Đại cương về đau
Mục tiêu:
1. Nêu được định nghĩa của đau theo Hiệp hội Quốc tế về đau (IASP).
2. Mô tả được các loại sợi thần kinh dẫn truyền cảm giác đau.
3. Trình bày được các đường dẫn truyền cảm giác đau.
4. Trình bày được cơ chế kiểm soát đau.
5. Nêu được phân loại đau.
6. Trình bày được tính chất và nguyên nhân của đau do kích thích trực tiếp cảm thụ quan
7. Trình bày được tính chất và nguyên nhân của đau do nguyên nhân thần kinh.
8. Trình bày được các bước đánh giá đau.
9. Trình bày phân loại đau đầu của Hiệp hội đau đầu thế giới (HIS).
10. Liệt kê những triêu chứng báo hiệu nguyên nhân nguy hiểm của đau đầu.
11. Trình bày tiêu chuẩn chẩn đoán Migrain.
12. Trình bày những đặc điểm của đau đầu tension.
13. Nêu được các yếu tố nguy cơ tiên lượng nặng của đau lưng cấp.
14. Nêu được các yếu tố tiên lượng nhẹ của đau lưng cấp.
15. Trình bày được các triệu chứng gặp trong chèn ép rễ thần kinh thắt lưng- cùng
16. Nêu đựơc chỉ định của các xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh dùng trong chẩn đoán đau lưng.
17. Nêu được các nguyên nhân thường gặp của đau lưng.
18. Nêu được các yếu tố nguy cơ tiên lượng nặng của đau cổ.
19. Trình bày được các triệu chứng gặp trong chèn ép rễ thần kinh cổ.
20. Nêu được các nguyên nhân thường gặp của đau cổ.
dưới đồl Đau sau chấn thương tuỷ sống hoăc chèn ép tuỷ. Đánh giá đau: Các bước thăm khám lâm sàng: Hỏi bệnh sử: chú ý - Các yếu tố liên quan đến đau: Cách khởi phát và thời gian cơn đau kéo dài Vị trí và hướng lan Tính chất Cường đô Yếu tô làm tăng hoặc giảm đau Triệu chúng đi kèm - Tình trạng tâm lý, cảm xúc của bệnh nhân: lo âu, sợ hãi, trầm cảm - Hoàn cảnh gia đình , xã hội của bệnh nhân Khám thực thể: chú ý Dấu thần kinh chỉ điểm Bệnh lý hệ thống Mục tiêu của thăm khám lâm sàng: Chẩn đoán chứng đau Chẩn đoán nguyên nhân đau Nhận dạng bệnh đi kèm Đánh giá yếu tố tâm lý, xã hội. Đánh giá mức độ đau: Thang đánh giá một phương diện - Thang diễn ngôn đơn thuần: Đối với mức độ đau: không đau, nhẹ, vừa, nặng Đối với mức độ giảm đau: không giảm, ít, trung bình, hết đau. - Thang số: sử dụng số từ 0 đến 4, hoặc 0 đến 10 để diễn tả mức độ đau. Thang đánh giá đa phương diện: bảng câu hỏi Mac Gill Pain Thang đánh giá hành vi, thái độ Thang đánh giá tâm lý Đau đầu 2.1. Đại cương: Đau đầu là nguyên nhân thông thường nhất khiến bệnh nhân phải tìm đến sự chăm sóc y tế. 2.2. Phân loại: Theo phân loại của Hiệp hội đau đầu thế giới (IHS), đau đầu được phân làm 2 nhóm, nguyên phát và thứ phát (Bảng 2-1.) Bảng 2-1. Những nguyên nhân thường gặp của đau đầu Nguyên phát Loại % Migraine 16 Tension-type 69 Cluster 0.1 Idiopathic stabbing 2 Exertional 1 Thứ phát Loại % Nhiễm trùng 63 Chấn thương đầu 4 Rối loạn mạch máu 1 Xuất huyết dưới màng nhện <1 U não 0.1 Source: After J Olesen et al: The Headaches. Philadelphia, Lippincott, Williams & Wilkins, 2005 2.3. Đánh giá lâm sàng đau đầu cấp (Bảng 2-2): Table 2-2. Những triệu chứng chỉ điểm nguyên nhân nguy hiểm của đau đầu Đau đầu xấu đi (tăng cường độ) Đau đầu dữ dội ngay khi khởi phát Có dấu thần kinh khu trú Sốt hoặc triêu chứng toàn thân không giải thích được Nôn ói xuất hiện trước đau đầu Đau đầu tăng khi ho, gập người, nâng vật nặng Đau đầu làm mất ngủ hoặc xuất hiện ngay khi thức dậy Có bệnh hệ thống đã được biết Tuổi > 55 Đau đi kèm với tăng nhạy cảm khu trú, như vùng động mạch thái dương Khi có các triêu chứng trên, bệnh nhân cần được chỉ định các xét nghiêm cần thiết cho chẩn đoán nhanh như CT, MRI, và ngay cả chọc dịch não tuỷ. Thường là đau đầu thứ phát. 2.4. Hội chúng đau đầu nguyên phát : 2.4.1 Migrain: Thường gặp ở nữ (15%) hơn nam (6%). Thường đi kèm với các triệu chứng: buồn nôn, nôn ói, nhạy cảm với ánh sáng, âm thanh, hoạt đông (Bảng 2-3). Thường khởi phát sau những yếu tố kích thích như áng sáng, âm thanh, đói dụng, stress, làm việc gắng sức, thay đổi thời tiết, chu kỳ kinh nguyệt, rượu bia. Là bệnh lành tính, hay tái phát. Bảng 2-3. Những triệu chứng thường gặp trongđau đầu Migrain nặng Triệu chứng Số BN bị ảnh hưởng, % Buồn nôn 87 Sợ ánh sáng 82 Đau đầu nhẹ 72 Da đầu nhạy cảm 65 Nôn ói 56 Nhìn mờ 36 Hoa mắt 26 Mù tạm thời 10 Dị cảm 33 Choáng váng 33 Rối loạn tri giác 18 Hôn mê 10 Co giật 4 Lú lẫn 4 Tiêu chảy 16 Tiêu chuẩn chẩn doán Migrain (Bảng 2- 4) Bảng 2-4 Tiêu chuẩn chẩn doán Migrain Đau đầu tái phát, kéo dài 4–72 h ở bệnh nhân không có triệu chứng thực thể, không có nguyên nhân nào khác của đau đầu, và: Có ít nhất 2 trong số các triêu chứng sau: Kèm với 1 trong các triệu chứng sau: Đau đầu 1 bên Buồn nôn / nôn ói Cảm giác đập nhịp Sợ ánh sáng Gia tăng theo hoạt động Sợ âm thanh Mức độ trung bình hoặc nặng Đau đầu tension: Là nguyên nhân thường gặp nhất của đau đầu. Nữ thường gặp hơn nam, người trẻ thường gặp hơn người lớn tuổi Là tình trạng đau đầu mãn tính Đặc điểm đau như ép chặt 2 bên đầu Thường diễn tiến từ từ, mức độ đau tăng giảm trong ngày. Đau liên tục hoặc từng giai đoạn, kéo dài nhiêu ngày’ Thường không kèm các triệu chứng: buồn nôn, nôn ói, nhạy cảm với ánh sáng, âm thanh, hoạt đông. Đau lưng: 3.1. Đại cương: Đau lưng là một trong những nguyên nhân thông thường khiến bệnh nhân phải tìm đến sự chăm sóc y tế. Khoảng 60-80% dân số thế giới đã trãi qua đau lưng 1 lần trong cuộc đời. Chi phí cho đau lưng ở Mỹ lên đến ~ 100 tỉ USD hàng năm, gồm chi phí y tế trực tiếp và chi phí cho mất khả năng lao động. Thăm khám lâm sàng: Trước tiên cần nhận diên các yếu tố nguy cơ của bệnh lý nền nguy hiểm (Bảng 3-1). Khi có các triêu chứng trên, bệnh nhân cần được chỉ định các xét nghiêm cần thiết cho chẩn đoán nhanh như CT, MRI. Bảng 3-1. Đau lưng cấp: Yếu tố tiên lượng nặng Bệnh sử Đau tăng lúc nghĩ hoặc ban đêm Tiền sử: ung thư Tiền sử bệnh nhiễm trùng trước đó (phổi, đường niệu, da) Tiền sử chấn thương Bí tiểu Tuổi > 50 Tiền sử dùng corticosteroid Tiền sử khiếm khuyết thần kinh tiến triển Khám thực thể Sốt không tìm đươc nguyên nhân Sụt cân Đau khi gõ trên vùng cột sống Khối u vùng bụng, khung châu Dấu hiệu Patrick (+) Dấu hiệu Lasegue (+) Dấu thần kinh khu trú (+) Đồng thời có những dấu hiệu cho thấy đau lưng cơ học lành tính,thường tự khỏi trong vòng 6 tuần (Bảng 3-2) Bảng 3-2. Đau lưng cấp: Yếu tố tiên lượng nhẹ Đau tăng khi hoạt động, giảm khi nghỉ Khởi phát đột ngột, thường xuất hiện sau khiêng vác hoặc cúi xuống Có giai đoạn tái phát Tuổi 20-50 Đau khu trú ở lưng Không dấu hiệu chèn ép thần kinh Tổng trạng tốt Tiên lượng tốt (90% tự khỏi trong 6 tuần) Đau chỉ điểm (referred pain): tổn thương cơ quan trong ổ bụng hoặc khung chậu, nhưng biểu hiện đau lưng. Đau có đặc điểm không bị ảnh hưởng bởi tư thế. Ngựơc lại, có thể bệnh lý ở cột sống nhưng lại đau ở vùng háng hoặc mặt trước đùi. Đau lan theo rễ thần kinh: Thường đau chói và đau lan từ vùng thắt lưng xuống chân theo vùng phân bố thần kinh. Đau theo tư thế, những tư thế nào làm căng rễ thần kinh làm đau tăng. Ho, hắt hơi, co cơ bụng có thể làm đau tăng. Đau thường kèm theo cảm giác tê đầu chi. Triêu chứng thực thể: Nhìn: Thay đổi độ cong sinh lý của cột sống (gù, vẹo, mất độ cong sinh lý). Sờ: phát hiện tình trạng co cứng của khối cơ cạnh sống, điểm đau khi ấn chẩn dọc cột sống, Điểm lồi ra sau của đốt sống Khám các động tác vận động của cột sống ( cúi, ngữa, nghiêng , quay) Khám dấu hiệu thần kinh: Lasegue, cử động bàn chân, phản xạ gân xương, tình trạng teo cơ, yếu cơ Các hội chứng thường gặp được trình bày trong (Bảng 3-3) Bảng 3-3 Dấu hiệu chèn ép rễ thần kinh Rễ thần kinh Phản xạ Vận động cơ Phân bố đau L2 — Psoas (gấp khớp háng) Mặt trước đùi L3 — Psoas (gấp khớp háng) Tứ đầu đùi (gấp đầu gối) Khép đùi Mặt trước đùi, đầu gối L4 Đầu gối Tứ đầu đùi (gấp đầu gối) Khép đùi Chày trước (gấp bàn chân) Đầu gối, bắp chân Mặt trước bên đùi L5 — Mác (duỗi bàn chân)b Chày trước (gấp bàn chân) Cơ mông (dạng khóp háng) Gấp ngón chân Bắp chân, mu bàn chân, mặt sau đùi, mông S1 Cổ chân Cơ dép (duỗi bàn chân) Gấp ngón chân Cơ mông lớn (duỗi khớp háng) Lòng bàn chân, bắp chân, đùi sau, mông Chẩn đoán hình ảnh: Xquang cột sống thắt lưng thẳng nghiêng CT – MRI cột sống: chỉ định cho những bệnh nhân có dấu hiệu tiên lượng nguy hiểm Bone scanning (xạ hình xương): phát hiện được bệnh lý ung thư, viêm xương EMG (đo điện cơ): chỉ định cho bệnh nhân có dấu hiệu chèn ép rễ thần kinh Các nguyên nhân thường gặp của đau lưng (Bảng 3-4): Bảng 3-4 Nguyên nhân của đau lưng Bẩm sinh hoăc mắc phải Spondylolysis (huỷ đốt sống) và spondylolisthesisa (trượt đốt sống) Kyphoscoliosis (gù vẹo cột sống) Spina bifida (gai đôi cột sống) Chấn thương nhẹ Bong gân Gãy đốt sống ( do loãng xương) Thoát vị đĩa đệm Bệnh lý thoái hoá Viêm khớp Viêm cột sống dính khớp Viêm khớp dạng thấp Abscess ngoài màng cứng Viêm xương tuỷ đốt sống Viêm đĩa sống nhiễm trùng Ung thư Nguyên phát Di căn Chuyển hoá Loãng xương Xơ hoá xương (e.g., bệnh Paget) Khác Túi phình động mạch chủ bụng Tiêu hoá: bệnh lý dạ dày, tá tràng, gan mật Thận, tiết niệu: sỏi, lao, viêm thận bể thận Sinh dục: u nang buồng trứng, u xơ tử cung, đau bụng kinh Tâm lý, tư thế Đau cổ Đại cương: đau cổ ít phổ biền như đau lưng. 90% do nguyên nhân cơ học: Thứ phát sau sử dụng quá mức ( ngồi làm việc kéo dài) Sau chấn thương Tổn thương cấu trúc giải phẩu 50% giảm triệu chứng trong 2-4 tuần, đa số tự khỏi trong 2-3 tháng Thăm khám lâm sàng: Các dấu hiệu tiên lượng nặng (Bảng 4-1) Bảng 3-1. Đau cổ: Yếu tố tiên lượng nặng Triệu chứng toàn thân Sốt , đổ mồ hôi ban đêm Sụt cân Tiền sử Ung thư, đái tháo đường, AIDS Dùng corticosteroid Đau vùng cổ có đặc điểm Tăng về đêm Tăng khi nghỉ ngơi, nằm nghiêng Đau lan tới cấu trúc ngoài cổ Triệu chứng thần kinh Yếu, liệt chi Bí tiểu Triệu chúng chèn ép thần kinh (Bảng 4-2) Bảng 4-2 dấu hiệu chèn ép rễ thần kinh cổ Rễ Phản xạ Vận động cơ Phân bố đau C5 Nhị đầu Trên gai (dạng cánh tay) Dưới gai (xoay ngoài cánh tay) Deltoid (dạng cánh tay) Nhị đầu (gập cánh tay) Mặt ngoài cánh tay, vùng liên bả vai C6 Nhị đầu Nhị đầu (gập cánh tay) Quay sấp (xoay trong cẳng tay) Mặt ngoài cánh tay, ngòn tay 1,2 C7 Tam đầu Tam đầu (duỗi cánh tay) Duỗi cổ tay Duỗi ngón tay Mặt sau cánh tay, cẳng tay, mặt ngoài bàn tay C8 Duỗi ngón tay Dạng ngón 1,2,5 Ngón 4,5, mặt trong cánh tay Nguyên nhân thường gặp của đau cổ (Bảng 4-3) Bảng 4-3. Nguyên nhân thường gặp của đau cổ Cơ học Tư thế Chấn thương cổ (Whiplash injury) Sa đĩa đệm (Disc prolapse) Thoái hoá (Cervical spondylosis) Viêm nhiễm Nhiễm trùng Viêm cột sống Viêm khớp tự phát thiếu niên Viêm khớp dạng thấp Polymyalgia rheumatica Chuyển hoá Loãng xương (Osteoporosis) Nhuyễn xương (Osteomalacia) Bệnh Paget Ung thư Di căn Myeloma Khác Fibromyalgia Torticollis Đau chỉ điểm Vùng họng Hạch cổ Răng Đau thắt ngực Phình động mạch chủ ngực U đỉnh phổi (Pancoast tumour) Cơ hoành TÀI LIỆU THAM KHẢO: Harrison’s Principle of Internal medicine – 17th Edition. 2008. Davidson’s Principles and Practice of Medicine – 20th Edition 2007. Lange Pathophysiology – 2006
File đính kèm:
- dai_cuong_ve_dau.doc