cáp ngầm. Cần quy định rõ trách nhiệm, quyền hạn liên quan của các cá nhân tham gia giám sát vì đây là khâu rất quan trọng trong công tác quản lý vận hành sau này (đình chỉ ngay các đơn vị thi công không có đủ năng lực, dụng cụ, đồ nghề cần thiết khi thi công cáp ngầm).
Xây dựng phương án vận hành lưới điện hợp lý, tránh trường hợp vận hành cáp ngầm quá tải cho phép.
Thường xuyên tổ chức đánh giá chất lượng thiết bị, để qua đó đề xuất không sử dụng các thiết bị không đảm bảo chất lượng, kỹ thuật.
Sau mỗi sự cố, cần phải tiến hành điều tra, xác định nguyên nhân để rút kinh nghiệm và đề xuất phương án xử lý khắc phục ngăn ngừa hiện tượng tái diễn.
Các đơn vị trong quá trình mua sắm vật tư phải đảm bảo theo tiêu chuẩn quy định và phải kiểm tra, thí nghiệm trước khi đưa vào vận hành. Chọn lựa nhà thầu có uy tín để chọn cáp ngầm, phụ kiện cáp ngầm có chất lượng, nguồn gốc rõ ràng. 
Nhiệm vụ và giải pháp khác: Có phương thức vận hành hợp lý tránh khai thác đầy tải kéo dài, quá tải MBA. Đồng thời, có giải pháp giảm thiểu sự cố phát tuyến 22kV, cụ thể như: 
Kiểm tra định kỳ thường xuyên các tiếp địa lặp lại trên các phát tuyến 22kV đảm bảo hệ thống nối đất đạt yêu cầu.
Đối với công tác cáp ngầm lộ ra cần tăng cường công tác giám sát thi công, kiểm tra chất lượng vật tư thiết bị: Cáp ngầm, hộp nối cáp ngầm, đầu cáp ngầm, các thiết bị đóng cắt đảm bảo đúng tiêu chuẩn quy định, kiên quyết không đưa các vật tư thiết bị kém chất lượng lên lưới; công tác thi công phải đảm bảo chất lượng. 
Khi xảy ra sự cố trên các phát tuyến 22kV, nhất là các sự cố gần trạm 110kV, Điều độ Công ty Điện lực cần kiểm tra công tác xử lý của các bộ phận quản lý lưới điện đảm bảo loại trừ sự cố thì mới phát lệnh đóng lại bằng tay. Các CNĐCT, Điều hành viên trong ca trực sẽ phối hợp cùng với Điều độ Điện lực trong công tác này để đảm bảo sao cho tái lập điện trong thời gian nhanh nhất có thể mà vẫn đảm bảo điều kiện vận hành an toàn liên tục trong toàn hệ thống.
Khối lượng và chi phí thực hiện các giải pháp trên: Chi tiết Phụ lục 11 (đính kèm).
Stt
Giải pháp giảm sự cố
Chi phí ước tính (tỷ đồng) (**)
Năm 2016
Năm 2017
Năm 2018
Năm 2019
Năm 2020
1
Giảm sự cố do vi phạm HLATLĐCA (*)
2.198,284
2.481,062
2.631,181
2.181,008
1.924,917
2
Giảm sự cố do động vật
116,473
115,687
112,764
109,976
110,290
3
Giảm sự cố do phóng điện thiết bị DS,FCO/LBFCO, LA, TU/TI
283,731
355,048
406,905
377,910
267,386
4
Giảm sự cố do sét đánh
12,588
13,709
14,260
13,511
13,827
5
Giảm sự cố do phóng sứ
22,676
23,514
25,941
24,620
21,102
6
Tổng
2633,752
2989,02
3191,051
2707,025
2337,522
(*): bao gồm chi phí bọc hóa đường dây trung thế 
(**) Nguồn vốn trên được phân bố từ nguồn vốn Sửa chữa thường xuyên, Sửa chữa lớn và Đầu tư xây dựng hàng năm
TỔ CHỨC THỰC HIỆN:
 Căn cứ Đề án này, các Đơn vị xây dựng Đề án, kế hoạch công tác phù hợp với tình hình thực tế của Đơn vị mình, tổ chức phân công trách nhiệm để triển khai thực hiện.
Lãnh đạo các cấp tăng cường công tác kiểm tra, phúc tra hiện trường lưới điện nhằm kiểm soát chặt kết quả thực hiện và có chỉ đạo, hướng dẫn kịp thời cấp dưới trong việc thực hiện nhiệm vụ công tác.
Nhiệm vụ các Ban TCT: Ban KTSX và Ban AT triển khai các công việc theo phân công, tham mưu cho Lãnh đạo TCT trong việc theo dõi, phân tích đánh giá kết quả thực hiện tại các đơn vị để kịp thời có các biện pháp chế tài chấn chỉnh và khen thưởng thích đáng các trường hợp điển hình hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Chương trình công tác lớn:
Áp dụng thiết bị công nghệ mới trong phương pháp thử nghiệm chẩn đoán các khuyết tật, hư hỏng tại các bộ phận có nguy cơ dẫn đến sự cố toàn bộ thiết bị.
Chương trình củng cố lưới điện phân phối giai đoạn 2013-2016 ban hành theo quyết định 1852 ngày 24/9/2013.
Triển khai thực hiện kế hoạch hoàn thiện sơ đồ và xóa T các TBA và đường dây 110kV hoàn tất năm 2016.
Thành lập các Đội thi công sửa chữa điện nóng: 2015-2018
Trang bị thiết bị vệ sinh cách điện bằng nước áp lực cao: 2015-2020.
Hệ thống SCADA và trạm biến áp 110kV không người trực.
Xây dựng mô hình tổ chức trung tâm điều khiển đóng cắt thiết bị từ xa 
Đề án xây dựng tiêu chí và lộ trình tự động hóa, điều khiển xa thiết bị trên lưới trung thế.
Chế độ báo cáo, kiểm điểm định kỳ: Hàng quý các đơn vị thực hiện báo cáo, TCT tổ chức họp HNTH kiểm điểm tình hình thực hiện tại các đơn vị.
	Tổng công ty yêu cầu các đơn vị thành viên, các Ban liên quan nắm vững và triển khai thực hiện hoàn tất các công việc liên quan theo từng thời kỳ của lộ trình từ 2016 ÷ 2020. Trên cơ sở Đề án này, các đơn vị thành viên xây dựng hoàn tất Đề án công tác quản lý kỹ thuật, giảm sự cố giai đoạn 2016-2020 của Đơn vị mình trước ngày 12/5/2016 và báo cáo về Tổng công ty để theo dõi.
Nơi nhận:
Ban TGĐ EVN SPC (E-Office);
Công đoàn EVN SPC (E-Office);
Các Ban: AT, VTXNK, QHCĐ, TCNS, LĐTL, QHQT, QLĐT, KH, KD, CNTT (E-Office);
Các CTĐL thành viên (E-Office);
ĐCTMN, TNĐMN, AĐLMN, TVĐMN (E-Office);
Lưu: VT, KTSX (Tam.02)
TỔNG GIÁM ĐỐC
Nguyễn Văn Hợp

File đính kèm:

  • docde_an_quan_ly_ky_thuat_giam_su_co_luoi_dien_giai_doan_2016_2.doc