Đảm bảo vệ sinh an toàn thức ăn đường phố - Nguyễn Thùy Linh

Trình bày được lợi ích và nhược điểm của thức ăn đường phố

Trình bày được nguy cơ của thức ăn đường phố và yêu cầu đảm bảo VSATTP thức ăn đường phố

TB được điều kiện VSATTP của các loại dịch vụ thức ăn đường phố và biện pháp chung cải thiện VSATTP thức ăn đường phố.

 

ppt48 trang | Chuyên mục: Dinh Dưỡng và Vệ Sinh An Toàn Thực Phẩm | Chia sẻ: tuando | Lượt xem: 406 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt nội dung Đảm bảo vệ sinh an toàn thức ăn đường phố - Nguyễn Thùy Linh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút "TẢI VỀ" ở trên
theo) 
6. Người chế biến, bán hàng: 
+ Mối nguy: Người bán, chế biến thực phẩm có thể cho ra mầm bệnh, gây ô nhiễm thực phẩm qua các vi sinh vật ở trên da, đường tiêu hoá, do bàn tay bẩn 
+ Yêu cầu vệ sinh: 
Khám sức khỏe định kỳ. 
Những ai có bệnh truyền nhiễm không chế biến, bán hàng. 
Rửa tay. 
Sử dụng tạp dề, mũ, khẩu trang, dụng cụ gắp thức ăn. 
Được huấn luyện. 
Không hút, nhai, khạc nhổ, sờ tay lên mồm, mũi, mắt, gãi ngứa 
IV- CÁC TIÊU CHÍ ĐỂ XÂY DỰNG 
 ĐIỂM MÔ HÌNH THỨC ĂN ĐƯỜNG PHỐ: 
A. Với thức ăn đường phố có cửa hàng cố định: 
A. Với thức ăn đường phố có cửa hàng cố định: 
IV- CÁC TIÊU CHÍ ĐỂ XÂY DỰNG 
 ĐIỂM MÔ HÌNH THỨC ĂN ĐƯỜNG PHỐ: 
B. Đảm bảo VSAT với thực phẩm bán rong: 
1/ Chỉ bán các thức ăn, có thể đảm bảo được VSAT khi đem đi bán rong (Danh mục cho phép). 
2/ Có phương tiện đảm bảo VSAT (xe đẩy, xe đạp, gánh hàng, làn hàng, thúng hàng, mẹt hàng ), cụ thể phải: 
Kín, tránh được mưa nắng, bụi, gió, ruồi, muỗi, côn trùng  
Giữ được thức ăn sạch, không ô nhiễm. 
3/ Người bán hàng không có bệnh truyền nhiễm, có điều kiện vệ sinh cá nhân tốt, được tập huấn về kiến thức VSATTP. 
4/ Có cam kết với chính quyền cơ sở và y tế về việc đảm bảo CLVSATTP. 
B. Đảm bảo VSAT với thực phẩm bỏn rong: 
5/ Dụng cụ đựng thức ăn, bao gói thức ăn phải sạch, không dùng lại trong cũng 1 lần đi bán hàng. 
6/ Giữ đúng thời gian an toàn của thức ăn, không được bán thức ăn có dấu hiệu hư hỏng, ôi thiu, ô nhiễm. 
7/ Nguyên liệu làm thức ăn phải được chọn lọc, chế biến đảm bảo yêu cầu vệ sinh. 
8/ Không dùng tay trực tiếp bốc, nắm thức ăn để bán. 
9/ Phải có chứng nhận của UBND phường, xã nơi quản lý hộ khẩu cho phép bán rong và UBND nơi đến bán rong vào thời gian và địa điểm nhất định. 
C. Yêu cầu vệ sinh đối với cơ sở nhà hàng khách sạn: 
1. Phải có hợp đồng về nguồn cung cấp nguyên liệu thực phẩm an toàn. 
2. Cơ sở chế biến, dụng cụ, trang thiết bị, phải đảm bảo các yêu cầu vệ sinh theo quy định chung. 
4. Phải có tủ lưu nghiệm thức ăn từ 24 đến 48 giờ. 
5. Phòng ăn, bàn ghế ăn phải được thường xuyên giữ gìn vệ sinh sạch sẽ. 
6. Nhân viên phục vụ: Phải có quần áo bảo hộ lao động, được khám sức khoẻ và xét nghiệm phân 6 tháng/lần. 
D. Yêu cầu vệ sinh đối với cơ sở phục vụ ăn uống tập thể: 
1. Nguồn cung cấp nguyên liệu phải đảm bảo an toàn. 
2. Nhân viên phục vụ phải được đào tạo kiến thức và thực hành về vệ sinh an toàn thực phẩm, khám sức khoẻ và xét nghiệm phân 6 tháng/ lần, có trang phục, đội mũ, đeo mạng, rửa tay khi chia thức ăn. 
3. Các dụng cụ đựng thức ăn chín, bát đũa, thìa, muôi... phải được rữa bằng nước sạch, để khô ráo. 
4. Nhà ăn phải thoáng mát, đủ ánh sáng, có thiết bị dụng cụ chống ruồi, muỗi, bọ, chuột. 
5. Có tủ lưu nghiệm thức ăn 24 – 48 giờ. 
E. Yêu cầu vệ sinh đối với cửa hàng bán thức ăn chín, ăn ngay: 
1. Thức ăn phải được bảo quản sạch, chống ruồi, che mưa, gió, bụi. Không được bán thức ăn có dấu hiệu ôi, thiu hoặc quá hạn sử dụng. 
2. Có dụng cụ để gắp thức ăn. 
3. Nhân viên phải rửa tay trước khi bán hàng hoặc sau khi đi vệ sinh, có trang phục bảo hộ lao động và được khám sức khoẻ và xét nghiệm phân 6 tháng/ lần. 
4. Đồ bao gói thức ăn phải sạch, chỉ dùng các loại chuyên dùng cho thực phẩm. 
F. Yêu cầu vệ sinh đối với cửa hàng bánh, kẹo, rượu, đồ hộp: 
1. Chỉ được bán những loại bánh, kẹo, rượu và đồ hộp có đầy đủ nhãn mác theo quy định, còn hạn sử dụng. 
2. Phải có giá, tủ kê xếp thực phẩm thông thoáng, chống được bụi, mưa, nắng và côn trùng, chuột.... Phải có thiết bị bảo quản lạnh để bảo quản các thực phẩm cần bảo quản lạnh. 
3. Phải kiểm tra hàng ngày về nhãn mác, chất lượng hàng thực phẩm được bày bán trong cửa hàng, kịp thời loại bỏ những thực phẩm bị biến chất, hư hỏng và quá hạn. Tuyệt đối không được bán các thực phẩm không rõ nguồn gốc, không đảm bảo yêu cầu vệ sinh an toàn, thực phẩm giả cho người tiêu dùng. 
G. Yêu cầu vệ sinh đối với cửa hàng bia, nước giải khát: 
1. Chỉ được bán các loại bia, nước giải khát, đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh an toàn . 
2. Nơi bán và nơi để cho khách hàng ngồi uống bia, giải khát phải sạch, thoáng, chống ruồi, bọ và côn trùng. 
3. Cốc để uống bia, nước giải khát phải được rửa sạch, lau hoặc xấy khô. 
4. Các đồ ăn kèm theo phải đảm bảo yêu cầu vệ sinh an toàn. 
5. Không dùng đường hoá học trong pha chế nước giải khát. 
H. Yêu cầu vệ sinh đối với cửa hàng rau quả: 
1. Rau quả được bày bán trong cửa hàng phải đảm bảo có nguồn gốc được sản xuất từ các vùng trồng rau quả an toàn. 
2. Nơi bán hàng, kho chứa, phương tiện bán hàng, phương tiện vận chuyển, phương tiện bảo quản phải đảm bảo các yêu cầu vệ sinh chung, không được bán rau quả úa, nát, không an toàn cho người tiêu dùng. 
3. Tuyệt đối không được phun thêm hoá chất bảo quản hoặc bán lẫn rau quả an toàn với rau quả không an toàn. 
4. Nhân viên bán hàng phải có trang phục riêng và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật khi có các hậu quả xảy ra do bán các sản phẩm rau qủa không đủ yêu cầu “rau quả an toàn”. 
I. Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong lễ hội, hội chợ và khu du lịch: 
1. Quy hoạch bố trí quán ăn, kiôt, quầy hàng đảm bảo thuận tiện cho người đi lại và vệ sinh an toàn trong ăn uống. 
2. Tập huấn hướng dẫn và đăng ký của chủ hàng kinh doanh dịch vụ ăn uống với cơ quan chính quyền và y tế về việc đảm bảo điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm trong lễ hội, hội chợ và khu du lịch. 
3. Đảm bảo các điều kiện thiết yếu như: nước sạch, quầy tủ hàng, quán hàng, phương tiện tiếp phẩm... không để ô nhiễm thực phẩm. 
4. Bố trí khu vệ sinh riêng biệt, có thể trang bị các nhà vệ sinh cơ động, bố trí ở cuối hướng gió và dòng chảy. 
5. Cung cấp các dịch vụ thu gom, dọn chất thải hàng ngày, tránh để phát triển ruồi, muỗi, côn trùng, bọ, chuột. 
J. Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm tại các quán ăn uống ở các chợ: 
1. Quy hoạch bố trí khu ăn uống riêng một chỗ ở trong chợ, cách xa khu bán thực phẩm tươi sống, gia súc, gia cầm và các loại hàng hoá dễ ô nhiễm khác. 
2. Phải có cống rãnh thông thoát nước. 
3. Có nơi chứa rác, rác được thu dọn hàng ngày, không để ứ đọng. 
4. Nhà vệ sinh phải ở nơi cách biệt với khu ăn uống, kiểu loại phải đảm bảo yêu cầu vệ sinh. 
5. Có đủ nước sạch để cho khách rửa tay và dùng trong quầy hàng. 
6. Đảm bảo đầy đủ các yêu cầu VSAT đối với kinh doanh dịch vụ ăn uống. 
V- NGUYÊN TẮC CHỈ ĐẠO: 
V- NGUYÊN TẮC CHỈ ĐẠO: 
VI- CÁC BƯỚC TRIỂN KHAI MÔ HÌNH QUẢN LÝ VSAT THỨC ĂN ĐƯỜNG PHỐ: 
VI- CÁC BƯỚC TRIỂN KHAI MÔ HÌNH 
QUẢN LÝ VSAT THỨC ĂN ĐƯỜNG PHỐ : 
1. Điều tra ban đầu về thức ăn đường phố: 
Muốn có một kế hoạch can thiệp nhằm cải thiện vệ sinh an toàn thức ăn đường phố, cần phải nắm được một số thông tin cơ bản sau: 
+ Số liệu về người bán hàng thức ăn đường phố. 
+ Phân loại mặt hàng kinh doanh. 
+ Phân loại theo cách chế biến. (Tại chỗ, đem từ nơi khác đến). 
+ Tính chất quầy hàng: Bán trong cửa hàng, quầy cố định hè phố, xe lưu động, gánh rong... 
+ Phương tiện, dụng cụ: Bàn, tủ thức ăn, dụng cụ chế biến, chia, gắp thức ăn, đồ bao gói. 
+ Cơ sở cửa hàng, nước, điều kiện vệ sinh môi trường... 
+ Nguồn cung cấp thực phẩm, gia vị, phụ gia. 
+ Người bán hàng, chế biến, phục vụ: Nghề chính hay phụ, văn hoá, hộ khẩu tại chỗ hay các tỉnh khác, sức khoẻ, văn hoá, bệnh tật, kiến thức,thực hành về vệ sinh an toàn thực phẩm. 
VII- GIẢI PHÁP CẢI THIỆN VỆ SINH AN TOÀN 
 THỨC ĂN ĐƯỜNG PHỐ: 
2.Ban hành chính sách, văn bản quy phạm pháp luật về thức ăn đường phố: 
 Quy định của Chính quyền về điều kiện kinh doanh thức ăn đường phố: Nhằm hỗ trợ và kiểm soát được thức ăn đường phố. 
- Quy định về tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thức ăn đường phố của ngành y tế. 
 Quy định trách nhiệm của các ban ngành liên quan đến thức ăn đường phố. 
VII- GIẢI PHÁP CẢI THIỆN VỆ SINH AN TOÀN 
 THỨC ĂN ĐƯỜNG PHỐ: 
(TiÕp theo) 
3.Cải tạo nâng cấp cơ sở hạ tầng, địa điểm và trang thiết bị: 
 Gắn quản lý dịch vụ thức ăn đường phố với chương trình phát triển đô thị. 
 Cải tạo nhà cửa, mặt bằng, điện, nước. 
 Trang bị, dụng cụ phù hợp với từng cơ sở nhưng phải đảm bảo yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm. 
 Có thể quy hoạch thành các chợ ẩm thực, phố ẩm thực, song phải đảm bảo thuận tiện cho cộng đồng mới phát triển được. 
 Những vấn đề trọng tâm: Nước sạch, xử lý chất thải rắn, lỏng, các công trình vệ sinh. 
 Với hàng rong: Thiết kế xe đẩy, gánh hàng đảm bảo VSATTP. 
(TiÕp theo) 
VII- GIẢI PHÁP CẢI THIỆN VỆ SINH AN TOÀN 
 THỨC ĂN ĐƯỜNG PHỐ: 
4. Huấn luyện cho người kinh doanh dịch vụ thức ăn đường phố: 
 Huấn luyện cho người kinh doanh dịch vụ thức ăn đường phố về các mối nguy, cách xử lý đảm bảo yêu cầu vệ sinh an toàn thức ăn đường phố. 
 Huấn luyện các nguyên tắc HACCP để họ áp dụng vào việc kinh doanh dịch vụ của mình. 
 Huấn luyện về vệ sinh an toàn trong chế biến, bảo quản. 
 Cấp chứng chỉ sau huấn luyện. 
(TiÕp theo) 
VII- GIẢI PHÁP CẢI THIỆN VỆ SINH AN TOÀN 
 THỨC ĂN ĐƯỜNG PHỐ: 
5. Tổ chức cam kết của người kinh doanh dịch vụ với Chính quyền và y tế về việc đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thức ăn đường phố: 
Duy trì chế độ kiểm tra liên ngành của Chính quyền và ban ngành liên quan của địa phương để chấn chỉnh duy trì các cơ sở kinh doanh dịch vụ vừa đảm bảo vệ sinh an toàn vừa đảm bảo văn minh đô thị. 
(TiÕp theo) 
VII- GIẢI PHÁP CẢI THIỆN VỆ SINH AN TOÀN 
 THỨC ĂN ĐƯỜNG PHỐ: 
6. Tuyên truyền giáo dục người tiêu dùng: 
Thông qua sức mua của mình, người tiêu dùng trở thành lực lượng mạnh nhất thúc đẩy hay làm phá sản cơ sở dịch vụ thức ăn đường phố. Người tiêu dùng thông thái là người biết mua, ăn uống cái gì và ở đâu. 
Sử dụng đa dạng các phương pháp tuyền truyền giáo dục: Phát thanh, truyền hình, sinh hoạt nhóm cộng đồng, mở các lớp theo cụm dân cư về VSATTP... 
Mục đích cuối cùng là phải làm cho người tiêu dùng biết thế nào là thực phẩm vệ sinh an toàn và thực phẩm không vệ sinh an toàn để quyết định mua, ăn uống ở quán nào. 
Chú ý nhóm đối tượng là trẻ em: Tổ chức giáo dục ở trong trường học về VSATTP. 
Nhóm đối tượng là nội trợ cũng cần quan tâm giáo dục tuyên truyền. 
XIN TRÂN TRỌNG CẢM ƠN! 

File đính kèm:

  • pptdam_bao_ve_sinh_an_toan_thuc_an_duong_pho_nguyen_thuy_linh.ppt